Return to front page!


Trangtrước
Trangkế
VNY2K
Diễnđàn
Họcthuật
HánNôm
Sángtác
Sửký
Thamluận
Tuỳbút
Vănhoá
Viễnduký
Việtngữ2020
 

 

 
Nguyễn Du Có Thựcsự Hoài Lê?

Bắc Giang

 

Hômnay tìnhcờ mở một quyển sáchgiáokhoa nóivề truyện Kiều thấy tácgiả bànluận về tâmsự hoài Lê của cụ Tiên Ðiền làm tôi nghingờ , thấy có một điềugì bấtổn. Tôi khôngbiết sựthật cụ Tiên Ðiền mang cáitâmsự lạlùng đó haykhông? Tạisao cụ lại phải hoài Lê, nếucó hoài, có thương, có nhớ, có tiếc thì tiếc những ông vua giỏidang, tàiđức chứ ai lại đi tiếc cái Nhà Lê .. mạt đó! Ai chứngminh được tâmsự hoài Lê của cụ là sựthật, tàiliệu nào nói đến điều đó, giađình, bạnbè, hàngxóm,những người thânthuộc, có ai được nghe cụ thốlộ tâmsự đó chưa? Trong các bàithơ chữHán, chữNôm, từ ba tácphẩm viết bằng chữHán (Thanh Hiên Thitập, Nam Trung Tạpngâm, Bắchành Tạplục) chođến bốn tácphẩm bằng chữNôm (Thác Lời Trai Phường Nón, Văntế Hai Cô Gái Phườngvải, Văntế Thậploại Chúngsinh, Ðoạntrường Tânthanh) khôngthấy một câu, một đoạn nào mang ýnghĩa "hoài Lê", dù nghĩađen hay nghĩabóng, bài nào của cụ đã dám diễntả cái tâmsự " bấttrung" đó ?

Sách đã nói: " Trungthần bất sự nhị quân", là người đã đỗ đến tamtrường, từng đisứ sang Trunghoa, làmquan đến chức Ðôngcác đạihọcsĩ, cụ tất hiểu điềuấy hơnaihết. Là người xuấtthân nhohọc, tàihoa phongnhã, đầy khítiết thì càng khôngthể mang cái tâmsự vừa bấttrung vừa.. phảnloạn đó! Sởdĩ tôi gọilà tâmsự phảnloạn vì cụ khôngthể bắtchước những bọn đứng núi này trông núi nọ, làmquan, ăn bổnglộc của Triều Nguyễn mà dám tưởngnhớ đến Nhà Lê, (tội này nhẹ nhất là chémđầu không thì cũng truditamtộc), mà thựcsự Nhà Lê thờiđó chỉlà một Nhà Lê... mạt, với những Lê Chiêu-Thống nonyếu, bấttài, bấtlực, Lê Hiển-Tông ngồi làmbùnhìn trong suốt 46 năm, chẳngcógì đáng mà phải.. hoài, phải nhớ, phải mong, quyềnbính đã nằm trong tay Chúa Trịnh, Vua Lê chỉ ngồiđó làmvì, mọichuyện đều do phủ Chúa quyếtđịnh, bổnglộc đều do Chúa Trịnh banphát, vậy nếucó hoài thì hoài Trịnh chứ sao .. hoài Lê??? Nếucó hoài Lê đi chăngnữa là hoài cáithời xaxưa của vua Lê Thái-Tổ (1428-1533) đánhđuổi quânMinh dànhlại độclập cho nướcnhà, hoặc vua Lê Thánh-Tông một vị hiềntriết, thôngminh báchọc, chứ ai lại đi hoài cái ôngvua bạcnhược kia! Hơnthếnữa, đasố những người trong dònghọ cụ Tiên Ðiền đều phò Nhà Trịnh từ Nguyễn Nghiễm cho đến Nguyễn Khản đều được Chúa Trịnh vịnể, tindùng.

"Ăn cây nào rào cây ấy." Ăncơm của Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn mà cứ nằngnặc .. hoài Lê thì đúngra phải căngra đánhcho một trăm trượng mới hảdạ!!! Vảlại, trong Ðoạntrường tânthanh cụ cũng đềcao đạolý "trung, hiếu, tiết, nghĩa", cụ còn thấmnhuần tinhthần "trungquân áiquốc" của Mạnh Tử thì khôngcó một lýdo gì lại hoài Lê, lại ngấmngầm tỏvẻ bấttrung với Nhà Nguyễn!!! Nói vậy thì nói chứ có hoài ai đichăngnữa cũng khôngphải đứctính tốt của một chínhnhân quântử! Gán cho cụ Tiên Ðiền cái "bảnán" hoài Lê, tôi nghĩ, là hạnhục cụ chứ thậtra chẳngcó vinhdự gì, nếu cụ cònsống mà biết điềunày thì chắcchắn phải .. latrời!!!

Ðasố những sĩphu thời Lê Mạt điều biếtrõ Chúa Trịnh chuyênquyền nhưng vì chứctước, bổnglộc, địavị, danhvọng mà phải phò Trịnh. Khi Nhà Tâysơn mangquân ra Bắchà với danhnghĩa " Phò Lê, diệt Trịnh" thì hầunhư cả dònghọ nhà Nguyễn Tiên Ðiền đều chống Nhà Tâysơn bởivì đụngchạm đến quyềnlợi riêngtư chứ chẳngcó lýtưởng phò Lê gìcả! Việc cụ Tiên Ðiền định chạytheo Lê Chiêu- Thống sang Tầu (nhưng thấtbại) cũng chỉlà mộtcách mưutìm bổnglộc cho chínhmình chứ khôngphải vì trungthành, trungnghĩa! Nếunói là trungthành thì tạisao khônglo việc cầnvương cho đếnnơi đếnchốn màlại ra cộngtác với Vua Gialong???

Trướckhi chứngminh cụ Tiên Ðiền khônghề hoài Lê như ngườiđờisau gánghép, thiếttưởng nên lượcqua phần tiểusử và tìnhtrạng xãhội lúcđó.

- Cụ sinhngày 3 tháng 1 năm 1766 (tứclà ngày 23 tháng 11 năm Ấtdậu) , có sách đề năm 1765 tức là năm thứ 28 niênhiệu Cảnhhưng, nguyênquán Làng Tiên Ðiền, Huyện Nghixuân, Tỉnh Hàtĩnh, thânphụ là nhịgiáp tiếnsĩ Nguyễn Nghiễm, thânmẫu là bà trắcthất Trần-Thị Thấn.

- Năm 1771 : Anhem nhà Tâysơn khởibinh, Nguyễn Du được 5 tuổi.

- Năm 1776 : Tâysơn hạthành Giađịnh.

- Năm 1778 : Nguyễn Nhạc lênngôi vua tại Quinhơn.

- Năm 1782 : Trịnh Sâm mất, Trịnh Tông lênngôi Chúa cử Nguyễn Khản ( anhcả của Nguyễn Du) làm Thượngthư Bộ Lại, Nguyễn Du được 16 tuổi.

- Năm 1785 : Nguyễn Huệ đạithắng ở Phú Xuân. Nguyễn Du 19 tuổi đỗ tamtrường

- Năm 1786 : Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Trịnh vói chiêubài "diệt Trịnh, phò Lê". Nguyễn Du được 20 tuổi, " cóthể" khởisự viết Thanhhiên Thi tập.

- Năm 1788 : Nhà Lê mấtnghiệp , Nguyễn Ánh táichiếm thành Giađịnh.

- Năm 1789 : Quang Trung đạiphá quân Thanh, Vua Lê Chiêu-Thống trốnsang Tầu cầucứu, Nguyễn Du (23 tuổi) đang giữchức quanvõ ở Tháinguyên, khôngthể sang Tầu với Vua Lê, đành về làng Quỳnhcôi ở với anhvợ là Ðoàn Nguyễn-Tuấn loviệc cầnvương nhưng thấtbại nên về ẩnnáu tại Tiênđiền.

- Năm 1796 : Nguyễn Du dựđịnh vào Giađịnh cộngtác với Chúa Nguyễn, âmmưu bị bạilộ, bị nhà Tâysơn bắtgiam ba tháng. "Cóthể" cụ đã thainghén Ðoạntrường Tânthanh vào thờigian này. Nămnay Nguyễn Du đúng 30 tuổi. " Trảiqua một cuộc biểndâu". ( Một biểndâu= 30 năm)

- Năm 1797 : Nguyễn Du ẩndật tại Tiên Ðiền,

- Năm 1801 : Nguyễn Ánh hạ Thành Huế, qua năm sau 1802 hạ thành Thănglong thốngnhất sơnhà, lênngôi Hoàngđế niênhiệu Gialong, xuốngchiếu mời các cựuthần Nhà Lê trởlại làmquan. Ðếnđây bắtđầu cáikhúcmắc, đầumối cho những nghivấn vănhọc saunày. Sửliệu không ghi rõ cụ " bị" hay "được" ra làmquan (vì chỉ mộtmình cụ biết chuyện này) . Nếu "bị" ra làmquan thì tâmsự hoài Lê cóthể xẩyra, hoặc nếu vì ham bổnglộc, danhvọng, địavị mà "được" ra làmquan thì tâmsự hoài Lê coinhư khôngcó (chỉ do đờisau gánghép, bịađặt) hoặc nếucó thì cụ đángđể ngườiđời khinhthường, chêbai không xứngđáng là một kẻsĩ đã thấmnhuần tinhthần Khổng-Mạnh. Cụ lầnlượt nhậnchức trihuyện Phùdực (Tháibình), triphủ Thườngtín, Bốchánh Tỉnh Quảngbình.

- Năm 1805 : Vua Gia Long vời cụ vào Phúxuân bantước Du Ðức Hầu, "cóthể" cùng năm này cụ đã hoànthành tác phẩm Ðoạntrường Tânthanh.

- Năm 1813: Cụ được thăng Cầnchánh đạihọcsĩ, đồngthời được cử làm Chánhsứ sang Tầu

- Năm 1820 : Vua Gia Long bănghà, Vua Minh Mạng lênngôi, cụ được cử sang Trungquốc lầnthứhai, nhưng chưakịp đi thì bịbệnh mất vào ngày 16 tháng 9 năm 1820, hưởngthọ 54 tuổi. Bâygiờ chúngta bướcvào giaiđoạn cựckỳ khókhăn và tếnhị, đólà côngviệc tìmhiểu qua tácphẩm Ðoạntrường Tânthanh cùng các bàithơ chữHán, chữNôm và cuộcđời tácgiả xem thậtsự cụ Tiên Ðiền có mang tâmsự hoài Lê haykhông?

Ở các nước Tâyphương, việc nghiêncứu một tácgiả hay một tácphẩm theo tiếntrình hoàntoàn khoahọc vì họ có đầyđủ kiếnthức, phươngtiện, công, của để thựchiện tiếntrình này mộtcách toànhảo, vôtư . Côngviệc nghiêncứu, phêbình ở Việtnam gặpnhiều trởngại nhất là những tácphẩm cổ, chúngta thiếuthốn đủthứ về sửliệu, thânthế tácgiả, thờiđại tácphẩm thainghén, hoànthành cũngnhư chủđích của tácgiả khi sángtác muốn nóilên tâmsự gì. Nhiều tácphẩm vănchương của Việtnam nay đã bị tamsao thấtbản, mỗi bản in một khác, lạithêm dịchlại từ chữHán, chữNôm mỗingười tùytheo sựhiểubiết hạnhẹp, chủquan của mình, dịch khácnhau không đúng nguyênbản, đôikhi làmsai hẳn ýnghĩa của tácgiả, cókhi những điều chúngta biết về tácgiả chỉlà giaithoại, tụctruyền, không căncứ vào những tàiliệu vữngchắc. Một thídụ điểnhình là chođến bâygiờ chúngta biếtđược baonhiêu về nữsĩ Hồ Xuân-Hương, cóthật có một người đànbà tên là Hồ Xuân Hương, nếucó, thì thậtsự bà sinhra nămnào? Hay chỉ là ngheđồn, tụctruyền, giaithoại, truyềnthuyết, những bàithơ mà chúngta biếtđược cóthật là của một người tên là Hồ Xuân-Hương mà chúngta chiêmngưỡng haykhông, hay các cụ ta thờixưa hễ cứ thấy bàinào có vẻ "tục" thì gánđại cho Hồ Xuân Hương, lâudần từ đờinày sang đờikhác mặcnhiên những "gánđại" đó trởthành sựthật!!!

Ðólà một điều khókhăn cho côngviệc nghiêncứu vănhọc saunày. Trở lại Ðoạntrường Tânthanh, chúngta có ítnhất bẩy bản chữNôm và hai mươi mốt bản quốcngữ, mỗi bản đôikhi có nhiều chữ thật khácnhau từ cáchviết cho đến ýnghĩa, thí dụ, có bản in "Phongtình CỔ lục còn truyền sử xanh" bản khác in " Phongtình Cốlục còn truyền sửxanh" Có bản in " Ngựaxe như nước áoquần như NEN" có bản in " Ngựaxe như nước áoquần như NEM". Hoặc " Giatư NGHỈ (dấuhỏi) cũng thườngthường bậctrung" hoặc " Giatư NGHĨ (dấungã) cũng thườngthường bậctrung" Qua những sựkhácbiệt ấy chứngtỏ các cụta ngàyxưa không đặtnặng vấnđề bảotồn vănhóa, chúngta khôngcó những thưviện, việnbảotàng, trungtâm nghiêncứu, để gópnhặt, phânloại, bảoquản những tàiliệu lịchsử đưađến tìnhtrạng " rốiloạn vănhọc" như hiệnnay, ai muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết, kểcả những nhànghiêncứu, phêbình vănhọc, hầunhư những gì chúngta biếtđược về tácphẩm, tácgiả đềulà .. giảthuyết!!! Mỗingười như một ôngthầybói mù coi voi mà đưa một giảthuyết khácnhau làmcho lũ hậusinh lâmvào mêhồntrận! Một điều đaukhổ là những giảthuyết của những ông thầybói mù này lạiđược mangvào vănhọcsử, giảngdạy ở bậc trunghọc, đạihọc!!!

Muốn nghiêncứu một tácgiả phảibiết tácgiả đó sinh nămnào? Ởđâu? Giathế rasao? Hoàncảnhsống nhưthếnào? Tìnhtrạng xãhội lúcđó rasao? Chiếntranh? Hòabình? Ðờisống vậtchất, đờisống tinhthần, đờisống tìnhcảm. Tấtcả từ những chitiết nhỏnhặt thờiniênthiếu, lúc trưởngthành, lúc thainghén tácphẩm, lúc viết tácphẩm đều ảnhhưởng tới tácphẩm đó. Muốn vậy nhànghiêncứu, nhàphêbình phải xemxét cặnkẽ từng chitiết, nếucóthể đến tậnnơi tácgiả đó đãtừng sống, cănnhà tácgiả đó đã từng ở, từng điqua, tiếpxúc với dânđịaphương để biết những phongtục tậpquán còn rơirớt lại, những vănbản, những chitiết mà concháu, họhàng, làngxóm, bạnbè còn lưugiữ, tấtcả được đemvề dùng những phươngpháp khoahọc như phântích, tổnghợp, loạitrừ vv.. nhưvậy mới hyvọng -- tôi dùng chữ hyvọng -- có được tàiliệu THẬT và SỐNGÐỘNG về tácgiả đó. Chúngta khôngthể ngồi trên bànviết muốn viết sao, muốn vẽ voi, vẽ chuột rasao lũ concháu phải chịuvậy!!!

Với Ðoạntrường Tânthanh, chỉ giớihạn trong tâmsự "hoài Lê" của cụ Tiên Ðiền là một trườnghợp điểnhình. Hầuhết các sáchgiáokhoa của chúngta, các tàiliệu còn sótlại mà chúngta biếtđược đều nhaiđi nhailại cáitâmsự "hoài Lê" đó mà thậtsự cụ Tiên Ðiền CÓTHỂ KHÔNGCÓ! Là một người xuấtthân nhohọc, đã từng làmquan, đã từng là Cầnchánh Ðiệnhọcsĩ, đã từng làm Chánhsứ sang Trunghoa, đã hưởng biếtbao bổnglộc Nhà Nguyễn thì cụ Tiên Ðiền có gan to bằng trời cũng khôngdám có tâmsự đó vì các vuachúa thờixưa rất đanghi, chỉ hơi tỏvẻ bấtmãn, bấttrung là cóthể bị chémđầu nhưchơi! Ngượclại, cụ Tiên Ðiền rấtđược các vua Triều Nguyễn trọngvọng, tincẩn, chính Giáosư Thanh Lãng cũng phải xácnhận đọc hết các thơvăn của cụ từ chữHán sang chữNôm khônghề thấy một đoạn nào cụ Tiên Ðiền ghét Nhà Nguyễn, kểcả Nhà Tâysơn, hoặc tưởngnhớ Nhà Lê, hơnthếnữa cụ rất thíchthú trong thờigian làmquan phụngsự Triều Nguyễn, ngayđến lúc bịbệnh gầnchết, tưởng lạiđược phụngmạng vua đisứ lầnthứhai, nhưng chẳngmay bạobệnh quađời, chứngtỏrằng cụ chẳng hoài .. ai cả!!

Vua cho việc thì làm hếtmình hếtsức, tậntâm tậnlực, đólà ướcnguyện, tâmchí của kẻsĩ. Ngườiđờisau "gánđại" cho cụcái tâmsự giống tâmsự của nàng Vương Thúy Kiều, đã thềthốt với Kim Trọng mà phải rơivàotay Thúc Sinh, Từ Hải trong suốt mười lăm năm , cóthể hoàntoàn sailầm, vì nếu tâmsự đó có thật chăngnữa, cụ cũng chẳng dạigì bộclộ ra (để mangtội bấttrung) hoặïc ví mình với một "conđĩ" (câu của cụ Ngô Ðức Kế và Huỳnh Thúc Kháng) xấuxa đêhèn. Chúngta thấy năm 1786 cụ cũng đãtừng là một quanvõ ở Tháinguyên vậy tạisao không tự ví mình như Từ Hải :

Ðường đường một đấng anh hào

ítnhất cũng vinhdự hơnnhiều!

Viết một tácphẩm, nhấtlà đạitácphẩm như Ðoạntrường Tânthanh khôngthểnào hoàntất mộtsớm mộtchiều, một tháng một năm mà nhiềukhi trảidài từ nămnày qua nămnọ. Muốn biết cụ Tiên Ðiền có hoài Lê haykhông, chúng ta thửxem Ðoạntrường Tânthanh được thainghén hay bắtđầu viết từ nămnào, nếu thainghén từ trướckhi làmquan cho Nhà Nguyễn thì cógìđâu đểmà .. hoài!

Theo Trương Chính (đây cũng chỉ là giảthuyết) cụ Tiên Ðiền thainghén Ðoạntrường Tânthanh vào năm 1796 , lúc đó vừa tròn 30 tuổi , nên trong phần mởđầu Truyện Kiều chúngta thấy câu:

Trảiqua một cuộc bểdâu
Những điều trôngthấy mà đauđớn lòng

Trong sách "Thầntiên Truyện" có viết:

Tam thập niên vi nhất biến
Thương hải biến vi tang điền

Cónghĩalà trong đờingười cứ bamươi năm (tam thập niên) lạicó một lần thayđổi, biểncả hóathành ruộngdâu, ruộngdâu hóa thành biểncả. Ðạinam Quốcsử Diễnca cũng có câu:

Biểndâu biếnđổi cơtrời
Mà so Hồnglạc lâudài ai hơn?

Năm 1796 (cụ Tiên Ðiền được 30 tuổi) , cụ đã chứngkiến nhiều sựthayđổi tangthương ("Những điều trông hấy mà đauđớn lòng") từ cảnh thấtbại nhụcnhã của Vua Lê, Chúa Trịnh, đến loạn kiêubinh năm 1784, chuyện bănghà của Vua Quang Trung năm 1972, ngườivợ thânyêu của cụ mất năm 1795, tấtcả đã làm rungđộng tâmhồn cụ, vừavặn lúcđó cụ tìnhcờ đượcđọc Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà viết ra Ðoạntrường Tânthanh.

Sosánh tâmsự của cụ với tâmsự của nàng Kiều cóthể không ổnthỏa cholắm, nàng Kiều bỏ Kim Trọng lưulạc gianghồ suốt mườilăm năm quatay hết Thúc Sinh lại Từ Hải, luônluôn nhớvề mốitình xưacũ, còn cụ Tiên Ðiền mất Vua Lê, Chúa Trịnh nhưng năm 1796 đã ralàmquan cho Nhà Nguyễn đâu, vậy làmsao có tâmsự giống Vương Thúy Kiều được? (mãi chođến năm 1802 mới "bị/được" ralàmquan cho Triều Nguyễn). Nếu "bị" ralàmquan thì mayra còn hoài Lê, còn "được" ralàmquan thì chẳngcòn lýdo gì để hoài ai cả, chỉ hoài cái .. nồicơm!!!

Chínmươi phầntrăm tôi đoán cụ "ÐƯỢC" ralàmquan, vì cụ khônghề phànnàn, tráchmóc Nhà Nguyễn, cụ còn được Vua Gialong tindùng và thăngquan tiếnchức rầmrầm!!! Cũngcó nhiều giảthuyết đưara chorằng cụ Tiên Ðiền viết Ðoạntrường Tânthanh saukhi làmquan cho Triều Nguyễn, như tácgiả Ðào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn đoán Nguyễn Du viết saukhi đisứ về, dù trước hay sau, lúcnào đichăngnữa, nếu chưa tìmđược bằngchứng như dicảo, búttích, sửliệu, thì cũng chỉ là giảthuyết khôngthể quyếtđoán được!

Nếu đọckỹ Ðoạntrường Tânthanh chúngta cóthấy tácgiả trìnhbầy hoàncảnh thươngcảm, éole của nàng Kiều rồi nghĩ cụ Tiên Ðiền cũngcó hoàncảnh tươngtự cóthể sai, vì là một thisĩ mang tâmhồn đasầu đacảm, trước những bấtcông uấtức cụ mượn lờithơ để diễntả lại cái cảmxúc đó, chứ chưachắc đã muốn gửigấm gì trongđó! Tôi biết nhiều thisĩ trong vănthơ thì thanmây, khócgió, nhớnhung, thươngtiếc, nhưng sựthật ngoàiđời lúcnào cũng vui như tết, trong thơ thì:

Một chè, một rượu, một đànbà
Ba cái lăngnhăng nó quấy ta

Nhưng ngoàiđời lại là một người gươngmẫu, đạomạo, khôngthểnào ngờđược!

Trong suốt chiềudài của hơn bốn ngàn năm dựngnước, từ Ðời Hùng Vương, Nhà Ðinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn chođến thời cậnđại, biếtbao cuộc đổithay, biết baonhiêu thăngtrầm, các phenhóm, đảngphái thayphiên nắmquyền caitrị đấtnước, đasố sĩphu của chúngta chỉ phò .. thịnh chứ ít ai dại gì phò..suy! Gầnđây, nhấtlà dưới thời Phápthuộc biếtbao sĩphu ra cộngtác với chínhquyền thuộcđịa, họ là những người vănhay chữtốt, mộngước lấpsông vábiển, vìdân vìnước, nhưng thựcsự họ rất tínhtoán, thựctế chỉ nghĩđến quyềnlợi của giaicấp, của giađình, của cánhân, thơvăn thì caocả, đasầu, đacảm, nhưng tháiđộ chínhtrị lại xuthời, thỏahiệp, đầuhàng. Cụ Tiên Ðiền cũng chỉlà NGƯỜI không rangoài cái địnhlý thôngthường ấy! Nhưvậy chuyện cụ "được" ralàmquan cho Nhà Nguyễn và làm mộtcách hăngsay, đammê, được các vua Triều Nguyễn trọngvọng, khenthưởng là chuyện.. bìnhthường , chẳng dạigì ôm cáibụng trốngrỗng mà hoài cái Nhà Lê.. mạt đó!

Câuhỏi được đặtra là nếu thậtsự cụ Tiên Ðiền không hoài Lê, thì giảthuyết này từđâu mà có?

Ðiềubấthạnh là chúngta cũng khôngđủ tàiliệu để chứngminh ai là tácgiả của cáiquanniệm "quáigở" này, chỉ biếtrằng quanniệm này được mộtsố người tánđồng, trongđó đángkểnhất là những người đã ra cộngtác với chínhquyền Pháp mưutìm vinhthân phìgia, cóđược quyềnthế, tạođược thếđứng trong vănhọc, nhưng sợ thếgian chêcười, nên mượn Truyện Kiều cũng như cụ Tiên Ðiền để bàochữa cho hànhđộng "magiáo" của mình, tựví mình như Vương Thúy Kiều, gán cho cụ Tiên Ðiền cáinhãn hoài Lê cũng như họ, mặcdù làmcho Pháp nhưng vẫn mộtlòng tưởngnhớ đến tổquốc, condân Việtnam, những người đó phải kểđến Phạm Quỳnh, Tôn Thọ Tường, Nguyễn Văn Vĩnh, v.v...

Ðó cũng chỉlà tháiđộ của đasố kẻsĩ "thựctế", sốngtheo thuyết "quyềnbiến", "xuthời" mà chính trong Ðoạntrường Tânthanh cụ cũng nhiềulần catụng tháiđộ "chấpkinh tòngquyền" đó:

- Lần thứnhất khi Thúy Kiều bánmình chuộc cha, biết bánmình là hànhđộng xấuxa, nhưng vì đồngtiền trướcmắt, nàng tự bàochữa:

Saocho cốtnhục vẹntoàn
Trongkhi ngộbiến tòngquyền biếtsao.

-Lần thứhai sau khi Kim Trọng tìmđược Thúy Kiều, nàng muốn đitu cho trọnkiếp thì Vương Ông khuyêngiải:

Tuhành thì cũng phải khi tòngquyền

-Lần thứba xẩyra saukhi Kim Trọng tìmđược nàng, muốn táihợp duyênxưa chotrọn lờihứa lúcbanđầu (mườilăm năm trước) nên tìmcách dỗngon dỗngọt:

Xưanay trong đạođànbà
Chữtrinh kia cũngcó babẩy đường
Cókhi biến, cókhi thường
Cóquyền nàophải một đường chấpkinh

Nhưng nóichocùng, ta cũng không trách họ được, dù aiai đichăngnữa, kểcả chúngta, cả cụ Tiên Ðiền, cả nhũng kẻsĩ thờixưa, thờinay, đều chỉ biết "tòngquyền", cứ thấy đâu "ốpphơ gióp" thơm, tiền nhiều, thì chạy nhanh đến.. bắt , chỉ hoài cái.. nồicơm chứ chẳng hoài ai cả!!!

Bắc Giang

 

 


Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây 



WWW  VNY2K

   
   

HỌCTHUẬT


   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ

 

This website advocates the use of Vietnamese2020 and Vietnamese Unicode for a better way to  process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 và tiêuchuẩn Vietnamese Unicode vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com  | Ziendan.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com


For comments or questions, please email to webmaster@vny2k.com