Trịnh Nhật
Click
here to read the English version of this writing
Cáirăng cáitóc
Tôi không nhớrõ là mình tới Hoàlan lầnnày là lần
thứmấy. Chỉ nhớ mangmáng là được năm lần: ba lần từ
Anh, một lần từ Mĩ và lầnnày là từ Úc. Cuộc hànhtrình
đứtđoạn trảidài haichục năm tròn. Lầnnào đến cũng là
vì có bạn mà đến, nhớ bạn mà tới. Thăm người là chính,
vãncảnh là phụ. Một kiểu dulịch tốn ít, lợi nhiều,
rất Việtnam, nhấtlà ở vào những giaiđoạn đầu của
cuộcsống tịnạn. Nhưng tới Amsterdam lầnnày, ngoàichuyện
thăm bạn, viếngcảnh, tôi còn có một chuyện khác
chắcchắn là lợi nhiều: chuyện về nha, về răng. Chuyện
cuả một ngườibệnh đitìm thầythuốc, được đinằm
bệnhviện 'tư' chữatrị hai tuần miễnphí.
Ônlại lailịch hàmrăng cuả tôi kểtừngày mớilớn, thì
ở tuổi mườiba, tuổi cậpkê, ở cáituổi mà côcậu nào
cũng thèm soigương, thích làmdáng, làmđỏm. Với tôi, ở
tuổi này, ngoàichuyện obế chải cáiđầu, cáitóc bằng
'brillantine' bóngláng, tôi còn thích nhe hàmrăng cườiduyên
mỗikhi soigương. "Ôi, cáiđẹp làmsao là đôi hàmrăng!"
Nó trắng, nó tươi mát tuyệtvời! Chỉ có điều là răng hàmtrên
cuả tôi có hai chiếc răngcửa là răng bàncuốc, to bản,
nằm chềnhềnh trênđó. Ðãthế, chúng lại khôngchịu
nằmkhít bênnhau, mà lại để lộ một khehở bằng bềdầy
cuả một quetăm. Ông cụ thânsinh ra tôi, vốnlà nhà tửvi tướngsố
tàitử, bảorằng hở răng nhưthế là tướng cuả người
đạilãn, người làmbiếng. Cũngmay là chuyện hở răng cuả
tôi chỉ kéodài đâuchừng đôiba năm thì rồi 'răng hở
lại liền'.
Cá nằm trên thớt
Văn Ba lôira phòngmạch vào một ngày 'weekend', nghỉ làmviệc,
chụp năm tấmhình phimquangtuyến răng để xemtrước bằng máymóc
tốitân, hiệnđại, hiệu Siemens. Sáng Chủnhật 'tennis',
chiều lên 'ghếđiện'. Văn Ba, với Dung làmphụ (assistant),
cả cha lẫn con gái đều là Nhasĩ, saukhi đã chíchcho vài mũithuốc
tê, hơi đau, nhưng năm phút sau thì lợi têcứng. Ðốctờ Văn
Ba đã trám năm lỗ (holes) cuả năm cáirăng hàmdưới bênphải.
Phảinóilà khi ngồi vào chiếcghế nha-y, bệnhnhân coinhư là
'phómặc' thânphận cho đốctờ răng, thấy mình 'vulnerable',
mặccảm chớivới, vôphương chốngđỡ, nhấtlà khi
chiếcghế hạthấp phầnđầu xuống, nângcao phầnchân, chân
chổnglêntrời, thânmình cũng uốntới, nhướnlên theo, đồngthời
lại bị táhoảtamtinh vì đènchiếusáng dọivào mặt...
Bệnhnhân, hơn ai hết, lúcnày íthứcrõ thânphận 'cá nằm
trên thớt' của mình.
Tưởnglà chỉ trám xong là dứtđiểm côngtác trong ngày, nàongờ
thừathắng xônglên, và với sựđồngí cuả bệnhnhân, nhasĩ
gànhà liền chích thêm 'ba' mũi thuốctê, mà nói là 'một'
cho bệnhnhân đỡsợ, để nhổ một cáirăng hàmtrên trong cùng
bêntrái, vì răng đã bị sâu không hivọng cứuvãn. Sợ để
lâu cóthể sẽ bị nhiễmtrùng và làmcho mặt bị sưng. Văn
Ba rất mừng, còn cholà maymắn, khi nhổ chiếcrăng hàm ra
nguyênvẹn không bị gẫy hay chânrăng bị kẹtlại ởtrong.
Vì nhưvậy sẽ phải mổ, mất nhiều công hơn, và sẽ đauđớn
nhiềuhơn. Côngviệc hoàntất tốtđẹp. Chiếcrăng mới
nhổ được góilại, đựng trong hộpnhựa màuđỏhồng để
làmkỉniệm.
Chiếcrănghàm nhổ đã hết chảymáu khoảng một giờ sau
khi nhổ, nên khôngcần phải thay bônggòn thấmmáu. Ðể phòngkhi
hết thuốctê cóthể bị đau, Văn Ba đã chỉ cần cho uống
có một viênthuốc giảmđau thôi. Gần nửađêm nhasĩ
gọidậy cho ăn bún càri bò, do bà xã, cũng còn là nhatá, đã
nấusẵn. Ðồăn mềm, nên dễ nuốt.
Còn bốn chiếc răng hàmtrên, rụng đốixứng nhau, trongđó
có hai răngnanh, thì rồi sẽđược trồng bằngcách làm
khung (frame), tứclà có móc bằng kimloại thứ tốt. Nghenói
làmkhung bảođảm hơn làm bắccầu (etching bridge) vì khi làm
'bắccầu' mà những chiếcrăng kếcạnh khôngcòn đủchắc
để kìm chiếcrăng giả vào chỗtrống, thì toànbộ răng
chỗ đó khônggiữđược lâu. Riêng còn một chiếcrăng
cửa hàmdưới, thì cóthể làm 'bắccầu' dùng kimloại được.
Chiếc răng này, trước đây một năm đãđược một nhasĩ
ở Sydney làm dínhlại với hai răng nằm kế bên bằng
chấtdẻo 'resin' dínhcứng, thì mới đây vì cắnphải xươnggà,
đã bị gẫyrụng. Văn Ba cũng đã đánh sạch răng, và mài
mỏngbớt hai chiếcrăngcửa hàmdưới kếcạnh chiếcrăng đã
rụng để khi làm 'bridge', kimloại sẽ bámdính hơn.
Mềm trước cứng sau
Phòngmạch cuả nhasĩ (tiếng Hoàlan: 'nhasĩ' là 'tandarts') có
hai ghế, thì hai cha con thayphiênnhau làm. Ðốctờ Văn Ba làm
cảngày những ngày Thứba, tư, năm, còn những ngàykhác làm
buổisáng, nửa buổi, tới Phòng Nhasĩ công chữa cho
họcsinh trong trườnghọc. Một buổichiều theo nhasĩ vào phòngmạch
lấy mẫu hàmrăng (tiếng Hoàlan kêu bằng 'lepel', nghiã là
'cáimuỗng') -- tạm gọi là mẫulõm -- cả hai hàm, dùng
chấtdẻo 'alginate impression material'. Gọilà chấtdẻo là
chỉ dẻo, chỉ mềm lúcđầu thôi, nhưng sau khi đưavào
miệng để lấy mẫu hàmrăng bằngcách lấy bàntay ấn,
miếtvào răng để răng in hìnhlõm trênđó, thì trongvòng chưađầy
một phút chấtdẻo sẽ cứnglại.
Sauđó, Văn Ba cho lên xenhà loại BMW, đưatới 'Amsterdams
Dental Laboratory' cáchđó chừng mười phút láixe để cho nó
làm hai việc: một là đo màu (colour) răng, hai là đo khuôn
(mould) làm dụngcụ lấy mẫu chínhxác hơn cho lần lấymẫu
răng kếtiếp. Việcnày thôngthường nhasĩ đâucó 'thânchinh'
đưa bệnhnhân đi 'Labo' nhưvậy, nhưng đây là bệnhnhân đặcbiệt
nên được dành ưutiên, đượccho đi biếtđó biếtây. Ðược
gặp đốctờ răng người Hoàlan dángcao, tóc đã ngảmàu
muốitiêu, nói 'xixô' tiếng Hoàlan với đốctờ gànhà
mộtlát. Sauđó, bệnhnhân được đưavào một phòng có
ghế nha-y ngồi đợi chưađầy một phút thì có một cô Áđông
mặt sáng như gương, đeo kính, mặc áo 'white uniform'
trắngphau, nhanhnhẩu, lịchsự nói 'bíbô' tiếng Hoàlan làm
bện nhân nghe cứ như 'vịt nghe sấm'. Có cảmtưởng cô nói
rấthay, rấtchuẩn. Sau đượcbiết cô là người gốc 'Indo'
và chắc là sinhđẻ ở nơi này. Namdương trướcđây là
thuộcđịa cuả Hoàlan mà! Nghe loángthoáng hiểuđược đôichút
là cô nói: "Nếu là người Việtnam thì cùngchung
mộtgốc là từ vùng ChâuÁ đến". Cô là nhânviên Phòng
Thínghiệm tới đo màu răng.
Ra phòngmạch lúc 1 giờtrưa đểcho nhasĩ lấymẫu hàmrăng
lần thứhai saukhi 'Labo' đã làmxong mẫurăng hai hàm --
tạmgọi là mẫulồi bằng thạchcao. Giátrị cuả mẫulồi
này là để từđó ‘Labo’ làm hai khuônhình vòngcung bánnguyệt
để chụplên hàmrăng. Nay cóthể hiểuđược là cáikhuôn hìnhcong
bánnguyệt tiếng Hoàlan 'lepel' có nghĩa là 'cáimuỗng, cáithìa'?
Từ khuôn hìnhbánnguyệt đó nhasĩ cóthể dùng chấtdẻo
'alginate impression material' để lấy mẫurăng hoànchỉnh hơn.
Tronglúc thihành phậnsự, đốctờ Văn Ba luônluôn có cô
phụtá ngườibảnxứ tócvàng, tuổi độ đôimươi có lẻ,
loayhoay làm việcnày việcnọ, nói líula líulo. Nghe tiếng Hoàlan
traođổi qualại giữa nhatá và nhasĩ vèovèo bên tai, bệnhnhân
gốc Mít bèn nói xiávô, ráng gò đúnggiọng Hoàlan, hỏithăm
xem côđầm 'caolớn đẫyđà' người NướcLỗ (Holland) cóbiết
anh Pieter van den Hoogenband và chị Inge de Bruijn là ai không?
Với nụcười đầy sảngkhoái, cô nhatá nói lậplại chođúng
tên cuả hai lựcsĩ bơilội Hoàlan, nổitiếng được nhiều
huychươngvàng ở Sydney Olympics 2000.
Tiếntrình lấymẫu lần thứhai gồmcó: đặt chấtdẻo
trong khuôn, rồi nhét khuôn vào miệng, lấy bàntay ấn vừađủ
mạnh vào hàm, miếtchặt chấtdẻo xuống theo từng chiếcrăng
để lấy một mẫulõm. Lầnnày khuônhình vòngcung mới lấy
từ ‘Labo’ đem đưavào hàm thì nó sẽ ănkhớp khítkhao hơn,
tránhđược trườnghợp banđầu cóthể bị cấnvào lợi, vào
nướu làmđau nếu vòngcung hẹp quá, hay nếu vòngcung rộng
quá thì việc lấymẫu sẽ khôngđược chínhxác. Lầnnày
chấtdẻo dùngcho hàmtrên bằng màuhồng, là loại khi đóngcứng
khó lấyra hơn. Ðiều này rấtđúng, vì cólúc nhasĩ gànhà
tháo mẫu màuhồng này ra, đã có cảmtưởng cả hàmrăng trên
cuả mình bị lôitheo luôn. Còn chấtdẻo dùng cho hàmdưới
là chấtdẻo màuxanhrêu, nghenói là chất caosu đànhồi, nên
khi chấtdẻo đóngcứng rồi, muốn tháo khuôn ra cũng dễ, và
làm mẫulồi bằng thạchcao cũng chínhxác hơn.
Còn ai trồng khoai đất này?
Một chuyến dulịch tốn ít, lợi nhiều đã đưa tôi sang
chữarăng tại Hoàlan hai tuần bằng 'tình cho không biếu không'.
Tổnphí trả cho 'Labo' cho hàmrăng trên của tôi tính ra tươngđương
với hơn 100 bữa ăn 'MacDonalds Big Mac' có thêm 'French Fries' và
một ly 'Coke' bự. Tiền này là tiền tôi lãnh trọngói,
chứ thửhỏi "Còn ai trồng khoai đất này?"
Trịnh Nhật
Amsterdam 2001
Click
here to read the English version of this writing