.
Hìnhnhư Là Ngàyxưa
Phan Cung-Nghiệp
Thưở mười năm trước tôi còn nhỏ
Xuôingược mười năm thấy đã già.
Hồiấy Bồngsơn còn nghèo lắm. Một dãyphố tồitàn, nhàtranh nhàngói lụpxụp. Câycối còn mọc nhiều trong
thànhphố, xanhum. Tôi nhớ mangmáng hìnhnhư con đườngchính của thịxã chưa được trảinhựa hoặc đãđược
Pháp trải rồi mà loanglỗ, hưhỏng. Nhưng cứ biếtbao mỗi mùamưa, mỗilần đihọc về là phải lộinước vầngbẩn
lên gầntới mắtcá. Đốivới những ngườilớn là một điều khác tôi khôngcầnbiết, còn riêng tôi (hay với bạnbè nhỏ)
đólà một sự vôcùng thíchthú. Khônggì sungsướng và vuithích chobằng lộinước, mặckệ nước bùn. Vào
mùalụt, nước ngập đườngphố ngườita phải chốngxuồng để đilại hoặc thinhau lộilõmbõm. Mùamưa giờ đang
qua càng nghĩ tôi càngthêm nhớ quắcquay thèmmuốn, tiếcnhớ. Những buổi trờimưa, tôi cởi trầntruồng chạy
từ đầuphố đến cuốiphố tắmmưa lạnh cả buổi. Những chiếcthuyền giấy được thả trôiđi như những cọngrác,
nhìntheo để lòng lânglâng niềmvui vuvơ và bùingùi tiếcnuối.
Hồiấy nhàtôi vẫncòn dãy nhàsau lợp bằng tranhkhô, chỉ riêng phíatrước mới lợpngói và tô nền ximăng
màthôi, vì lúc ấy nhàtôi hãy còn nghèo lắm. Trướcnhà treo một bảnghiệu thuốcbắc ghi chữ Dũsanh cũkĩ với
mảnhgỗ nhỏ mục èouột. Tôi còn nhớrõ dánggầy ba tôi mỗingày đạpxe chởthuốc lên tận Thiếtđính hay
Kimsơn để bán. Má tôi trôngcoi một hàng tạphóa nhỏ và mấy đứaem.
Năm tôi chín tuổi, học lớpba trường tiểuhọc cộngđồng. Mỗingày đihọc vào buổisáng, má tôi cho một đồngbạc
để mua ổbánhmì thịtkho, và lén dúi trong túi tôi một đồngbạc khác để ănquàvặt thayvì năm cắc như ba tôi
hạnđịnh. Những buổi sớmmai vào mùađông coro trong chiếc áolen cũ đi bên dì Đào đếntrường như một
đứatrẻ rất trẻcon. Mùađông ở Bồngsơn khólường được cơnmưa bấtngờ trútxuống, nên tôi bị tắmmưa hoài. Dì
Đào lúcnào cũng cẩnthận mang theo trong cặp một chiếc áomưa nilông đềphòng. Mưa xuống, dì vộivàng
lôira chekín tôi và dì. Nếu có mưa to quá thì nép đỡ vào trong hiênnhà nào đấy run cầmcập.
Dì tôi học lớpnhì, hơn tôi một lớp. Trường tiểuhọc được chiathành hai lớp A và B. A là lớp contrai, B là lớp
congái... Tánh tôi rất hỗnxược và nghịchnghợm nên bị bạnbè cho ănđòn hoài. Có những lần bị đánhbậy
tứcquá tôi chạysang lớp dì Đào mà khócmét. Dì không đánhlại được nhưng hứa sẽ vào thưa ông hiệutrưởng.
Tôi tức lắm với lối bênhvực kiểu congái của dì. Hồiđó tôi rất ghét họctrò congái lớn học chung như dì vì họ
rất lạlùng. Connhítconnhăng hết mà giảbộ làm ngườilớn, thêuthùa, chơihụi, vợchồng... nhấtlà cái cảnh
tụnămtụba dưới gốc cây phượng thủngthỉnh tròchuyện. Dì Đào lúcnào cũng nóinăng chậmrãi trước bấtcứ
chuyệngì. Tráingược với tánh tôi, xấcxược, hoangđàng và ồnào. Cáitính nầy tôi bị dì mắng hoài nhưng
khôngchừa, chỉ đành chịu nghe dì nóinăng như người lớn: “Sanh nhỏ mà nghịch quá!”
Bâygiờ nghĩlại thật buồncười, nhỏ không nghịch thì khi nào mới nghịch cho.
Dì Đào ở nhà ôngngoại cáchvới nhà tôi mộtvài bước, rất gần. Nhà ông goại tôi lợpngói có ba gian, phía
nhàtrước dùngđể bán bánhtrái lặtvặt trong những chiếc thẩu đặt trên chiếc kệ nhỏ bằng gỗ, và có bàngoại tôi
trôngchừng... Mỗi tối, tôi sang nhàngoại ngủ với dì Đào, hằngđêm hằngđêm bên cạnh bà ngoại. Mỗisáng dậy
tôi được ôngngoại kéo vào lòng cho uống càphê và ăn hộtgà ốpla. Thỉnhthoảng có bữa đượcăn giòheo
hầmchín nhừ thơmphức, nấurục với sen tươi béongậy mỡ. Một lần ôngngoại xé thịt cho tôi ăn, tìnhcờ tôi
trôngthấy lốmđốm vài sợilông chưa nhổ kĩ còn bám trên da thịtheo, tôi nói với ôngngoại:
- Thịt heo lông không! Ông ngoại ...
Câu nói vôthưởng vôphạt này khôngngờ đã làm ông phảnứng dữdội. Ông cho gọi bàngoại lên và lamắng
omxòm. Bàngoại chỉ biết đứng nhìn tôi nửacườinửakhóc. Và sau bữaăn, tôi khôngsao trốntránh được ngón
tay dì Đào dí trên đầu tôi:
- Lầnsau đừng nói bậy nữa nghe không? Sanh làmcho bàngoại bị la hoài... Bộ Sanh muốn ôngngoại mắng
bàngoại lắm sao?
Tôi cảibướng:
- Chứ thịtheo lông không mà...
Dì Đào cười, lén mở thẩu kẹo bốc cho tôi vài viên rồi dẫn tôi đichơi như mọilần, nhảylòcò hoặc đánhnĩa.
Ngoài ôngbàngoại, tôi còn có ôngnội. Bànội thì đã chết lâurồi ở Phúyên, tôi khônghề biếtmặt. Ôngnội tôi
thuởấy còn trẻ và trángkiện, da hồnghào khoẻmạnh. Ông mới chừng nămmươi tuổi nhưng tóc bạctrắng như
sương. Ông rất thương và cưngchìu tôi hếtlòng, cólẽ vì tôi là cháunội đíchtôn. Nhờ ôngnội mà tôi rất ít bị ba
tôi đánhđòn. Ông thường xoaxoa trên đầu tôi ở chỗ có nhóm tócbạc trắng như ông, trông rất lạ, mà nói
maimốt con sẽ được làmvua, như vua Bảođại. Tôi hỏi làmvua là được ngồi ở trên ngaivàng phảikhông
ôngnội? Ông cười ừ, làmvua lớnnhấtnước.
Ôngnội tôi rất nhớ quêcũ của ông và là nơi sanhra ba tôi, chú tôi : Phúyên. Ôngnội tôi thường về Phúyên mỗi
lần Đôngchí, Thanhminh vì ở Phúyên có hai ngôimộ của ôngbàcố của tôi. Tôi được nghe ôngnội tôi kểlà
trướckia ông giàu lắm, có cả một trại dê mấy trăm con nuôi lấysữa và thịt. Hằngngày ông hoặc ba hoặc chú
tôi phải lùa dê lênnúi thả cho ăncỏ đến mãi chiềutối mới
dắtvề.
Saunày vì chiếntranh nên đàn dê một phần bị
trộm, một phần bị línhTây làmthịt, hoặc bị phicơ của Pháp bắnchết hết nên từđó nhàtôi bị rơi vào cảnh sasút
không nhưtrước nữa. Vêsau tìnhhình anninh ở Phúyên vì quá khẩntrương nên phải tảncư bằng đườngbộ
ngàyđiđêmnghỉ để đến Bồngsơn mới được tạmyên. Ôngnội tôi cóbiết chữNho, ông dạy ba tôi học và viết với
cả hai người chú của tôi nữa. Chú Sáu và chú Hương. Nhưng tôi chỉ biết có mình chú Hương tôi, còn chú
Sáu thì chỉ nghe mọingười nóilà chú bận đi làmăn
xa...
Saunày tôi mới nghe chính chú Hương tôi kểlà chú Sáu khi nhỏ rất hoangđàng, thuở mườimột tuổi đã biết
ném lựuđạn thảcá, và chú Sáu thường bị ôngnội cột lên trầnnhà đánhđòn hoài. Vềsau chú Sáu tôi bỏđi
mấtbiệt. Cho đến bâygiờ, vàodịp Tết có một lần tôi được biếtđến chú Sáu tôi ngày chú trởvề quê bằng
chuyến tàulửa từ Sàigòn ra Huế ghéngang Bồngsơn.
Ngày chú Sáu tôi về cả nhà xônxao chờđón chú ở sânga. Chú Sáu có dáng người trungbình, không mập,
không ốm. Tay xách chiếc vali thật lớn, về chung với thím Sáu cùng đứacon nhỏbé trêntay.
Chú Sáu tôi tínhtình rất khókhăn, chỉ trong vòng ba ngày Tết mà tôi bị ănđòn hoài khôngthôi... Gươngmặt
nghiêmkhắc với cặpmắt sắclạnh làm tôi rất sợhãi. Baonhiêu cảmtình và tưởngtượng trong đầu tôi lâunay về
chú đều tiêutan hết. Thím Sáu tôi thì tráilại, rất thương và cưngchìu tôi. Thường mua quàvặt cho tôi ăn, cólẽ
trong mấy anhem tôi chỉ có mìnhtôi là được thím thươngnhất. Quà năm ấy là một cái ốngnhòm bằng nhựa,
bọc kính trắng đụcmờ, bêntrong ba góc có kính với những mãnh giấy màu rựcrỡ kếtthành những cái bônghoa
lạlùng biếnhóa khi xoayxoay nó trêntay lúc nhìnngắm. Chú Sáu tôi cho tôi ănđòn mãi đến mùng bảy Tết
mớiđược tha khi chú trởlại Sàigòn. Lúc đi chú còn muốn bắt tôi theo chú vào trongấy học. Tôi khôngchịu,
dĩnhiên. Nhưng tôi vẫncòn có cáitật nhè, thím tôi phải mấtcông dỗdành khổsở.
Ngày ôngngoại tôi chết tôi chưa biết khóc. Dì Đào cứ trách mãi tôi, hỏi bộ Sanh không thương ôngngoại hở.
Tôi ngơngác chỉ biết nói thương chứ, thương chứ! Bữaấy dì Đào bảo tôi dì nghỉhọc, tôi lủithủi đihọc mộtmình
nghe bạnbè hỏi nhà ngoại mày ai chết mà “linhđình” vậy? Tôi khôngbiết phải trảlời sao vì trong thâmtâm tôi
khônghề tinrằng ôngngoại tôi đã chết, tôi nói nhà đámgiỗ chứ ai chết đâunào? Chúngbạn cười làm tôi
phátcáu, thằng Quang nói:
- Giỗ cái thằngcha mày chứ giỗ, ngu vừavừa vậy...
Tuy biết nó nóigiỡn nhưng tôi vẫn thoi chođược ngay mặt làm nó chảy máumủi ròngròng. Kếtquả sau ấy là
bịphạt quỳ sơmít và bị nhốt vào trong trường chờ ngườithân lên đưavề. Tôi ănđòn một trận nonê khi vềnhà,
ba tôi mặt hầmhầm đilênđixuống hỏi mãi câu: “Sao mày hoang thế?...”
Ông dặndò đi dặndò lại, lầnsau nhưvậy tao đậpchết nghekhông? Tôi chỉ biết dạ, lắmlét nhìn ông và không
dám khóc. Hômấy tôi bị ănđòn nặng vì ôngnội tôi đã về thăm Phúyên hồi tuầntrước. Tựdưng tôi tiếc mình đã
không theo ông về để khỏi phải bị ănđòn. Tôi còn nhớ ngày ôngnội sửasoạn đi Phúyên, tôi vòi theo ông về,
ôngnội tôi nói muốn đi thì đi, lên xinphép bamá rồi lấy vài bộđồ theo ông chơi ít bữa. Ông còn khuyếndụ thêm
đi xelửa sướng lắm. Thế là tôi hí hửng được mặt một bộ đồ mới đúng trong dịpTết giờ đemra bận. Một
chiếcáo trắng ngắntay bỏvào trong chiếc quầnsoóc xanh có đai chéo ngang lưng và bụng. Bamá tôi đưa nội
và tôi ra xelửa rồi về. Lúc xelửa vừa húcòi sắp chuyểnbánh rời ga, tôi bỗng thấy sợhãi và nhớnhà vôcùng, tôi
khócòa lên đòivề. Ông nội tôi phải dỗdành tôi với đủthứ bánhkẹo nhưng tôi khôngchịu, khóc mãi. Thấy vậy
ông khôngbiết làmsao vì xe sắp chạy, bỗng lúc ấy chú Hương tôi đạpxe cọccạch ra ga kịplúc. Ôngnội tôi
nửa giận nửa tứccười bảo chú tôi lôicổ tôi về cho yênchuyện, để ông đi mộtmình. Lúc tàu đi rồi, chú Hương
tôi đèo xe đạp chở tôi về nói:
- Mày dại lắm! Tao muốn đi mà khôngđược, còn mày thì đòi về...
Tôi nínthinh suynghĩ mới thấy rằng mình dại thật. Lâulắm mới có dịp đi mà lại khóc đòi về, thànhthử
từđóđếngiờ tôi chưa được hânhạnh đi tàulửa về Phúyên quênội. Hình như bamá tôi đã đoántrước sựviệc sẽ
xảyra nhưvậy nên mới cho chú tôi lên ga xemthử tôi thếnào, và đúngnhư dựđoán, tôi lũithũi để chú chởvề
nhà giữa tiếngcười khúckhích của mọingười. Tôi phải trảlại bộđồ mới mà thaylại bộđồ cũ mặc hằngngày, lòng
tiếchùihụi.
* * *
Ở Bồngsơn, đầu thịxã có consông Lạigiang lớn băngngang thànhphố nước sâuxanh trongveo, gió mátrợn.
Bồngsơn hồiấy có hai câycầu, một câycầu sắt của Pháp bị sập và một câycầu gỗ thấphơn. Xecộ chạy
mộtchiều, nhưng rất thưathớt và vắng.
Tôi còn nhớrõ những ngày mùahè, buổichiều tôi được đưa lên sông tắm với ôngnội, chú Hương, cậu Nguyên,
vânvân... Sông nước dâng tới ngực cậu Nguyên tôi nhưng với tôi dĩnhiên là ngậpđầu. Cậu Nguyên bắt tôi
tậpbơi bằngcách để tôi nằm ngang trong lòng bàntay cậu. Câu bảo tôi đập hai tay hai chân, rồi từtừ cậu
buôngtay ra với hyvọng là tôi sẽ nổilên trên mặtnước, nhưng tôi thì từtừ chìmxuống uốngnước một bụng ho
sặcsụa... Cậu Nguyên nhiềulúc nổicáu bỏmặc tôi uốngnước đãđời rồi mới lôi tôi lên và nói mày ngu lắm, ngu
lắm mới không bơi được. Tôi khóc đòivề khôngchịu bơi nữa. Cậu Nguyên tôi giậndữ khôngcho tôi theo tắm
một tuần, làm tôi nhớ sông hếtsức. Cuốicùng tôi đành hứa với cậu là sẽ ráng tậpbơi để được tắm. Cậu
Nguyên bằnglòng, dọabảo:
- Mày khôngchịu bơi là tao ném xuống nước cho cá rỉa, chếtchìm luôn...
Mấy con cá rỉa thì khôngđángngại lắm. Nhưng uốngnước và chếtđuối thì khổ, nhưng tôi nghĩrằng là cậu dọa
chứ chẳng làm thật, vìthế tôi yêntâm khi để cậu đạpxe đèo tôi đi tắm. Đến cầu, đứng từ trên nhìnxuống
dòngsông sâu tôi gờngợn tócgáy với khoảng nước xanhlè và đàncá bóng laoxao. Độtnhiên “chícả” trong
ngườitôi bay mấthết. Tôi hết dám tắm khi tưởngtượng cậu Nguyên bắt tôi tậpbơi như đàncá ấy. Tôi rất muốn
về nhưng cậu tôi giữlại trợnmắt:
- Mày mà không tắm tao nhậnnước cho chết luôn...
Tôi sợhãi muốn khóc, lắcđầu ngầynguậy khôngchịu. Cậu hétlên ralệnh: “Cởiđồ ra”. Tôi không nghelời và cứ
khưkhư ôm chắc gói đồtắm sạch trongmình với hyvọng là cậu sẽ buôngtha vì nếu cậu ném tôi xuống nước
thì đồmặc sẽ ướt hết lấygì thay để vềnhà... Nhưng trái với điều tôi nghĩ, cậu Nguyên ôm tôi nhấcbỗng lên và
ném mạnh xuống dòngnước sâu tànnhẫn. Rơixuống nước bộđồ tôi cầmtay chìmmất và sauđó tôi cũng chìm
theo luôn. Đếnlúc nghẹtthở, uốngnước đầybụng mới được cậu lôi lên và tát tôi mấy cái đau khủngkhiếp. Tôi
khóc òa. Chú Hương tôi cườinói để mai đi bắt chuồnchuồn cắn cuốngrún thì mau biết bơi, cậu tôi bằnglòng
nhưng không cho tôi tắm pícxin, cậu lôi tôi lên cầu bắt ngồi chờ cậu tắm xong mớiđược về và cậu
khôngquên nói:
- Mai mà mày không bơi thì chết thật chứ đừng nói đến chết giả...
Tôi bớt sợhãi vì tinrằng mai sẽ biết bơi vì được chuồn huồn cắn cuốngrún, và tôi hứa chắcchắn với cậu là
mai sẽ bơi thật. Tuy ngồi ướtlạnh runlậpcập nhưng phải ngồi chờ cậu tắm xong mớiđược về. Kếtquả hôm ấy
ôm mình ướtnhẹp nước về nhà khóc thútthít với má. Qua hômsau chú Hương tôi nhắn dặnchừng:
- Mày đi bắt cho tao vài con chuồnchuồn về, tao cho cắn lỗrún rồi mới biết bơi.
Chú còn chêm thêm:
- Hồinhỏ tao mới tậpbơi cũng phải làm vậy cho chóng...
Tôi tinlời và suốt buổitrưa hôm ấy tôi bắt một lon đầy nhóc chuồnchuồn sống đem về cho chú. Chú Hương
nói, cườikhúckhích:
- Mày ngu lắm, chuồnchuồn cắn sưng lỗrún rồi làmsao biết bơi cho đặng...
Tôi sữngsờ nhìn chú khi chú thảnnhiên đem mấy con chuồnchuồn cho hai con chimsáo của chú nuôi ăn hết
để thaythế chuối. Tôi chỉ biết đứngnhìn mà không dám phảnđối, chỉ ấmức khócthầm. Và liêntiếp hơn một
tuần tôi không dám đi tắmsông với cậu Nguyên nữa...
Những buổichiều nhìn cậu và vài ngườikhác ra sông tắm mà lòng tôi thèmmuốn ghêgớm nhưng chẳngdám
theo, vì cứ nghĩđến tậpbơi là tôi ngán lên tậncổ. Nhớ quá, mỗingày tôi theo má tôi lên sông giặtđồ, tôi chỉ biết
cởiđồ lãngvãng ở chỗ cạn giỡnnước mộtmình buồnchán. Má tôi ngồi giặtđồ trên những khoang phà sắt cũ
thỉnhthoảng nhìn tôi cười nói, con tậpbơi đi để chiều đitắm với cậu Nguyên. Tôi lắcđầu, và má tôi chỉ nhìn
cười không nói gìhết. Về sau kỷniệm này nhòadần trong kýức tôi và khi nhớlại tôi cứngỡ mình đã được
tắmsông cầu Phúyên rồi. Má tôi có kểlại chuyện nầy cho tôi nghe khi tôi đã lớn.
Hồiấy tôi còn ngudốt và khờkhạo lắm đến cả mỗilần thayđồ tôi cũng khôngbiết càinút bậnáo nữa. Má tôi
thường mắng tôi maimốt mày làmgì mà giờnày còn dốtđặc vậy? Tôi nínthinh chẳngdám hóhé một tiếng vì
biết má tôi sắp nổicơn lôiđình bởi bà đang bựcbội với mấy đứaem nhỏ khác. Tôi quảthật còn quá ngudốt và
khờkhạo. Thêmvào tính đó tôi còncó tật càlăm và nóingọng. Đã vậy rồi mà tôi còn lắm chuyện bàyđặt đủthứ
tròchơi bắtchước ngườilớn nói alô ồnào cảnhà. Hồiđó mỗi lần ty thôngtin muốn thôngbáo điềuchi đều cho
người ôm ốngloa làmbằng thiết đi rao khắpphố : “Đồngbào chúý! Alô, alô. Giờ thiếtquânlực từ ...”, tôi lại
bắtchước bàytrò này làm chuyệncười cho cảnhà vì tôi nói ngọng: “Alô, alô... Đồngbào thiênchúa... Giờ
siếtquânlực...”. Thêm vào những tiếngcười có con bé D. cạnhnhà nhìn tôi nheomắt trêughẹo làm tôi mắccở
và bựcbội hếtsức. Dì Đào thường kéo tôi đi nơikhác tập cho tôi nói cho đúnggiọng rồi cườiđùa:
- Sanh nóingọng hoài congái họ chê ai dám lấy Sanh nữa...
Tôi tứcgiận nói bộ tui thèm congái hở... maimốt tụi nó "trầukieo" cưới tôi chứ tôi thèm lấy tụi nó à! Dì Đào
cười:
- Nói tầmbậy hoài. Con D. nó chê Sanh rồiđấy...
Nghe dì nói đến D. tôi đỏmặt mắccở chạytrốn mất. Và nhiều lần nhưvậy, dì Đào cứ theo chọc tôi với D. cho
tôi đỏmặt để cườichơi. Có lần tôi muốn khóc... Riếtrồi đâmra lìlợm xem như chẳngcó chuyệngì hết, vãlại
connhỏ D. cũng chẳngcógì với mình thì mình dại gì có chi với nó cho mệt... tôi líluận chắcchắn nhưvậy. Tôi
đã nhớlại vài cảnh có đôinhântình ngồi trong bóngtối hônnhau mà tôi phát dịòm. Nhưng saunày, tôi khôngngờ
những chuyện ấy lại gây trong đầu tôi những ấntượng tuy khôngrõ nhưng khủngkhiếp. Có một lần tôi ngủ
chung với dì Đào nửakhuya tôi tỉnhdậy màymò đôivú múmcau của dì, tôi vừa ngạcnhiên vừa thíchthú khi
khámphá ra được điềunày ở dì và tôi thường nghịchngợm đôivú nhỏ ấy làm dì ngượngngùng không cho tôi
ngủ chung với dì nữa. Dì nói:
- Sanh kỳcục quá, aiđờimà cứ... phá dì hoài. Con D. cũng giống dì saokhông lại đằngấy phá đi...
Vôtình câunói ấy của dì làm tôi chúý đến D. một cách lạlùng. Hồiấy tôi mới khoảng chừng mườiba tuổi mà đã
biết đứng bên ngoài gốccây đồnggiông trướcnhà D. với ýđịnh chờ D. ra xemthử nó có đôivú giống dì Đào
không. Nhưng không, gặp D. tôi lenlén nhìn hoài vào ngực D. mà chẳngthấy cógì lạ hết, D. mặc áo trơnlu
chẳng cồmcộm như tôi nhìnthấy ở dì Đào. Tôi nói với dì điềunày làm dì ômbụng cười nắcnẻ:
- Sanh ngu quá, phải lớn chútnữa như dì mới cóđược chứ...
Tôi ngâythơ:
- Vậy Sanh không có?...
Dì Đào kí cho tôi một cái thật đau trên đầu rồi nói:
- Contrai làmgì mà cóđược. Nói dịòm mà khôngbiết mắccở... Hổng tin thì để coi. D. nó giống dì thật mà...
Tôi đem lòng nghingờ và cóý chờđợi để coi. Và từđó tôi bỗng muốn làm thânthiện với D. để saunày... phá D.
như dì Đào chobiết. Connhỏ làmphách quá, nếuvậy thì thậtđáng quá. Mãi đến saunày tôi mới biếtrằng tôi ngu
hếtsức, đời nào congái mà cho contrai nghịch... phá kìcục nhưvậy, chẳngnhững chẳng cho nghịchphá mà
càngngày tìnhbạn cóvẻ xacách hơn. Hồiấy tôi đã thi đậu học đệthất rồi, bọn con D. cũng đã biết tụ nămba
đứa lại một góc nóichuyện xìxào... Tôi bấygiờ thật ghét lối tụ nămba đứa như trướckia, naythì bọn contrai
chúngtôi còn bắtchước làm thếnữa là đằngkhác, thỉnhthoảng lại bàytrò ghẹo congái cho đỡbuồn; nhưng nếu
riêngrẽ mỗi đứa thì chẳng có đứanào dám chọcghẹo congái. Mộtmình chỉ biết lenlén ngẩngnhìn theo bọn
congái đihọc về mà nghe xaoxuyến lạ trong hồn mớilớn. Nếu lúcấy có đứa nào mà nhìnthấy tôi nhưvậy chắc
cónước mà độnthổ chếtđi vì mắccở quá đithôi...
Nhưng đừngcó tưởngtượng tôi nhưvậy rồi bảo tôi đã lớn. Tôi cóthể nói tôi khờkhạo hếtsức trong đám bạnbè.
Ngungốc lắm. Có một hôm vào buổitrưa hè, họctư ở trường Bồđề, nghĩ vài giờ học. Tôi và Quang ra phíasau
bờao cạnh trường chơi. Quang là thằng bạnthân tôi cótiếng là canđảm và mạnhbạo. Tôi thách nó, mày dám
đi trên thâncây câygòn bắtngang bờao không? Quang bị nóikhích, nó làm liền không ngầnngại vì nóngmặt.
Quang bỏ dép xuống bờcỏ, lầnlần đi theo thâncây ra chầmchậm giữa ao. Nó đi hiênngang và cườihahả. Tôi
trong thâmtâm phục nó ghêgớm lắm. Nhưng cái niềm báiphục nó khônglâusau đổithành hoảnghốt: Quang
đang đứngvững trên thâncây giữa ao bỗng trợtchân nhàolộn xuống nước như hátxiệc. Tôi nguđần đứng cười
khi thấy hai bàntay nó ngongoe trên mặtnước ao sâu. Nó ngớp lên, lặn xuống, ngớp lên, lặn xuống... và
lakhóc omxòm bìbõm. Đếnlúc nó chìm hẳn xuốngnước tôi mới biếtrằng nó khôngđùa; và tôi mới biết sợ nó
chết; tôi sợ nó uốngnước như tôi có lần uốngnước sông khi tậpbơi. Nhưng tôi hãihùng nhìn nó cứng họng
không la đượcgì hết. Tôi kinhhoàng chỉ biết ngâymặt nhìn sữngsờ... chờđợi nó lên. Đến một lúclâu sau mặt
nước hết động tôi mới chợt tỉnhngười chạy vào trường lakhóc inhỏi. Cả trường chạy ùa ra ao theo lời tôi, và
một đứa họctrò lớn nhảy xuống ao lặn xuống... Lát sau, vớt được Quang lên. Quang ngấtxỉu mặt táixanh và
óimửa cả thaunước khi giốc ngược người nó lên làm hôhấp khi đem vào vănphòng. Xoadầu, giậtbóp đủthứ,
Quang tỉnhdậy thở phìphò nhìn ngơngác. Quang ráng nở nụcười khi nhìn thấy tôi: “Mày ngu lắm Sanh à...”.
Dĩnhiên khi Quang được đưa vềnhà sauđó khônglâu là ba tôi cho gọi tôi về. Tôi ...
* * *
Mùađông năm tôi mườilăm tuổi, đihọc tôi còn được má tôi sănsóc cho tấm áo mưa, cho chiếc áoấm, cho
những góixôi buổisáng. Bà khôngngờ rằng đanglúc trong lòng tôi đổithay ghêgớm. Tuổithơ tôi đã bị đánhtráo
lấy một đờisống mới lạlùng và dịkỳ hơn. Kỷniệm tuổinhỏ đã dầndà phaimờ trong trínhớ. Tôi bắtđầu quenthân
với nhiều bạnbè và xalạ dần giữa đám bạngái thuở tiểuhọc cũ. Đihọc, tôi với dì Đào hết còn chungđường,
chung tấm áomưa. Dì đitrước thì tôi sau. Tôi đitrước thì dì thụt ngượclại sau. Hay tôi với dì mà bước rakhỏi
nhà rồi là xem như chẳngcòn dìcháu. Dì luônluôn bậnbịu với đám bạngái của dì. Tôi mắc bậnbịu riêng tôi với
những đứa bạntrai. Mỗi ánh mắtnhìn đượcxem như là cửchỉ khiêukhích.
Ởnhà có khác hơn đôichút nhưng chẳngcòn như thuởnào. Tuổitác làm thayđổi cuộcsống mộtcách độtngột,
giờ nhớlại tôi mới biết mình chưahề ngờ tới điềuđó. D. đã thành congái thậtsự, hết nghịchngợm, hết trêucười.
Giờ dịudàng trong tàáo lướtthướt, nhẹnhàng từng bướcchân guốc nhỏ. Quảthật, tôi chưa hiểu gìhết, tôi chỉ
thích chúý D.. Mỗilần vôtình bắtgặp ánhmắt D. nhìn là gầnnhư có luồngđiện chạy dọc trongngười. Những
cảmgiác lạ contrai đã làm tôi xaoxuyến, tôi không dám nói dám hỏi điềugì nữa ở dì Đào. Dì Đào đã biết xem
tiểuthuyết, đã biết hát nhạctình, biết làmthơ... Tôi thì chỉ biết đọc kiếmhiệp mà thôi. Bộ “Lệnh Xéxác” thuởđó
làm tôi saymê hếtsức, saymê những chuyến gianghồ vặtvẹo và cũng biết ví mình là Dương Chí-Tôn và D. là
Hồngynữ Xảonhi trong bộtruyện.
Từ mùađông đó tôi đã biết hútthuốc. Những điếuthuốc lá đen với bạnbè népdấu trong gấuáo được đốtlên đi
giữa cơn mưaphùn ấmáp. Những điếuthuốc đầuđời cháy dọctheo thànhphố, một đoạnđời.
Những đêm mưarơi xuống ướt Bồngsơn. Trong màn mưa trắngxóa dưới ánhđèn. Tôi đã biết cùng bèbạn lacà
nơi những quán café ngồi thumình imlặng để đốtthuốc là vàngtay. Tôi bắtđầu suynghĩ về congái, về D. với
một thứ tìnhcảm lạ đầuđời mà tôi chưa kịp bắtnhận hoặc phântích. Bấygiờ nói chuyện với congái
khônghiểusao tôi bỗng nói lắpbắp càlăm như thuởnhỏ. Taychân đốidiện run nhẹ khôngyên như sốtrét. Mặt
nóngbừng đỏchói. Và tôi chỉ biết congái (hoặc D.) nhìn tôi... thươnghại. Cậu họctrò trong tôi đã bắtđầu đi vào
một giaiđoạn... nguyhiểm. Những ngườithân bên cạnh tôi chẳngcó nghĩalý gì nữa hết, congái là nhất trên
thếgian này...
Tìnhcảm lạ đầuđời ấy tôi chưa kịp tìmra một nghĩa nào để diễntả được. Khó nó. Khó viết. Khó nhận. Khó...
nóichuyện với congái, nghĩalà chưakịp tự tìmbiết gìhết thì dì Đào đã vôtình dạy cho tôi biết trong một cuộc
đichơi.
Cuộc đichơi có ba người. Dì Đào, anh Khanh và tôi. Tôi biếtlẽ chỉ có haingười đi thôi là anh Khanh và dì Đào
vì hai người ấy ... ấy nhau. Tôi chỉ hiểu vậy và nhậnlời đi theo dì vì nửa tòmò nửa ướcmuốn và tôi biết riêng
đốivới dì tôi chìlà một tấmbìnhphong chemắt mọingười. Dì Đào và anh Khanh dẫn tôi đi khắp lốixóm, họ đi
gần hau và nóichuyện xìxào. Tôi imlặng đi bêncạnh đôilúc tỏvẻ chẳng quantâm gì hết nhưng thậttình lỗtai tôi
hoạtđộng hếtsức bénnhạy và tíchcực... Và cuốicùng tôi biết cái tròchơi hai người đó được đặt tên là:
thươngnhau, yêunhau, nhớnhau, mong thấynhau, vânvân vôsốkể. Tôi không nhớ hết, tôi phải ghi vàomột
quyển sổtay những danhtừ cầnthiết để saunày... bắtchước. Tôi đã biết anh Khanh và chị Đào đang yêunhau,
hay thươngnhau gì đó. Nếu hai điều này không trúng thì chỉ còncó cách giảinghĩa cụthể xácthực nhất vẫnlà:
họ đang "ấy" nhau. Nói vậy chovui chứ tôi đâuđếnnỗi dạikhờ dữ vậy. Nhưng có điều buốncười nhất trong
năm đó là tôi đã cốgắng họcthuộc hầu hết những danhtừ và chỉ để ứngdụng vào những trườnghợp cầnthiết...
Kỷniệm cũ ấy tôi giờ cũng khôngcòn nhớrõ cho lắm và chỉ biết là mình đã làm những việc ấy hếtsức
ngâyngô. Mangmáng tôi chỉ nhớ là đãcó nhiều lần đitheo gótngọc sau những buổi tanhọc về. Lén nhìn
dungnhan khi vượt quamặt. Và muốn nói khi đi songsong nhau.
Tôi khônghiểu sao hồiấy congái lại mau lớn hơn contrai nhiều. Từ thểxác cho đến tìnhcảm. Congái chúngnó
thôngminh hếtsức, mình đã cóý gì là chúng đánhhơi biếtngay dù chẳngcần mình giảithích. Luônluôn congái
lúcnào cũng “gáccơ” contrai, làm contrai lépvế. Congái nhạycảm và tinhranh trongkhi contrai vẫn hãycòn
khờkhạo ngungơ. Hồiấy tôi là cái “từđiển tìnhhọc” biết diđộng. Biết tự giảinghĩa những danhtừ sướtmướt mà
chẳng mấtcông tìm mẫutự. Tôi cũng chỉ là cái tủ thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, v.v.. Nhưng với cái
tủ ấy tôi cũng chẳng làmnên tròtrống gì. Tôi đã thấtbại trước nữhiệp Hồngynữ Xảonhi. Dương Chi-Tôn năm
mườilăm tuổi đã ngãngựa đauđớn êchề trước tìnhái. Tuổithơ cũng đánhmất từđó.
Phan Cung-Nghiệp
Quinhơn
1971
(Đăng trên tuầnbáo Khởihành, số 139, 13/1/1972)
Xinmời
xem "Một Thói Tôi Quen" (1972) - Cùng một tácgiả