Nhân Định Thắng Thiên!
Nguyễn Cường
Chỉ trongvòng vàinăm gầnđây, nhấtlà nămnay, bỗng nhiên tin lũlụt hoànhhành khắpcả miềnTrung, không
chừara một tỉnhlỵ, thịxã hay quậnhuyện nào. Nếukhôngnhầm thì hìnhnhư chukỳ lũlụt của miềnTrung ngàycànggiatăng
đến mứcđộ báođộng. Nămnào cũng nghe ngườidân kêuthan xin cứutrợ khẩncấp, nămnào báochí trong và
ngoài nước cũng kêugọi lòng từthiện cuả đồngbào, những nhàhảotâm khắpnơi tiếptay giúpđỡ. Mở
trangmạng "Khuyếnhọc Ninhhoà" đọc ở phần thôngtin, thấy toànchuyện đaukhổ của ngườidân bị
trắng tay vì lũ, hết lũ lịchsử 2008, lại đến lũ2010, và biếtđâu lại sắptới "Trậnlụt Thếkỷ
NhâmThìn 2012". Nămnào rồi cũng “đếnhẹn thì lũlụt lạitới”, mựcnước báođộng lại dânglên
trànngập đồngruộng mùamàng, cuốntrôi theo giòngnước biết baonhiêu là tàisản củacải, chưakể đến
sinhmạng của những ngườidân vôtội. Tạmbỏ qua những nguyênnhân gâyra lũlụt như biếnđổi khíhậu hay
khaithác rừng lấy gỗ quámức hợplý, vaichính hay vaiphụ vẫnlà do việc xâycất thêm các “hồthuỷđiện”
và chuyện “xảlũ” trên thượngnguồn. Đượcbiết, ngoài nguyênnhân mưa lớn gây ngậplụt, thì việc
xảlũ hồthủylợi Đábàn (Ninhhòa) là một trong những tácnhân chủyếu.
(http://www.ninhhoatoday.net/ttnhky41-2.asp)
Dùlà nguyênnhân nào hay bấtcứ lýdo nào, câuhỏi đặtra đây: Liệu cóthể giảiquyết chuyện lũlụt
miềnTrung được không? Câu trảlời cóthể được khẳngđịnh ngay: Vấnđề giảiquyết chuyện lũlụt
miềnTrung thậtra khôngkhómấy dưới gócnhìn về kỹthuật thuỷlợi. Nhưng sao đếnnay sau gần hơn nửa
thếkỷ, vẫncòn chưa thấy ai xúctiến thựchiện, đểcho dân phải thanvan “Trờihành cơnlụt mỗinăm...”
Điềuthắcmắc lớnnhất chínhlà tạisao phải ngồi chờđợi đếnkhi bãotáp phongba ùnùn kéođến, nướcsông
dânglên tới mức báođộng khẩncấp, rồi mới huyđộng nhândân cùng quanchức rũnhau đi chốnglũ?. Tạisao
không huyđộng cùng một lựclượng nhânsự, tàinguyên nhưvậy để phòngngừa và chống lũlụt từlúc nó
chưa xuấthiện, trướcđó 5, 10 hay cả trămnăm? Trước vấnnạn về chuyện lũlụt, bàiviết này chỉ
muốn trìnhbày một kỹthuật cơbản về thuỷlợi, đã được xửdụng từ lâuđời, nhưng lại rất
hữuhiệu và cho kếtquả tốiưunhất để giúp giảiquyết đứtđiểm vấnđề “Trờihành cơnlụt mỗinăm”
ở miềnTrung. Hyvọng rằng nếu đềnghị này được thựchiện sớm thì chắcchắn là ngườidân ở tại
mỗi điạphương, hàngnăm sẽ khôngcòn phải chịu đaukhổ trước cảnh trắngtay vì baonhiêu cônglao, tàisản
có thể bị tanbiến trong giâyphút theo dòng nướclũ.
Đasố ngườidân bìnhthường đều biết nguyênnhân gần và trựctiếp của lũlụt mà không cần phải là
chuyêngia thuỷlợi. Nguyêndo chínhlà lượng nướcmưa quánhiều do các trậnbão lớn làm đấtđai gầnnhư
bị thấmướt và bãohoà, khôngthể hấpthu và chứathêm nước. Đồngthời, sứcchứa của các dòngsông
lại bị quátải, lưulượng nước từ trên caonguyên và thượngnguồn chảy về quánhiều (kểluôn nước
xảlũ từ các hồthuỷđiện, nếucó), lượngnước trong các consông khôngthể kịp thoátra biển, chảy trànlan
rangoài và tạothành lũlụt.
Từđó, cách giảiquyết dứtđiểm cho các trậnlũlụt trong các mùa mưabão là hãy tạocơhội cho lưulượng
nước từ các consông chảy thoátra biển nhiềuhơn và kịpthời, trướckhi mực nước các sông vượtcao quá
sứctải. Cách giảiquyết hữuhiệu nhất cho các tỉnh miềnTrung, là cho đào những conkênh thoátnước từ
những nhánh sông nằm gần giữa thượngnguồn để dẫnra biển.
Cóthể được minhchứng bằngcách xétđến các vùng ít bị lũlụt hay không bị thiệthại nhiều, là do
nhờ nằm gần sát venbiển và có nhiều consông hay các hồnước nhỏ. Cụthể nhưtrong Khánhhoà, quận
Vạnhinh tươngđối chịu rất ít nạn lũlụt hàngnăm vì có đến bốn consông, Tôhạ, Bìnhsơn, Vạngiã và
CầuLắm (Quách Tấn, Xứ Trầm Hương, Trg 120) nằmtrong điạhình quận, cho thoát ngay một lưulượng nước
rấtlớn rabiển. Trongkhi hai quận Ninhhoà và Diênkhánh ở kếbên thường có lũlụt vì mỗi quận chỉcó
một consông Dinh (hay SôngCái) và thịtrấn chính lại nằm ở cáchxa bờbiển.
Khôngcó sông thiênnhiên thì làm sông nhântạo! Maymắn nhất cho côngviệc chống lũlụt ở miềnTrung chínhlà
khoảngcách rất hẹp giữa núi và biển. Nhờvậy, các con kênhđào sẽ không quá dài, không những
giảmbớt chiphí xâydựng mà thờigian thicông cũng không quá lâu. Mặt khác, nhờ dãy Trườngsơn chạy ra
gần sátbiển, nên hầuhết các vùng bìnhnguyên ở miềnTrung đều nằm trong khoảng từ 10 đến 20 câysố
(km) giữa núi và biển. Nhưvậy, trungbình các kênhđào sẽ có chiềudài trongvòng 10 km hay ngắnhơn.
Đặcđiểm riêng của những kênhđào nóitrên là được trổra trựctiếp từ các consông chính của vùng
bị lũlụt, có đặt những cánh cửanước đóng hay mở tựđộng giốngnhưcác hồthuỷđiện, và được
điềukhiển bằngđiện hay bằngtay. Tuynhiên, nhằm tránh làmcho lưu lượng của consông chínhyếu đi, những
kênh chốnglụt thuộc loại này chỉ được mở cho nướcsông thoátra, khi dựđoán thờitiết biếtchắc có
mưabão lớn, hay mựcnước sôngchính bắtđầu dângcao gần mứcbáođộng đầutiên. Ngoàira, trong mùa hạnhán,
các cửakênh cũng cóthể được mởra để cungcấp nước mộtcách hạnchế cho các nôngdân có nhucầu riêng.
Vấnđề kíchthước to nhỏ cuả các conkênhđào chốnglụt tuỳthuộc vào nhucầu và khảnăng tàichánh
của chínhquyền địaphương hay sựhỗtrợ từ nhànước, dĩnhiên không nằm trong khuônkhổ bàiviết này.
Tuynhiên, điều hợplý nhất cho việc đónggóp một phần chiphí vào ngânkhoản để xâydựng những con kênh
thoát lũ, cólẽ phải đến từ các hồthuỷđiện, tuỳtheo dung tích hồ và lượng nước xảlũ hàngnăm.
Trong phạmvi hạnhẹp của bàikhảoluận này, ngườiviết chỉ dùng một thídụ tiêubiểu cho Quận Ninhhoà,
nhưng nguyêntắc chung vẫn ứngdụng được cho tấtcả cácnơi trên thếgiới. Ngoàira, vì do các chitiết
về điạhình còn chưa đầyđủ và rất sơkhai qua hệthống mạng “Google Earth”, những thôngsố
kỹthuật và tínhtoán trong bài này chỉ có tínhcách tạmthời, và chắc sẽ khônglà những consố phảnánh
thựctế saucùng.
Như đã trìnhbày, Thịtrấn Ninhhoà (nay là Đôthị loại I, vừa được nângcấp lên thành Thịxã) chỉcó
một con sôngchính là Sông Dinh, được tạothành bởi ba nguồnnước chính còn gọilà phụlưu. Hai
nguồnphụlưu từ Hòn Phụmẫu (Khánhdương) và Hòn Đađa (Vạnninh) nhậpvào cùngvới nguồnnước Sông Cái
xuấtphát từ Phúyên và chảy ngangqua Hồ Đábàn. Trong tấtcả các vụ lũlụt đã xảyra tại Ninhhoà, vì
do lượng nướcmưa bão quánhiều, lưulượng nước dồnvào Sông Dinh khôngkịp chảythoát rabiển nên gâyra
lụtlội, nặngnhẹ tuỳtheo vũlượng mưa nhiều hay ít hàngnăm.
Địađiểm thuậntiện nhất để bắtđầu đặt cửa kênhđào cóthể nằm dưới Hồ Đábàn
khoảngchừng 10 km, thuộc hai xã Ninhtrung và Ninhthân, cách Ninhhòa chừng 6 km về hướngbắc. Kênhđào này dài
chừng 8 km chảytheo hướngđôngtây ngang quốclộ 1, hướngra vùng HònKhói thuộc Vịnh Vânphong (xem hìnhp
vẽ đínhkèm.) Một thiếtkế phụthêm vào ởđây khôngnhững tăngcường khảnăng chốnglũ màcòn làmcho
Ninhhòa có vịthế của một đôthị trong tươnglai, là xâydựng được một hồnước côngviên giảitrí
ngay giữa thànhphố. Hồ này sẽ lấy nước từ kênhđào (khoảng 2km) và sẽ chảy thôngra conkênh nốiliền
với Sông Dinh gần cửa Vịnh Nhaphu. Hồ côngviên này ngoài vaitrò làm nơi thoát nướclũ tạm thời cho vùng
xungquanh, còn tạora khônggian thoángmát để dukhách đibộ dạochơi, địađiểm tụhợp lýtưởng cho
lễhội, hay những thúvui giảitrí lànhmạnh cho cưdân Ninhhòa (giốngnhư Hồ Xuânhương Đàlạt).
Mộtvài thôngtin về kỹthuật cần chúý để bảođảm sựantoàn, tăngcường hiệuquả xửdụng cho các
kênhđào. Độdốc haibên conkênhđào khôngnên cao quá 27 độ (hay độdốc 2 : 1, 2 ngang, 1 đứng) nhằm tránh
trườnghợp sạtlở haibên bờkênh và cho những trườnghợp phải cứuhộ khẩncấp. Đất đào lên từ lòngkênh
sẽ được dùng để xây bờđê chắn, chạy dọctheo hai bên conkênh. Các bờđê chắn haibên, ngoài việc có
độdốc bằng với độdốc hai bờkênh, còn cóthêm khảnăng chốnggiữ thêm lưulượng nước lên quácao
trong trườnghợp các conkênhđào bị quátải.
Một kênh (channel) đào dài khoảng 8 km, có thiếtdiện hìnhthang, chiềungang trên mặt khoảng 15 m, chiềuđáy
3m, chiềucao, hay chiềusâu, khoảng 3 m, cóthể cho một lưulượng dòngchảy trungbình từ 30-40 m3 /giây (tínhtheo
côngthức Manning's). Trong caođiểm mùalũ mạnh cóthể tải từ 2- 4 triệu m3 nước thoát rabiển mỗingày hay
giúpcho tốithiểu một vùng rộng khoảng 10-20 câysốvuông (km2) tránhđược ngậplụt nặng. (Xin ghinhớ
consố 10 km2 trên được tính theo vũlượng mưa trungbình là 200 mm/ngày với hệsố antoàn là 2.0, cónghĩalà
cóthể tăng gấphailần sứctải.)
Đặcbiệt trong thiếtkế này, đấtđào trong kênh sẽđược dùngđể đắpđê ngay lêntrên haibên bờ kênhđào
(xin coi hìnhvẽ minhhọa). Bờđê sẽđược đắpcao khoảng 1.8 m và có cùng độdốc (2:1) với bờkênh. Côngdụng
của bờđê sẽlà tạo khoảngcách antoàn trongtrườnghợp mựcnước lêncao hơn 3 m, và dĩnhiên là cóthể
chịuđược áplực nước tốiđa nếu mựcnước dânglên tới đầytràn (4.8 m) mà không sợ bị vỡđê.
Dựatheo quansát và nghiêncứu sơqua địahình của miềnTrung từ Quảngbình vàođến Khánhhoà, mỗi tỉnh
chỉ cần khoảng một (1) hay nhiều nhất là hai (2) conkênhđào chốnglụt nhưtrên là quáđủ. Các tỉnh
miềnBắc Trungphần cóthể có nhiều hơn (2 hay 3) những conkênh ngắn từ 5-7 km, do vịtrí địahình của dãynúi
Trườngsơn chạy quá gầnsát với biển.
Ngaycả Sàigòn hay Hànội vẫn cóthể thiếtkế thêm các kênhđào để chống ngậplụt khi có mưabão
lớn rất hữuhiệu, theo kinhnghiệm của các thànhphố lớn như Los Angeles, Lousiana, v.v. Các kênhđào thoátnước
tại các thànhphố lớn cóthể được thiếtdự theo kíchthước nhỏ và vừa, nhằm tránh chiphí quácao trong
việc thumua đấtnền. Trởngại đáng chúý duynhất là các kênhđào cóthể biếnthành những bãirác côngcộng
khổnglồ, nếu khôngcó những biệnpháp ngănngừa hữuhiệu hay ýthức về giữgìn vệsinh côngcộng của ngườidân.
Một lựclượng nhâncông chừngkhoảng 100 người với hai máyđào(Excavator) hạngnặng và mộtsố xecơgiới
lưuđộng cóthể hoàntất côngviệc trong vòng 6 tháng tới 1 năm. Chiphí ướctính sơkhởi cho việcđàokênh
với kíchthước kểtrên, tínhluôn cả máymóc và didời nhàcửa hay thumua lại chủquyền, giảiphóng
mặtbằng cho kênhđào khoảngchừng từ 50-100 tỷ, tùytheo giá đấtruộng và giá thuê hay mua các dụngcụ xâycất
và cơgiới hạngnặng. Nhưng nếu sovới thiệthại tàisản do lũlụt gâyra tại mỗi địaphương trungbình
khoảng vài trăm chođến cả ngàn tỷ hàngnăm, thì cũng còn quárẻ!
Theotin mớiđây chobiết, chỉ riêng Xínghiệp muối HònKhói mưalũ đã làm thiệthại khoảng 10 tỷ đồng.
Cụthể như trong mùalũ năm nay tại miềnTrung, thiệthại về tàisản lêntới hơn cả ngàn tỷ. Sốtiền cóthể
dùng để xâydưng cho mỗi tỉnh ở miềnTrung, ítnhất là một conkênhđào cỡlớn để chống lũlụt từ
20-100 năm, có hồchứanước mát và giảitrí. Thêmvào, các kênhđào có hồchứanước còn cóthể làm côngviệc
vừa cungcấp nướcsạch cho dân, vừa giúpcho việc canhtác trong các mùa hạnhán hay những vùng "đất cày
lên sỏiđá".
Hyvọng rằng trong tươnglai vài năm tới, dân miềnTrung sẽ khôngcòn phải nghe bàica thanvan “Trờihành cơnlụt
mỗinăm...” nữa!
“Xưanay nhân định thắng thiên cũng nhiều...”
Nguyễn Cường
Sacto 12/2010
|