Tôi thật khâmphục các cụta khi dịch chữ Espana ra
Việtngữ để lưutruyền cho concháu đờisau, từ chữ Espana
mà các cụ dịchra tiếngViệt thành .. Tâybannha thì
quảthật tuyệtvời bởivì cóđến xứđó mớithấy dânTâybannha
giốngyhệt dân .. Tây mũilõ đôhộ nướcta thuởxưa, cũng
datrắng, cũng mắtxanh, cũng tócvàng, chắccólẽ vì nhưvậy
các cụta mới gọi họ là .. Tâybannha chăng, nhưng tạisao
họ lại nói tiếng .. Xì mà không nói tiếng.. Tây! Còn
Yphanho thìsao? Nguồngốc chữ này ởđâu ra? Tạisao Portugal
lại dịch là .. Bồđàonha, tôi đoán chỉcó concháu của
Mao sếnhsáng mới hiểunổi .
Nói thì nói vậythôi chứ tiếngXì ( Spainish) mà đasố
hiểulầm là tiếng.. Mễ nhưng sựthực nó lại là tiếng
của nước Tâybannha (Spain). Ðấy, bàihát.. Xì cũngcó
nhiều bài nổitiếng thếgiới như La Paloma, Quien Sera, Besame
Mucho ... Khôngnhững thế, đasố những chữ thôngdụng
hiệnnay ta tưởnglà tiếngAnh mà thựcra cũng là tiếng.. Xì,
như Los Angeles, San Jose, San Francisco.. v v. TiếngXì cònlà
một trong ba thứ tiếng thôngdụng trênthếgiới chỉ sau
tiếngAnh và tiếng .. Tầu! Ngượclại dòng lịchsử ,các dântộc
từ Mễtâycơ xuống vùng NamMỹ sau cái ngày nhàhànghải
Khaluânbố tìmra châuMỹ (1492) rồi những nước này bị đếquốc
Tâybannha ( Spain) chiếmđóng , họ bị bắtbuộc phải nói
tiếng .. Xì (Spainish)! Không như đấtnước ta, dân ta,
mặcdầu bị Pháp đôhộ gần mộttrăm năm mà vẫn nói
tiếngViệt một cách ngonlành ! Ðó cũng là niềmhãnhdiện
của chúngta, nhưng nóichocùng, người phátminh ra
chữquốcngữ mà chúngta viết ngàyhômnay mộtphần là do cônglao
của những nhàtruyềngiáo người ... Tâybannha, Bồđàonha
chứ các cụ ta chỉ biết thơthẩn " một vài chung
lếuláo" ôm dămba mớ chữHán: "Nhân chi sơ, tính
bổn thiện" cũrích chứ chẳngđược tíchsự gì, cóchăng
chỉ lớntiếng hôhào concháu : " chữquốcngữ, chữ nướcta,
concái nhà đềuphải học!" . Nếukhông nhờ
chữquốcngữ của mấy người Tâybannha, chắcbâygiờ tôi
đã bị bắtbuộc thuộclòng quyển Tam Tự Kinh như ôngcụ tôi
ngàyxưa từlâu rồi, vậy đánglẽ chúngta phải cámơn người..
Tâybannha mớiphải?
Chiếcmáybay Boeing 767 chở chúngtôi rời phitrường
quốctế San Francisco lúc 5 giờsáng khi tấtcả cưdân vùngvịnh
còn đang ngáingủ, những hạt sươngmai cuốicùng của mùaxuân
còn sótlại đọng trên lácây làm tôi nhớlại buổimai hômấy
ở phi trường Liênkhương, thấmthoát thếmà đã hơn bamươi
năm. Mộngước của tuổitrẻ lúcđó là được đidulịch vòngquanh
thếgiới, được nghetậntai, thấytậnmắt những côngtrình
kiếntrúc, những phongtục, tậpquán, những điệuhát câuhò
của mỗi dântộc khácnhau trên quảđịacầu, bâygiờ thì
mộngước đó đang thành sựthật.
Tôi khôngbiết cóphải vì hậuquả của biếncố 11 tháng
9 năm 2001 hay tại sựđedọa của siêuvitrùng bệnh SARS, mà
chiếcmáybay khổnglồ chở chúngtôi hơi vắng, hànhkhách
chỉ chiếm khoảng một nửasố ghếngồi, chonên máybay
phải dừng lại New York để lấy thêm người. Phitrường
JFK, New York, vẫn tấpnập như thuởnào, chỉ khác mộtđiều
là nhânviên anninh kiểmsoát kỹhơn, chắc họ sợ vụ WTC
thứhai xẩyra lầnnữa. Tấtcả hànhkhách đều bị
bắtbuộc tháo giầy, cởi dâythắtlưng, cởi áochoàng và
bỏ các đồlỉnhkỉnh vào một cáithùng bằng nhựa để máy
rà kỹcàng, còn người thì mặcdầu đã điqua máyquangtuyến
vẫn phải dang hai chân, dơ hai tay cho nhânviên anninh kiểmsoát.
New York là một thànhphố hỗntạp gồm nhiều sắcdân
kểcả ngườiHồigiáo (Iran, Iraq), đâuđâu cũng thấy
những chiếc áochoàng mầuđen chekín từ đầu tới chân
của các cô các bà Ảrập tấpnập ravào phitrường như
chẩyhội .. Mecca!. Trước mắt tôi là một bóngđen đang đứng
dang hai chân, dơ hai tay để một nữnhânviên anninh khámxét,
tôi đoán là một côgái, tôi chỉ đoán thôi, vì khó cóthể
nóiđược là cô hay bà khi tấtcả đã bị chekín từ đầu
tới chân, trừ hai conmắt. Ðiều làm tôi thắcmắc là nếu
họ cứ tiếptục chekín như thếnày thì nhânviên anninh làmsao
làmviệc, và các anhchàng Ảrập muốn tántỉnh thì làmsao
biếtđược là cô hay là bà, xấuđẹp rasao để .. rachiêu?
Ðiều longhĩ vấnvương này được trảlời liền sauđó,
khi nhânviên anninh bắtbuộc cô (bà) ta phải tháobỏ khănchoàng
ra, không ai cóthể tưởngtượng được, bên trong cái khănchoàng
đó là một thiếunữ mới vừa đôitám, nướcda trắngmịn
tươitắn điểm trên khuônmặt tráixoan đềuđặn, cặp lôngmày
đennhánh sắcxảo, đôimôi đỏhồng cười thật tươi làm
tôi nhớlại câunói của một anhbạn :
-Ðằngsau cái khănchoàng đó họ là những hoahậu hoànvũ!
Tôi ngắmnhìn côbé với tấtcả sựthươngmến, nhưng đành
ngoảnhmặt hẹnngày táingộ:
Này em,côbé dễthương
Thôiđành hẹn giấcnghêthường trămnăm
Tôi nhủthầm thếnào cũng kiếmdịp đến thăm xứ .. Ngàn
lẻ một đêm của cô để xem có đúng như nhũng chuyện
thầntiên mà tôi đọc ngàyxưa haykhông!
Sau hơn ba tiếng đồnghồ langthang ở phitrường New York
chúngtôi lên máybay tiếptục cuộc hànhtrình đến phitrường
Madrid, thủđô của xứ Tâybannha. Trảiqua hơn tám tiếng
ngủvùi trên máybay, phitrường Madrid đã hiệnra dưới mắt
tôi, bầutrời Madrid hômnay nắngấm thậtđẹp , gió cuốixuân
vẫncòn đâuđó hâyhây phảvào lòng dukhách viễnphương
tạo một cảmgiác thúvị lạkỳ. Ðâylà lần đầutiên tôi
đến quốcgia với nềnvănhóa kháchẳn vănhóa của các nước
Tâyphương mà tôi biết. Tâybannha hàng trămnăm trước đã là
một đếquốc cườngthịnh, chiếmcứ hầuhết các nước
ở Mỹchâu latinh làm thuộcđịa, lansang cả Philuậttân
thuộc miền Tháibìnhdương, đâylà một đếquốc hùngmạnh
khôngthuagì đếquốc Anh và Pháp. Tổtiên của họ là
những người từ Africa, Phoenicians, Greeks, Romans, thêmvàođó
là những bộlạc từ Morocco, và những người Jews, ngườiẢrập
từ Trungđông trànsang tạo những cuộctranhdành ảnhhưởng
và quyềnlợi , gây ra nộichiến trong suốt chiềudài
lịchsử của côngcuộc dựngnước, nhưng cũng tạocho nềnvănhóa
của Tâybannha rất phongphú về mọi phươngdiện.
Dukhách đi trên xalộ từ bắc xuống nam, từ đông sang tây,
đâuđâu cũng thấy còn sótlại những hangđộng trong váchnúi
của thổdân từ hơn 12,000 năm trước Thiênchúa, gần
mộttrăm năm trởlạiđây dânđịaphương dựnglên những cănnhà
trước cửa hangđộng tạothành căn "nhàhang" với
mặttiền là nhà như bìnhthường có tiệnnghi đầyđủ nhưng
vào sâu bêntrong là hang có váchđá kiêncố mùahè mátrượi
. Ngoàira dukhách cònthấy những chiếnlũy, những thànhquách
khổnglồ nằm chênhvênh trên đỉnhnúi, khôngthuagì chiếnlũy
của các vuachúa Âuchâu thờixaxưa. Ngaytừ thếkỷ thứ 3,
người Chistians đã đến lậpnghiệp ở Tâybannha, mãichođến
thếkỷ thứ 6 người Muslims từ Bắc Phichâu mới trànsang xâmlấn
(ta thường gọi họ là người Moors), tạora những
cuộcchiếntranh tànkhốc giữa người Christians, người Moors
và người Jews từđó.
- Năm 1469 vua Fernando và nữhoàng Isabel thốngnhất nước
Tâybannha tạothành một quốcgia theo đạo Christian rất hùngmạnh
và giấcmộng đếquốc làm báchủ thiênhạ bắtđầu từđấy.
- Năm 1484 nhàhànghải Khaluânbố dânglên King John II của
Bồđàonha chươngtrình thámhiểm Áchâu bằng đườngbiển
nhưng bị từchối.
- Năm 1492 nữhoàng Isabel đemquân chiếmđóng Granada, thànhlũy
cuốicùng của người Moors, đồngthời ralệnh cho tấtcả
ngườiJews nếu khôngmuốn cảiđạo thành Christians phải
rờikhỏi Tâybannha. Ðây cóthể cũng là một sailầm, bởivì
ngườiJews đónggóp rấtnhiều cho vănhóa Tâybannha.
- Năm 1492 Khaluânbố sang Tâybannha dânglên Nữhoàng Isabel
chươngtrình thámhiểm băngqua Ðạitâydương để hyvọng đếnđược
Ấnđộ giaothương, chươngtrình thámhiểm được Nữhoàng
Isabel chấpthuận và tìnhcờ ông đã tìmra ChâuMỹ , khởiđầu
cho chươngtrình báchủ thiênhạ của Nữhoàng Isabel khi đemquân
chinhphục ChâuMỹ làmthuộcđịa.
- Năm 1500, người Moors nổiloạn ở Andalucia thấtbại
bị ralệnh phải cảiđạo thành Chistianity hay rờikhỏi nước.
- Năm 1936-1939, nộichiến xẩyra ở Tâybannha , Tướng
Franco thắngthế, thiếtlập chếđộ độctài
- Năm 1975, tướng Franco quađời và đượcthaythế bởi
Vua Juan Carlos I, nước Tâybannha từđó chođếnnay trởthành
một nước dânchủ thân Tâyphương pháttriển về mọimặt.
Tâybannha cũng là một trong 13 nước trong Thịtrườngchung Âuchâu
lấy đồngEuro làm hệthống tiềntệ.
x X x
Máybay từtừ hạcánh xuống phitrường Madrid sầmuất
nhộnnhịp, saukhi làmthủtục nhậpcảnh, chúngtôi được
chiếcxevan của hãng Trafalgar chở thẳngvề thủđô, bâygiờ
là 11 giờtrưa, đườngphố tấpnập ngườiqualại, xecộ
chạy như mắccửi, tuylà buổitrưa nhưng vẫn chưa phải là
giờ ăntrưa, dân Madid ănsáng lúc 10 giờ, ăntrưa lúc 2 giờ
chiều, ăntối lúc 10 giờđêm và chỉ lên giường ngủ lúc
.. 2 giờsáng , đâylà một dântộc ngủ ítnhất trên
thếgiới bởivì họ dànhnhiều thìgiờ để hưởngthụ đờisống
, để cahát, để đấubòrừng, để nhẩy flamenco hơnlà để
.. ngủ!!! Không như trẻem Hoakỳ, thầntượng là những tàitử
chiếubóng, cầuthủđábanh, các trẻemtrai bảnxứ thường
saymê những tayđấubòrừng, trẻemgái lại ướcmơ khi
lớnlên trởthành vũcông nhẩy..flamenco xinhđẹp, bởi vì lương
của một tayđấubòrừng cũngnhư lương của các vũcông
flamenco khôngthuagì các tàitử chiếubóng Hoakỳ.
Trưanay chúngtôi thamdự tour đầutiên đi vòngquanh thànhphố
Madrid, chiếcxe của chúngtôi gồm đầyđủ mọi quốctịch,
mầuda, đến từ khắpnơi trên thếgiới, chúngtôi sẽ đichung
vớinhau trong suốt mườingày sắptới vòngquanh Tâybannha.
Ðịađiểm đầutiên mà chúngtôi ghéthăm là Puerta del Sol
, nơi thịtứ nhất ngay trungtâm Madrid, gồm đầyđủ các
cửahàng buônbán, trạm xeđiệnngầm, xebus và cũng là nơi
tụtập của dân Gypsies, bọn .. móctúi! Dukhách phải rất
cẩnthận, bọn móctúi hànhnghề tinhvi khôngthuagì kinhđô ánhsáng
Paris hoặc London, ngoàiđườngphố sạchsẻ, ngườiqualại
muabán tấpnập, sừngsững trướcmặt tôi là tượng King
Charles III (caitrị Tâybannha chođến năm 1788) , xaxa là Caja de
Madrid building, được xâycất dànhriêng cho King Felipe V vào năm
1733 rất cổkính, đồsộ, chỉ vài quãngđường tiếptheo là
Plaza Mayor, một côngtrường vĩđại của Madrid được xây vào
năm 1619 và ngay chínhgiữa côngtrường là tượng vua Philip
III bằng đồngđen ngạonghễ giữa dòngngười qualại đôngđúc,
diđộng khôngngừng.
Sauđó chúngtôi được hướngdẫn đến thăm Việnbảotàng
Museo del Padro xây vào cuối thếkỷ thứ 18 , đếnkhi quânđội
của Hoàngđế Nãpháluân chiếmđóng Madrid, thì tòanhà cổkính
này biếnthành trại đóngquân của lính kỵbinh Pháp, và mãiđến
năm 1819 mớiđược tubổ dùng làm việnbảotàng với hơn
9000 tácphẩm hộihọa, điêukhắc lừngdanh, đasố của ba trườngphái
nổitiếng trên thếgiới :
-Trườngphái thuầntúy Tâybannha gồm ba danhhọa Velazquez,
El Greco, và Goya
- Trườngphái Flemish gồmcó Van Dyke, Durer, Bosch, Rembrandt và
Rubens
- Trườngphái theo Ýđạilợi gồm Titian, Botticelli, Rafael,
Tintoretto.
Muốn thưởngngoạn hết những bứctranh hiếmcó của
chỉriêng ba danhhọa Velazquez, Greco, Goya, một ngày cũng chưa
gọi là đủ. Velazquez với bứctranh nổitiếng Las Meninas đã
được hàngtrăm người xếphàng chungquanh tánthưởng,
trầmtrồ khenngợi. Nhưng đángxem nhất và được nhiều người
ưachuộng phải kểđến nhàdanhhọa Francisco Jose de Goya,
sinhtrưởng tại Zaragoza, được mệnhdanh là " Father of
the modern art".
Hầuhết khách thưởnglãm đến Museo del Padro mụcđích
chỉ được chiêmngưỡng những tácphẩm nghệthuật cómộtkhônghai
trên thếgiới này, trongđó phải kểđến hai tácphẩm La
Maja Vestida và La Maja Desnuda. Ðâylà hai bức chândung của hai
ngườiđànbà vôdanh tuyệtđẹp, dưới nétvẽ của Goya
thật linhđộng, thật quyếnrũ mà theo sửsách thì đâylà
hai ngườitình của chàng. Thêm vàođó, chiếntranh tànkhốc
xẩyra lúcđó cũng ảnhhưởng đến cáinhìn của Goya vào xãhội
qua những bứctranh nổitiếng như El Dos de Mayo và El Tres de
Mayo. Việnbảotàng Museo del Padro còn cấtgiữ nhiều tácphẩm
của các họasĩ lừngdanh khác của Ý như Sandro Botticelli
(1445-1510) , Andrea Mantegna (1431-1506) , Raphael (1483-1520). Họasĩ
của Pháp gồm bứctranh của các danhhọa Nicolas Poussin
(1594-1655) , Jean-Antoine Watteau( 1684-1721), và Louis Michel Van Loo
(1701-1771) lộnglẫy treo trêntường chiếm nguyên tầnglầu
thứnhất của tòanhà uynghi cổkính. Có một điều làm tôi
ngạcnhiên là đến bảotàngviện nào của Âuchâu , từ Anh
sang Pháp, đến Ý về Tâybannha, đâuđâu cũng treo đầyrẫy
tranhvẽ khỏathân những ngườiđànbà mậpmạp, béotốt,
trắngtrẻo mátrợi với hai trái .. đàotiên thơmphức, làm
tôi chợtnhớ một câu tìnhtứ trong bàihát
thờitiềnchiến: "Thiêntiên chúngem xin dâng hai chàng
trái .. đào tiên" mà nuốt .. nướcbọt!
Tôi rời bảotàngviện với hồn lânglâng như vừa
sốnglại một thời xaxưa của những vuachúa đềnđài, cônghầu
bátước!
Ngaysauđó, chúngtôi đến thăm tuviện của Hoàngcung El
Escorial nằm trên khoảngđất baola bátngát dưới chânđồi
Guadarrama, ở phíatâybắc cách Madris khỏang 30 miles , được
xây bởi Vua Félipe II để tạơn Thượngđế saukhi
chiếnthắng quân Pháp tại St. Quentin năm 1557, trongđó
baogồm cả lăngmộ của các ônghoàng bàchúa trong Hoàngtộc.
Những kiếntrúc trong tuviện rất đặcbiệt thểhiện nền
vănminh cổkính của Tâybannha thờixưa. Nói là một tuviện
thì khôngđúng, một lâuđài khổnglồ cũng khôngđúng, mà
nhiều người còn gọi đólà một nhàtù kíncổng caotường
baoquanh bởi tườngthành bằng đá nâuđen kiêncố chiềudài
200 dặm anh, chiều rộng 150 dặm, gồm 2600 cửa sổ, 1200
cửa ra vào mà 400 năm trước Vua Phillip II ralệnh bắtgiam,
tratấn, thủtiêu hàng trămngàn người nơiđây. Hiệnthời
El Escorial trưngbày đủcả những ditích lịchsử, những
bứctranh quýhiếm và cả những .. hồnma oannghiệt!!!
Chặng chót thămviếng của ngàyhômnay chúngtôi được
đưađến El Valle de Los Caidos, chỉ cáchxa El Escorial khoảng 8
câysố. Ngay từxa chúngtôi đã thấy một câythánhgiá
khổnglồ ngựtrị trên đỉnhnúi, bêncạnh là đàitưởngniệm
những người đã hysinh trong cuộc nộichiến 1936-1939.
Những bậcthang dẫnlên đàitưởngniệm cao chótvót xếpthành
từng đoạn 10 bậc tượngtrưng cho "Ten
Commmandments".
Bêncạnhđó là một tòalâuđài khổnglồ xây trong lòngnúi
với những váchđá cao ngấtngưởng, rộng mênhmông , đisâu
vào trongcùng là ngôimộ của nhàđộctài Franco trong một giáođường
lạnhlẽo cùng với hàicốt của hơn 50,000 chiếnsĩ của
cả hai phe tửnạn trong cuộc nộichiến. Ngôimộ của Franco
nằmngay trungtâm của sảnhđường. Bêncạnhđó là mộ của
Jose Antonio , người khaisinhra chếđộ Phátxít Tâybannha,
giữa là tượng của Chúa Jesus bằng đá nétmặt lúcnào cũng
lạnhbăng hầunhư muốn khóc cho sựhưngvong của dântộc
khổđau này! Bước rakhỏi tòa lâuđài lạnhlẽo đến rùngmình
là một quảngtrường rộnglớn tĩnhlặng trông xuống thunglũng
baophủ bởi rừngcây xanhmướt, thỉnhthoảng vào mùađông
tuyếtphủ trắngxóa lốmđốm mà nhìn từxa như những
giọtnướcmắt longlanh đang chảydài trên sườnnúi...
Bâygiờ là 7 giờ chiều, tấtcả các quánăn còn đóngcửa
chưa sửasoạn cho bữacơmtối. Ðốivới ngườidân Madrid cơmtối
chỉ bắtđầu lúc 10 giờđêm . Riêng quánăn của chúngtôi
đã được đặttrước nên cả quán chỉ có đoàn dulịch
chúngtôi tunghoành múa .. muỗngnĩa! Tờ thựcđơn đưa đến
cho tôi toànlà những mónăn tuyệthảo của dân .. Xì, nhìn
thì thấy ngon, nhưng cuốicùng tôi cũng chỉ chọn được món
.. gàchiên cổtruyền!!!
Cao lương mỹ vị ích gì
Nâng ly rượu chát, cười khì cũng xong!
x X x
Sángnay chúngtôi bị đánhthức lúc 6 giờ, saukhi ăn một
bữađiểmtâm thịnhsoạn cả đoàn được đưađi thăm thànhphố
cổ Toledo cách Madrid khoảng một giờ láixe. Toledo là thủđô
của Tâybannha hơn 2000 năm trước với những ditích còn sótlại
của Romans, Visigothic, Moorish, Christian, Jews. Toledo nổitiếng
với những thanhtrườngkiếm, đoảnkiếm của các nhàđúckiếm
lừngdanh trênthếgiới với những têntuổi đã một thời
đi vào huyềnthoại như thanhkiếm Espana rey Salomon, thanhkiếm
Julio Cesar, thanhkiếm Alexander the Great. Hàngnăm trườngvõbị
West Point đều đặtmua kiếm từ Toledo cho các sinhviên làm
lễtuyênthệ lúc ratrường, những thanhtrườngkiếm sángloáng
uynghi trên bệ như đợichờ chànghiệpsĩ ratay nghĩahiệp!
Ngoàira Toledo còn nổitiếng với món heosữa quaydòn cùng
với những giavị độcđáo thơmphức (conheo chỉ mới
khoảng 3 tuầnlễ, còn thơm mùi ...sữa). Tiếcrằng tôi khôngcó
thìgiờ thưởngthức mónăn bấthủ này ( Món này mà có thêm
một chai XO thì .. tuyệtvời!) .
Chúngtôi đến Toledo đã 10 giờsáng, dukhách chậtních
khắpđườngphố. Toledo nằm trên những quảđồi sansát
nhau, ba mặt chungquanh được baobọc bởi sông Tejo nước
chảyxiết, rất tiệnlợi choviệc phòngthủ chốngxâmlăng.
Tấtcả những lâuđài, nhàthờ, cungđiện, nhà dânchúng ,
đườngphố, ditích lịchsử được bảoquản cẩnthận,
hầunhư cả thànhphố khônghề sửasang, giữ ynguyên kiếntrúc
của thuởbanđầu, làm dukhách có cảmtưởng sống trởlại
thờicổ đại 2000 năm vềtrước. Vẫn những cănnhà bénhỏ
thấplètè tường phủ rêuphong, loanglổ, vẫn những conđường
chậthẹp uốnkhúc, congqueo làm tôi nhớlại phốcổ Hộian,
Hà nội 36 phố phường, cổthành Quảngtrị. Nhưng khácbiệt
ởđây là những kiếntrúc rất lạmắt phatrộn của các vănhóa
đi từ Jewish sang Moorish, đến Christian, mà cólẽ
sựphatrộn nghệthuật độcnhấtvônhị này kháchẳn những
gì tôi đã thấy ở các kinhđô nghệthuật Âuchâu.
Ðứng từ quảđồi bênnày trôngsang đồi bênkia là một
cổthành khổnglồ vẫn còn uynghi như tháchđố quânxâmlăng
. Muốn tiếnchiếm cổthành, địchquân phải vượtqua sông
Tejo nằmsâu dưới chânđồi vách thẳngđứng đấtđá
lởmchởm rất nguyhiểm. Ngoàira Toledo còn là một thánhđịa
đổichủ nhiều lần, lúc thì Christian, lúc thì Muslims, lúc
thì Jews, hiệnnay còn rơirớt lại ditích thờivàngson của
mỗi tôngiáo rảirác khắp thànhphố.
Chúngtôi được đưađi thăm một khuphố cổxưa vẫn còn
buônbán sầmuất. Vẫn những cửahàng nhỏbé, những conđường
uốnkhúc chậthẹp (chỉ đủcho ba người qualại). Vẫn
những bảngtênđường cũkỹ vẽ trên tường của cănnhà
đầungõ. Vẫn những cánhcửasổ bằnggỗ cũkỹ đã hàngnghìnnăm.
Vẫn những chấnsong bằngsắt rỉsét với thờigian với
những mónhàng đượccoi nhưlà thổsản của dânđịaphương
từ thanhkiếm, đến nhữ ng khẩusúng cổlỗ, đến đồsứ,
đồsành, câyquạt, hàngthêu ..., nhấtnhất đều hiệndiện
ởđây từ hàngnghìnnăm trước. Tôi bướcvào một tiệm bán
đồkỷniệm bị hấpdẫn bởi một khẩusúnglục làm theo
kiểu thếkỷ thứ 17, 18 rất lạmắt, bèn .. bópbụng
muavề cho thêmvào bộ sưutầm vốn nghèonàn của mình!
Rời Toledo về Madrid đã 5 giờchiều, cáikhó của chúngtôi
là làmsao tìmđược một chỗ ăncơmtối, bởivì các tiệmăn
giờnày vẫn chưa mởcửa và chúngtôi khôngthể đợi đến
10 giờđêm như dân Madrid.
Nhóm chúngtôi gồm bốn người quyếtđịnh langthang ngoài
đườngphố gặp cáigì ăn cáiấy chotiện vừa ngắmcảnh
vừa thăm dân cho biết ..sự tình! Maymắn chúngtôi gặp nhàhàng
VIPS. Ðâylà hệthống chuyên khaithác nhàhàngăn có chinhánh
khắpnơi trongnước. Trongkhi dânđịaphương thảhồn bên táchcàphê,
cạnh ly rượuvang, kể chonhau nghe những câuchuyện vuibuồn,
hút một vài điếu thuốclá thả lànkhói bay lơlửng trên
khôngtrung một cách nhàntản thì bàn chúngtôi làm một bữa
cơmtối nonê rồi về kháchsạn sửasoạn cho ngàymai lênđường
giãtừ Madrid.
Hai ngày ở Madrid khôngthể gọilà đủ, theo lịchtrình sángnay
chúngtôi phải mang hànhlý đi Zaragoza. Ðâylà một thànhphố
nhỏ với hơn sáu trămngàn dâncư , cách Madrid khoảng bốn
tiếng láixe, nơi sinhtrưởng của nhàdanhhọa Goya. Nếu nướcPháp
có Lourdre , Bồđànha có Fatima, thì Zaragoza có Plaza del Pilar,
là nơi, theo truyềnthuyết, trongkhi đi truyềnđạo ở Tâybannha,
thánh Santiago thấy Ðứcmẹđồngtrinh hiệnra ngay trên câycột
(Pilar) bằng cẩmthạch. Từđó dânchúng địaphương choxây
một nhàthờ chungquanh câycột đó để thờphượng nên đặttên
cho nhàthờ là Ours Lady of Pilar Church. Nhàthờ được xâycất
từ năm 1681 bởi Francisco de Herreram nhưng phải đợi đến
đầu thếkỷ thứ 20 tấtcả mới được hoànthành. Suốt
từ mấytrăm nămqua, kháchhànhhương đến Plaza del Pilar hàngtriệu
người đông khôngthuagì Fatima và Lourdre, mỗi ngườihànhhương
đến thường hôn vào cái cột nơi ÐứcMẹ hiệnra làmcho
cột dù làm bằng cẩmthạch cũng bị lõmsâu vàotrong
khoảng 4 phântây. Ðể tránh cho maisau cột khỏi bị đổ,
ngườita cho bịtvàng chỗlõm đó, khôngphải kháchhànhhương
nào cũng códịp hôn vào cột cẩmthạch đó nếu khôngchịukhó
xếphàng chờ hàng tiếngđồnghồ! Cũng như Fatima và Lourdre
những lời cầunguyện ởđây rất linhthiêng. Chonên từng
đoànxe của kháchhànhhương từ khắpnơi trên thếgiới đổvề
lũlượt khôngbaogiờ ngừng.
Ðoànxe chúng tôi rời Zaragoza trựcchỉ đến Barcelona thì
đã 5 giờchiều, dọctheo xalộ rộngthênhthang là những cánhđồng
trồng nho mênhmông bátngát mà hầuhết các nhàlàmrượu nho
của Pháp, Ý đều nhậpcảng nho từ đây. Barcelona còn là
một hảicảng nằmsát bờbiển Ðịatrunghải, chỉ cách biêngiới
phíanam của nướcPháp hai giờ láixe, đâylà một thànhphố
rộnglớn với dânsố khoảng 1.5 triệu người, được
thếgiới biếtđến nhiềuhơn saukhi đứngra tổchức
thếvậnhội năm 1992.
Nóiđến Barcelona là nóiđến La Ramblas, nổitiếng khôngthuagì
SOHO của Luânđôn, Monmartre của Paris hoặc Red Line Distric
của Amsterdam. Las Ramblas rộngthênhthang, ngườiqualại
tấpnập ngàyđêm, thượngvàng hạcám cáigì cũng có,
chuyệnlớn, chuyệnnhỏ chuyệngì cũng cóthể xẩyra tạiđây.
Las Ramblas chạydài từ Paza de Catalunya đến Columbus Monument,
dài chừng haimươi dặmAnh. Nơiđây cũng là chỗtậptrung đôngđảo
sắcdân Gypsies nhất trên thếgiới. Chođến giờphút này ngườita
vẫn khôngbiết dân Gypsies từđâu tới, họ khôngmang một
quốctịch nào rõràng, chỉ biết mơhồ rằng hàngngàn năm
trước họ đến từ phía tâybắc Ấnđộ, Pakistan, Ai
cập.. . Nếu chúngta gọi Tâymũilõ thuởxưa là.. Bạchquỷ
thì dân Gypsies gọi người Tâybannha là .. Payo, cónghĩalà dân
.. datrắng, còn ngườiTâybannha gọi Gypsies là Gitano, cónghĩalà
người "Aicập" vì dân Gypsies có nhiều điểm haohao
giống dânAicập. Ðiểmđặcbiệt của dân Gypsies là đànông
thì lựclưỡng, khỏemạnh, đànbà lại trắngtrẻo hoặc ngămngăm
đen, mảnhmai, tócđen dài, với nétđẹp phatrộn cả tâyphương
lẫn đôngphương huyềnbí, maquái, quyếnrũ ,họ rất giỏi
về cahát, nhẩymúa, bóibài Taro, ảothuật!!!
Chođến ngàyhômnay mặcdù sống ở Tâybannha nhưng họ
vẫn không mang quốctịch Tâybannha vì cóthể ngàymai họ
lại theo truyềnthống dọnđi nơikhác như một dân.. dumục!
Ngàyxưa dân Gypsies thường tụtập dựnglều thành từng làng
nhỏ nhưng cũng chỉ sống một thờigian ngắn lại dọnđến
một chântrời bấtđịnh khác .
Bâygiờ là 6 giờchiều, La Ramblas đôngđúc khácthường,
tiếng cahát, nhẩymúa, tiếngđàn tâybancầm, tiếng cườinói
ồnào, tiếng raohàng inhtai nhứcóc , tiếng xecộ rồmáy bópcòi
inhỏi hỗnloạn, tạo một khôngkhí náoloạn độcnhất
của Âuchâu. Nếu chúngta bắtđầu từ Plaza de Catalunya với
những bứctượng vĩđại của các anhhùng Catalunya thời xaxưa
chiađôi phố cổ và phố mới xây của Barcelona thì chúngta
bắtgặp những hàngquán dưới bóngmát của câycối umtùm,
nơi lýtưởng để khách nhàndu ngồi hưởngthụ lykem mátlạnh,
ly càphê thơmngát hoặc uống vài chai bia ướpđá mátrượi,
ngồi ngắm trờitrăng mâynước nhìn kháchbộhành qualại,
phêbình những cặpgiò .. trườngtúc, những bộngực căngphồng
phôbầy dưới nắngdịu cuối xuân trên thảmcỏ xanhmát.
Trướcmặt là tòanhà El Corte Ingles đồsộ đôngđúc khôngthuagì
Macy's của Hoakỳ nhưng bán đủ mọithứ từ những cây
Bonsai Nhậtbản chođến hàng mỹphẩm, quầnáo, đồnữtrang
đắttiền của các bà các cô. Nếu chúngta chịukhó lenqua
đámngười đôngđúc đitheo đạilộ Las Ramblas rộnglớn khôngthuagì
đạilộ Champs Elysees của Paris chúngta sẽ chứngkiến
tấtcả nhữnggì cóthể xẩyra trên quảđịacầu này từ
những trungtâm nhạckịch nổitiếng trên hoànvũ chođến
những quánăn, quán càphê đắttiền và cũng khôngthể
thiếu những côgái ănsương trong bộquầnáo hởhang chàomời
khách .. hànhhương!
Bêncạnh đó cũng đã xẩyra nhiều màn khócdở mếudở gâyra
bởi những tay đạochích lừngdanh người.. Gypsies! Những
chiếc đồnghồ đắttiền, những chiếc vída giấu thật
kỹ trong lưngquần cũng bị các tay ảothuật người Gypsies
khámphá dễdàng. Ởđây aiai cũng đều là bạn, tấtcả chàohỏi
nhau mộtcách vuivẻ, hẹnhò mộtcách dễdàng tưởngchừng
như đãlà họhàng thânthích từ muônkiếptrước ! Ðâuđâu
trên đạilộ Las Ramblas cũng thấy những sạp bóibài Taro
của các bà Gypsies trông giống mụphùthủy trong
truyệnthầntiên ngàyxưa, thêmvàođó là những đámđông
tụtập vâyquanh các tay làm ảothuật, múarối, cahát,
nhẩymúa, thôi thì khôngthiếu một thứ gì mà Las Ramblas khôngcó.
Nếu dukhách khôngcó gì vộivã tiếptục đi thêm sẽ gặp các
sạp bán hoa, bán cây cảnh, bán chim, bán chó, bán mèo , cũng
khôngthể thiếu những họasĩ chưa gặpthời vẽ dạo
kiếmsống quangày chờmong một ngày nàođó thếgiới có người
hâmmộ tàinăng của mình, biếtđâu lại trởthành một ..
Picasso! một .. Van Gogh! Cũng phải kểđến các casĩ .. vườn,
vừa ca, vừa la những bảnnhạc nổitiếng thếgiới bằng
tiếng.. Xì mà tôi nghe rất quenthuộc!
Rambla tiếngẢrập nghĩa là "dòngsuối", vì cáchđây
hàngngànnăm đãcó một consuối chẩyqua và bâygiờ đã bị
chelấp bởi những tòanhàchọctrời biểutượng cho sựpháttriển
tộtđộ của đà vănminh hiệnđại ! Dòngsuối người
cứthế cuồncuộn lôikéo dukhách đi từ ngạcnhiên này đến
ngạcnhiên khác, những tràngcười thỏamãn của dukhách
hamvui, những cái mếu méoxệch thantrời vì các tayảothuật
vôsong người Gypsies cộngthêm những nét tươivui của dânđịaphương
tậnhưởng sau một ngày làmviệc vấtvả tạocho La Ramblas
một bộmặt độcđáo chỉ có ở Barcelona.
Chúngtôi rời Las Ramblas đã 12 giờkhuya. Ðạilộ Las
Ramblas vẫncòn đôngđúc người qualại. Hômnay là ngày
cuốituần cóthể dân Barcelona sẽ không ngủ vào lúc 2
giờsáng như thườnglệ mà cóthể họ chỉ trởvềnhà vàolúc
mặttrời vừa chớmmọc để chấmdứt một ngày vui, để hưởngthụ
từng giây từng phút của cuộcsống ngắnngủi này!
Sángnay mặttrời vừa lódạng, từng đoànngười đilàm
đã tấpnập ngoài đườngphố, những chiếc xebus đôngnghẹt
người chenlấn với những chiếc xedulịch của Ðức, của
Ý, của Pháp bónglộn (hầunhư rấtít xe Hoakỳ) , bópcòi
inhỏi, đánhdấu một ngày làmviệc bắtđầu, chúngtôi được
đưavòngquanh thànhphố Barcelona xem thắngcảnh. Trước mắt
tôi là một nhàthờ khổnglồ, lớn không thua gì các nhàthờ
của Lamã hoặc Notre Dame của Paris, kiếntrúc thì khácbiệt
có phalẫn đôichút kiếntrúc Catalunyan Gothic trongđó, được
xâycất từ năm 1300 nhưng mãi 600 năm sau mới hoànthành, đâuđó
còn thấy vếttích của các điêukhắcgia từ thếkỷ thứ
15 chạmtrổ trên đá rêuphong còn rơirớt lại. Phía bêntrái
là nơi mà cáchđây gần 500 năm mộtsố người dađỏ được
Khaluânbố mangvề từ Mỹchâu Latinh làmphép rửatội,
tiếng kinhcầu như còn âmvang từ một thếgiới nàođó xaxăm
...
Ðến Barcelona khôngthểnào bỏqua không thưởngngoạn
kiếntrúc tânkỳ của kiếntrúcsư lừngdanh thếgiới Antonio
Gaudi mà lừnglẫy nhất là Sagrada Familia Church, cả một côngtrình
kiếntrúc bắtđầu từ năm 1883 chomãiđến năm 1926 khi ông
mất vẫn chưa hoànthành, theo nhiều ướcđoán thì Sagrada
Familia Church chỉ cóhể hoàn thành vào năm .. 2020! Không
biết tôi còn sống tới ngàyđó để chứngkiến một
kiệttác của thếgiới này hay không!
Ðángkểnhất là cảnh Chúahàiđồng rađời với những
Thiênthần vâyquanh trên đỉnhcao của nhàthờ thật linhđộng,
thật tuyệtvời, thật lộnglẫy. Ðể thựchiện côngtrình
vĩđại phốihợp giữa hai vănhóa Catalan và Catholic này,
Gaudi đã phải ăndầmởdề ngay trong nhàthờ suốt mười năm,
và chính ông cũng mất ( năm 1926) và được chôn tại một
cănphòng ngay trong nhàthờ này. Sauđó, chúngtôi được đưa
đithăm những côngtrình lạmắt khác của Gaudi rảirác trong
thànhphố mà mỗi côngtrình kiếntrúc là một tácphẩm
nghệthuật cómộtkhônghai trên thếgiới. Cóthể có nhiều
người không ưathích nghệthuật của Gaudi, nhưng người ghétnhất
phải kểđến danhhọa Picasso. Cả Gaudi và Picasso đều
sốngchung thời niênthiếu trong cùng một thànhphố (
Barcelona), trên cùng một conđường ( Care Nou de la Rambla 6) ,
hàngngày gặpnhau và nhìn thấy tácphẩm của nhau chỉ để
chêbai .. kịchliệt, chẳng ai chịuhiểu ai cả!!!
Tôi bướcchân vào Việnbảotàng của nhàdanhhọa Picasso
(Museu Picasso) vào lúc giữatrưa trờinóng như thiêu như đốt.
Barcelona là một thànhphố mà Picasso đã sốngqua trong thời
niênthiếu. Tầnglầu đầutiên là những tácphẩm trên sành,
trên sứ cùng những bứctranh vẽ tại Barcelona, Madrid vào năm
1890, tầnglầu thứhai là những tranhvẽ tại Barcelona và
Paris từ năm 1900-1904 đã bị ảnhhưởng ítnhiều của trườngphái
ấntượng như bức Waiting, hoặc The Defenceless. Còn
những bứctranh khác tôi khôngdám có ýkiến vì một lẽ
giảndị là chưa đủ.. trìnhđộ thưởngthức. Tôi đểý
thấy một ông trungniên ănmặc tươmtất chỉnhtề đứngtrước
một bứctranh của Picasso gậtgù lấy gậtgù để, đầu ông
ta quayngang lại quaydọc, nhìntới lại nhìnlui, nhìnxuôi, nhìnngược
chiều nào cũng thấy .. đẹp cả? Ngangdọc, ngượcxuôi đều..tuyệtvời
như nhau! Thật là cómộtkhônghai!!!
Cả đoàn chúngtôi rời Museu Picasso ai ai cũng.. hảhê vì
được chứngkiến tậnmắt những tácphẩm vôgiá của nhàdanhhọa
lừngdanh thếgiới.
Rời Museu Picasso chúngtôi được đưađi thăm ngọnnúi
cấutạo bằng loạiđá đặcbiệt mầuđen sừngsững giũa
một góctrời nằm cáchxa Barcelona khoảng chừng 53 km. Trên
đỉnhngọnnúi này là nhàthờ vĩđại Montserrat mà từ hàngngànnăm
trước đã là nơi hànhhương của dân Catalunya. Trungtâm
của Montserrat là giáođường La Moreneta với bứctượng
Black Virgin mà kháchhànhhương chỉđược chiêmngưỡng qua
một lớpkính thật dầy. Gầnđó là ngôinhàcổ đã đượcxây
vào năm 900 chỉ dànhriênh cho những nhàtuhành.
Khi chúngtôi đến thì thánhlễ đang được cửhành với
tiếnghát trongveo của banhợpca thiếunhi thánhthể Montserrat
Escolania, đâylà banhợpca lâuđời nhất của cả ChâuÂu. Bướcsang
Museu de Montserrat trưngbầy đầyđủ những ditích lịchsử
cổxưa. Những bứctranh về các điểntích Chúahàiđồng nhưng
cũng khôngthiếu tranh của các họasĩ lừngdanh Greco,
Caravaggio, Monet, Picasso, và ngay cả Dali!
Tối hômnay saukhi dùngcơm, chúngtôi đến thăm Plaza
d'Espanya, bâygiờ là 10 giờđêm, bầutrời mùahè tốihẳn,
nhưng cái oibức của buổitrưa đã mấtđi nhườngchỗ cho cơngió
hiuhiu mátlạnh. Dọctheo đạilộ rộngthênhthang dẫn từ
Plaza d'Espanya đến Arc Montjuic là những vòiphunnước
khổnglồ thành hìnhthù độcđáo được chiếusáng bởi hàngtrăm
ngọnđèn xanhđỏ tímvàng đủmầu, khôngphải chỉ năm, mười
hoặc hàngchục vòi mà phải nói đến hàngngàn vòiphunnước,
thayphiên phun những tianước lên trờicao đủmầu lónglánh
như đốtpháobông ngày Quốckhánh!. Kháchdulịch đứng
chậtních cả côngtrường rộnglớn, tiếng vỗtay, tiếng tánthưởng
khôngngớt tạothành bầukhôngkhí hânhoan vang cả góctrời.
Sángnay chúngtôi rời Barcelona để đi Valencia với
biếtbao sựluyếntiếc. Còn baonhiêu thắngcảnh chưađược
thưởngthức, còn baonhiêu ditích lịchsử chưađược
chứngkiến. Giữađường từ Barcelona đến Valencia chúngtôi
ghéthăm bãibiển Peniscola của miền Ðịatrunghải. Ðâylà
một bãibiển thậtđẹp uốncong theo sườnnúi với những hàngdừa
caovút. Nhiệtđộ hômnay khoảng gần 100 độ F. Người đi
tắmbiển thật đôngđúc, đông đếnnỗi phải .. vạch người
ra mớithấy nước! Ðây là bãibiển chophép được hở ..
ngực! Và luật chỉ chophép được hởngực mà thôi,
tấtcả phần cònlại của cơthể phải chekín vì .. mất
thuầnphongmỹtục!!! Dọctheo bãibiển khôngthiếugì những
bộngực căngtròn của các cô phơibầy dưới ánhnắng
gaygắt như thiêu như đốt. Có những bộngực khổnglồ như
hai trái .. dừa tươi. Có những bộngực tròntrĩnh như hai
trái camsành. Cũng có những bộngực nhỏbé như buồng.. cau
non làm tôi nhớlại câu cadao dễthương trong vănchương bìnhdân
Việtnam :
Ngực em chúmchím tráicau
Cho anh bópcái có đau anh đền
Ngực em chúmchím đồngtiền
Cho anh bópcái anh đền .. ba quan!
Hômnay đúnglà ngày .. hên, khách "hànhhương"
thahồ .. rửamắt!
Rời Peniscola Beach khoảng 2 giờchiều, chúngtôi thẳng
đường đến Valencia. Cólẽ trong chúngta những ai ..
hảongọt khôngthểnào khôngbiếtđến cam Valencia ngọt
nổitiếng thếgiới.
Nếu California tựhào về quậnCam với những vườncam
xanhmướt và nếu Vệtnam hãnhdiện về cam Bốhạ, thì dân
Tâybannha hãnhdiện với cam Valencia.
Dọctheo xalộ dẫntới Valencia là những vườncam mênhmông
bátngát. Bốnbề chungquanh từ xalộ tớitận chântrời
chỉcó một mầuxanh của cam, tấtcả chỉ trồng cam và
trồng cam, ngoàira khôngcó một thứ gìkhác. Cóthể đấtđai
và khíhậu Valencia thíchhợp cho cam? Valencia là một thànhphố
nằmsát bờbiển nên vào mùahè đôngnghẹt kháchdulịch khôngphải
chỉ từ các tỉnh khác của Tâybannha mà còn là địađiểm
nghỉmát lýtưởng của hầuhết các nhàtàiphiệt Âuchâu
từ Pháp, Anh, Ðức sang tậnhưởng gió biển của miền Ðịatrunghải.
Valencia xưakia nổitiếng với các đồsành, đồsứ,
vảivóc, tơlụa.. , nay cũng là thánhđịa của những người
yêuchuộng Lladro. Nếu đến Valencia phải vào tận xưởng
chếtạo để thấy tậnmắt côngtrình của các nghệnhân và
thưởngthức những tácphẩm mớinhất của Lladro mà cả
thếgiới chưa nước nào có. Nếu chúngta đến Valencia vào
khoảng từ 12- 19 tháng 3 hàngnăm sẽđược chứngkiến ngày
hội Las Fallas, đâylà ngàyhội lớnnhất của Valencia mà
từng nhóm người thiđua làm những bứctượng khổnglồ
bằng giấy cao khoảng 15 mét chỉ đợi tới rạngsáng ngày
16 thì đem rađường tổchức ănuống nhậunhẹt, cahát rồi
đốt những tượng giấy đó, khắp các đường phố từng
bứctường lửa rựcsáng cả một góctrời giữa tiếng cahát,
reohò của dânđịaphương, đâuđâu cũng chậtních người
qualại, những cuộcvui như nhẩy Flamenco, đấubòrừng cũngđược
tổchức cùngmộtlúc.
Dulịch Tâybannha mà không đixem đấubòrừng (có nhiều người
gọi là bòtót - bullfight) là một thiếusót lớnlao, nhưng
theo tôi là một thiếusót .. cầnthiết! Ngàyxưa dânTâybannha
hãnhdiện với môn chơi tànbạo và dãman này, nhưng đólà
thờixaxưa của một xãhội phongkiến thốinát nơi các vuachúa,
cônghầu bátửnam, các nhàquýtộc nhànrỗi khôngcó việcgì
làm, vềsau mônchơi này lantràn sang giớibìnhdân và được
mọingười ưathích vì nó quá .. khíchđộng!
Họ bầyra trò dùng gươmdáo đâm vào đầu vào cổ conbò
cho máu chẩy lênhláng tớichết mà không mộtchút xótthương
hay chút mủilòng (mặcdầu nó chỉlà convật!) Ngườita
lợidụng tính ghét mầuđỏ của bò để làmcho bò
tứcgiận mà đâmxầm vào miếng khănđỏ, nhâncơhội đó
một ngườilựclưỡng dùng gươmgiáo đâmvào thân nó
chotớikhi nó ngãquỵ để được khángiả hoanhô
nhiệtliệt??? Có nhiều người chỉ xem nửachừng rồi vì
quá ghêtởm phải bỏ ravề. Tròchơi này đã bị các hội
bảovệ súcvật trên thếgiới phảnđối kịchliệt. Ðasố
dânTâybannha cũng đã quá chán tròchơi dãman này nên đấutrường
khôngcòn đôngđúc nhưxưa, có nhiều đấutrường không
trả đủ chiphí đã phải đóngcửa, đasố các đấutrường
bâygiờ chỉ mởvào ngàychủnhật và sốngvào kháchdulịch
thích xem chuyện ... lạ, nhưng kháchdulịch hiệnnay cũng ghêtởm
tròchơi "máume" này.
Ðidulịch để thấy cáihay, cáiđẹp của xứngười, tôi
khôngnghĩ ai muốn đidulịch để chứngkiến một cảnh
giết súcvật thật tànnhẫn, thật dãman! Thêmvàođó, hàngnăm
cứ vào tháng 7 dươnglịch, ở Pamplona ngườita thường
tổchức cuộc chạybộ giữa vài chục con bò và hàngtrăm
thanhniên ngoài đườngphố, tròchơi này có từ thếkỷ
thứ 15 và đã được vănhào Ernest Hemingway môtả trong
cuốn The Sun Also Rises, nhưng tròchơi khôngchỉ ngừng
tạiđây mà saucùng đànbò bị lùa đến đấutrường để
bị đâmchết muavui cho khángiả!!! Thật ghêtởm!
Chúngtôi chỉ dừngchân nghỉ tại Valencia có một đêm
rồi sáng hômsau tiếptục lênxe đến Granada, chiếc xebus
vừa đến thànhphố Granada thì một bảng thậtto hiệnra
ngay trướcmắt "Life is short. Don't run". Cógì vộivã
mà phải ...run! Granada sẽ cốnghiến cho dukhách một ditích
lịchsử của người Moors cómộtkhônghai trên thếgiới, đólà
lâuđài hay cũng cóthể gọilà chiếnlũy Alhambra, một
chiếnlũy cuốicùng của người Moors tại Tâybannha kểtừ
saukhi người Christian toànthắng ở Cordoba năm 1236, rồi đến
Sevilla năm 1248 . Granada chỉ bị thấtthủ hơn hai trăm năm
sauđó (1492). Alhambra tiếngẢrập cónghĩalà "đỏ",
cứ vào mỗi buổichiều dưới ánhnắng hoànghôn, nhìn
từxa cả một lâuđài nguynga đồsộ rựcsáng một mầuđỏchói
lộnglẫy. Dođó Alhambra cũng là một trong những địađiểm
dulịch hấpdẫn nhất của Âuchâu. Mỗingày có khoảng
chừng 8000 dukhách thăm viếng Alhambra chứngkiến tậnmắt
sựcườngthịnh của một dântộc oaihùng thuởxaxưa.
Nếu chỉ dành một ngày để thăm lâuđài Alhambra
rộnglớn baola khôngthể gọilà đủ. Alhambra chiếmlĩnh nguyên
một ngọnnúi trông xuống thànhphố Granada tấpnập buônbán
phíadưới. Xưakia Alhambra là mộttrongnhững thànhphố
lớnnhất của Tâybannha chođếnnay còn đểlại nhiều ditích
của người Moors rảirác trong thànhphố. Từ ngoàicổng vàotrong
lâuđài Alhambra, dukhách phải điqua một conđường trángnhựa
rộng thênhthang với bóngmát của hai hàngcây caovút đã
hiệndiện ở nơiđây hàngtrămnăm. Tiếng gió vivu thổi,
tiếng suối rócrách chẩy như đưa dukhách vào chốn thầntiên
đã bị quênlãng từlâu. Trướcmắt tôi là một biệtđiện
nguynga đồsộ nơi xưakia nhàvua tiếp sứthần các nước.
Haibên là hai hàngghế của ngoạigiaođoàn cũng như của hoàngtộc,
từ váchtường chođến trầnnhà đều được cẩn bằng
một loại đáquý mầutrắng đặcbiệt. Chỉriêng việccẩnđá
lên tường cănphòng này cũng đã mất .. mười năm! Những
phòngăn, phòngngủ của các ônghoàng bàchúa thật lộnglẫy
khôngthuagì lâuđài của Hoànggia Anhcátlợi. Phòng nào cũng
trôngra một khoảng vườn rộnglớn trồng đủloại hoa quýhiếm
muônmầu. Chúngtôi được đixem vườn hồng thơmngát
khoesắc cùng những hoasen, hoasúng dưới hồ tạonên một
cảnhđẹp nên thơ lạkỳ mà xưanay tôi tưởng chỉcó trong
tranhvẽ. Ðứng trên lâuđài nhìn xuống, chungquanh là thànhphố
Granada với những dinhthự nguynga tránglệ chenchúc mọclên
như nấm như tháchđố với trờicao!
Tối hômnay chúngtôi được đưađến một làng của người
Gypsy để thưởngthức chươngtrình cavũnhạc đặcbiệt. Như
chúngta đã biết dân Gypsy nổitiếng về cavũ. Ðâylà
giống dândumục nayđây, maiđó, tối về chỉ biết quâyquần
bên đốnglửa nhẩymúa, cahát, reohò. Trướckhi đi chúngtôi
đã được trấnan trước là rất antoàn khi bước vào
"thánhđịa" của họ. Chính họ sẽ bảovệ chúngtôi
tốiđa và đóntiếp trọngthể. Ðếnnơi chúngtôi được
đưavào một căn "nhà". Nói là nhà thì không đúng
lắm vì dân Gypsie khôngbiết xâynhà. Phải nói là một.. cái
hang xây giả như một cănnhà hình vòngcung chiềurộng
khoảng năm thước, chiềudài khoảng haimươi thước,
chiềucao khoảng bathước. Trên tường treo đủthứ nồiniêu
xoongchảo lủngcủng như một cái hang thậtsự trong núi
của dândumục thuởxaxưa. Saukhi khách đã antọa họ mời chúngtôi
uốngnước rất tửtế, ai muốn uống bất cứ loại rượu
mạnh nào chủ đều có cả. Chừng nửa tiếng sau thì chươngtrình
cavũnhạc bắtđầu .
Trởvề ngàyxưa, vì họ là những dândumục nên khi hát
khôngcó nhạckhí nào đệm theo cả. Tiếngđệm lấynhịp
chỉ là tiếng vỗ của hai bàntay dàingắn, tonhỏ,
nhanhchậm khácnhau. Chomãiđến vềsau này nhạccụ mà họ
biết dùng chỉlà câyđàn tâybancầm flamenco. Mởđầu là
tiếng hai bàntay đập vàonhau thậtto và chậm của một ngườiđànbà.
Sauđó bàta cấttiếng ca thậtto, lanhlảnh như xé vào tai gây
sựchúý của dukhách, tiếng vỗtay nhanhchậm, tonhỏ tùytheo
nhịpđiệu của bàihát. Nói bàta ca thì hơi quá, phải nói
là bàta.. la thì đúnghơn vì trong tiếngla, tiếnghét của bà
thểhiện những gì uẩnức, đauđớn của cả một sắcdân
không quêcha, không đấttổ, không quêhương, khôngnhà, khôngcửa,
nayđâymaiđó, lêlết trên khắp quảđịacầu, bấtcứ nơinào
cóthể chứachấp họ! Từ bêntrong hậutrường xuấthiện
một nữvũcông dáng mảnhkhảnh, nướcda bánhmật, đôimắt
sắcsảo, miệng khônghề nở một nụcười như tứcgiận
một điềugìđó. Tay côta vừa múa, vừa dậmchân thật
mạnh lên sàngỗ cũng nhanhchậm, tonhỏ khácnhau hòanhịp
với tiếng vỗtay và tiếngđàn tâybancầm tạo một âmthanh
ồnào quáilạ. Nếu nói âmnhạc thểhiện vănhóa, đờisống
của một dântộc, thì hômnay tôi chứngkiến buổi trìnhdiễn
âmnhạc của một giốngdân chịu nhiều thuathiệt nhất
trong loàingười!!! Trong lờica, trong tiếngnhạc, trong điệumúa,
lúcnào họ cũng biểulộ sựtứcgiận, sựđớnđau,
sựbuồntủi! Như những buổitối bìnhthường họ nhẩymúa
cahát thành từng đôitraigái, từng đoàn haiba người, cả
ônggià, bàlão cũng ra sàn múahát. Những cái liếcmắt đưatình
của cô vũcông xinhđẹp, những bộmặt giantrá, mađầu
của namvũcông, những cái cườimỉm xảoquyệt của ônggià
bẩymươi tuổi đã thểhiện tấtcả những gì mà dukhách
muốn tìmhiểu về đờisống của sắcdân Gypsies. Buổi trìnhdiễn
kéodài đến gần nửađêm, chúngtôi ravề antoàn trong sựhânhoan
của tấtcả mọingười .
Sáng hômnay mọingười phải thứcdậy sớm để
tiếptục hànhtrình đi Sevilla. Giữađường chúngtôi ghéthăm
một căn " nhàhang" của dânbảnxứ . Leonúi theo conđường
đấtđỏ bụimù uốnkhúc. Chúngtôi đến một quán bán đồkỷniệm
nhỏbé, đasố mónhàng họ bán là những đồnung bằng đấtsét
mầuđỏ. Bênngoài là cănnhà như bìnhthường nhưng nếu
chủnhân không hướngdẫn chúngta khôngthể biếtđược đằngsau
cánhcửa kia lại là một cáiđộng .. hoavàng! Ðộng có
lỗthônghơi lấy khôngkhí và ánhnắng từ bêntrên. Chủnhân
bầybiện rất ngănnắp, cũng có giường, có bàn, có ghế,
có cây cảnh, và vănminh hơn nữa có cả .. TV! Giữa khi bênngoài
trờinóng hừnghực thì bên trong động như được gắn máy
điềuhòakhôngkhí thật thoảimái.
Sevilla là một thànhphố rựcrỡ của cả Carmen và Don
Juan. Nơiđây mônthểthao đấubòrừng vẫnđược nhiều người
ưachuộng và vẫncòn là nơi mà giấcmơ của các côbé khi
lớnlên trởthành những vũcông nhẩy Flamenco. Sevilla là
cổng duynhất dẫnđến Tânthếgiới vào thếkỷ thứ 16
khimà sựcườngthịnh của đếquốc Tâybannha lênđến
tộtcùng. Những nhàthámhiểm như Amerigo, Vespucci, Ferdinand
Magellan đều khởihành từ thànhphố này. Vào thếkỷ thứ
17 những nhàdanhhọa như Velazquez, Murillo, Zurbaran đã tạo
cho Sevilla thành một trungtâm vănhóa nổitiếng của cả ChâuÂu.
Năm 1929 đúngvàolúc thếgiới bướcvào cuộckhủnghoảng tàichánh
thêthảm thì Sevilla đứngra tổchức World Exposition nên bị
thấtbại nặngnề phải đợi mãiđến năm 1992 Sevilla mới
có cơhội đứnglên khi nhận tổchức World's Fair.
Cuộctổchức này thànhcông vượtbực đemlại cho Sevilla
sựgiầucó, thịnhvượng. Ngườidân Sevilla đang hyvọng sẽđược
đứng lên tổchức thếvậnhội năm 2010. Tôi nhớ một câunói
đã đọc đâuđó của James Michener : " Sevilla doesn't have
ambience. It is ambience" Sevilla có rấtnhiều thắngcảnh, và
những ditích lịchsử bêncạnh những đềnđài của người
Jewish, người Moors hòalẫn tiếngnhạc flamenco tưngbừng náonhiệt
.
Một thắngcảnh nổitiếng nhất của Sevilla là nhàthờlớn
Cathedral. Ðâylà một thánhđường lớn thứba thếgiới
chỉ đứngsau côngtrường Thánh Phêrô bên Lamã và nhàthờ
St. Paul ở Luânđôn. Chỉ côngtrình xâycất nhàthờ này đã
kéodài 120 năm ròngrã. Từ ngoàiđường đivào là một thápchuông
khổnglồ Giralda mà ngàyxưa những ngườiHồigiáo dùng để
nhắcnhở giáodân đã đến giờ cầunguyện. Vào bêntrong thánhđường
sẽ có cầuthang để leolên đỉnh của thápchuông cao chótvót
nhìn cả thànhphố Sevilla baola, cổkính. Ðisâu vào trong thánhđường
là ngôimộ của Christopher Colombus mà lầnđầutiên ngườita
chôn tại Santo Domingo (NamMỹ), rồi sauđó cảitáng ở Cuba
chođếnkhi Cuba giànhlại được độclập vào khoảng năm
1900 thì ngườita mang thihài ông về chôn tại Sevilla. Có
nhiều giảthuyết chorằng thihài tại Sevilla chỉ là thihài
giả, thihài thật hiện vẫncòn tại Santo Domingo và đây cũnglà
nguyênnhân cuộctranhchấp giữa Santo Domingo và Tâybannha.
Ngày 2 tháng 6 năm 2003 đạihọc Granada đã cho mở hai
quantài trong nhàthờ, một của Christopher Columbus và cáikia là
của Hernando, contrai của Columbus, để xácđịnh DNA xem đâu
là sựthật. Cho đến giờphút này kếtquả vẫn chưa rõràng.
Trướckhi ravề, chúngtôi gặp một phòngtrưngbầy những đồquý
giánhất của quốcgia. Vươngmiện Corona de la Virgen de
los Reyes cẩn 11,000 loại đáquý và ngọctrai lớnnhất
thếgiới longlanh rựcrỡ chiếusáng trong tủkính, bêncạnh
đó là những câythánhgiá, quyềntrượng của các vuachúa
thờixaxưa và nhiều đồlặtvặt khác trên bànăn của Chúa
trong bữacơm cuốicùng ("The Last Super table") .
Nếu ở Granada đêmqua chúngtôi được đixem trìnhdiễn
cavũ của dân Gypsies thật đángtiền thì tốihômnay chúngtôi
lại thamdự một đêm trìnhdiễn điệunhẩy Flamenco
nổitiếng thếgiới. Flamenco khôngphảilà một thểloại dânca
của Tâybannha mà nó là một tổnghợp nghệthuật
bắtnguồn từ miềnnam Tâybannha gọilà Andalucia, cấutạo
bởi ba phầnchính là lờica (el cante) , điệunhẩy (el bailé)
và tiếngđàn (el toque).
Ngượclại giòng thờigian, có nhiều giảthuyết chorằng
Flamenco là một cảibiến điệu cavũ của dân Gypsies phalẫn
chútít sắcthái vănhóa Moorish có từ thếkỷ thứ 17 và
được thêmbớt để hoànhảo như ngàynay. Nếu các điệunhẩy
của bộlạc Gypsies biểulộ sựbấtcông, đaukhổ, buồnlo,
thì ngượclại thểđiệu flamenco biểulộ sựvuimừng hânhoan.
Cũng những tiếng vỗtay nhanhchậm tonhỏ ấy, cũng với
tiếng dậmchân lên sàngỗ ồnào linhđộng ấy, cũng tiếngđàn
tâybancầm hòanhịp với tiếnghát của những vũcông ấy màsao
nó tạora một bầu khôngkhí vuitươi nhộnnhịp, kíchđộng
làm saymê ngườithưởngthức.
Chúngtôi bướcvào một rạphát rộnglớn đôngnghẹt người.
Ðược ngồi trên hàngghế gầnsát khánđài nên thưởngthức
tậnmắt khuônmặt xinhxắn của từng vũcông, chiêmngưỡng
những bộáo muôn mầu thathướt lượtlà tungbay trên sànnhẩy
theo từng điệunhạc. Quảthật nếu đem sosánh flamenco với
điệunhạc của dân Gypsies thì từng lờica, điệumúa của
Gypsies thật thôsơ mà flamenco thì quá hoànchỉnh. Vũcông
của flamenco rất điêuluyện, khácvới Gypsies có tínhcách
giađình, cụcbộ. Những tiếng dậmchân của namvũcông trên
sàngỗ nổ to rựcrỡ như pháobông ngàyhội. Những bước
nhẩy mềmdẻo nhịpnhàng của nữvũcông như rồngbay, như
hoanở. Sau mỗi màn biểudiễn là sựtánthưởng của thínhgiả
vangdội với tràngpháotay và những tiếng " Olé"
ngợptrời!
Tôi trởvề kháchsạn thì đã mườihai giờđêm,
sửasoạn để sángsớm ngàymai đến Madrid lên máybay về
New York chấmdứt mười ngày rongchơi thoảimái. Vừa vềđến
kháchsạn, tôi gặplại côbé ngồi bêncạnh lúc xem nhẩy
flamenco, côbé đang saymê coilại những tấmhình chụpđược
trong buổi trìnhdiễn, những tấmhình mầu tuyệtđẹp đánhdấu
một kỷniệm khóquên. Thật bấtngờ côbé cũng đưacho tôi
xem một tấmhình mà vì vôtình hay cốý có tôi trongđó. Côbé
hứa gửi chotôi khi về đến Úcđạilợi:
Cámơn côbé, cámơn
Ðạidương cáchbiệt, giậnhờn íchchi!
Bắc Giang