Mộtvài Nguyêntắc 
Trongviệc Truytìm Từnguyên HánNôm

dchph biênsoạn

 

Trong khoảng 50 năm trởlại đây, do những kếtquả nghiêncứu của nhiều nhàngữhọc phươngTây, đạiđasố những nhànghiêncứu tiếngViệt đều tintheo những ýkiến cholà tiếngViệt và tiếngMiên là cùng thuộc ngữhệ NamÁ (Austroasiatic)... ngoài những tiếngnói thuộc vùng ÐôngnamÁ còncó nhiều ngônngữ khác từ Mãlai, Polynesian, Namdương, thổdân Ðàiloan, chođến Philuậttân... nhiềulắm. Nhưng đó cũng chỉlà một trong những giảthiết, sứcthuyếtphục của chúng là được đasố người thừanhận lấy làm tiềnđề cho những khảocứu vềsau. Dĩnhiên là ta cũng cóthể đưara giảthiết khác nếu ta có những luậncứ đáng tincậy riêng của ta, nhậnthấy rõ những lậpluận đó không đúng vì sựyếukém của các nhàngônngữhọc PhươngTây về tiếngViệt va tiếng Hán cổkim. 

Chúngta có thể xếp tiếngViệt vào ngữhệ Hán-Tạng vì những lýdo sau:

- TiếngViệt nguyênthuỷ cóthể là một ngônngữ đơnâmtiết, mặcdù có sựhiệndiện của những từkép cơbản cóthể xem là thuầnViệt (vì chođếnnay vẫn chưacóthể truynguyên ngưồngốc chung của chúng) nhưlà "mỏác", "màngtang", "bảvai", "đầugối".... có quanhệ mậtthiết với tiếngTày, tiếngNùng (Ðồng, "Zhuang"....) và cảnhững phươngngữHán như Quảngđông hay Phúckiến vì trong những phươngngữ nầy vẫncòn dấuvết của từ BáchViệt cổ, chẳnghạn như "trầu" (âmcổ blầu, tiếngHán phiênâm là "bingláng", hay "gàtrống", "gàmái", chẳnghạn....)

- Trái với luậncứ, sosánh, và tríchdẫn của những nhàngữhọc phươngTây chođếnnay, theo những kếtquả nghiêncứu và tìmtòi của cánhân tôi, nhiều từ cơbản trong sinhhoạt đờisống thườngnhật trong tiếngViệt mang nhiều điểmchung với những ngônngữ thuộc ngữhệ HánTạng, mà trongđó tiếngHán là tiếng dễ cho ta tưliệu cổ để nghiềnnghẫm và sosánh vì tínhđơnâmtiết nguyênthuỷ của loại văntự này (đã có nhiều côngtrình nghiêncứu về mốitươngquan Hán-Tạng, nếu Hán giống Tạng, Việt giống Hán, thì tiếngViệt phảilà cùng dòng với Tạng vậy, saolạilà NamÁ?): ăn, uống, đi, đứng, chạy, ngủ, đụ, iả, đái, hôn, thương, khóc, cười, đánh, té, cha, mẹ, anh, chị, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, mắt, mặt, lá, lửa, đất, trời (giời), mây, mưa, gió, nắng, lạnh, luá, mạ, ruộng, đồng, trồng, gà, vịt, chó, cọp, voi, nhà, cửa, bếp, bàn, ghế, giường....  Bấtcứ tiếngnói của một dântộc nào dù thôsơ đếnđâu từ thuở khaisinhlậpđịa đều phảicó từ cơbản của nó, khôngthể vaymượn được. Vậy mối tươngđồng của những từ cơbản giữa hai thứtiếng Hán-Việt nầy bắt ta phải suynghĩ nguyênnhân và lýdo tạisao? Về vấnđề từNôm cơbản có gốcHán, tôi đã sưutập đủ chứngcứ để điđến kếtluận là những từ cơbản trong tiếngViệt có cùnggốc với tiếngHán.

- Tấtcả những đặctính ngữhọc (cấutừ, vănpháp, ngữnghĩa...) của tiếngHán, tiếngViệt đều có... hai thứtiếng nấy gầngũi như những mốiquanhệ giữa các phươngngữ Hán, hay giốngnhư mối quanhệ giữa tiếngÝ, tiếngTâybannha, tiếngPháp... vậy.

- Mốiliênhệ của những từ cơbản không đồngnhất trong các ngônngữ hệ Mon-Khmer, vì có mộtsố từ tiếng nầy giống tiếng kia, nhưng không đồngloạt trong mốitươngquan mộtđốimột (Hán <--> Tạng, Hán <--> Việt), chỉ cóthể sosánh trên tươngquan tiếngViệt và đồngthời nhiều thứ tiếng thuộc ngữhệ Mon Khmer. Sựkiện nầy khôngkhỏi gợi chota ýtưởng là có sựvaymượn lẫnnhau. Sốđếm một đến năm gần với tiếngMiên không đủ để kếtluận mâói quanhệ Việt-MonKhmer. TiếngNhật và tiếng Ðạihàn cũng dùng sốđếm của tiếng Hán vậy. Sựvaymượn lẫnnhau giữa các dântộc lânbang thường là từ ngônngữ của dântộc nào mạnh là ảnhhưởng của ngônngữ đó lantràn đến ngônngữ của dântộc khác yếuhơn.  Ðây cũnglà điều tựnhiên. Tuynhiên cũngcó trườnghợp ngượclại (thídụ: chó, voi, sông, chuối, bắp, soài, trầu... là những từ của các dântộc phươngNam gốcBáchViệt hiệndiện trong tiếngHán.)

Dĩnhiên giảthuyết nào cũng sẽ có người đảphá phảnbác nếu họ không cảmthấy thấy đúng nhưng nếu muốn phảnbác thì phảicó hiểubiết về lãnhvực nầy. Và có nhưvậy chúngta mới tìmra chânlý sựthật của vấnđề. Về vấnđề nguồngốc tiếngViệt, điểm quantrọng về một ngônngữ là tínhchất và tínhcách của nó hơnlà nguồngốc "đíchthực" của nó, vì phải nói rõ là xét trên quanđiểm nào, vào thờiđiểm nào, vì tấtcả ngônngữ trên thếgiới quira thì cùng gốc Phichâu cả, giốngnhư nguồngốc nhânloại vậy. Cũng giốngnhư địnhnghĩa về ngườiHán hay ngườiViệt -- ngườiHán đời Châu, đời Tần khác với người Hán ngàyyay, ngườiViệt thời Haibàtrưng khácvới ngườiViệt ngàynay. Nếu 95% từvựng (kểcả từ cơbản) tiếngViệt có mối quanhệ mậtthiết với tiếngHán, thì những quanhệ íthơnnhiều của những ngônngữ Mon-Khmer với tiếngViệt thì tạisao ta phải chấpnhận giảthuyết gốcNamÁ của tiếngViệt? Nhiều nhàngônngữhọc Việtnam nóivậy vì họ căncứ vào những kếtquả nghiêncứu được nhìnnhận chođếnnay -- như nếu ta có luậncứ cđưara một giảthiết mới ta tinlà đúnghơn thì ta nên đưara để mọingười cùng bànthảo.

Thựcra khi làm nghiên cứu, ngườita cóthể tríchdẫn tiếngÐức, tiếngMường, tiếng Tâytạng, tiếngMiên, tiếngThái, nhưng không cónghĩa là ai cũng thôngthạo hay biếtrành về ngônngữ đó. Ai cũng chỉ cần dựatrêncơsở nghiêncứu của những ngườiđitrước để xâydựng nềntảng của mình. Khi ta có "trongnghề" mới cóthể dễdàng nhậnra những sailầm của những bàinghiêncứu của những nhàngônngữhọc Tâyphương về nguồngốc tiếngViệt. Thídụ, có một nhàngônngữhọc Pháp chorằng trước thếkỷ thứnăm tiếngViệt khôngcó thanhđiệu. TiếngHán đờiHán (thếkỷ thứhai trước côngnguyên) đã thànhhình 4 thanh rồi, khi ngườiViệt học chữHán dĩnhnhiên là cũngphải cốgắng bắtchước cho đúnggiọng ngườiHán. Giốngnhư bâygiờ mình học tiếngAnh tiếngMỹ vậy. Khônglẽ ngườiViệt chậm đếnnổi 6 thếkỷ sau mới họcđược thanhđiệu? Nóithế khôngphảilà phủnhận tiếngViệt chưacó thanhđiệu 7 thếkỷ saukhi ngườiHán đến chiếmcứ đấtViệt, vì nếu khôngcó thanhđiệu làmsao giảithích được những danhxưng hay những câu như "Trưngtrắc, Trưngnhị", "Bốcái đạivương", "con dại cái mang"..., hoặclà những cadao tụcngữ truyềnkhẩu tồntại chođến bâygiờ? Cònchuyện mộtsố ngườiViệt cholà âm HánViệt của ta là "một sángtạo với lòng yêunước..." là cáchnói vívon của người khônghiểubiết bởilẽ họ không tìmhiểu về ngữâm lịchsử, là những quyluật biếnđổi âmvận trong ngônngữ. Ngoài các nhànghiêncứu PhươngTây, còncó những nhàHánngữhọc Trungquốc, thídụ như Vương Lực, một nhàngônngữhọc nổitiếng của Trungquốc, khi nghiêncứu về âm Háncổ, đã nghiêncứu tríchdẫn tiếngViệt, tiếngNôm, tiếngHánViệt để minhchứng âmHáncổ, khi đọc bàiviết của ôngta là mình cũng nhậnra ngay những saisót của ông. Khi ông tríchdẫn, ông ta đã lầmlẫn mộtsố từ HánViệt với một số từ HánNôm, hay từ Nôm có gốcHán. Và khôngít từ tríchdẫn đã viếtsai chínhtả!

Dướiđây là những ghichép về cách truytìm những từngữ Hán-Nôm đồngnguyên, không theo phươngpháp nghiêncứu chínhthống báchọc gì cả, nên khôngcó tríchdẫn, chúthích... gìcả. Ðây chỉlà những ghichép từ trong đầu ra, nhớ gì viết nấy, kếtquả của một quátrình họchỏi và nghiêncứu, tự rútra mộtvài nguyêntắc chung, cólẽ còn thiếusót, chỉ có tínhcách gópý và gợiý để thamkhảo thêm, mayra giúpích đượcgì trong côngtrính nghiêncứu nguồngốc tiếngViệt.

1) Biếnđổi ngữâm giữa tiếngHán và tiếngViệt:

Những biếnđổi thườngthấy giữa âmđầu, âmgiữa, vần, và âmcuối. Trong những kếthợp kép, vần trước hay sau khi biếnđổi không nhấtthiết phải biếnđổi ytheo khi nó đứng mộtmình như một đơn tự. Và nên nhớ là sựbiếnđổi nầy cũng xảyra trong nộibô của tiếng Hán hoặc tiếngViệt. Và mối tươngquan nầy xảyra haichiều, nghĩalà giữa Hán-Việt, Việt-Hán:

a) Trườnghợp âm (đầu, giữa, hoặc cuối) thayđổi trong cùng một loạiâm (sát, tắc, tắcxát, mũi, môi, răng, gốclưỡi...):

  • 零 líng: lẻ, lái 來: lại, lúa, lăn 懶: lười, líng 伶: lanh, lóng 籠: lồng, lù 慮: lo, tian 添: thêm, dà大: to, deng 燈: đèn, tòng 痛: đau,bao 抱: bồng, bế, bing 餅: bánh, bao 包: bọc, fén粉: bún, bột, phấn, phở, káng 扛: khiêng, ku 枯: khô, tui 腿: đùi, gé 割: cắt, gen 根: gốc, biên 邊: bên, sòu 嗽: súc (miệng), zhou 粥: cháo, zou 走: chạy, zhăi 窄: chật, zàng 髒: chôn, jiang 將: sẽ, jin 僅: gắng, hăo 好: hay, ham...

b) l & s (c, x, ch, sh, j, z, zh, q)

  • lián 蓮: sen, làng 浪: sóng, liàng 亮: sáng, liang 亮: xinh, láng 俍: chàng, liè 獵: săn, lán 藍: chàm, lì 力: sức (liu : sáu?)....

  • xiáng 翔: lượn, xin 心: lòng, zhuăn 轉: lăn, shàng上: lên, cháng 常: luôn, qián 潛: lén, lặn, jià駕: (lèo) lái, jí 級: lớp, jiu 久: lâu, jiăn 撿: lượm, she 舌: lưỡi...

c) s (c, x, q, ch, sh, j, z, zh..) & r

  • chóu 愁: rầu, suò 縮: rút, xi 洗: rữa, she 蛇: rắn, xu 鬚: râu, xu 婿: rể, chù 出: ra, shán 擅: run, qián 閒: rãnh, rỗi, zhèn 震: rung, cài 菜: rau, cải (九 jiu > chín?), zhào 照: rọi, sòu 廋: ròm... 

d) s (c, x, q, ch, sh, j, z, zh..) & t (d, th, tr, )

  • chí 匙: chìa, thìa, chí 遲: trễ, ca 擦: thoa(sức), shùn 順: suông(sẻ), xuôi, shì 試: thử, qù 去: đi, qián 前: trước,

  • tă 塌: sập, tă 踏: chà (đạp), tào 套: sáo (HV), ... 

e) l & r

  • lóng 龍: rồng, luò 落: rớt, liăo了: rồi, lèse 垃圾: rác, ló 蘿: lưới, luó: rỗ, răn 染: lây

  • rèng 扔: liệng, (yá)ròu 牙肉: lợi(răng), răn 染: lây, .... 

f) p (b) & t (d)

  • bian 偏: thiên (HV), bèi 俾: tỳ (HV); ben 本: thân(cây), piao 嫖: đéo, bènbó 奔泊: tấttả ( tứ 四> bốn?, tam 三 > ba? Hảinam: da)...

g) Trên thựctế, ngoài những biếnâm thường thấy kểtrên, hầunhư âm nào cũng có khảnăng biếnđổi lẫnnhau. Sởdĩ ta còn nhậndiện rađược là nhờ phần cònlại, nếukhông thì ta khócóthể truynguyên vì không đủ chứngcứ ngoài những kếtluận rútra từ cảmquan:

  • bing 兵: lính, bei 杯: ly, bài 拜: lạy, feng 風: giông, gió, fèng 奉: dâng, fù 富: giàu, tàng 燙: nóng, táng 躺: nằm, ta 他: nó, rù 入: vô, ru 乳: vú, rén 仍: vẫn, ràng 讓: nhường, ren 忍: nhịn, wan 灣: loan (HV. Nôm: vịnh), huo 火: lửa, huà 話: lời, yè 葉: lá, zhòng 重: nặng (Hảinam: dăng)... 

h) Có những từ chỉ biếnđổi mộtphần nhưng lại mất phầncuối, và cũng có những từ đều mất âmđầu và âmcuối, rất khó nhậndạng. Có những từ biếnđổi hoàntoàn. Những biếnđổi giữa từ Hán và HánViệt có nhiều chứngcứ cóthể dễdàng dẫnchứng, còn từ Nôm thì rất khó nhậndạng và cũng rất khó chứngminh:

  • xi 惜: tiếc (HV: tích), cì 吸: hút (HV:hấp), jí 集: tập, xie 寫: tả (HánViệt), xué 學: học (HV, Quảngđông: hòhk), yì 議: nghĩa (HV), mín 民: dân (HV), míng: 名 danh (HV), ping 娉: sính (HV), yì 藝: nghề (HV: nghệ), wan 灣: loan (HV), yì 臆: ngực, yì 憶: nhớ, chì 吃: ăn (HV: ngật, sosánh 乙"ất"), thính 聽: nghe (Hảinam: khe), sheng 生: đẻ (Hảinam: die), qián 前: trước (Hảinam: tăi), xízăo 洗澡: tắmrữa (Hảinam: tòyàht), she 舌: lưỡi....

2) Mượn âm HánViệt: Từ Nôm mang "âmhưởng" HánViệt, trong trườnghợp nhấtđịnh, tuy mang âm HánViệt, nhưng khônghẳn đólà từ HánViệt trong một kếtcấu từ, và trong tiếngNôm nhiều từ có khuynhhướng đồnghoá từ đó với một âm HánViệt đã cósẵn. Thídụ:

  • "ông" khôngphải là "ông" 蓊 mà lạilà "công": 公
  • "tiểu" cóthể khôngphải là từ "tiểutiện" 小便 màra, mà là từ chữ "nìu" 尿 (niếu) (âmđầu n và t cóthể biến lẫnnhau). "tiểu" cóthể biếnthành "đái", và "làniào" 拉尿 cóthể biếnthành "điđái" (l và đ biến lẫnnhau!),
  • "trường" (trong trườnghọc) khôngphải là chăng 場, màlà 堂 táng (đường, thời cổ là "tường" 庠 xiáng)
  • "hiểu" đúnglà "hiểu" 曉, nhưng trong khẩungữ (cóthể do ảnhhưởng phươngâm) chữ "hội" 會 huì lại mang ýnghĩa là "hiểu" trong tiếng Quanthoại hiệnđại. Nguyênnhân cóthể là âm hiệnđại đồnghoá 會 huì với "hiểu" 曉, là cổâm nay đọc là xiáo. 
  • "hiếu", hay, ham, háo… đều do hảo 好 hăo mà ra...
  • "tham", thèm, ham... do tham 貪 mà ra....
  • "hiền" là 賢 xián, nhưng trong khẩungữ là 善 shan (thiện) như trong hiềnlành 善良 shànliáng,
  • "côngcuộc" là do từ "côngtác" 工作 (gongzuò) màra (do đồnghoá với từ "cục" 局 jú,)
  • "chiếntrận" là do từ "chiếntrường" 戰場 màra (do đồnghoá với từ "trận" 陣 zhèn,)
  • "không" khôngphải là "không" 空 mà lạilà "chẳng". Trước thếkỷ mườisáu, từ Nôm khôngcó chữ "không" với nghĩa đốilập với "có", mà chỉcó "chẳng". Phươngngữ Bắckinh có từ "béng" 甭, cùng gốc với "đừng" của tiếng Nôm. Nhưng “đừng” khôngphải là "chẳng" cóthể khôngcó có quanhệ từnguyênvớinhau, 
  • "mai" nghe giốngnhư tiếng Hánviệt và dườngnhư chưa cóai xếpvào từ HánViệt nào. Phươngngữ Bắckinh có "mínr" 明兒, chínhlà tiếngNôm "mai"!

3) Ðaâm - đanghĩa: Trong tiếngHán, một chữ cóthể có nhiều âmđọc khácnhau, và cũng cóthể mang nhiều nghĩa. Nhiềukhi, do ảnhhưởng phươngngữ, cũng từ đó, chữ đó, nhưng họ viết khácđi, haylà cũng một chữ đó và từ đó, họ dùng với nghĩa khácnhau (hãy tưởng nước Tàu là một châuÂu, cùng một chữ nhưng Anh, Ý, Pháp, Tâybannha, Bồđàonha... viết khácnhau và dùng khácnhau). Nhiều chữ viết khácnhau nhưng có cùng gốc hoặc cùng nghĩa sửdụng trong một kếthợp khác. Dođó, một từHán cóthể chora nhiều âm và từ khácnhau trong tiếngNôm:

  • hội, họp, hẹn, hụi, hiểu... đềulà do "hội" 會 mà ra,
  • 放 fàng: phóng, bắn, bỏ, buông.... 
  • 照 zhào: chiếu, chụp, soi, rọi, theo... 
  • 廋 sòu: gầy, ròm, sỏ... 
  • 肥 féi: phì, mập, phệ...
  • 大 dà : đại, to, cả (cũng cóthể chora "cái" như trong "bố cái đạivương", 大 còn đọc là dài - HánViệt: đại),
  • sân: 場 chăng (HV: trường): sânkhấu 劇場 kịchtrường, sânbay 場+飛 ghép " trường" và "phi", 
    - giấc trong "một giấcmộng": 一場夢 yì chăng mèng, 
    - trận: chiếntrận 戰場 (HV: chiếntrường), bệnh mộttrận: zhànchăng, 一場病 yì chăng bìng, 
    - cơn (môt cơnbệnh: yì chăng bìng, nhưng một cơngió: 一股風 yì gu feng), 
    - xuất (hát) : 一場戲 yì chăng xì, 
    - trườngthi (試場 shìchăng), nhưng trườnghọc là 學堂 xuétáng,
    - chặng (trong "đi một chặng đường"), 
    ... đều chứa chữ "trường" 場!
  • "đợi" khôngphải là từ chữ 等 deng (đẳng) như trong tiếng Phổthông hiệnđại, màlà "đãi" 待 (dài). Ta lạicó jièdài là "tiếpđón", nhưng "đưađón" là do từ 接送 jièsòng, và "đưa" và "đón" cũng là sòng (tặng) (tiếng Hảinam: tăhng và dăhng!), "đưatiền" lạilà "jiaoqián" 交錢 (giaotiền), "đón gió" lạilà yíng feng 迎風 (cònlà "hónggió"), đón xuân 迎春, nhưng "đón mẹ" là "đợi mẹ", là 待母 dài mu.
  • quăng, liệng (ném, lia)... 扔 rèng
  • tông, đụng, tán 撞 zhuàng 

4) Tươngđồng trong tiếngHán hiệnđại: Qua trườnghợp "mai" (mínr) việc truynguyên từvựng tiếngViệt hiệnđại khôngphải chỉ hạnchế trong khotừ âm HánViệt vì ta cóthể liênhệ đến âm của tiếngQuanthoại hiệnđại.:

  • nào: 哪 nă
  • đó: 那 ná (nớ - tiếngHuế)
  • rồi, nổi: 了 le, liăo (thídụ: không quên nổi: 忘不了! wàng bùliăo!, quên rồi: 忘了 wàngle!)
  • sẽ: 将 jiang (sosánh: 酱油 jiangyóu, tiếngQuảngđông: xìdầu)
  • vẫn: 仍 réng
  • đây: 這 zhèi
  • đúng: 對 duì
  • làm: 領 ling (thídụ: 領我驚呀 ling wo jingyá: làm tôi kinhngạc), nhưng 幹啥 gànshă: làmgì?, 幹活 gànhuó: làmviệc, 幹家務: làm việcnhà, 耕田 gengtián: làmđồng, 勞動 láodòng: làmlụng, 當官 dàngguan: làmquan, 當兵 dàngbing: làmlính, và 弄樣子 nòngyàngzi: làm dángvẻ (làmravẻ), 弄錢 nòngqián: làmtiền .v.v...
  • vìsao(mà): 為什麼 wèisheme
  • chúngmình: 咱們 zánmen
  • riêngtư: 隱私 yinsi 
  • lánggiềng: 鄰居 língju
  • mauchóng: 馬上 măshàng
  • bạtmạng: 拼命 pìnmìng
  • cảlũ: 大伙 dàhuo 
  • đạochích: 盜賊 dàozéi 
  • maulên: 快點 kuàidiăn (mauđi - tiếngQuảngđông: faidì!), nhưng 愉快 yúkuài: vuivẻ (thứtự từ nghịchđảo)...
  • ...đi ...啦 (thídụ: 拿啦 nála! lấyđi!, điđái 拉尿啦 làniào la! điđái đi!

5) Nômhoá:

  1. Những từkép HánViệt và tiếngHán hiệnđại có rất nhiều từ viết nghịchđảo: bảođảm = 擔保 dànbăo (đảmbảo), ânái = 愛恩 àien (áiân), đơngiản = 簡單 jiăndàn (giảnđơn), sảnxuất = 出產 chùchăn (xuấtsản)... 
  2. Từkép HánNôm cũng không lệngoại, có sựghịchđảo sovới tiếngHán hiệnđại, trongđó từng vần trong từ Nôm cóthể diễngiải ra ýnghĩa riêng:
    • hẹnhò = 約會 yuèhuì (ướchội, còn chora "ướchẹn") < huì + yè
    • tìnhyêu = 愛情 àiqíng (áitình) < qíng + ài
    • bảxàm = 三八 sanba (tambát) < ba + san
    • văngtục = 俗話 sùhuà (tụcthoại) < huà + sù
    • đườngcái = 街道 jièdào (cáiđại) < đạo + cái
    • conđưởng = 途徑 tújing (đồkinh) < kinh + đồ
    • concái = 孩子 háizi (hàitử) < tử + hải
    • condao = 刀子 daozi < đao + tử
    • họctrò = 學徒 xuétú < học + đồ
    • trườnghọc = 學堂 xuétáng < học + đường
  3. Cấutừ kếthợp chấtliệu cổ, kim, đồngnguyên... mang ýniệm nầy đồnghoá âm kia, hoặc ghép yếutố mới... hiệntượng nầy ngônngữ nào cũng có:
    • hiệnnay: 現在 xiànzài (HV: hiệntại)
    • múarối 木偶戲 mùouqì
    • dêxồm 淫蟲 yínchóng
    • bahoa 廢話 fèihoà
    • hoatay 花手 huashou
    • cảgan, to gan = 大膽 dàdăn, cảlũ 大伙 dàhuo
    • bắtcóc 綁架 băngjià
    • trờinắng = 太陽 tàiyáng
    • ánhnắng = 陽光
    • (ngồi) chồmhổm = 犬坐 quánzuò (khuyểntoạ)
    • hiếuthảo = 孝順 xiàoshùn (hiếuthuận)
    • suônsẻ = 順利 shùnlì (thuậnlợi)
    • hoàicông = 費工 fèigong (phícông)
    • chơiđĩ = 嫖妓 piaoji (nhưng 嫖 cũng là từnguyên của đéo, đụ, bề !)
  4. Cấutừ do những từ đồngnguyên Hán và Nôm:
    • chàilưới: 羅 luó (HV: la: lưới, thờicổ đọc giốngnhư jrai, dođó ta có "chài + lưới")
    • xecộ, cỗxe: 車 che (HV: xa: xe, thờicổ đọc giống 居 HV cư, có âm cổ 古, dođó ta có "xe + cộ")
    • thìgiờ: 時間 shíjiàn (HV: thờigian) < 時 + 時, giờgiấc 時晨 shíchén, giờnày, giờđây 今兒 jinr
    • sứclực: 力 lì (HV: lực, 力 + 力 sức)
    • sinhđẻ: 生 (HV: sinh + Hảinam die)
    • củacải: 材(HV tài: của + cải)
  5. Cấutừ cùng một loạitừ (classifiers):
    • khuônmặt: 面孔 miànkong
    • cuốnghọng: 喉嚨 hóulóng
    • (một) bórau (cải): 一把菜 yì bă cài
    • (một) căn(gian) phòng(buồng): 一間房子 
  6. Giốngnhư trườnghợp mang âm HánViệt sẵncó ra đồnghoá với một từ có mốiliênhệ về âmnghĩa, có những từ Hán được đồnghoá với từ Nôm cósẵn gần âm:
    • lại: 再 zài 
    • ănđòn 挨打: ăidă
    • ăntiền 贏錢: yínqián
    • ănnhậu 應酬: yìngchóu
    • ănnăn 慇恨: yinhèn (từcổ) 
    • bỏphí: 白費 báifèi
  7. Nguyêntắc quynạp: nếu một từ đồngnguyên, từ tươngphản liênhệ thường cũng đồngnguyên:
    • caothấp: 高低 gaodì, nặngnhẹ: 重輕 zhòngqing, khóccười: 哭笑 kùxiào, sạchdơ: 清污 qingwù, cạnly:幹杯 gànbèi, soigương 照鏡子 zhàojìngzi, dàingắn 長短 chángduăn, gầymập 廋肥 sòuféi....

6) Rụngâm: Do sựNômhoá, đơngiảnhoá, giữ cáchnói xưa...

  • đốkhỏi = 躲不開 duo bú kai
  • mấtdạy = 沒教養 méijiàoyang
  • mấtmặt = 沒面子méimiànzi
  • cậu = 舅舅 jìujìu
  • (cậu) mợ = 舅母 jìumu
  • (cô) dượng = 姑丈 gùzhàng
  • mòn(nhẵn) = 磨光 móguang
  • thầy = 老師 lăoshi
  • gã = 出嫁 chùjià
  • rể = 女婿 nũxù
  • cảđám(người) = 大幫人 dàbangrén
  • nay (giờnày) 今兒 jinr

7) Quanhệ phươngngữHán: 

  • chào 早 zăo (tiếng quanthoại thôngdụng ở Ðàiloan)
  • tầmbậy 三八 sanba (còn có nghĩa: tầmbạ, sàbát...)(Phúckiến)
  • mắtkiếng 目鏡 matkeng (Hảinam)
  • đụng 碰 pèng
  • đừng 甭 péng (phươngngữ Bắckinh)
  • mai 明兒 mínr (phươngngữ Bắckinh)
  • nay 今兒 jinr (phươngngữ Bắckinh)
  • luônluôn 老老 láoláo (phươngngữ Bắckinh)
  • gàtrống 雞公 jigong (tiếng Hảinam và Phúckiến), 雞母 jimu: gàmái (HN và PK)
  • soài (?) suã (Phúckiến)
  • cùlét (?): galet (Hảinam) (= thọclét, chọccười 逗笑 dòuxiào)

8) Ðồngnguyên: Có nhiều từNôm có quanhệ mậtthiết với từHán cổ, có thể truytìm thôngqua từ cănbản:

mắt 目(eye): mục (HánViệt), mù (Quanthoại pinyin - phiênâm), mat (Hảinam)
đầu 頭 (head): đầu (HV), tóu (QT), touh (Quảngđông)
mặt 面 (face): diện (HV), miàn (QT)
hàm, cằm 含(chin): hàm (HV), hán (cáchdùng thờicổ)
răng 牙 (tooth): ngà (HV), yá (QT), ngah (Quảngđông), gheh (Hảinam)
râu 鬚 (beard): tu (HV), xu (QT)
bụng 腹 (stomach): phủ (HV), fú (QT)
đùi  腿 (lap): tui (QT)
ăn, xơi 吃 (eat): ngật (SV, cf. 乙 ất), chì (QT), chiht (Quảngđông), chah (Hảinam)
uống 飲 (drink): ẩm (HV), yin (QT), yáhm (Quảngđông)
liếm 舔 (taste): thiểm (HV), tián (QT)
bú 哺 (breast feed): bu (QT)
nhìn 眼 (look): nhãn (HV), yan (Mand. Ancient use), ngahn (Quảngđông)
khóc 哭 (weep): khốc (HV), kù (QT)
đái, tiểu 尿(urinate):niếu (HV), niào (QT)
ỉa 屙 (to shit): ố (HV), e (QT), ó (Cant.)
ngủ 臥(sleep): ngoạ (HV), wò (cáchdùng cổ)
đéo, đụ, bề 嫖 (fuck): phiêu (HV), piao (QT), diáo (Quảngđông)
đẻ 生 (give birth to): sinh (HV), sheng (QT), die (Hảinam)
đánh 打 (strike): đả (HV), da (QT), dá (Quảngđông)
bồng, bế 抱 (carry): bao (HV), bao (QT), bohng (Hảinam)
khiêng, gánh, cõng 扛: cang (HV), káng (QT)
hôn 吻 (kiss): vân (HV), wén (QT)
mơ, mộng 夢 (dream):mộng (HV), mèng (QT), muhng (Quảngđông)
xấu 醜 (ugly): sửu? (HV), chou (QT)
xinh, sáng 亮 (pretty): lượng (HV), liang (QT), xiang (Hảinam)
chạy 走 (run): tẩu (HV), zou (QT), zhóu (Quảngđông)
cha, tía 爹 (father): tía (HV), diè (QT)
bố 父 (dad): phụ (HV), fù (QT)
con 子 (son): tử (HV), zi (QT), ke (Hảinam)
vợ, bụa 婦 (wife): phụ (HV), fù (QT)
chồng 君 (husband): quân (HV), jun (QT)
mẹ, mái 母 (mother): mẫu (HV), mu (QT), mouh (Quảngđông), mài (Hảinam)
ông, trống 公 (grandfather): công (HV), gong (QT)
trai丁(male): đinh (HV) ding (QT)
lời 話 (spoken word): thoại, (huà)
lửa 火 (fire): hoả (HV), huo (QT), fó (Quảngđông)
trời, giời 日 (sun): nhật (HV), rí (QT)
trăng, giăng 月 (moon): nguyệt (HV), yuè (QT)
bụt 佛 (Buddha); phật (HV), fóu (QT)
sông 江 (river): giang (SV, archaic: krong? > công), jiang (QT)
sao 星 (star): tinh (HV), xing (QT)
lúa 來 (whole rice grain): lai (SV, archaic), lái (Quanthoại hiệnđại "come")
gạo 槄 (rice): tháo (HV), tào (QT)
chim 禽 (bird): cầm (HV), qín (QT)
cá 魚 (fish): ngư (SV, archaic: nga), yú (QT)
gà 雞 (chicken): kê (HV), ji (QT)
trâu 牛 (water buffallo):ngưu (HV), níu (QT)
chó 夠 (dog): cẩu (SV, archic: kro?), gou (QT)
voi 為 (elephant): vi (SV, archaic), wei (Quanthoại hiệnđại "vì")
cọp 虎 (tiger): hổ (SV, archaic: ku?), hu (QT)
đất 土 (soil): thổ (HV), tu (QT)
lá 葉 (leave): diệp (HV), yè (QT)
mây 雲 (cloud): vân (HV), yún (QT)
mưa 雨 (rain): vũ (HV), yu (QT)
may 運 (luck): vận (HV), yùn (QT)
gió, giông 風(wind): phong (HV), feng (QT)
bão 暴(storm): bão (HV), bao (QT)
nắng 陽(sunshine):dương (HV), yáng (áchdùng thờicổ)
trồng, giống 種 (to plant): chủng (HV), zhòng (QT)
hạt (hột) 核 (seed): hạt (HV), hè (QT)
đốt 燒 (to burn): thiêu (HV), shao (QT)
cháy 焦 (burn): tiêu (HV), jiao (QT)
lạnh 冷 (cold): lãnh (HV), leng (QT)
ấm 溫 (warm): ôn (HV), wen (QT)
đau 痛 (pain): thống (HV), tòng (QT)
nhà 家 (home): gia (HV), gia (QT)
cửa 戶 (door): hộ (HV), hù (QT) 
bàn: 案 (table): án (HV), àn (QT)
ghế: 椅 (chair): kỷ (HV), yí (QT)
buồng: 房 (room): phòng (HV), fáng (QT)
giường: 床 (bed): sàn (HV), chuán (QT)
bếp: 庖 (kitchen): bao (HV), pao (QT)
tủ: 櫝 (cabinet): độc (HV), dú (QT)
......

Tómlại, trong việc nghiêncứu nguồngốc tiếngViệt, nhànghiêncứu tiếngViệt cần phải đạtđến trìnhđộ thôngsuốt khôngnhững chỉ biết đơnthuần tiếngViệt màthôi mà còn phảicó một trìnhđộ tinhthông Hánngữ hiệnđại và cổđại, phải đạtđến một trìnhđộ "cảmnhận" được thứ ngônngữ nầy (tốithiểu là tiếng Quanthoại hiệnđại) mới "ngộ" và nhậnra mốitươngđồng mậtthiết giữa tiếngViệt và tiếngHán không chỉ trong lãnhvực của những từ Việt vaymượn từ tiếngHán mà còn cả trong kho từngvựng cơbản. Kháchquan mà nói nghiêncứu về tiếngViệt mà khôngbiết tiếngHán, giốngnhư những nhà nghiêncứu âm Háncổ màkhông nghiêncứu tiếngViệt, thì côngtrình của họ sẽ có một thiếusót lớn. Cáisailầm của nhiều nhàngữhọc phươngTây là nằm ở chỗnầy: không sànhsỏi và chỉ sosánh tiếngViệt (kho từ cơbản) với các thứ tiếngnói thuộc ngữhệ Mon-Khmer khôngthôi rồi đưara kếtluận như ta đã biết thì cáitạihại của những lờinói đó đếnnay đã làmcho baonhiêu nhàngữhọc tiếngViệt tinlà nhưthế đã trên nửa thếkỷ và sẽ còn kéodài hơn nữa. 

APPENDICES

I) Disyllabic Sino-Vietnamese words:

Giađình, tổquốc, giangsan, sơnthuỷ, phụnữ, thanhniên, hộiđồng, chínhphủ, tựdo, dânchủ, tưbản, đầutư, kinhtế, tâmlýhọc, triếthọc, vănsĩ, thisĩ, vănnhân, nghệsĩ, họcgiả, khoahọc, nhânphẩm, tâmtình, tìnhyêu, lýtưởng, quảntrị, doanhnghiệp, vitính, độcgiả, phêbình, thưviện, hoạđồ, lýgiải, giaothoa, hợpđồng, giáosĩ, giáođường, đạilộ, họcđường, đạihọc, nhâncách, phẩmchất, tậpđoàn...

NOTE: These loanwords, dominantly exisiting in the Vietnamese vocabulary stock, spelled and pronounced in special Vietnamese way, have roots in Middle-Chinese. In Chinese, each syllable can be used independently as a complete word , but this kind of words are considered as polysyllabics by Chinese specialists. However, in Vietnamese, most of the syllables are not free to be used on their own. That is to say, they can only appear in one combination or another. Just like those words of Latin or Greek origins in English we have something like sociologist, historian, librarian, intersection, missionaries, etc. in which radicals such as "socio", "libra", or "inter"... cannot be used the way they plainly are.

II) Disyllabic Sinitic-Vietnamese words:

Ănuống, đáiỉa, sinhđẻ, điđứng, ngànhnghề, trướctiên, thươngyêu, thùhằn, tứcgiận, trôngmong, chờđợi, sânkhấu, trườnghọc, tầmbậy, bắtbuộc, bắtbẻ, sânbay, tronglòng, giôngbão, đấtđai, trồngtrọt, rơirớt, lạnhlùng, dưthừa, saysưa, đằmthắm, chốitừ, rútlui, tiếntới, quanhquẫn, lẽsống, căngthẳng, tranhgiành, lộnxộn, tắmrữa, riêngtư, tìnhtứ, chửimắng, trongsáng, banngày, tốităm, thiêngliêng, cănbuồng, giườngngủ, giannhà, quêhương, lánggiềng, bạnbè, mậpmạp, khờkhạo, dìdượng, cậumợ, côdì, chúbác, bốmẹ, chamẹ, anhchị, chúthím, xơitái, đánhcá, đánhbạc, ănthua, tranhgiành, giànhgiựt, tấmcám, ấmcúng, xinhxắn, hoangđàng, đànghoàng, tửtế, xuôngxẻ, chắcchắn, mưumô, maimối, bồihồi, bắtcóc, bóclột, épbuộc, cướigã, đámhỏi, lễphép, lườibiếng, bồngbế, binhlính, chạngvạng, hòhẹn, hụihè, đìnhđám, xâyxát, đỗbể, vợchồng, maimốt, côngcuộc, xinlỗi, tiềncủa, củacải, đánhcắp, khéoléo, giỏigiắng, tầmbậy, bắntiếng, vỡlòng, ngâythơ, khônlanh, lanhlợi, ngờvực, hưhại, hènhạ, mơmộng, giótrăng, trờitrăng, giônggió, chàilưới, xecộ...

NOTE: These Sinitic-Vietnamese words are also Chinese loanwords but they have been completely "Vietnamized". Some of them may have an older age than those of Middle Chinese from which the Sino-Vietnamese vocabularies have been derived. Many of them are complete variations of the original words which may or may not still carry the same original meanings. In most of the cases they are just another version of an original form, which have different spellings and pronunciatons and they have been even coined with new materials. Somewhat similar examples in English are like those of ""familial" and "familiar", "infant" and "infantile", "coffee" and "café", "blond" and "blondie", "baby" and "babe", "car" and "carriage", "automotive hotel" and "motel", "moving pictures" and "movies", "monsieur" or "mister", senior" and "senor", "madam" and "madame", "road" and "route", "aerospace" and "airspace", "whilst"  and "while", "thou" and "you", "thy" and "your", "handicraft" and "aircraft", "gunship" and "scholarship", , "grand" and "grandiose", "entrance" and "entry","pendant" and "pending", "serpent" and "serpentine", or like varied usages of foreign loan words such as "chaomein", "shusi", "typoon", "taipan", "déjà vu", "moulin rouge", "gallant", "attaché", "kindergarten", "wagon", "vendor", "agent", "bourse", "rendezvous", "accord", "regard", "guard" , "résumé", "merci", "composé"...

 

 

Xinmời đọc Ýkiến của độcgiả về bàiviết nầy

Back to homepage

 

Flag counter for this page only -- reset 06062023