Dulịch ÐôngÂu
Bắc Giang
Khi đất nước tôi thanh bình tôi sẽ đi thăm...
(T.C.S)
Trên mộtvài khíacạnh nàođó tôi hoàntoàn không đồng
quanđiểm với nhạcsĩ họ Trịnh, nhưng phải kháchquan mà
nhìnnhận về âmnhạc Trịnh Công Sơn quảthật là một thiêntài,
một người đã làm saymê hàng triệutriệu ngườiyêuthích
nghệthuật. Nhạc Trịnh Công Sơn không những quyếnrũ được
những giới thứcgiả mà kểcả các đám bìnhdân cũng ưathích,
từ già đến trẻ, trai cũng như gái, aiai cũng thuộc mộtvài
câu của Trịnh Công Sơn. Với nghệthuật diễntả thật tàitình,
Trịnh Công Sơn đã nóilênđược những suytư, những ướcao
của chính mình, của mọingười. Niềmướcao của Trịnh Công
Sơn hơn bamươi năm vềtrước cũng là niềmaoước của
biếtbao ngườidân Việtnam thờibấygiờ, ướcao khi đấtnước
thanhbình sẽ đithămlại những mảnhđất mà đã một lần
bị cầynát bởi bomđạn, bởi thùhằn, bởi chiếntranh!
Ðây khôngphải là niềmaoước riêngtư của Trịnh Công Sơn,
của tôi, mà còn là niềmaoước của hầuhết tấtcả
mọingười Việtnam...
Chođến bâygiờ, thấmthoát đã gần bachục năm mà tôi
chưa một lần thựchiện ướcao cỏncon ấy để được nhìnlại
những kỷniệm xaxưa, gặplại những bónghình cũ,
chứngkiến sựthayđổi của đấtnước sau chiếntranh, nhưng
hyvọng sẽ có một ngày nàođó ướcao đó trởthành
sựthực! Thayvàođó, nămnay chúngtôi dựtrù sẽ đếnthăm
những nước ÐôngÂu như Balan, Tiệpkhắc, Hunggialợi, ÐôngÐức
để thấy sau nhiều năm caitrị bởi chếđộ Cộngsản, sau
baonhiêu lần bị tànphá bởi chiếntranh, sau biếtbao
biếnchuyển của lịchsử bâygiờ đã thayđổi rasao,
tiếnbộ đến mứcnào, cáinào tốt, cáinào xấu còn ảnhhưởng
đến bâygiờ, đến maisau!
Trong cáirủi luônluôn có cáimay, chúngtôi dựtrù chuyến
dulịch nămnay từ hơn ba tháng trước, vé đã đặtmua,
tiền đã trảhết, chỉ chờ ngàylênđường. Theo thônglệ
chúngtôi sẽ nhậnđược vémáybay khoảng ba tuầnlễ trướckhi
đi, nhưng lầnnày chỉ còn 10 ngày nữa mà chẳngđược
tintức gì, hỏi thì được trảlời "Cóthể chuyếnđi
bị hủybỏ." Thôirồi, thếlà baonhiêu mộngước tantành
hết, baonhiêu chươngtrình bị lỡnhịp, sống ở cái xãhội
này chỉ cần một răngcưa trậtkhớp là cả bộmáy... tiêutan!
Nhưng mayquá, cuốicùng chỉ còn 7 ngày trướckhi đi thì
bấtngờ nhậnđược điệnthoại của hãngdulịch báo
chobiết chúngtôi đã có vémáybay đi ÐôngÂu qua hãng United
Airlines, khôngnhữngthế cònđược chuyểnlên ngồi hạng
"Business class" thật sangtrọng mà khôngphải trảthêm
...một xu nào!
Tuyệtvời! Thử tưởngtượng suốt mười tiếngđồnghồ
ngồi ở hạng " Economy" từ San Francisco qua Luânđôn
chậtchội, không cựaquậy, không nhúcnhích như mấy lần
dulịch trước thì thật khổcho cái ...thângià! Cáimay nữa
là ngaysaukhi đổi vé tại phitrường San Francisco chúngtôi
được hướngdẫn đến " Red Carpet Club" ăn một
bữa thỏathuê có rượunho, có nướcngọt, có tráicây đủloại,
khách thahồ thưởngthức trongkhi chờ máybay cấtcánh. Thật
có tiền vẫn... sướng !!!
Máybay cất cánh đúng 7 giờtối, chúngtôi được đưavào
hàngghế đầutiên rộngrãi thoảimái của những "ngườigiầucó",
tôi thầmnghĩ máybay có bay haichục tiếng cũng... khôngsao!
Thấmthoát thờigian quađi thật mau, phitrường Heathrow
hiệnra dưới mắt tôi khôngcógì thayđổi, Luânđôn vẫnlà
những ngày chợt nắng, chợt mưa, vẫn những anh tàixế
taxi ănmặc sangtrọng, nóinăng lịchsự, vẫn những cái nhìn
"phớttỉnh Ănglê" của các côgái tócvàng mũilõ,
nhưng cáikhổnhất của dukhách khiđến phitrường Heathrow là
phải chạy "hộc bơ" từ "Terminal" này sang
"Terminal" khác để kịp chuyển máybay, vừa thiếu
bảng chỉdẫn, vừa xaxôi, đôikhi chờ "shuttle" hàng
nửa tiếng đồnghồ rất ...hồihộp vì sợ lỡ
chuyếnbay). Từ Heathrow chúngtôi đổi máybay để đến
Vienna ( Austria ) mất khoảng hai tiếng đồnghồ.
Mớivừa ăn xong bữa lótdạ, Vienna đã hiệnra dưới
bầutrời trongvắt với giòngsông Danube xanhbiếc uốnlượn
như một conrồng khổnglồ giữa những lâuđài nguynga tránglệ,
những tòanhà vĩđại, những rừngcây xanhmướt. Ðây là
lần thứhai tôi đến Vienna, thànhphố vẫn sạchsẽ, ngườidân
thật hiềnhòa, nhà cửa khangtrang. Bẩy giờchiều mà đườngphố
còn tấpnập người qualại như mắccửi, xecộ chạy đầy
đường tưởngchừng như đang trong giờ tansở. Chúngtôi đựơc
đạidiện hãng dulịch chở thẳng về kháchsạn nghỉngơi
chờ sángsớm hômsau bắtđầu cuộchànhtrình đến kinhthành
Budapest .
Sáng hômnay, mới 6 giờ chúngtôi đã bị tiếng chuôngđiệnthoại
đánhthức để sửasoạn hànhlý rời Vienna. Chiếc xebus
khổnglồ bonbon trên xalộ xuyênqua đồngbằng Transdanubian
xanhmướt, đồinúi mênhmông. Những cánhđồng baola trảidài
tới tận chântrời gợilòng kẻviễndu về một quêhương yêudấu,
về những đồngruộng baola của miềnđồngbằng sông
Cửulong, về những đồinúi trùngtrùng điệpđiệp của
miềnTrung nghèođói thânthương, về những kỷniệm của
mộtthời xaxưa nơi đấtBắc. Sau gần ba tiếng ngắm nhìn
phongcảnh xứngười, chúngtôi qua biêngiới Asutria-Hungary để
đến thànhphố Gyor - thànhphố nhỏ nằmbên bờsông Danube-
Gyor là một thànhphố cổ được thànhlập bởi đếquốc
Lamã hàngngàn năm trước, tàntích của mộtthời xaxưa khôngcòn
nữa, thay vàođó là những cănnhà chọctrời, những
shoppings sạchsẻ xenlẫnvào mộtvài ngôi nhàthờ cổkính rêuphong
còn sótlại. Langthang ở Gyor, vừa nghỉngơi, vừa
ngắmcảnh vừa ăntrưa thì đã 2 giờchiều, chúngtôi phải
rời Gyor trựcchỉ Budapest -- thủ đô của Hungary - đếnnơi
thì đã 5 giờ, nên chỉ kịp về kháchsạn nghỉngơi
sửasoạn cho cuộc dungoạn trên sông Danube thật hấpdẫn
tốinay.
Nói đến sông Danube khôngkhải là một điều xalạ đốivới
tấtcả mọingười trên thếgiới kểcả ngườiViệtnam, khôngai
trong chúngta đã không một lần nghequa bảnnhạc bấthủ mà
Johann Strauss ( 1825-1899) sángtác vào năm 1867 theo thểđiệu
valse đã làm saymê hàng hầuhết kháchmộđiệu trên toànthếgiới.
Sông Danube phátnguyên từ Black Forest của Germany chạydài
hơn 1770 miles qua các nước Austria, Slovakia, Hungary,
Yugoslavia... rồi đổra Black Sea. Những địadanh đẹpnhất mà
Danube chảyqua phải kểđến hai thànhphố nổitiếng
thếgiới là Vienna và Budapest vì tại nơiđây xưakia là nơi
các vuachúa, các Công Hầu Bá Tử Nam, các giađình thuộc
giới thượnglưu quýtộc xây những lâuđài nguynga tránglệ
và cũng tại nơinày có rấtnhiều ditích lịchsử của
những triềuđại huyhoàng từ thời lậpquốc.
Bâygiờ là bảy giờchiều mùahè nên trời vẫncòn sáng,
chúngtôi bướclên một chiếc duthuyền hai tầnglầu rộngrãi
có sânkhấu cho bannhạc và các nghệsĩ trìnhdiễn, có sànnhẩy
cho những người đammê... nghệthuật, có nguyên một dàn đầubếp
chuyênnghiệp và đủ mọithứ rượu hảohạng trên
thếgiới. Saukhi tấtcả mọingười đã vào chỗngồi đâuvàođấy,
giànnhạc trổilên những điệunhạc cổđiển quenthuộc
của Mozart, của Beethoven, của Strauss ...tạora một bầukhôngkhí
nhộnnhịp vươnggiả, dukhách đắmchìm trong tiếngnhạc
trongkhi tầu từtừ rờibến, từng mónăn địaphương được
mang tậnbàn cho kháchsànhđiệu, những mónăn lạmiệng mà tưởngchừng
nếukhông có dịp đến Budapest thì cólẽ khôngbaogiờ códịp
thưởngthức. Những chai rượunho đỏchói được mởra từ
bàn này sang bàn khác trong tiếng cườinói hânhoan của
mọingười, những chai Champagne nổđômđốp khắpmọinơi như
tiếngpháo giaothừa chàomừng nămmới. Haibên bờ là hai
cảnh lộnglẫy của hai thànhphố khácbiệt nhau rõrệt, phía
bêntrái của sông Danube là thànhphố Buda với những lâuđài
nguynga cổkính sừngsững trên những ngọnđồi hoặc lấpló
sau rừngcây, phía bênphải là thànhphố Pest với các tòacaoốc
chọctrời đènđiện thắp sángchoang thểhiện của một
thếgiới vănminh hiện đại.
Ngượcxuôi theo giòngsông là hàngchục duthuyền chạy
tấpnập, chiếc nào cũng đầyắp dukhách, tiếngkèn,
tiếngtrống, tiếngcahát, nhảymúa vangdội cả giòngsông hòalẫn
với tiếnggió bậpbùng của sóngnước tạothành một âmthanh
tưởngchừngnhư chỉcó trong truyện "Ngàn Lẻ Một Ðêm"!
Bâygiờ trời đã xâmxẩmtối, ánhđèn đủ mầu từ những
lâuđài của thànhphố Buda mờảo phảnchiếu xuống mặtnước
cộngvới ánhđèn sángtrưng của thànhphố Pest tạocho giòngsông
thành màuxanhthẫm kỳlạ lấplánh những vìsao mà xưakia đã
một lần J. Strauss cảmhứng sángtác bản "The Bleu
Danube" lẫylừng, đâuđó từ trên sânkhấu vanglên
nhạcđiệu khi trầm khi bổng của bảnnhạc này như đưa
dukhách vào cõimộng.... Chúngta aiai cũng đã một lần
nghequa bảnnhạc Giòng Sông Xanh của J. Strauss, nhưng nếu
chỉ nghequa radio, qua CD, hoặc ngaycả trong các buổi trìnhdiễn
của các bannhạc đạihòatấu cũng chưa hưởnghết cái hay,
cái tuyệtvời trầmbổng, thánhthót của nó, phải nghe bản
Giòng Sông Xanh ngay trên một duthuyền đang bềnhbồng trên sông
Danube vào một đêmtrăng như đêmnay mới thậtsự thưởngthức
trọnvẹn tàinăng của J. Strauss, mới thậtsự sốngvới
từng nốtnhạc, từng giaiđiệu thướttha, từng âmhưởng,
từng lờica mà cólẽ chỉcó thiêntài J.Strauss mới tạora
được. Tôi đãcó cái maymắn đó, tôi đãcó cái diễmphúc
đó, tôi đã nuốt trọnvẹn từng tiếnghát, từng
nốtnhạc giữa hàngtrăm hàngngàn ánhđiện longlanh trên
mặtnước như những cánhsao đang rơirớt từ thiênthai:
Ðây giòngsông Danube
Mìnhta giữa mảnhtrời
Bềnhbồng trong sóngnước
Trămngàn cánh saorơi ....
Bắcngang qua sông Danube, nốiliền giữa hai thànhphố Buda
và Pest là 8 chiếccầu giăngđèn sángtrưng phảnchiếu dưới
mặtnước như những ánhsao longlanh huyềnảo, đẹpnhất và
lộnglẫy nhất là The Szechebyi Chain Bridge xây năm 1849,
mặcdầu bị Ðứcquốcxã tànphá nhưng cầu đãđược
sửasang lại giốngyhệt kiếntrúc vươnggiả banđầu. Ði xuôitheo
giòngsông Danube dukhách sẽ gặp hai hònđảo nhỏ Magaret
Island và Obuda Island lấplánh tỏara ánhđèn vừa soi đủ
những cặp tìnhnhân đang thảbộ giữa hàngcây caovút hoặc
ấpủ nhau trên những ghếđá. Ðứng trên duthuyền nhìn lên
đảo tưởngnhư đang đivào cõi thầntiên mà ởđó chỉ có
hai kẻ yêunhau! Từ đằngsau chúngtôi một duthuyền
lộnglẫy treo cờ nước ÐạiThanh với hai tầu nhỏ
hộtống hai bên chậmrãi vượtqua, thìra duthuyền của một
ông "kẹ" từ Ðạilục sang thăm Hungary đang ngaodu
trên sông Danube, họ đang saymèm bên bầu rượu nhìnlên
bầutrời đầysao cùng vàiba người bạn nhảra bàithơ
"concóc" catụng giòngsông xanh như những Thôi Hiệu,
Ðỗ Phủ, Lý Bạch thưở xaxưa? Lại cũng chỉ vài bài thơ
...Ðường chánngấy! Tôi đoánvậy! Tôi hồitưởng những
truyệnkể về những ông thisĩ Trunghoa thời xaxưa mà... thươngcho
họ!!!
Cũng trà, cũng rượu, cũng... mộngmơ!
Trầnthế aiđâu học chữ ... ngờ!
Vàiba anh "chệt" đang khoechữ
Ðủngđỉnh mânmê cái túi ...thơ!
Cuộcvui nào rồi cũng cólúc tàn, bâygiờ đã quá nửađêm,
những giọtsương longlanh lấmtấm trên tàáo ngườicongái
trướcmặt tôi, côbé còn đang chămchú ngắmnhìn những vìsao
rungrinh dưới mặtnước, như chợt muốn ghilại giâyphút
tuyệtvời đó, côbé quaylại phía tôi mĩmcười đưa máyảnh
nhờ chụp hộ một bứchình! Với chiếc Canon mầuđen
mớitoanh, hình chụpra thậtđẹp, với khuônmặt tráixoan
thongọn, máitóc đen dài bay lòaxòa theo gió, giữa ánhđèn
lấplánh của thànhphố Buda cổkính làm tôi có cảmtưởng
như đangđược sống ở một nơi thầntiên nàođó ....
Gió bắtđầu thìthầm bên tai như những lời tìnhtự thưở
banđầu, những cánhsao vẫn tungtăng nhẩymúa trên mặtnước
mặcdầu trời đã về khuya, tầu từtừ quayvề bến trong
sựhânhoan của mọingười....
Sángnay sau bữa điểmtâm thật ngonmiệng, chúngtôi
sửasoạn đithăm Budapest. Kinhđô Budapest là kếthợp hiếmcó
của hai thànhphố tươngphản Buda và Pest, cáchnhau bởi giòngsông
xanhbiếc: sông Danube . Nếu tối hômqua chúngtôi đã đi
duthuyền trên sông Danube thì sáng hômnay đứng trên những cánhđồi,
giữa những lâuđài nguynga tránglệ, những nhàthờ cổkính
của thànhphố Buda nhìnxuống sông Danube lại mang một
cảmgiác lạkỳ khác, đâuđó vẫncòn vanglên âmhưởng
của nhịpđiệu valse thathướt, những duthuyền lộnglẫy
vẫn khôngngừng đưa dukhách vào cõimộng, bênkia sông là thànhphố
Pest với những tòa nhàchọctrời biểutượng cho nềnvănminh
đươngđại. Nổibật nhất của thànhphố Pest là tòalâuđài
Parliament Palace, mà đứng từ Buda nhìnsang nó sừngsững trôngra
sông Danube như tháchđố các thểchế chínhtrị trên toànthếgiới!
Cũng như các nước ÐôngÂu khác, Hungary bị Hồngquân Sôviết
xâmlăng năm 1945 và thiếtlập chếđộ Cộngsản chuyênchính,
kinhthành Budapest bị tànphá nặngnề, nhiều lâuđài cổkính
bị sụpđổ, nhiều nhàtù, nhiều côngtrường tậpthể được
thiếtlập. Trong hơn 40 năm bị đôhộ bởi Hồngquân có
nhiều cuộcnổidậy của dânchúng, nhưng đángkểnhất là
cuộcnổidậy vào năm 1956 chống đảng Cộngsản đã bị
Hồngquân dậptắt với hàngngàn người chết và hơn 200,000
ngườidân Hungary phải rờibỏ quêhương đi tịnạn. Mãi
chođến năm 1989 với chínhsách đổimới, hiếnpháp được
sửađổi chấpnhận chếđộ đađảng, dânchủ, tựdo. Nước
Cộnghòa Nhândân Hungary ( People's Republic of Hungary) được đổitên
thành Cộnghòa Hungary ( Republic of Hungary) và cuộcbầucử
tựdo vào tháng 4 năm 1990 đánhdấu sựsụpđổ của 45 năm
caitrị của đảng Cộngsản. Bâygiờ thì ngườidân Hungary
đã thựcsự có tựdo. Sau 14 năm kiếnthiết xứsở theo
kinhtế thịtrường, dấuvết của chếđộ Cộngsản vẫncòn
lácđác đâuđó chưa tẩysạch, những lâuđài nguynga tránglệ,
những tòanhà tolớn bị nhànước tịchthu, quảnlý để
biếnthành những cănhộ tậpthể cho cánbộ nhànước trúngụ,
khôngngười ngóngàng, khôngngười chămsóc, dơbẩn, thiếu
tiệnnghi vẫn cònđó, dânnghèo vẫn lúcnhúc trongđó mà khôngai
nghĩđến chuyện bảotrì, sửachữa, vì thựcsự chẳngcó
ai làmchủ cănhộ của mình nên cũng chẳngaithèm đểý đến!
Tấtcả là của chínhphủ, của... Ðảng!
Bệnhviện cũng vẫn nhưxưa. Bácsĩ mặcdù học 7-8 năm nhưng
lương khôngbằng một tàixế taxi, và vẫnphải nhậntiền
"tip" của bệnhnhận mới đủsống quangày. Tiền
"tip" tùythuộc vào chữabệnh hay hoặc dở,
chữabệnh khỏi hay không sẽ được bệnhnhân cho... tip
nhiều hay ít, có thể là 10% , có thể là 15% hay đôikhi
....khôngcó! Cũng như Việtnam, bệnhnhân muốn có thuốc
của Âuchâu phải bỏ tiềntúi rangoài muariêng với giá
...cắtcổ ! Ðó chỉlà một phần của các tệnạn tại các
nước hậu xãhộichủnghĩa của những... đỉnhcaotrítuệ còn
rơirớt lại!
Rời Buda chúngtôi đi qua Chain Bridge để sang thành phố
Pest, mọingười được cảnhgiác trước đềphòng cướpgiật,
móctúi. Bọn móctúi hànhnghề tinhvi khôngthuagì ở kinhthành
ánhsáng Balê. Pest là thànhphố thươngmại buônbán
sầmuất, nhàcửa khangtrang dâncư đôngđúc, những cănhộ
tậpthể dơdáy bẩnthỉu vẫncòn lácđác đâuđó. Những
bứctường rêuphong vẽ xanhđỏ chằngchịt vẫn chưađược
sơnphết lại, đâuđó cònsótlại hàng chữ "KGB Still
Watching You !" đỏchói, đậpvàomắt ngườidân như hùdọa
những người yếubóngvía! Ngượclại đứng từ bênnày thànhphố
Pest nhìnsang thànhphố Buda là cả một thếgiới khá biệt,
thếgiới của các lâuđài đồsộ, thếgiới của những nhàtrưởnggiả,
của những Công Hầu Bá Tước vẫn còn lảngvảng đâuđó!
Sángnay, chúngtôi rời Budapest, giãtừ Giòngsôngxanh theo
xalộ đi xuyênqua Slovakia để đến Krakow của Poland .
Bâygiờ là mùahè, nhưng khôngkhí của miềnquê Slovakia
rất dễchịu, tôi miênman về những điều khôngthể
hiểunổi, về những nhàthơ thời xaxưa, tôi khônghiểu
tạisao Thế Lữ lại có thể làm hai câu thơ "quáiđản"
và "bạcbẽo" nhưvậy:
Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi
Tìnhnghĩa đôita có thếthôi!
Cóthể nhàthơ đatình thật đấy nhưng cũng cólúc lạnh
như đồng, bạc như vôi, conngười mà, lòngdạ thayđổi ai
mà biếtđược ! Ðấy, cả một dântộc Czechoslovakia đã
chungsống với nhau hàng trămnăm, hàng thếkỷ thếmà lúc
chiatay cũng không mộtchút nhớthương, luyếntiếc? Cũng đànhphải
ca bài "Tìnhnghĩa đôita có... thếthôi!". Tôi khôngnghĩ
đólà cảmnghĩ thựcsự của conngười, của hai dântộc
Czech và Slovak khi họ quyết định " lydị" ( divorce)
nhau vào năm 1992, chia thành hai nước, Cộnghòa Czech và
Cộnghòa Slovakia. Mặcdầu cuộc lydị xẩyra rất
"thuậnbuồm xuôimái" nhưng những đaukhổ, những
dằnvặt vẫn đènặng trong tâmkhảm hai dântộc này, hơn 57
% dân chúng của cả hai nước đều khôngmuốn trôngthấy
sựđổvỡ, sựchialy.
Họ đổlỗi cho các chínhtrịgia, cho các kẻ yêunước
cựcđoan. Nếu trướcđó vài năm (1989) tại Prague -- thủđô
của Czechoslovakia -- kịchtácgia Valclav Havel lãnhđạo cuộccáchmạng
khôngđổmáu (Cáchmạng Nhung -- Velvet Revolution) lậtđổ
chếđộ Cộngsản thànhcông thì chỉ vài năm sau (1992) với
hàoquang chiếnthắng trong nộibộ lại có những nứtnẻ,
những nghikỵ để đưađến giảipháp cuốicùng phải
...lydị! Phải chiađôi đấtnước! Phải chiađôi giatài! Cũngnhư
mọi cuộclydị bìnhthường khác, vấnđề được đặtra
cho hai dântộc là lỗi về phần ai? Tàisản quốcgia phải
chiara làmsao? Ai là quantòa phânxử ? Fifty-fifty được không?
Hay seventy-thirty? Cái " saving account" trong Ngânkhố
quốcgia ai sẽ lấy? Lấy baonhiêu phầntrăm? Những hầmmỏ
(mỏ than, mỏ đồng, mỏ chì, ngay cả mỏ ...vàng) sẽ
vềtay ai? Còn consông Danube nữa kìa? Ai sẽ làm chủ? Những
tòalâuđài, những củacải của tổtiên đểlại tínhtoán
làmsao cho hợplý ? Thếmà thật kỳlạ cuộclydị xẩyra
rất êmthắm nên mớiđược mệnhdanh là... Velvet divorce. Ướcgì
mọi cuộc "divorce" trên cõi tabà này đềulà ....
Velvet divorce!
Chúngtôi bướcvào lãnhthổ nước Slovakia với những đồngruộng
mênhmông bátngát, những đồinúi xanhtươi. Sau cuộc
"lydị" chiachác khôngđồngđều với Cộnghòa Czech
theo tỷ số 2/1 ( mặc dầu là... Velvet divorce!), Cộnghòa
Slovakia khôngcòngì ...mangtheo, ngườidân vẫn sống trong nghèonàn,
cơcực, đasố quanhquẩn với nghềnông cổtruyền. Hômnay là
ngàychủnhật, suốt sáu tiếngđồnghồ trên xalộ băngngang
qua nước Slovakia chỉ thấy ngườidân hiềnlành chấtphác
dắtdíu nhau đến những ngôinhàthờ cổkính đổnát
cầunguyện. Dọctheo conđường từ Nam lên Bắc,
thỉnhthoảng lại có tiếngchuông nhàthờ vanglên như
nhắcnhở conchiên đã đếngiờ ...xưngtội! Cóphải aiai cũng
trắngtay sau một cuộc ...lydị??? Cóphải aiai cũng
tiếcnuối một thời bênnhau?
Hay đây chỉlà hậuquả của một thời bị caitrị, bị
ápbức bởi chế ộ Cộngsản chuyênchính?
Saukhi qua biêngiới Slovakia-Poland đến Krakow thì đã hơn
ba giờchiều, mayquá vẫncòn thìgiờ để đếnthăm
mỏmuối nổitiếng nhấtthếgiới Wieliczka Salt Mines ở phíanam
Poland. Mỏmuối này đã được khaithác suốt 700 năm, bâygiờ
trởthành ditích lịchsử. Wieliczka Salt Mines được UNESCO
xếp trong danhsách những disản quýbáu của thếgiới. Ðầutiên
chúngtôi vào một thangmáy rộnglớn chở xuống độsâu 150
mét, sauđó thảbộ theo theo đườnghầm từng tầng đixuống,
tầng nào cũng rộng mênhmông, từ những bứctường
chungquanh đến nềnnhà, trầnnhà chỉ toàn là muối, đâuđâu
cũng chỉ thấy ... muối và muối:
Muối đâu trắng cả cõitrần
Ngườiđâu bạcbẽo, đâu phần...thủychung?
Muối lâungày cứng như đá, ngườita dùng "đámuối"
để dựnglên một ngôinhàthờ vĩđại khôngthuagì nhàthờ
ÐứcBà... Sàigòn, có đầyđủ tượng ChúaHàiđồng, câyThánhgiá,
Mẹ Maria, trangtrí vàođó là những đèn chandeliers lộnglẫy
cũng bằng ...đámuối .Một nhàđiêukhắc lừngdanh thờiđó
còn dùng "đámuối" khắc thành bức "The Last
Supper" vĩđại trêntường với Chúa Jesus và các Tôngđồ
đẹp khôngthuagì bứctranh chính đang treo ở Lamã ! Ở một
tầng khác là một hang rộng lớn có tượng Bạchtuyết và
Bẩy Chúlùn lấpló trong rừngcây, họ cũng đang đẩyxe...
muối!. Vì ở độsâu hơn 150 mét nên khôngđủ ánhsáng,
mặcdù đã có những ngọnđèn leolét. Vào khoảng 800 năm trước
người ta mangtheo 300 conngựa xuống để kéo xe muối, nhưng
chỉ vài năm sau hơn một nửa số ngựa đều bị mùlòa khôngcòn
làmviệc được nữa! Không cònthấy gì ở cõi
...hồngtrần! Cuốicùng chúng được cho vềhưu non trong
những "trạitậptrung", mặcdầu vẫn khỏemạnh!
Thế mới biết táchại của ...bóngtối! Trướckhi vào
thangmáy để trở lên mặtđất, chúngtôi đến gianhàng bán
đồkỷniệm trưngbầy những mónquà làm bằng "đámuối"
điêukhắc tinhvi, nhuộm nhiều mầusắc lộnglẫy, từ
chuỗi ngọctrai giả làm bằng đámuối, chođến các đồtrangtrí
trongnhà đủmầu rất được dukhách ưachuộng!
Rời Wieliczka Salt Mines chúngtôi đến Krakow nghỉđêm để
lấysức. Krakow một thời là kinhđô cổnhất của Poland mà
ngườita còn mệnhdanh là một Roma thứhai. Ngay từ thếkỷ
thứ 15, 16 vào thờikỳ cựcthịnh của vănminh Âuchâu,
Krakow đã lôicuốn nhiều nghệsĩ lừngdanh thếgiới, đasố
tụtập ở một khu mà bâygiờ được mệnhdanh là Old Town
với hàngtrăm ditích lịchsử vẫncòn tồntại,
lộnglẫynhất là St. Mary's Church sừngsững với một thápchuông
cổkính caongấttrời, kháchhànhhương từ khắp mọinơi trên
thếgiới đến dânglễ phải xếpthành hàngdài chờ cả
tiếngđồnghồ, thỉnhthoảng lại có một đoànhọcsinh
tiểuhọc được các thầygiáo, côgiáo dẫnvào nhàthờ
cầunguyện, các em vừa đi vừa cahát những bài dânca Poland
thật dídỏm, thật dễthương (mặcdầu tôi khônghiểu gìcả!).
Ðến Krakow mà không chứngkiến tậnmắt những tộiác
của Ðứcquốcxã trong thếchiến thứhai là một thiếusót
lớnlao. Nếu chỉ đọcsách, nếu chỉ nghenói về nhàđộctài
Hitler thì chưathể thấuhiểu hết conngười tànbạo này.
Phải thấy tậnmắt hìnhảnh những cụgià, những bàlão,
những côgái xuânthì, những embé ngâythơ, những đôimắt sâuhoắm,
những thânhình chỉcòn dabọcxương, những cảnh xếphàng
đivào phòng chứa hơiđộc mới thấyđược sựkinhhoàng
cửa một chếđộ kỳthị chủngtộc. Trưanay chúngtôi được
dẫn đithăm hai trạitậptrung Auschwitz và Birkenau của Ðứcquốcxã
cách Krakow khoảng nămmươi câysố, đâylà hai trạitậptrung
vĩđại và kinhhoàng nhất trong lịchsử nhânloại từcổchíkim.
Trongsuốt nửa đầu của thếkỷ thứ 20, dânÐức cũngnhư
các dântộc khác trên thếgiới đã trảiqua một giaiđoạn
cựckỳ kinhkhủng. Ngaytừkhi Adolf Hitler lêncầmquyền, chínhsách
kỳthị ngườiDothái được thựcthi mộtcách tànbạo,
những trạitậptrung được dựnglên khắpmọinơi trên toàncõi
Âuchâu.
Trongsuốt thờigian sôibỏng của thếchiến thứhai
1939-1945, nhàđộctài Hitler đã tànsát gần 6 triệu người
đến từ khắp các nước của Âuchâu, gồm các tộiphạm,
các người Gypsies, người đồngtình luyếnái, các tùbinh
Nga và nhấtlà ngườiDothái baogồm đủ mọi tầnglớp trong
xãhội khôngphânbiệt giàtrẻlớnbé, đànông, đànbà ....
Trongsố hàngchục, hàngtrăm trạitậptrung trên khắp Âuchâu
thì Auschwitz là trạitậptrung vĩđạinhất và kinhhoàngnhất.
Chỉ riêng tại Auschwitz hơn 250,000 người Dothái đã bị
đưa vào phòngchứa hơiđộc Zyklon B, nạnnhân chết trong
khoảnhkhắc. Hàngngày từng đoàn xelửa từ khắpmọinơi trên
toàncõi Âuchâu chở tùnhân đổvề , tànkhốcnhất là
những tháng mùađông lạnhgiá, trong những toaxe chậtníchngười
các ônggià bàlão khôngđủ áoấm đã bị chết đôngcứng
thànhđá trướckhi "được" xếphàng vào phòngchứa
hơiđộc ! Những người sốngsót bị phânloại ngay
tạichỗ, ngườinào đủ sứckhỏe cho đilaođộng, những người
yếuđuối giàcả, đànbà connít đithẳng vào phòngchứa hơiđộc,
mộtsố người khác được đưađến các trạiđặcbiệt để
làm những thửnghiệm ykhoa thayvì dùng... súcvật!
Trạitậptrung Auschwitz được thànhlập vào ngày 27 tháng
5 năm 1940, sauđó mởrộng thành Auschwitz I, Auschwitz II (
Birkenau), Auschwitz III ( Monowitz) và hơn 40 trại nhỏ khác.
Trướckhi đến trạitậptrung Auschwitz chúngtôi đingangqua
một trạilaođộng tiêubiểu dựng trên khoảngđất rộngmênhmông,
xaxa còn rơirớt lại hàngtrăm cănnhà đổnát xiêuvẹo, nơiđây
hơn sáumươi năm trước hàngtrămngàn tùnhân
"maymắn" ngàyngày làm côngviệc canhnông,
trồngtrọt, sảnxuất trong những điềukiện cựckỳ
thiếuthốn!
Sauđó mới thựcsự đến Auschwitz, từ cổngtrại ngườita
thấy nămsáu đườngxelửa từ tậnchântrời chậplại đổvào
một khuđất rộngbaola, chính tại nơiđây các tùnhân bị
phânloại, mộtsố đithẳng vào phòngchứa hơiđộc, những
người maymắn cònlại được đổi quầnáo tùnhân đeo
bảngsố, nhưng chỉ một thờigian ngắn sau, số tùnhân quáđông
lênđến hàngtrămngàn khôngthể kiểmsoát nổi, các tùnhân
bị cạotrọcđầu và để giảntiện, đánhsố bằng cách xâm
sốtù trên cánhtay trái rồi đithẳng đến các trạilaođộng.
Vì được thôngbáo trước là sẽ đến những trungtâm
lậpnghiệp dànhriêng cho người Dothái để sinhsống, nên
nhiều người mang hết giatài gồmcả quầnáo, đồdùng hàngngày,
lươngthực, ngay cả vàngbạc, củacải ... tấtcả đều
bị tịchthu ngaytạichỗ.
Những người kémmaymắn (đasố là ngườiDothái) được
dẫnđến phònghơingạt được ngụytrang là nhàtắm
tậpthể, tấtcả phải cởibỏ quầnáo bênngoài trướckhi
vào "phòngtắm". Một "phòngtắm" rộng
khoảng 2000 métvuông có trangtrí hoasen giả trên trần, saukhi
mọingười đã trầntruồng chenlấn chậtních đầy phòng thì
thayvì nước từ hoasen tỏara, lậptức từ trên trầnnhà
hai ống "thônghơi" tolớn phunxuống hơiđộc Zyklon
B, mọingười lậptức ngãlăn xuống đèlênnhau tắtthở
trong... tíchtắc! Không ai kịp xámhối hay đọckinh
...cầunguyện! Ngườita chỉ kịp nghe tiếng xácngười đổ
vàonhau... bìnhbịch!
Tấtcả được némlên xe " cútkít" đem sang lò bêncạnh
hỏathiêu tứcthì. Trướckhi hỏathiêu, vòngvàng
nhẫnxuyến, đồtrangsức của các bà các cô, đồnghồ, kính
của các ông đều bị tháogỡ, thậmchí những bộ rănggiả
bằngvàng cũng bị cậyra gửivề ...Ðứcquốc làmcủa
"giabảo"! Mặcdù lòhỏathiêu rấtlớn nhưng mỗingày
cũng chỉ đủsức đưa khoảng hơn 140 người về...Thiênđàng,
số cònlại để vữathối làmquà cho sâubọ!! Kinhkhủng hơn
nữa là những bộtóc dài óngả đủ mầu của các côgái mườichín
đôimươi cũng bị cạosạch đem dệt thành những tấmthảm
đắttiền hoặc những bộ áoấm " hiếmcó" trong
lịchsử loàingười, hoặc những tấmchăn mầu bạchkim ấmáp!
Sau khi hỏathiêu, trotàn được đổxuống các cánhđồng làm
phânbón cho câycỏ. Saunày ngườita còn tìmđược những
mảnh xươngngười trắnghếu chưa cháy hết nằm rảirác trên
những cánhđồng... xanhtươi !
Auschwitz là một trạitậptrung rộngmênhmông gồm hàngtrăm
dẫynhà hai tầng bằng gạchđỏ kiêncố có dây kẽmgai
dẫn điện caothế baoquanh, cứ vài trăm mét lại có một chòicanh
caongấtngưởng với những ngọnđèn pha khổnglồ sẵnsàng
pháthiện những kẻ "togan" dám... trốn trại ! Chúngtôi
được hướngdẫn đến thăm mộtsố những nơi giamgiữ tùnhân,
sau hơn sáumươi năm tấtcả vẫncòn đó, vẫn những chiếc
giường hai tầng cũkỹ ọpẹp đầy dán, đầy rệp, những
cáixiềng, cáixích bằng sắt khổnglồ, những cănphòng hôithối
bẩnthỉu tốităm, những cầuthang bằngđá bị hàngtrămngàn,
hàngtriệu bướcchân dẫmlên hàngngày nên lõmxuống sâuhoắm!
Những cáikhay, cáiđĩa, cặp kínhcậnthị vẫncòn vươngvãi
trongphòng.
Ðến một cănnhà khác là nơi trưngbầy ngững
"kỷvật" cònsótlại của những ngườixấusố, trướcmặt
tôi là một gianphòng bằngkính chứa hàngtriệu cặpkính
cậnthị, kínhlão, kính đànông, kính đànbà đủloại,
nếu phải kiểmkê thì tổngsố kính ở nguyên cănphòng này
cũng bằng tổngsố kính bán tại khắpcác nơi trên toàncõi
... Việtnam! Phòng bêncạnh là phòng chứađầy ngậplên
gần tới trầnnhà những " valises", những túixáchtay,
với tênhọ, địachỉ bằng đủthứ tiếng từ khắpmọinơi
trênthếgiới! Tiếptheo là phòng chứađầy những nạnggỗ,
những cặp chângiả, taygiả làmrơi nướcmắt khách...
thamquan! Bêncạnhđó là một phòng rộnglớn chứa hàngtriệu
đôigiầy đủkiểu từ những đôigiầyđinh của lính Nga,
chođến những đôigiầyda đủkiểu của các ông các bà,
những đôigiầy caogót, giầycaocổ đủmầusắc nằm
laliệt chồngchất lênnhau vôsốkể! Tộinghiệpnhất là phòng
chứa những đôigiầy xinhxắn của trẻem đủmầu xanh đỏ
trắng tím vàng cho đủ lứatuổi từ những đôi bétí
xinhxắn của những embé mới lọtlòng, chậpchững biếtđi
chođến những đứatrẻ nămsáu tuổi. Bênngoài tôi thấy aiđó
cầmlòng khôngnổi đã để sẵn một bônghồng tiếcthương
cho những máiđầuxanh vôtội!
Ai cũng phải rơi nướcmắt khi đến một cănphòng bằngkính
chứa những túixách, những cặpđihọc của các emhọcsinh
tiểu học, rơivãi đâuđó là những tranggiấy họctrò ráchnát,
những giòngchữ ABC nguệchngoạc, những câybútchì vẫncòn
nằm đâuđó mà cậuhọcsinh bénhỏ thì đã đixa tận... chântrời!
Dukhách bướcra khỏi phòng "triểnlãm" với khuônmặt
buồnbã thởdài mà chẳngai nóiđược với ai một lời. Còn
nhiều nữa và nhiều nữa chứngtích của một chếđộ
diệtchủng tànkhốcnhất trong những tộiác của loàingười.
Sauđó, chúngtôi được dẫn đingangqua hai câycột bằngsắt
cáchxanhau khoảng 20 mét cao hơn đầungười đốidiện với
các trạigiam tùnhân, nốiliền hai cột là một dâycáp
khổnglồ. Nơiđây là chỗ trừngphạt các tùnhân
trốntrại, tấtcả bị treo ngượcđầu xuốngđất phơinắng
chođếnkhi chết để làmgương cho kẻkhác. Các tùnhân trong
trại cóthể nhìnqua chấnsongsắt chứngkiến cáichết
thảmthương của những người cùng quêhương, cùng máumủ
và cũng cóthể cùng giađình, ruộtthịt!
Cuốicùng chúngtôi được hướngdẫn đếnthăm trạigiam
số 11. Nơiđây là tòaán đặcbiệt. Bướcvào là một phòng
trưngbầy đơnsơ có bàn làmviệc của sĩquan SS. Trêntường
vẫncòn bứcảnh bánthân của Hitler uynghi trong bộbinhphục
Ðứcquốcxã. Tòa lậpra cho đúng các luậtlệ của Ðức. Các
phạmnhân đượcmangvào trìnhdiện "quantòa". Saukhi
khai têntuổi, họhàng quêquán, chỉ trong vòng 5-10 phút
qualoa, quantòa sẽ đưara bảnán tửhình và phạmnhân được
dẫnra pháptrường ngay bênngoài (khoảngđất nhỏ ngăncách
trại 10 và 11) bắn tứcthì. Pháptrường là một khunggỗ
xốp mầuđen, hàngchục phạmnhân bị tróichặt vào
cộtgỗ; hàng trăm viênđạn từ đằngtrước bắntới,
nhiều xácngười bị bắn đứtđôi, đầu còn treo
lủnglẳng trên cộtgỗ! Rất kinhhoàng!!! Hàngngàn người đã
bị xửtử tạiđây, saungày trại được quânđội Ðồngminh
giảithoát chotớinay, ngàynào cũngcó hàngtrăm bóhoa của các
thânnhân từ khắpmọinơi trên lụcđịa Âuchâu gửitới đặt
trên pháptrường. Chúngtôi chứngkiến những bóhoa tươi đủmầu
mà tiếcthương cho những nạnnhân vôtội!
Ðặcbiệt có một trại dànhriêng cho người Gypsies trong
Auschwitz mà theo Hitler, họ là giốngngười đêtiện, cũngnhư
ngườiDothái, phải bị diệt tậngốc. Bắtđầu từ tháng
12 năm 1942 họ được chuyênchở thẳng từ các nước Âuchâu
đến Auschwitz sống trong những điềukiện cựckỳ dơbẩn,
thiếuthốn chođến mùaxuân năm 1944 khi bệnh thươnghàn
bộcphát trong trại thì tấtcả bị đưavào phònghơiđộc
chết trong nháymắt để phòngngừa bệnh lâylan sang nơikhác!!!
Trại 19, 20, 21 và 28 được mệnhdanh là
"Bệnhviện" của Auschwitz, nhưng các bệnhnhân gọi
là " Trại Cổngtrời" vì đâylà nơi các bệnhnhân
chờ ngay tại cổng để về ...chầutrời! Trong các điềukiện
thờitiết khắtkhe, vệsinh dơbẩn, ănuống khôngđủ,
thuốcmen thiếuthốn, chuyện về "chầutrời" chỉlà
chuyện tính bằng ngày, bằng giờ. Các Bácsĩ của SS
chọnlựa những bệnhnhân mà việc chữatrị hầu như
tuyệtvọng đemra làm convật hysinh để thử những thuốc
mới phátminh của các "đỉnhcaotrítuệ Ðứcquốcxã".
Ðauđớn vì những phảnứng phụ của thuốc, hiệuquả
của thuốc khôngthấy, trướcsau tấtcả cũng lại
về...chầutrời !
Khi Ðứcquốcxã nghĩrằng họ cóthể thua trong
trậnchiến với Ðồngminh, họ tìmcách xóabỏ tấtcả
chứngtích của tộiác đã gâyra bằngcách pháhủy những lòthiêungười,
những phòngchứa hơiđộc, đốt tấtcả những hồsơ, tàiliệu
để phitang. Trướckhi quânđội Ðồngminh tiếnvào giảiphóng
Auschwitz trong trại còn khoảng hơn một triệu tùnhân, đasố
bị giếtchết để ....bịtmiệng! 667 người cốgắng trốn
trại,270 bị bắt trởlại đem treocổ cho tới chết, số cònlại
trốnthoát được quânđội đồngminh cứusống vào ngày 27
tháng 1 năm 1945....
Cuộc viếngthăm trạitậptrung Auschwitz chấmdứt vào
khoảng 5 giờchiều, chúngtôi bước những bước nặngnề
ra cổngtrại, mỗingười mang một cảmgiác riêngtư mà khôngai
nói nênlời !
Vừa ratới cổngtrại chúngtôi gặp một đoàn gồm các sĩquan
trẻ gồm khắp các binhchủng của nhiều quốcgia hiênngang
trong bộquânphục đạilễ, huânchương xanhđỏ đeo đầy
ngực, trông rất uynghi, oaihùng, chắc từ một quântrường
nào gầnđó đến thăm và cũng để chứngkiến tận mắt
tộiác của chiếntranh, của thùhằn, của kỳthị!!!
Sángsớm hômnay, chúngtôi rời Krakow để đi Berlin thủđô
của Ðứcquốc, thămlại một thànhphố mà cáchđây đúng
60 năm biết baonhiêu chuyện vượtthoát kinhhoàng đã xẩyra
lành rúngđộng cảthếgiới....
Ngày 8 tháng 5 năm 1945 thếchiến thứ II chấmdứt, nước
Ðức bị cắtlàmhai phần ÐôngÐức và TâyÐức. Thànhphố
Bálinh nằmtrong lãnhthổ ÐôngÐức cũng bị chialàmhai: Ðông
Bálinh và Tây Bálinh. Ðông Bálinh bị chiếmđóng bởi
Hồngquân Sôviết, Tây Bálinh dưới sựkiểmsoát của quânđội
Ðồngminh gồm Mỹ, Anh, Pháp. Nếu TâyÐức càng ngày càng
pháttriển thì ÐôngÐức càng ngày càng suysụp, dưới chếđộ
Cộngsản các quyền tựdo cănbản của conngười đều bị
bópnghẹt, kinhtế càng ngày càng lúnsâu xuống vựcthẳm, hàngngày
có hàngtrăm hàngngàn người chạytrốn sang Tây Bálinh tìmtựdo.
Trong suốt 12 năm từ 1949 cho đến 1961 đã có 2.6 triệu
người ÐôngÐức trốnsang Tây Bálinh, đólà lýdo tạisao năm
1961 chínhquyền ÐôngÐức cho xây bứctường baoquanh thànhphố
Bálinh. Ðâylà một bứctường bằng ximăng cốtsắt dài
khoảng 96 miles cao hơn 11 feet, có khoảng 302 chòi canhgác,
số người bị lính ÐôngÐức bắn trọngthương trongkhi vượt
bứctường đitìm tựdo vào khảng 200 người, số bịbắn
chết là 192 người! Suốt từ ngày xây bứctường Bálinh
(13 tháng 8 năm 1961) chođến ngày bứctường đó sụpđổ
(10 tháng 11 năm 1989), hàngtrăm, hàngngàn người nghĩra đủ
mọicách để vượtqua bứctường, từ cách đào đườnghầm
dướiđất chạy từ bênnày sang bênkia, chođến cách dùng
khinhkhícầu, dùng passport giả, dùng máybay nhỏ, trốn trong
gầmxe...vânvân..! Nhưng đasố đều thấtbại! Saukhi bứctường
xây xong việc liênlạc hoặc giaothông giữa hai bên Ðông và
Tây Bálinh, của các nhàngoạigiao, của các nhàquânsự đều
phải qua 3 cổnggác ( checkpoints), nhưng tiệnlợinhất và
nổitiếngnhất là Checkpoint Friedrichstrasse còn gọi là
Checkpoint Charlie ( hai checkpoints kia là Alpha và Bravo).
Ngaysaukhi bứctường Bálinh bị giậtsập thì Checkpoint
Charlie cũng bị pháhủy vào ngày 22 tháng 6 năm 1990, trạmgác
của quânđội Ðồngminh tạiđây được đemvào việnbảotàng
Allied Museum ngay gầnđó cho côngchúng thưởnglãm! Ðể đánhdấu
một dữkiện lịchsử, mặcdầu bứctường Bálinh đã bị
pháhủy, nhưng ngườita cho sơn một lằn đỏ dài để
nhắcnhở cho thếhệ maisau rằng ởđây trướckia là bứctường
ônhục, lâungày, mầu sơn bị phainhạt chonên người ta
thayvàođó bằng gạch đỏ. Bứctường ônhục Bálinh bị chínhthức
pháhủy ngày 13 tháng 6 năm 1990, nhiều người mang về
những mảnhvụn của bứctường trưng trongnhà như một đồkỷniệm,
nhiều côngty bán đấugiá trên toànthếgiới những mảnhtường
lớn cưa cắt đủ mọi hình kỷhà thâuđược hoalợi đángkể!
Vì kẹtxe giữađường nên chúngtôi đến Ðông Bálinh thì
đã 8 giờtối, trời đang lúnphún mưa. Ðènđường đã
bậtsáng, đườngphố, hàngquán vẫn buônbán tấpnập,
thỉnhthoảng lại điqua những khudâncư, đườngphố rộngrãi,
hàngcây xanhmướt với những tênđường dàingoằng khó đọc,
khó nhớ . Chúngtôi về tới kháchsạn thì đã gần 8
giờtối chỉ kịp ăn một bữa qualoa rồi leolêngiường đánh
một giấc thẳngcẳng cho tớisáng hômsau.
Sáng hômnay chúngtôi đi một vòng thăm thànhphố Bálinh,
sựphânbiệt giữa Ðông Bálinh và Tây Bálinh khôngcònnữa,
khôngcòn ai nhậnra nếu không nhìnxuống mặtđường thấy
một lằn gồm hai cục gạch đỏ chạyvòng theo bứctường
ônhục ngàytrước. Một điều lýthú là cùng một chúngcư
nhưng dẫy bênnày thuộc Tây Bálinh mà dẫy bêncạnh lại là
Ðông Bálinh, chỉ cáchnhau một bứctường, dân hai bên nhìnthấy
nhau hàngngày mà không một lần bắttay nhau, không một lần
thămviếng nhau, bênnày bênkia như hai thếgiới xalạ! Sauđó,
chúngtôi được dẫn điqua Hotel Adlon, đây là một kháchsạn
của giớithượnglưu hay nóichođúng là của
"Celebrity". Kháchsạn nổitiếng từ ngày Michael
Jackson bế đứacon đứng trước cửasổ cho mọingười trôngthấy,
tấtcả dukhách đi ngangqua aiai cũng nhìnlên cái cửasổ đó
một lần cho... bỏghét!
Checkpoint Charlie bâygiờ chỉ là kỷniệm! Nhưng trướcmắt
tôi vẫncòn một trạmcanh nhỏ trên nóc dựng bảng " US
ARMY CHECKPOINT", đốidiện là bứchình thật to của một
anh lính ÐôngÐức trẻtuổi để cho mọingười biết phía
bênkia là Ðông Bálinh. Trướcmặt Checkpoint Charlie là lớp
baocát và những bóhoa đã khôhéo từ thời xaxưa còn sótlại
để tưởngniệm những người không maymắn cốgắng vượtqua
checkpoint tìm tựdo nhưng bị lính ÐôngÐức bắnchết.
Chungquanh Checkpoint Charlielà những gianhàng bán đồkỷniệm
gồmđủcả mũnón, quầnáo của Hồngquân Sôviết, của lính
ÐôngÐức, lá quốckỳ ÐôngÐức, quốckỳ Nga v...v..., nóilà
đồkỷniệm của thờixaxưa nhưng đều là đồgiả
mớitoanh made in... China ! Ngaybêncạnh Checkpoint Charlie là
Việnbảotàng sưutầm những ditích, hìnhảnh, tàiliệu về
đờisống bên Ðông Bálinh, về những cuộcchạytrốn tìmtựdo
kinhhoàngnhất trong lịchsử. Chúngtôi chứngkiến tậnmắt
chiếcxehơi nhỏxíu cổlỗsĩ mà thùng đằngsau đã được
sửasang thật khéoléo vừa chứa một người nằm coro trongđó.
Trêntường là bứcảnh chàng phicông láimáy bay từ Tây Bálinh
sang Ðông Bálinh đón côđào bénhỏ xinhđẹp, kếtquả của
cuộcvượtthoát lykỳ này là hai người đã làmlễcưới
tại một nhàthờ ở Tây Bálinh ngay bêncạnh bứctường ônhục:
Hômnay đámcưới... ngườita
Màsao thếgiới hoanca đónmừng!
Hômsau chúngtôi rời Bálinh đi Prague, thủđô của Cộnghòa
Czech. Czech là nửa vỡ làmhai của nước Czechoslovakia xưakia,
cơmkhônglành, can khôngngọt thìthôi " anh đi đường anh
tôi đi ...đường tôi". Cộnghòa Czech và Cộnghòa
Slovakia là hai nước độclập riêngbiệt, chẳng ai phải
"chucấp cho ai", mạnh ai nấy kiếmsống ... quangày!
Qua biêngiới Poland-Czech chưa đầy năm phút chúngtôi được
đóntiếp nồngnhiệt bởi các ..."chịemta". Từ trênxe
nhìnxuống là những cănnhà một tầng nghèonàn cũkỹ sansátnhau,
từ những cửasổ, cửaravào các nàngKiều Tiệpkhắc mặc
mọithứ quầnáo đủmầu, hởhang, cườitươi như hoa
vẫychào chúngtôi, nàng nào cũngnhư những tiênnữ đẹp khôngthuagì
các nàngKiều ở Red Line District bên Hòalan. Ông bạn Mỹ bêncạnh
tôi cầmlòng khôngđược buộcmiệng:
- It's Wonderful !
Mỹ mà, cáigì mà chẳng.... wonderful!
Chúngta aiai cũng đã một lần nghequa những mẫuchuyện
về mùaxuân Prague ( Prague Sping 1968), về cuộc cáchmạng
nhung (Velvet Revolution 1989) , về cuộclydị giữa hai dântộc
Czech và Slovakia ( Velvet Divorce 1992) mà tấtcả đều xẩyra
ở thànhphố thơmộng nhấtthếgiới : Prague.
Tôi đến Prague thì trời đã vềchiều, những tianắng
cuốicùng còn vương sótlại longlanh chiếu trên giòngsông
Vltava mỹmiều đã yếudần, câycầu Charles Bridge cổkính,
lộnglẫy mậpmờ inhình trên sóngnước, những duthuyền ngàyđêm
chở dukhách vẫn tấpnập tưởngchừngnhư khôngbaogiờ
ngừng, những cặp tìnhnhân thảbộ trên cầu đôngđúc như
trẩyhội hoađăng. Prague là chặng cuốicùng trong
chuyếndulịch các nước ÐôngÂu nămnay và cũnglà thànhphố
khôngthểnào khôngthể đếnthăm được. Sau nhiều năm
caitrị bởi Cộngsản, cũngnhư Budapest, Prague đang trênđà
hồiphục, tuynhiên chúngtôi cũngđược nhắcnhở nhiềulần
đềphòng bọnmóctúi, cướpgiật ngoàiđường .
Prague nổitiếng với những địadanh như Prague Castle,
Lesser Town, Jewish Quarter, Old Town, Charles Bridge, Astronomical
Clock..v..v. Giòngsông Vltava chiađôi thànhphố Prague làm hai
khu riêngbiệt nốiliền bởi câycầu cổkính nổitiếng
khắpthếgiới: Charles Bridge. Nói Charles Bridge là một câycầu
thì khôngđúng cholắm, mà phải nói đâylà Việnbảotàng
lộthiên lớnnhất thếgiới, với nhiều photượng quýbáu
khổnglồ từ nhiều thếkỷ trước, hai đầucầu là hai
cổngchào bằngđá kiếntrúc theo lối "gothic" rất vĩđại,
hai bên thànhcầu mỗi bên là 15 bứctượng cổ của các vĩnhân
Czech từ thờilậpquốc.
Hàngngày, khôngkể trờinắng, trờimưa, banngày, banđêm
từngcặp tìnhnhân dậpdìu dẫnnhau âuyếm quacầu với
những hứahẹn, những mộngmơ của cái thuởbanđầu lưuluyến
ấy chonên ngườiViệtnam ở Czech đặttên cho cầu này là
"Cầu Tìnhyêu" . Tôi đến "Cầu Tìnhyêu" vào
một buổichiều nắng chưa tắt hẳn, những cơngió từ ngoài
sông thổivào mátrượi, từngcặp rồi từngcặp tìnhnhân
taytrongtay dắtnhau quacầu, thỉnhthoảng họ dừnglại âuyếm
nhau, trao chonhau những nụhôn nồngcháy, những lờihẹnhò lãngmạn
hoặc chụp chonhau những tấmhình kỷniệm:
Quacầu ngả nón trông cầu
Cầu baonhiêu nhịp, tôi "sầu" bấynhiêu!
Khôngthuagì Paris, London, Budapest, Prague nổitiếng với
những caothủ trong giới gianghồ bốn túi, những víxáchtay
của các bà, các cô, những chiếc đồnghồ đắctiền của
các ông khôngcánhmàbay lúcnào khôngbiết. Tôi vừa đi trên
"Cầu Tìnhyêu" vừa "sầu" vừa lo khôngbiết
baogiờ đến... lượt mình!( Với kinhnghiệm từ Paris nên tôi
đềphòng rất ....cẩnmật !) Ðứng trên Charles Bridge kháchdulịch
cóthể thảhồn thưởnglãm cảnhđẹp hùngvĩ của Lesser
Town với những lâuđài nguynga tránglệ longlanh inhình trên bóngnước.
Từ Charles Bridge, xaxa là Prague Castle, một trong những lâuđài
vĩđại nhấtthếgiới được xây trên miếngđất rộng
7.28 hectares vào thếkỷ thứ IX bởi Hoàngtử Booivoj, dukhách
đến Prague Castle để chứngkiến nềnvănminh lâuđời
nhấtthếgiới còn tồntại nguyênvẹn chođến bâygiờ. Nhưng
trungtâm đôngđảo hấpdẫn nhiều kháchdulịch nhất ở
Prague phải kể đến Old Town Square nằm ngaysát Charles Bridge.
Old Town Square nhộnnhịp ngàyđêm khôngthuagì SOHO của London,
Las Ramblas của Barcelona, nếuphải sosánh thì Old Town Square có
phần trộihơn với những ngôi nhàthờ cổkính, những tòanhà
lộnglẫy, những cửatiệm buônbán tấpnập, dukhách cũng khôngthể
bỏqua Astronomical Clock đã tồntại từ hơn sáu trăm nămnay
mà tiếngchuông điểm mỗi giờ không sai một tíchtắc.
Nóiđến Prague là phải nóiđến những biếncố lịchsử
hàohùng của dântộc Czechoslovakia mà đángkể nhất là Mùaxuân
Prague ( Prague Spring), vào thờiđiểm mà dânchúng nổilên
biểutình chốnglại bạoquyền Cộngsản từ ngày 5 tháng 1
cho đến 20 tháng 8 năm 1968 đã bị hơn 200,000 quân của
khối Warsaw cùng 500 xetăng nghiềnnát, máu chẩy đầyđường
làmrúngđộng cảthếgiới, từđó Prague lạicàng làm
thếgiới chúý, chínhquyền Cộngsản càng ngày càng
xiếtchặt bàntay sắt, mãi chođến hơn haimươi năm sau,
một cuộccáchmạng "êmái" khác xẩyra, chỉ trong sáu
tuầnlễ từ 17 tháng 11 đến 29 tháng 12 năm 1989, sinhviên
họcsinh đã lậtđổ được chếđộ Cộngsản mà khônghề
mất một giọtmáu nên đượcgọilà Cáchmạng Nhung (Velvet
Revolution) dưới sựlãnhđạo khônkhéo của kịchtácgia
Valclav Havel. Prague trướcmắt tôi bâygiờ là thànhphố đẹp
khôngthuagì các thànhphố khác của ChâuÂu, cũng lâuđài
cổkính, cũng những ditích lịchsử hàohùng của hàngngàn năm
dựngnước, cũng những thắngcảnh nổitiếng trên
thếgiới và đặcbiệt hơncả, nếu ai là người yêuthích
âmnhạc thì Prague còn có " Lennon Wall".
Nếu hầuhết dân Berlin tủihổ vì Berlin Wall thì dân
Prague lại hãnhdiện với Lennon Wall, Lennon Wall đã gópphần
không nhỏ vào cuộccáchmạng nhung (Velvet Revolution) lậtđổ
chếđộ Cộngsản. Trongsuốt cuộcđời, John Lennon khônghề
bướcchân tới Prague, nhưng nhạc của John Lennon đãđược
các thanhniên namnữ, sinhviên họcsinh cahát suốt ngàyđêm
trong các cuộcbiểutình làm điênđầu chínhquyền
Cộngsản. Saukhi John Lennon mất vào năm 1980, mặcdầu bị
tuyệtđối cấmngặt, một ngôimộ giả vẫnđược dựnglên
ở sânsau của ngôinhàthờ cổkính xây từ thếkỷ thứ XIV
gần trungtâm thànhphố Prague. Hìnhảnh John Lennon được vẽ
chằngchịt trên tường chungquanh mộ, nhạc của John Lennon
được cahát ngàyđêm làm chínhquyền khóchịu, naonúng.
Nếu Việtnam có một Trịnh Công Sơn dùng âmnhạc làm nảnlòng
ngườinghe, làm khuynhđảo cuộcchiến, thì Prague có một
John Lennon làm điêuđứng cả chếđộ:
- Thế mớibiết sứcmạnh của âmnhạc!
Tôi rời Prague với biếtbao sựluyếntiếc, tiếcrằng đã
khôngđủ thờigiờ để ngắmnhìn một thếgiới mới đang
bừngsáng ở chântrời....
Bắc Giang
2004