Return to front page!

One-time fee web hosting!


Trangtrước
Trangkế
VNY2K
Tin Thếgiới
Tin ÐôngnamÁ
Tin Lưutrữ
Thamluận

.

Họcthuật
Việtngữ2020
HánNôm
Từnguyên
Sửký
Vănhoá
Sángtác
Viễnduký
Tuỳbút
TìnhThơ
Thưgiãn
Diễnđàn
 

 

 
Phiếmluận
về thơ Hồ Xuân Hương

Bắc Giang

 

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ

Tôi khôngphải là thisĩ, cũng chẳngphải là ..nhàthơ, phòng thơ, hay building thơ gìcả nhưng cứ mỗilần đọc hai câu trên là..tức lộnruột, huyếpáp lên hừnghực. Ðấylà tôi đang sống ở một xãhội vănminh của thếkỷ thứ haimươi mốt với quanniệmsống thật phóngkhoáng, cởimở, namnữ bìnhquyền, nếukhôngmuốnnói trọng nữ, khinh nam. Ðiều làm tôi khóchịunhất là tháiđộ ngạomạn, trịchthượng của tácgiả khi dùng chữ "chị" trong thơvăn của mình, nghe nó ..tức anhách làmsaoấy! Tôi đã đượcđọc rất nhiều thơ từcổ chíkim, từđông sangtây mà chưahề thấy bấtcứ một tácgiả nào dám ..ngôngcuồng như bà Hồ Xuân Hương. Thử tưởngtượng nếu bà Ðoàn thị Ðiểm hay bà Huyện Thanh Quan cũng xưng CHỊ thì còngì là thểthống, khuônphép nữa? Ngượclại giòngthờigian vàitrăm năm trước, các cụta với quanniệm cổhủ:

Nhất nam viết hữu
Thập nữ viết vô

bà Hồ Xuân Hương đã.. phạmthượng mộtcách nặngnề, nếu có đihọc (bà bỏ học năm 13 tuổi vì bố mấtsớm) và được đithi chắc bà cũng sẽ cùng sốphận với biếtbao sĩtử thờiđó:

Thi không ăn ớt thế mà cay!

Vì đã phạmhúy, phạm trườngqui, dám khinhthưòng các cụ ..taito mặtlớn, bằngcấp đầymình, vănthơ lailáng! Ðiềuđó cũng dễhiểu tạisao là một nữsĩ cótài, cũng có chồng là quan Triphủ (ông Phủ Vĩnh Tường) mà bà khôngđược trọngvọng, ngồi chiếu trên, thơvăn khôngđược làm khuônmẫu giảngdạy trong các trường trunghọc như bà Huyện Thanh Quan, Bà Ðoàn thị Ðiểm. Hơnthếnữa, bà có hai đờichồng là ông Tổng Cóc:

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn năm khôn chuộc dấu bôi vôi.

và ông Phủ Vĩnh Tường:

Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi
Chôn chặt văn chương ba thước đất
Ném tung hồ thỉ bốn phương trời
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi
Hăm bảy tháng trời là mấy chốc
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!

Mà bà khôngbaogiờ được vinhdự mang tên chồng trong lốixưnghô thôngthường của ngườiViệtnam khi lậpgiathất, hoặc chứctước mà đứcôngchồng đãcó trong xãhội như bà..Tổng Cóc hoặc lịchsự hơn nữa : bà Phủ Vĩnh Tường, cũng như bà Huyện Thanh Quan, mà gọi bằng một cáitên tục cộclốc: Hồ xuân Hương!

Tôi thấy ởđây có sự ..unfair của các cụ thờixưa. Nếu giảdụ bắtđầu ngàyhômnay, từ dòngchữ này tôi gọi bằng ..bà Tổng Cóc chắc chẳng ai biết tôi muốn nóiđến nhânvật nào trong vănhọcsử Việtnam, mà còn làmtròcười cho thiênhạ! Nóiđến sựnghệp vănchương, phải thúthật, mặcdù các cụta bềngoài không tánthành cholắm nhưng tronglòng vẫn nểphục với lối làmthơ lãngmạn, dídỏm, chuachát, mỉamai, tiếulâm (nếu khôngmuốn nói là hơi..tục), một trườngphái mà bà là Giáochủ mà khôngcó giáodân! Với hai đờichồng đều làm quan lớn, không concái hủhỉ lúc tuổigià, đếnkhi chồng chết lại trắngtay mở quánnước bênđường mưusinh quangày, phải nói bà không những là người vănhay chữtốt mà cònlà người biết tựlập, tháovát, khôngphải là những conkýsinhtrùng lúcnhỏ sốngnhờ chamẹ, lớnlên nhờ chồng, chồng chết nhờ con! Trong cuộctranhsống hàngngày, một thângái "dặmtrường" quanhquẩn bên quánnước bà đã gặp biếtbao vănnhân thisĩ đươngthời mượn trà, mượn rượu tántỉnh, suồngsã như trườnghợp ông Chiêu Hổ và đã bị bà chọcxỏ:

Anh đồ tỉnh, anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Này này chị bảo cho mà biết
Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay!

Cáihay của thơ là bà đã dùng tên Hổ (tức là Hùm) để chỉ cái "ấy", địadanh khôngđược thanhtao cholắm! Và cũng cáihay của bà là đã phảnkháng một cách mãnhliệt rất.. nghệsĩ!

Này này chị bảo cho mà biết
Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay!

Không như congái thờinay chỉ biết ..say NO! NO! mộtcách yếuớt!

Nóivề cuộctình của nữsĩ với ông Phủ Vĩnh Tường (chỉ vỏnvẹn có 27 tháng) tuy ngắnngủi nhưng cũng nhiều giaithoại, điểnhình là trong một ngày ông Phủ vắngnhà, có ngườiđànbà tên Nguyễn thị Ðào đệđơn lên quanphủ xin lydị để lấychồng khác, sau một hồi trahỏi, lại gặplúc thihứng tràntrề, bà phóngbút chấpthuận:

Phó cho con Nguyễn thị Ðào
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?
Chữ rằng "xuân bất tái lai"
Cho về kiếm chút, một mai kẻo già!

Tôi thíchnhất lốidùngchữ hómhỉnh, dễthương của bà trong thơ mà hầunhư ítcó thisĩ nào cókhảnăng đưavào thơ của mình nếu khôngcó một bộóc vừa thôngminh vừa khôihài như chữ "khéokhéo" rấtư ..bắckỳ trong:

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

hay chữ "kiếmchút" nửaúp nửamở làmcho ngườiđọc phải dùng trítưởngtượng mộtcách thíchthú trong:

Cho về "kiếm chút" một mai kẻo già!

hoặc chữ "leolẻo" bìnhdân, quêmùa. Tôi mở tựđiển của Ðào Văn Tập, Nguyễn Văn Khôn, Ðào Duy Anh.. vânvân và vânvân, cũng không tìmra chữ "leolẻo" mà chỉ thấy mấy chữ leocây, leotrèo, leolét vôduyên!

Riêng đặcbiệt với ông Cống Sinh vừa mới thiđỗ, xinphép làmthịt trâu khao hàngxóm lánggiềng , bà phê trên đơn:

Người ta thì chẳng được đâu
Ừ thì ông Cống làm trâu thì làm!

Chữ "ừ thì" ởđây lại rất thânmật, giảndị, không kháchsáo thườngdùng cho những người nganghàng -- trong trườnghợp này bà Phủ Vĩnh Tường cho ông Cống Sinh được nganghàng về phươngdiện chữ nghĩa -- khácvới trườnghợp "con" Nguyễn thị Ðào, một đứa nôngdân nghèohèn vôhọc:

Phó cho "con" Nguyễn Thị Ðào

Nóivề tài ứngđối thơvăn của bà, chắc khôngai cóthể sánhbằng, vừa lanhlẹ, vừa dídỏm. Truyện kể một hôm nữsĩ đichơi gặp trờimưa trượtchân ngã , người lấmlem, chân xõngxoài dướiđất, hai tay giơ lêntrời, bạnbè, kháchkhứa đượcphen cười thỏathuê, bà từtừ đứngdậy đọc hai câuthơ chữathẹn:

Dang tay với thử trời cao thấp
Soạc cẳng đo xem đất vắn dài.

Nếu ở trườnghợp các côgái khác, chắc vì mắccở sẽ đứngdậy .. khócròng, hoặc bỏchạy mộtmạch vềnhà máchmẹ! Nhưng thơ Hồ Xuân Hương được nhiều người bếtđến và làmđềtài tranhluận từ trămnăm nay khôngphải là những bàithơ trên mà là những bài thanh-tục, tục-thanh như bài "Quảmít" , " Oác nhồi", " Ðánhđu", " Ðèo BaDội" ...

Thúthật, nếu bâygiờ cho tôi viết tậplàmvăn với đềtài " trò hãy tả quảmít" chắc tôi õ..bítịt chứ chưa cầnphải làmthơ tả quảmít! Nữ sĩ chỉ với 4 câu ngắnngủi đã diễntả đượchết quảmít mà lạicòn làmcho ngườiđọc liêntưởng đến "những chuyện" thầntiên đã bị.. dồnnén từ baonăm trong tâmkhảm:

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mắn mó, nhựa ra tay!

Tuyệtvời, tôi chưathấy ai tả quảmít mộtcách đầyđủ nhưvậy, từ da xùxì, đến múi dầycơm vàngóng. Ngàyxưa ở nhàquê ta, các cụ mỗilần hái quảmít từ trên cây xuống thường lấy cọctre đóngvào cuống rồi phơinắng cho nhựa trắng chẩy hết ra mới đem bócvỏ, lấy từng múimít béongậy thơmphức mà ăn. Hômnay ngồi đọc thơ Hồ xuân Hương mà thèm rỏrãi! Có một điềulạ là khônghiểu tạisao khi tả "quảmít" hay con "ốcnhồi" nữsĩ đều liêntưởng đến người.. quântử:

"Quân tử" có thương thì đóng cọc

và bây giờ thì:

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Ðêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
"Quân tử" có thương thì bóc yếm
Xin dừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

Tôi thấy bài này cóphần hayhơn bà trên ởchỗ tả một conốcnhồi đen thuithủi ngàyđêm bòlê bòcàng trong đám cỏ hôitanh, bẩnthỉu mà vẫn có người thươngyêu, trìumến, dùng tay ngóngoáy chẳng sợ.. hôitanh mùi bùn! Ngườiấy đâuphải là thườngdân quêmùa mà lạilà một đấnghiềnnhân quântử! Tôi định xemlại Ðạo Ðức Kinh để tìm địnhnghĩa về người quântử của Ðức Khổng Phu Tử nhưng bậnquá lạithôi, nhờ các bạn trakhảo hộ xem người QUÂNTỬ có dư thìgiờ làm chuyện bócyếm, đóngcọc tầmthường ấy không?? Nói đến "bócyếm" tôi lại nhớ hai câu thơ đã đọcđược đâuđó từ thuởnhỏ:

Ngày xưa, ngày xửa, ngày xưa
Mẹ tôi yếm thắm lên chùa đọc kinh

Các côgái thờixưa thường đeo yếmthắm xanh, đỏ trông rất đẹpmắt trong bộ áo tứthân với chiếc nónquaithao lộnglẫy mà có ai đòi "bócyếm" mộtcách côngkhai nhưthếnày đâu!! Trởlại chuyện ốcnhồi, ngàyxưa cònbé tôi ít đượcăn ốcnhồi vì mẹ bảo ốcnhồi nhiều thịt béongậy, đắttiền nên mẹ thường đichợ mua một rổ ốcmút cảnhà mút xìxụp vuitai, hơn nữa ăn ốcmút giảndị hơn, chỉviệc cầm cáikìm nhỏ kẹp bể "cáilỗtrôn" rồi đổ nướcmắmgừng pha tí ớt xong, cholên miệng mút cái .."chụt" là thấy thấmthía đến cả lụcphủ ngũtạng! Têmê tới tận trờixanh!

Cái ngày còn mài đũngquần trong các lớp đệngũ, đệtứ, tôi đượchọc bài "Qua Ðèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan, sựthật khôngcógì xuấtsắc lắm nhưng muốn có điểmcao cứ phải khenlấy khenđể, thựcra bà Huyện thấygì tảnấy, như thấy concóc trong hang nhẩyra, ngồi đó, nhẩy đi, rồi lại ngồi đó, thì làmsao cóthể sosánh với bài "Ðèo BaDội" của Bà Phủ Vĩnh Tường, rất vívon, nhẹnhàng, thanhthoát, hómhỉnh, tượnghình, tượngthanh. Chúngta thử theogót Bà Huyện Thanh Quan đến ÐèoNgang vào một buổichiều, mặttrời xếbóng, nhìn phongcảnh baola, hùngvĩ của sôngnúi, những tianắng vàng yếuớt xuyênqua từng kẽ lá phảnchiếu trên mặtnước longlanh của một consuối rócrách chẩy, tạothành một bứctranh sơnthủy tuyệtvời, âmthanh dịudàng, tâmhồn ngườithơ như chìmđắm trong cáiđẹp mơmàng của buổihoànghôn. Vậymà Bà Huyện chỉ viếtđược:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Nhìn xuống dưới thung lũng thấy cỏ cây hoa lá chen chúc mọc, bà đề:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Xa hơnnữa vài chútiều ốm-o gầycòm đang lomkhom làmrẫy:

Lomkhom dưới núi tiều vài chú

Chungquanh vài cănnhà lácđác trên bờsông:

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Thúthật tôi chẳngcó mộttí.. feeling nàohết!! Làmthơ nhưvậy ai làm màchảđược!! Ta hãy để tâmhồn lắngđọng lại, tưởngtựơng mình đang đivề miềnquê ngoạncảnh, qua miềnđồinúi hươngthơm ngàongạt, xaxa conđườngđất nhỏ uốnkhúc chạy xuyênqua hết đèo này tới đèo khác lêncao bấttận, bà Phủ Vĩnh Tường đãphải dùng ba lần chữ "một đèo" để tảcảnh nonnước hữutình trùngtrùng điệpdiệp này của Ðèo BaDội:

Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạo cảnh cheo leo

Ðếnđây kháchlữhành xinhãy dừngchân ở một quánnước bênđường uống ly tràxanh nónghổi, nhìnlại conđường cheoleo vừa trèolên mà tự khen thầm "mình còn dẻodai lắmchứ! ". Khác với bà Huyện , bà Phủ đến Ðèo BaDội lúc bìnhminh, mặttrời bừngsáng mởra một vũtrụ mênhmông tươimát, tiếng chim hót líulo trêncành chàomừng một ngày mới, những cánhhoa muônsắc đuanhau nởrộ như muốn quênđi cơnbãolốc đêmqua, đâuđó còn sótlại vài cành thông còn rơi tơitả điểm những giọtsươngmai trắngxóa longlanh trên cànhliễu usầu!

Lắt lẻo cành thông, cơn gió thốc
Ðầm đìa lá liễu giọt sương mai

Ai qua cảnh ÐèoBaDội nênthơ hữutình nhưvậy mà không xúcđộng, làmngơ chođược:

Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.

Cũng chẳngphải hiềnnhân quântử , đến như kẻphàmtục như chúngta cũng vẫn muốn trèo để thưởnglãm cáiđẹp, cái nênthơ của tạohóa!! Tôi rấttiếc khôngcó tài làmthơ để cóthể họa lại bài này, và tôi cũng chưađược đọc bàithơ nào từđông sangtây tảcảnh " trèo đèo" hay như thế, tìnhtứ , lãngmạn nhưvậy. Ðỗ Phủ, Lý Bạch, Thôi Hiệu .. làmsao sánhbằng! Quả thật thiêntài như Bà Phủ chỉcómột.

Tôi khôngbiết phải viếtgì để kếtluận cho thiên phiếmluận này, khen, chê là côngviệc của những nhàphêbình vănhọc nghệthuật, nhưng dùsao chăngnữa ta cũng thấy sựthiênvị rõràng giữa hai bà một Phủ, một Huyện, cái lỗi rànhrành của bà Phủ Vĩnh Tường là khôngchịu theo khuônphép do các cụ đặtra cho "nàngthơ" nên mới ra nôngnỗi này!

Bắc Giang

 


Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây Ziendan.com 



WWW  VNY2K

   
   HỌCTHUẬT
   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ

 

This website advocates the use of Vietnamese2020 and Vietnamese Unicode for a better way to  process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 và tiêuchuẩn Vietnamese Unicode vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com  | Ziendan.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com


For comments or questions, please email to webmaster@vny2k.com