Return to front page!

One-time fee web hosting!


.

 Ðisuốt Conđường CáiQuan

Hướng Dương



I. Tảnmạn:

Ðâylà lần đầutiên trongđời, chỉ vỏnvẹn 3 tuầnlễ ngắnngủi, tôi đãđược đisuốt "conđường CáiQuan" từ cựcNam đến cựcBắc Việtnam, đượcthấy tậnmắt những gì tôi muốn biết, được sốngchung và nghe đồngbào tôi tâmtình về chuyện đờithường cùng những ướcmơ tươnglai rất thựctế và đơngiản, được chiasẻ phầnnào những khókhăn từ cuộcsống do những yếutố chủquan lẫn kháchquan, trongkhi thiêntai cứ dồndập xảyđến hàngnăm mà ngườidân Việtnam đã và đang tiếptục chịuđựng mộtcách bềnbĩ, thầmlặng và kiêncường đến khótin. Tôi đã đếnđược những nơi mà bấylâunay chỉ thấy qua phimảnh, sáchbáo, hoặc chỉđược nghe kểlại với bao tòmò, thắcmắc. Tôi đã thỏamãn với một chuyếnđi vấtvả nhưng đã làmđược nhiều điều hữuích cho bảnthân, cho ngườithân, bạnbè và cho đồngbào của mình; ítra là tôi đã làmđược chútít việcthiện trong một khoảng thờigian eohẹp.

II. Phi trường Tân Sơn Nhất & một góc của Saigon:

Tôi vềđến phitrường Tânsơnnhất vào lúc 11:30 a.m. và ngạcnhiên trước vài đổimới: hànhkhách khôngphải vào nhàga bằng xe bus nữa mà đi bằng đườngống (terminal) từ máybay thẳngvào nhàga như những phitrường quốctế tântiến khác. Côngan cửa khẩu ngồi trong những quầy khangtrang hơn nhưng họ nóinăng với dukhách như tôi vẫn háchdịch, khóchịu ! Hảiquan cũng đòi "mãilộ" nhưng khôngcòn côngkhai trắngtrợn như trước nữa. Tuy thânnhân và bèbạn tôi vẫncòn phải đứng lốnhố chờđón tôi ngoàicửa nhưng rõràng là bếnbãi cho xebus, taxi, xe gắnmáy, v.v... đã tươngđối trậttự, nềnếp hơn trước nhiều lắm. Dườngnhư mọiviệc đangđược cảitiến tốtđẹphơn mà bảnthân tôi thựctình phảinóilà ngạcnhiên và thầmmừng cho Saigon. Cólẽ do ngài Tổngthống Clinton vừa đếnthăm Việtnam hômqua nên hômnay tôi mới cóđược maymắn hưởng cái "Phúc" này chăng?

Anhem từ Trường Ðạihọc Cầnthơ (ÐHCT) đón tôi tại phitrường Tânsơnnhất và đưa tôi về miềnTây ngaysauđó. Suốt từ phitrường ra tới Bìnhchánh, tôi đãđược nhìn thoángqua một góc Saigon vào một buổichiều tháng 11/2000 với lưulượng xe các loại ngày càng đôngđảo và khóchịu làmsao khi mà ngườita cứphải bấmkèn inhỏi để lenlỏi giữa dòng xe hỗnloạn. Anh Triều (tàixế) chọn conđường vànhđai mới Nam Saigon từ NhàBè qua Bìnhchánh để tránhbớt nạn kẹtxe.

Tôi rất thấtvọng khi thấy ngườidân Saigon hômnay coithường luật giaothông và sựantoàn tínhmạng của chính họ: hầuhết xegắnmáy không ngừnglại trước đènđỏ (trừ những nơi có cảnhsát giaothông!), khônghề nhườngnhịn nhau khi vượtqua ngãtư, tỉnhbơ láixe ngượcchiều, thậmchí có những anh láixe ẩu mà còn trừngmắt sừngsộ khi mà chính họ đang viphạm trắngtrợn luật giaothông. Ðây chínhlà một vấnđề khônghay mà Saigon cần nghiêmkhắc xửlý càngsớm càngtốt, bêncạnh 2 tệnạn xãhội nguyhiểm nhất đang trànlan khắp Saigon là matúy và mãidâm. Tháiđộ vôkỷluật này chothấy sựhỗnloạn và mặttiêucực trong quátrình pháttriển và đôthịhóa hiệnnay của Saigon nóiriêng, Việtnam nóichung mà những ngườilãnhđạo Việtnam đã không quantâm đầyđủ và đánhgiá đúngmức để kịpthời đưara biệnpháp giảiquyết hữuhiệu.

III. Ðồngbằng sông CửuLong:

Trong suốt quãngđường từ Saigon về ÐHCT, tôi được nghe anh Gia -- một cánbộ giảngdạy môn Thiếtkế Xalộ (Highway Design), còn rấttrẻ, mới hoàntất Caohọc (Master) từ Hòalan về -- giớithiệu về ÐHCT., về chuyện lụt nămnay ở đồngbằng sông Cửulong, tâmtình về những ướcmơ tươnglai của anh Gia và giớitrẻ Việtnam hômnay. Quađó, tôi hiểu thêm mộtchút về ÐHCT, đồngbằng sông Cửulong và lớptrẻ Việtnam hômnay - họ rất hamhọc, sống thựctế, không biết nhiều về quákhứ và đang hướngvề một tươnglai trànđầy những mơước thựctế nhưng thật tươisáng.

Cầu Bìnhđiền và BếnLức đã sửachữa xong. Tỉnh Longan cóvẻ khangtrang hơn với nhiều caoốc mới và đườngphố rộngrãi hơn. Những cánhđồng còn ngậpnước ngay bên quốclộ vẫn tấpnập dòng sinhhoạt đờithường. Tàixế cứ phải bópcòi inhỏi mà ngườiđiđường vẫncứ tỉnhbơ dừng xe giữađường quốclộ hay đi ngượcchiều, xeđò đuanhau chạy bạtmạng trongkhi lơxe đu tòngteng, miệng hét lớn, tay đập vào thànhxe ầmĩ mà tôi thấy hìnhnhư cũng có ít ai chịu tránhné, hầunhư khôngthấy ai nhườngnhịn nhau mộtcách lịchsự, ai cũng phớttỉnh theo kiểu "đường ta, ta cứ đi." Giánhư luật giaothông chịukhó bắtđầu từ trườnghọc (từ mẫugiáo đến đạihọc ), phường xã, các cơquan để giáodục và tuyêntruyền về trậttự-antoàn giaothông thì haybiếtmấy. Một xãhội thiếu ýthức tổchức, kỷluật thì khó mà giàumạnh được.

Chúngtôi ghé Cai Lậy ăn qualoa rồi đithẳng về Cầnthơ để kịp tháptùng một nhóm cứutrợ đồngbào bị lụt ở Mộchóa, Caolãnh, Tamnông và ThápMười thuộc tỉnh Ðồngtháp.

Qua cầu Mỹthuận, khi mànđêm buôngxuống, những ngọn đènpha sángrực tỏa xuống mặtnước sông Tiền lấplánh như những vìsao. Tôi thật vui và xúcđộng khi được đi trên chiếccầu mà tôi đã mơước từlâu. Tôi chỉ mongsao tấtcả những conđường ở quê mình sẽ phẳngphiu, thênhthang và nốiliền bởi những câycầu đẹp và tiệnlợi như thếnày. Chươngtrình thaythế cầukhỉ bằng cầuđúc bêtông đã xúctiến, nhiều conđường hươnglộ, tỉnhlộ nay đã sạchsẽ, khangtrang hơnxưa với nhiều câycầu bêtông mới và đèn thắpsáng. Từ ngãba Cầnthơ ở thịxã Vĩnhlong về tới bến bắc Cầnthơ, tôi cóthể thấy nướclụt còn mấpmé nhàcửa 2 bên quốclộ và nước vẫn ngậptrắng những cánhđồng.

Tôi về đến Nhàkhách trường ÐHCT vào lúc 7:30 tối, đi ănkhuya với chú bảovệ rồi ra bến Ninhkiều thảbộ trong côngviên để thấy phầnnào sinhhoạt Cầnthơ vềđêm. Trên côngviên dọc bến Ninhkiều, tiếng ai hát vọngcổ từ tàu dulịch Tâyđô ngânvang lên khắp bờsông mộtcách ồnào, ầmĩ quáđáng chứ không tạođược sựđồngcảm. Dọcngang sôngnước Cửulong, dườngnhư không khó tìmthấy một Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu" ngàynào nhưng khôngkhí tĩnhmịch anbình đang bị "đôthịhoá" dần khi mà kỹnghệ dulịch đang xâmlấn ồạt.

Tôi được nghenói về những dựán cảithiện và pháttriển của Cầnthơ và nhiều tỉnh đồngbằng sông Cửul Long. Bêncạnh đólà những mặt "tiêucực" không vui đang xảyra ngàycàng nghiêmtrọng hơn cho vùngquê chấtphác này. Thật không vui khi đượcbiết consố các côgái nghèo thích lấy chồng Việtkiều (có những người lớntuổi đáng gọilà cha, chú; hay những kẻ đã có vợcon cònsống ở nướcngoài, hay đã lydị hay lythân!) hay ngoạikiều (chủyếu là Ðàiloan, Trungquốc, Ðạihàn,v,v...), thậmchí phải qua làm gáiđiếm ở Cambodia, Tháilan và nhiều nơi khác trên thếgiới.

Tôi viết những dòng này với mongmỏi là xin quývị đànông Việtnam đang sống ở nướcngoài hãy su nghĩ lại, nếunhư đã và đang có ýđịnh dùng dollars để về "hưởngthụ" trên thânxác của những người congái nghèo và ngâythơ ở Việtnam, xin hãy chấmdứt ngay hànhđộng tànnhẫn đến ghêtởm mà lươngtâm tốithiểu của một người Việtnam khó cóthể chấpnhận. Tôi cũng mong chínhquyền Việtnam hãy có biệnpháp cứngrắn hơn với những cánhân và tổchức "hônnhân" ...ma để đưa gái Việtnam ra nướcngoài làmđiếm. "Con dại, cái mang" - nếu không muốn nói con hư là lỗi mộtphần tại chamẹ. Tìnhtrạng suyđồi hiệnnay khôngthể khôngcó tráchnhiệm của những ngườilãnhđạo Việtnam; hay nóikhácđi, Ðảng CS Việtnam và chínhphủ Việtnam phải có tráchnhiệm giảiquyết triệtđể những tệnạn xãhội và tìnhtrạng suyđồi hiệnnay.

Lịchsử sẽ không thathứ cho mọi hànhđộng dungtúng, baoche hay cốtình nuôidưỡng những điều tệhại này từ phía chínhquyền. Không ngườiViệt nào muốn thấy quêhương mình trởthành một địachỉ sex tour hấpdẫn như Manila hay Bangkok. Rất mong chínhquyền và các đoànthể xãhội hãy kiênquyết ngănchận những tệnạn mà quývị đã biếtrõ hơn ai hết. Xin đừng làmgiàu trên sựbấthạnh của đồngbào mình. Xin đừng cốtình làmngơ trước những điềuxấu mà chính quývị là người có tráchnhiệm chứ khôngchỉ phụhuynh hay bảnthân những con "thiêuthân" đó. Việtnam pháttriển là một điều đángmừng nhưng xinchớ để đạođức và luânlý suyđồi và sụpđổ, nhấtlà xin chớ làmgiàu trên thânxác phụnữ !

Ngủđêm tại Nhàkhách trường ÐH Cầnthơ, tôi đượcnghe nhiều người kể về trậnlụt nămnay và sơlược về kếhoạch khắcphục hậuquả lụt của chínhphủ trungương và các tỉnh bị lụt.

Sáng hômsau, tôi được đưa đithăm 1 vòng trường ÐHCT và làmviệc với anh Thuận, phó khoa Côngnghệ về phươnghướng pháttriển và những nhucầu của Khoa trong việcgiảngdạy và nghiêncứu. Phòng vitính (computer) không rộng lắm, đasố là máy cũ, vì muốn tiếtkiệm điện nên chủyếu là lấy ánhsáng từ ngoàitrời lenqua các cửasổ vào soisáng chứ khôngcó baonhiêu ngọnđèn néon, phầnlớn sinhviên đếnđây để ...chơi games chứ khôngcó baonhiêu người đến học và tậndụng computer thậtsự. Xưởng cơkhí khá rộnglớn nhưng đasố là máy cũ do Hòalan tặng hay bánrẻ. Anh Gia chobiết: Hòalan bảotrợ hầuhết hoạtđộng, từ khâu đàotạo cánbộ giảngdạy đến việntrợ cho nghiêncứu, trangbị cơsở vậtchất, v.v...

Dọctheo lốiđi trồng rấtnhiều câycảnh và câycao bóngmát nhưng quá sansát và thiếu mỹthuật. Ngheđâu một anh kinhdoanh câycảnh đã mượndanh và sânbãi nhàtrường để kinhdoanh nên anh ta cũng giúp trồngcây cảnh cho trường, kểra kếthợp nhưthế cũng hay! Sắptới, trường ÐHCT sẽ xây thêm phònghọc và khu nhàở mới cho giáoviên. Tôi códịp tiếpxúc với nhiều cánbộ giảngdạy còn rất trẻ, traođổi về tìnhtrạng ngậplụt và hướng khắcphục. Quađó, tôi hiểurõ thêm về những nguyênnhân gâyra trậnlụt thếkỷ này. Anhem đã trìnhbày cho tôi thấy bảnđồ nướcngầm và nước chảytràn (do Hòalan thiếtkế, bảotrợ & giúpđỡ), dòngchảy của sông Mekong và sựbồiđắp phùsa ở BiểnHồ (Cambodia) khiến hồ này đang cạndần nên lưulượng nước và thủysản đổ dồnvề vùngtrũng Tứgiác Longxuyên ngàycàngnhiều, tạora nguycơ lớnnhất là một BiểnHồ thứ hai đang hìnhthành rõrệt ở đồngbằng sông Cửulong.

Sauđó, tôi códịp nghe anh Minh trìnhbày vềviệc nghiêncứu môhình nhàở cho nôngdân vùng đồngbằng sông Cửulong và nghe các anhchị khác nóivề dựtính thànhlập nhiều bộmôn và chuyênngành mới với mụcđích cụthể là đàotạo xong, sửdụng ngay cho việcxâydựng & pháttriển vùng đồngbằng sông Cửulong. Tuy thiếuthốn rấtnhiều về cả cơsở vậtchất, tàiliệu nghiêncứu và phươngtiện giảngdạy lẫn giảngviên kinhnghiệm nhưng trường ÐHCT vẫn cốgắng tự xoaysở bằng nhiều cách khácnhau nhằm củngcố 7 khoa, 3 viện, 4 trungtâm của trường, với sựgiúpđỡ rất nhiệttình của Hòalan.

Tôi đi xelôimáy về Cáirăng mong tìmlại anh Hồ Tuấn Ngọc, người bạnhọc LQÐ và cùng đi HÐ ngàyxưa nhưng khu Cáirăng bâygiờ thayđổi nhiềuquá nên tôi khôngbiết làmsao tìmthấy ngôinhà lụpxụp ngàyxưa của anhấy nữa. Lâulắm rồi không ngồi xelôi nên tôi cảmthấy vừa sợ mỗikhi xe quẹocua hay láchtránh xe khác, vừa nhớlại ngàyxưa đã có một thời thíchthú ngồi xelôiđạp cùng bànội tôi rachợ Vĩnhlong.

Ðườngphố Cầnthơ đang tusửa và mởrộng. Phốxá tấpnập, khangtrang và sinhđộng hơn, nhấtlà xegắnmáy và nhà mới nhiềuhơn. Thanhniên Tâyđô cũng chạytheo thờitrang Saigon và cóthể thấy quánhiều quánnhậu, biaôm, café.. đầydẫy 2 bênđường. Thờigian eohẹp, Cầnthơ cũng khôngcó điểmdulịch nào hấpdẫn ngoài chợnổi ngãbảy Phụnghiệp (lớn hơn chợnổi CáiBè quêtôi) nên tôi phải gấprút thuxếp saocho kịp tháptùng một đoàn cứutrợ gồm một nhóm bạntrẻ và mộtsố nghệsĩ Sàigòn.

Tôi đến Caolãnh thamgia vào một đoàncứutrơ mà đasố là giớitrẻ. Họ rất hồnnhiên, trongsáng và chỉ biết làm việcthiện vì lòngtừtâm, khônghề có hậuý nào khác. Chúngtôi quyếtđịnh mua 80 chiếc xuồng loại khá (khoảng $50 USD/ chiếc), cònlại là mua gạo, mì gói, tấm bạtnylông. Mỗingười bỏtiềntúi trangtrải chiphí vậnchuyển, ănở. Nhóm này có sựliênhệ tốt với chínhquyền địaphương nên chúngtôi đi từ Sađéc qua Mộchóa đến Tamnông rồi về Caolãnh cũng được đóntiếp niềmnỡ với sựgiúpđỡ của Hồngthậptự địaphương.

Sauđó, tôi đến Longxuyên để tháptùng với một nhómcứutrợ khác mà đasố là các bácsĩ trẻ đi đến Hồngngự, Tânchâu, ăntrưa ở gần chùa BàChúaXứ nên cũng códịp ngóthấy núi Sam, đến viếng lăng ông Thoại Ngọc Hầu và kinh Vĩnhtế (xin xem bài "Về miềnTây cuối năm 2000"" viết về chuyến đi cứutrợ này). So với các tỉnh khác trong vùng đồngbằng sông Cửulong, Longxuyên là thànhphố giàunhất và lớn thứ 2 sau Cầnthơ chodù nôngnghiệp vẫn đóngvaitrò chínhyếu. Chợ và phố ở Châuđốc cũng khangtrang hơn. Ghé Châuđốc là phải thưởngthức các loại mắm nổitiếng, nhất là mắmlóc đuđủ nhưng tôi lại thích khôbò nơi đây hơnhết.

Tại Ðồngtháp, Hộinghị khắcphục hậuquả lũlụt vừaqua của chínhphủ (xin xem bài " Về miềnTây cuốinăm 2000") đã chothấy giớichức lãnhđạo và chuyênmôn trongnước đã chấpnhận giảipháp "sốngchung với lũ" vì khôngthể cãilại thiênnhiên mà phải tậndụng thuậnlợi để sống với "mùa nước nổi" (chủyếu là ngưnghiệp và chếbiến thủysản). Cóthể vì hoàncảnh nghèokhó của xứsở, vì trìnhđộ chuyênmôn(?) cũng hạnchế, vì sựổnđịnh (?) trong đờisống thườngngày của ngườidân địaphương, chínhquyền đã khôngcòn muốn chạy, né hay chốnglại thiênnhiên nữa mà phải chọn cơcấu kinh tế: 2 vụ lúa + 1 vụ tôm và dulịch "mùa nước nổi" cho vùng rừngtràm ( đặc biệt là TràmChim Tamnông, Ðồngtháp - xin xem bài "Tràmn Chim Tamnông" viết từ năm 1996).

Hầuhết ngườidân địaphương mà tôi códịp tròchuyện đều biết rất mùmờ, thậmchí hoàntoàn khôngbiết và cũng khôngcần biếtđến những vấnđề quantrọng có ảnhhưởng đến sựsốngcòn và tươnglai của họ & giađình họ. Với họ, bữa cơm sắptới mớilà thựctế quantrọngnhất mà họ quantâm lolắngnhất. Họ đang sống trên vựalúa lớn nhấtnước, đang kiếmăn trên mảnhđất phìnhiêu nhấtnước, bêncạnh consông lớn với nhiều cátôm, chưakể là còn biếtbao tặngphẩm quýbáu khác của Tạohóa dànhcho họ; thếnhưng thựctế cho tôi thấy họ là một trong những ngườiViệtnam nghèo nhấtnước, nhiều giađình chenchúc trong những cái chòi trốngtrơn, hay chỉ là một chiếcxuồng, một cáibè trôinổi phải kiếm từng chén cơm, concá... mỗi bữa, phải bươnchải mưusinh từngngày mà vẫn nghèo và đói! Khi mưabão, lũlụt (thiêntai), họ chỉ biết chịuđựng và chấpnhận sốphận khôngmay của một kiếpngười! Chínhquyền địaphương cũng thiếu quantâm (và khảnăng?) trongviệc tìmkiếm biệnpháp giúpđỡ cho ngườidân nghèo ởđây sớm ổnđịnh cuộcsống và thoát kiếp nghèođói. Cólẽ chínhquyền đã quá bậnlo những việc "đạisự" gìđó mà "dânđen" thì chẳngđáng cho họ đểý hay chăng?

Tôi chỉ không đồngý với việc các tỉnh đã dựtính làm đường đấtđỏ trong các vùng ngậplụt thayvì tusửa và trángnhựa (AC Paving) bởi họ chorằng từnay, hàng năm sẽ có lụt và khôngthể lãngphí tiềncủa để trángnhựa lại những conđường sẽ bị nướclụt tànphá vào mùamưa mỗinăm. Tạisao họ không nghĩtới chuyện vẫn trángnhựa (AC Paving), thậmchí vẫn có thể tráng ximăng (Hà Tiên), vừa làm hệthống cốngmương thoátnước (drainage system) cho đànghoàng lại, vừa phải có biệnpháp chống xóimòn (erosion control), bảovệ dốc (slope protection) của tấtcả các conđường bằngcách trồngcây (landscaping) và nhiều cách khácnữa, chưa kể đến việc phải tínhtoán lại chuyện thoátlũ ra biển saocho hợplý và khoahọc hơn, chodù phải đốiđầu khá nangiải với đồngbào đang sống với nghề nuôitôm vùng cửasông & venbiển. Họ thậtsự khókhăn trong bàitoán vĩmô lẫn vimô, trong cáchquảnlý/ điềuhành/ kếthợp lẫn trongviệc tìmkiếm những biệnpháp khoahọc - kinhtế (chuyênmôn) cho những vấnđề trướcmắt và lâudài của đồngbằng sông Cửulong.

Tôi rấtmong những nhàkhoahọc, kinhtế, chuyênviên đã từng sinhra và lớnlên từ đồngbằng sông Cửulong sẽ gópsức cho trườngđạihọc Cầnthơ và Angiang (mới mở!) nóiriêng, cho đồngbằng sông Cửulong nóichung để ngườidân vùng đất này sẽcó một tươnglai sángsủa hơn. Chươngtrình "Nhàở cho nôngdân vùng đồngbằng sông Cửulong" vẫn dậmchân tạichỗ khi mà ngânsách đầutư cho nghiêncứu và thínghiệm hầunhư ...nhỏgiọt (!), thànhquả bướcđầu cũng chưa thậtsự hấpdẫn "đốitượng phụcvụ" với những mobile homes, nhàtiềnchế/ lắpráp trên khungsắt, mái lợptôn là chính. Giới kiếntrúc và xâydựng trongnước cũng không mấy ai thíchthú thamgia; trongkhi tôi lại không đủ thờigian để họchỏi kinhnghiệm xâynhà của bàcon nôngdân vùng đồngbằng sông Cửulong hầu cóthể tìmra cách cảitiến saocho những phươngcách xâydựng mới của ngoạiquốc cóthể ápdụng cho vùngđất nghèokhổ này của quêhương tôi.

Ðến thànhphố Rạchgiá vào buổitối khi dãy đènđường thắpsáng thànhphố với hàngcây cảnh trên dãy phâncách lộgiới (landscaping median) kháđẹp. Khuchợ mới và dãyphố xungquanh đó trông thật khangtrang. Chợcũ đã giảitỏa, nay là một quãngtrường rộng thoáng với tượng ông Nguyễn Trung Trực. Qua 1 đêm tại thànhphố đang đổimới nhanhchóng nhất vùng đồng bằng sông Cửulong này, trong kháchsạn Phươngnam không được sạchsẽ và đànghoàng cholắm.

Ngườidân ởđây đã có cuộcsống kháhơn, thànhphố đẹphơn xưa nhiều. Sáng hômsau, tôi đến xem miếngđất mà Rạchgiá đang rasức đầutư với chươngtrình lấnbiển nghechừng rất "vĩđại"nhưng thựctế là tôi thấy chưa thíchhợp trong giaiđoạn hiệnnay khimà Rạchgiá còn rấtnhiều vùngđất cầnđược đầutư & khaithác đúngmức hơn, còn có nhiều vấnđề cấpthiết hơn nên giảiquyết trước, chẳnghạn: giá như có thêm một quốclộ mới dẫnvào Rạchgiá hơn là chỉ có 1 con đường "độcđạo" vừa nhỏhẹp với phốxá tấpnập 2 bên đường, vừa xuống cấp mà việctubổ hay nângcấp vávíu từngđoạn cũng khôngphảilà hay lắm.

Chính nhucầu này rấtcần cho Rạchgiá về kinhtế - giaothông- quốcphòng. Mongrằng Rạchgiá sẽcó chươngtrình pháttriển & đầutư đúngchỗ, đúnglúc hơnlà chỉ biết chạytheo lợinhuận của những tậpđoàn tưbản nướcngoài. Sauđó, tôi đi Hàtiên - mảnhđất cựcNam Việtnam, cách Rạchgiá gần 100 km - bằng xeôm.

Anh tàixế xeôm cũng là người hướngdẫnviên dulịch cho tôi về thăm lăng Mạc Cửu, vài thắngcảnh, ditích, hangđộng nổitiếng:ThạchÐộng, núi Ðádựng, PhùdungCổtự (do một áithiếp của Mạc Cửu lậpra), chùa Gạch, núi Lăng (khumộ của giatộc Mạc Cửu), chùa Tambảo (Mạc Cửu từng ởđây),v.v... mà thisĩ Ðông Hồ đã cangợi qua nhiều tácphẩm của ông. Ðira khunhà máy ximăng Hàtiên & Saomai (mới mở), qua các hònnúi đávôi và nhiều hangđộng tuyệtđẹp (như hòn Phụtử, hòn Chồng, hang Cá Sấu, chùa Hang, v.v...) ở Kiênlương.

Ðến 3 giờchiều mới ghé cơsở của nghệnhân Phan Kỳ Sanh xem nhiều sảnphẩm mỹnghệ làm bằng đồimồi rồi đi tắmbiển Hàtiên. Hàtiên đang pháttriển khá nhanh nhằm nốiliền Rạchgiá với khubiêngiới Cambodia nên đườngphố mởrộnghơn, nhàcửa khangtrang, chợbúa cũng tấpnập. Hàtiên xứngđáng là 1 thắngcảnh bậcnhất mà Việtnam chưa đầutư đúngmức. Anh xeôm khuyên tôi ở lại Hàtiên một đêm và cốgắng ra đảo Thổchu nhưng tôi phải về thịxã Rạchgiá để sángmai còn đira Phúquốc.

Trởvề Rạchgiá ngay chiều hômđó, tôi đến viếng miếu thờ ông Nguyễn Trung Trực và Nhàvănhóa Nguyễn Trung Trực cạnh bếnđò. Lần đầutiên ra Phúquốc - một hảiđảo của Việtnam, tôi thật hồihộp và vuimừng. Từ DươngÐông qua Anthuận và Hàmninh, tôi có ghéqua SuốiTranh, ThácTranh và thấy conđường nốiliền 2 phía của hảiđảo này đang được mởrộng và nângcấp. Chínhsách bảovệ rừng và độngthựcvật quýhiếm được thựchiện khátốt ở PQ. Sânbay đang cảithiện và tubổ. Bếntàu DươngÐông, DinhCậu, chùa Sùnghương và bãitắm rất luộmthuộm, dơbẩn với nhiều rác và hưhại.

CảngAnthới và Hàmninh cũng đang cốgắng khaithác kinhtế và chúý đến tiềmnăng dulịch với vốn thiênnhiên sẵncó. Quânđội làmkinhtế rấtmạnh, từ trồngtiêu, làm nướcmắm, khaithác & chếbiến hảisản(nuôi ngọctrai chẳnghạn), mở kháchsạn và kinhdoanh dulịch. Nhiều kháchsạn nhỏ mới xây, như Tropicana, Saigon-Phú Quốc resort... giữa một rừngdừa xanh mát. Hiện nay có khoảng 1000 - 2000 dukhách đến Phúquốc mỗituần vừa bằng tàu (cruise), vừa bằng máybay từ Saigon, đasố là người Tháilan và Tàu từ Singapore, Mãlai, Tháilan, Ðàiloan, Hongkong... Họ thíchthú với những mặthàng thủcông mỹnghệ, hảisản, tiêu, nướcmắm và ănuống khárẻ. Mãidâm và AIDS đang lâylan khánhanh ở Phúquốc qua ngưphủ và sốít dukhách.

Quychế ưuđãi dànhcho những ai tìnhnguyện phụcvụ hảiđảo xa này đã thuhút khánhiều nhânlực từ nhiều vùngđất khác đếnđây địnhcư, lậpnghiệp và xâydựng đảo này. Trên chuyến máybay rất lịchsự của Hàngkhông Việtnam đưa tôi về lại Rạchgiá đã cho tôi "làmquen" được vài ngườidân Rạchgiá, biếtthêm được vàiđiều về địaphương này(xin xem bài "Về miềnTây" cuối năm 2000"). Từgiã hảiđảo xanhất về phía Tâynam của Tổquốc, tôi chỉ cầumongsao cuộcsống của ngườidân ở ây sẽ ngàycàng tốtđẹp hơn và hảiđảo này cũng từng là một "điểmhẹn" cho mơước "Về Với BiểnÐông" (xin xem bài "Về Với BiểnÐông" viết từ năm 1994) của tôi.

Trở về sânbay RạchSỏi, tôi đi xeđò về Mỹtho và Gòcông trướckhi về Saigon. Trởlại bến bắc (phà) VàmCống và cầu Mỹthuận rồi ghé RạchMiễu, tôi có một điều mâuthuẫn: vừa muốn có một câycầu treo tại VàmCống và RạchMiễu, tôi vừa muốn ngồi trên chiếcphà qua sông rộng trong giómát nhìnthấy quêmình hômnay mà nhớlại thưở còn bé theo chamẹ về quê chơi, saomà bùingùi lẫn thíchthú! Sông Cửulong mênhmông và đậmmàu phùsa sẽ là một "xalộ trữtình" cho "dulịchxanh."

Vĩnhlong, Mỹtho và BếnTre bâygiờ cũng khaithác "dulịchxanh" mạnhlắm, dukhách tấpnập về các vườncây ăntrái hưởngthú nhàquê, nghe ca vọngcổ, ănuống thoảimái trong khôngkhí mátmẻ, thanhtịnh. Vĩnhlong có thêm cầu Mỹthuận, có khu dulịch Trườngan nhưng Vĩnhlong vẫnlà một tỉnh mà dânnghèo chiếm tỉlệ khácao, dù dân Vĩnhlong khôngthiếu người làmlớn trong chínhquyền cũ lẫn mới! Mỹtho trông cóvẻ kháhơn nhưng vẫncòn xôbồ, luộmthuộm như một côgáiquê đang cố chegiấubớt vẻ quêmùa, nghèohèn của mình trước conmắt thiênhạ!.

Chùa Vĩnhtràng ở Mỹtho nằm trên đường từ Mỹtho ra ngoạiô đivề Gòcông cũng đã xuốngcấp trầmtrọng mà chínhquyền chỉbiết khaithác kinhdoanh dulịch chứ chưa đầutư đúngmức cho việc bảotồn và trùngtu. Mỹtho hômnay rasức kinhdoanh dulịch "miệtvườn" cho dukhách vào thăm các vườncây ăntrái ở cồn Tânlong, cồn Qui, cồn Phụng, cùlao Thớisơn, hay vềtận cùlao Tânphong, Ngũhiệp, chợ Cáibè , Cailậy. Qua phà RạchMiễu, tôi nghe bàcon nóivề dựán xây cầu RạchMiễu vượt sôngTiền tưởngchừng quymô hơncả cầu Mỹthuận (vốn khoảng 600 tỷ đồng Việtnam, dựkiến sẽ hoànthành vào năm 2005 cùnglúc với cầu Cầnthơ, có chiều dài 3030m, rộng 12m, cũng dâyvăng/ suspension với 2 trụtháp như cầu Mỹthuận) mà lòng thầmmừng cho BếnTre. BếnTre bâygiờ khá hơnnhiều sovới những năm trước 1985 nhưng nôngngưnghiệp vẫn chưađủ giúpcho đồngbào quêtôi đỡkhổ hơn mà chỉ đủăn, nhà nào có thânnhân ở nướcngoài hay đanglà đảngviên, cánbộ Nhànước thì đỡhơn.

Vềđến quêhương của Nam Phương Hoànghậu, viếng đềnthờ ông Nguyễn Trung Trực và Phạm Ðăng Hưng mà bùingùi khi Gòcông hômnay cũng còn nghèolắm. Mộtbên là biển ngậpsình(với nghêusò là chính), mộtbên là nghềlàmruộng, làmvườn (nổitiếng với cây xơri), nhiều côgái Gòcông rấtđẹp nhưng đasố vẫn phải ...thaphương cầuthực!

Suốt một tuần ở miềnTây, tôi thậtsự ngạcnhiên khi thấy ngườidân quêtôi quáđỗi hiềnlành, chỉbiết chịuđựng, khônghề dám lêntiếng gópý, đòihỏi hay thanphiền gì về mộtsố cánbộ, viênchức Ðảng & Nhànước quá yếukém về khảnăng quảnlý và chuyênmôn nhưng lại thừa kiêucăng, quanliêu, háchdịch như những ôngTướng thờichiến, thậmchí thamô, hạchsách đủđiều, lắmlúc hếtsức "nguyêntắc" ...mộtcách vôlý và dốtnát! (xin xem bài " Về miềnTây cuối năm 2000"). Vùng đồngbằng sông Cửulong vẫn được xâydựng và pháttriển dựatrên nôngngưnghiệp là chính, bâygiờ có thêm "dulịchxanh" nhưng kỹnghệ thì ...hầunhư chưacógì đángkể! Rấttiếc là tôi chưađược coi múa lu (như bàiviết của ông Nguyễn Hữu Chung về nềnvănminh cáilu), chưađược dự ngày Tết Chol Chnăm Thmây và lễ Hộimiếu bà ChúaXứ rất longtrọng ở vùngđồngbằng sông Cửulong này (xin xem sách "Cửulong cạndòng, biểnÐông dậysóng" của nhàvăn - bác sĩ Ngô Thế Vinh). Hẹn lầnsau!

IV. Trở lại Saigon :

Ðến Bìnhchánh là đã thấy Saigon hômnay pháttriển rasao. Ðườngxá mởrộng thêm, nhàcửa tiếptục sửasang và xây mới sansát nhau, từ Xacảng miềnTây đến Hùng Vương (quận 5), trôngthật ngợpmắt. Xecộ nhiều quá (nhấtlà xe gắnmáy của Trungquốc) nên lúcnào cũng thấy cảnh chenlấn, kẹtxe, cũng nghe bópcòi ầmĩ. DânSaigon bàntán xônxao về chuyếnđi của Clinton nhiềuhơn là quantâm đến chuyện Lý Tống rảitruyềnđơn. Tôi cũng tòmò vào quánphở 2000 để xem tiệmăn mà Clinton đến ăn cógì ngonlạ hơn không? Sauđó, tôi ghéqua kháchsạn New World (nơi Clinton tạmtrú), rồi đếnthăm trường Lê Quý Ðôn.

Tôi vuimừng khi thấy trườngcũ của tôi hômnay có hoaviên đẹphơn, có tượng ông Lê Quý Ðôn ngay lối cổngchính, các cổng khác đều xâysửa lại đẹphơn, trừ phía Trần Quý Cáp (tức Võ Văn Tần bâygiờ). Ra côngtrường Chiếnsĩ, theo đường Duy Tân đến khu nhàthờ ÐứcBà thấy mấy caoốc mới và đến ăn lunch special ngay trên đường Ðồng Khởi (Tựdo cũ) mới nghe chuyện ngườiÚc sẽ đến quay phim ""NgườiMỹ thầmlặng"" ngay trước khu Nhàhát thànhphố này. Tôi vào khu Eden tìm hiệusách cũ để mua vài cuốnsách như ngàyxưa tôi vẫn đếnđây đọcsách ...ké! Ðường Nguyễn Huệ có thêm 1 khu shopping mới, có nhàhàng Tàu ănuống như ở Hongkong, Chinatown ở Los Angeles vậy, cólẽ ngonhơn sovới nhàhàng Ngân Ðình ngay BếnBạchÐằng vừa bánmắc, restroom lại dơbẩn , bêbối mà đasố khách cũng chỉ là Tàu Ðàiloan dẫn gáibao vàođây !

Ðường Lê Thánh Tôn đang mởrộng, khu Sởthú và chợ ThịNghè đang giảitỏa, dựán xâyđường ngầm qua sông Saigon (đường mới mở từ Bìnhchánh qua quận 8, 5 & 1, tới cầu Calmette mới có đường hầm dài 1970 m qua sông Saigon về phía Thủthiêm chođến ngãba Cátlái). ÐườngXuyênÁ đã khởicông và đó sẽlà trục xươngsống pháttriển của khukỹnghệ Saigon - Bìnhdương - Biênhòa. Trước cổng lăng ông Lê Văn Duyệt bâygiờ là điểm buônbán câycảnh khá xôbồ. Chợ BàChiểu có vẻ khangtrang, tấpnập.

Ðivề GòVấp, tôi mới thấy quận này đãcó mậtđộ dâncư dàyđặc chodù ngãtư Ansương và xalộ Ðạihàn vẫn tiếptục mởrộng nhưng dườngnhư khôngcòn đất để chenchúc hơnnữa. Bãirác Ðôngthạnh vẫn tấpnập những ngườinghèo đi moirác kiếmsống, đôngnhất là trẻem. Qua Thạnhlộc để điviếng chùaBà và chùa Tâytạng ở Bìnhdương, tôi mới cóthể thấy ngoạiô Saigon và tỉnh Bìnhdương hômnay pháttriển nhanhchóng nhưthếnào. Tôi cũng códịp đi lên khu Tânsơnnhất, theo đường Cộng Hòa lên Tânbình và Hócmôn để thấy Saigon bùngnổ (booming), cólẽ Củchi sẽ khôngcòn là ngoạiô chỉ trongvòng vài năm nữa! Sắptới sẽ xây cầu Phúmỹ nối quận 2 và quận 7 để cóthể giảitỏa lưulượng xe ngàycàng nhiều từ miềnTây qua miềnÐông và ngượclại, cũngnhư hànghóa sẽ từ cảng khôngphải điqua trungtâm Saigon như xưanay nữa. Xalộ Longthành - BàRịa - Vũngtàu cũng gấprút thicông để nối khukỹnghệ và dulịch BàRịa - Vũngtàu với Saigon nhanhhơn.

Các khu vuichơi của Saigon hômnay đã bắtđầu vượt quá sứcchứa, trong khi các quánăn và các tụđiểm sânkhấu canhạckịch cũng tấpnập vềđêm. Dân Saigon ănchơi khiếpthật! Bấtcứ thúvui mới nào được dunhập vào Saigon cũng đềuđược dân Saigon đónnhận mauchóng, nhất là những hìnhthức đuađòi, hưởngthụ trụylạc! Bêncạnhđó, cần ghinhận lớptrẻ hiếuhọc đang vươnlên rấtnhanh về kỹthuật, tinhọc, ngoạingữ và khảnăng hộinhập maulẹ vào cộngđồng thếgiới, nhấtlà saukhi việcdulịch ranướcngoài dễdàng hơn. Sáchbáo ở Saigon cũng đadạng và phongphú hơn những nơikhác, kểcả Hànội. Trườnghọc lúcnào cũng tấpnập, cólẽ cần xâythêm nhiềuhơn trườngmới và đàotạo giáoviên mới đápứng đủ nhucầu dạy & học. Chươngtrình học khánặng, nhấtlà bậc phổthông nên cókhi chamẹ phải họcchung với con hoặc phảicho con họcthêm sau giờ chínhkhóa thì conem mới cóthể học nỗi ! Giớiconbuôn giáodục cũng đang đổxô vào Saigon để đầutư và kinhdoanh một thịtrường chữnghĩa béobở!

VI. Miền Trung:

Tôi muavé của Sinh Café để đi từ Saigon ra Hà Nội và viếng Hạlong với giárẻ khôngngờ. Xe bus khárộng, đasố khách là người ngoạiquốc (chủyếu là từ Âuchâu). Ghé đổxăng ở ngã ba Vũngtàu , gần căncứ Longbình cũ mà nay là những dãynhà caotầng sansát nhau cũng là nơi buônbán sầmuất. Một siêuthị của Pháp cũng khá tấpnập người ravào. Cửangõ dẫnvào thànhphố Biênhòa hômnay đã cóthêm một cáicổng caolớn khangtrang. Chúngtôi ghé ănsáng ở ngãba Dầugiây trong một tiệmăn mà saunày tôi mớibiết đólà một trong những chinhánh của cả một hệthống nhàhàng dọctheo các quốclộ chẳngkhácgì McDonald hay Burger King ở Mỹ. Rừng câycaosu bâygiờ trông thưathớt nhưng lại tấpnập khánhiều quánlều dựnglên venđường.

Bắtđầu vào Bìnhthuận, tôi thấy khánhiều vườncây thanhlong xanhtươi trùmtrên những cộttrụ. Nghenói đâylà loại câyăntrái xuấtkhẩu của tỉnh này nên dukhách nào cũng muốn mua ănthử chứ người Việtnam chúngta thì cũng chẳng lạgì loại tráicây có vỏ màuđỏtươi, ruột trắng chichít những hạtđen như hộté, ăn khángon & mátmiệng. Vào đến Phanthiết, xe bus ghé vào quáncơm Hoàng Yến và cũnglà đạidiện cho Sinh Café tạiđây. Tôi thích món cátrê vàng chiêndòn chấm mắmgừng, canhchua cá, thịt khotiêu, giá cũng rẻ. Sauđó, tôi vào MũiNé, tới bãi ÔngÐịa, lên đồicát, qua HònRơm, ghé Cổthạch và dinh ThầyThím, xem bàcon bắt và ăn condông mà thấy tộicho cả convật lẫn người đi sănbắt trên một vùng samạc nóng và cằncỗi này của Việtnam.

Ngủ một đêm tại Mũiné, bạn sẽ thấy nơiđây có những bãibiển và đồicát đẹp hơn Longhải, Vũngtàu nhiều và cũng không quá ồnào, xôbồ, phứctạp, chỉ ngại một điều: vệsinh (vệsinh chung quátệ!). Khu nhànghĩmát (resort) nơiđây có lối thiếtkế (design) bắtchước theo kiểu resort của Thái hay Mãlai, cócả sân golf và landscaping trông kháđẹp nhưng chưacó nét độcđáo gì của một vùngbiển Việtnam mà tôi trôngđợi! Kiếntrúc Việtnam vẫn chưa hìnhthành được một trườngphái độcđáo tiêubiểu cho riêng dântộc mình mà cứ thích cópnhặt, vaymượn, saochép từ xứngười mộtcách khócoi, thiếu tìmtòi, nghiêncứu!

Rời Phanthiết, nơi đang đổimới và trùphú hẳn lên với kỹnghệ dulịch và nôngnghiệp đang pháttriển mạnhmẽ chứ không chỉcó nướcmắm nổitiếng, tôi đira Ninhthuận - vùngđất của ngườiChàm với những ngôithápcổ còn sótlại nay đang được trùngtu nhằm đápứng nhucầu dulịch là chính chứ chưa thậtsự đápứng yêucầu bảotồn một ditích vănhóa - nghệthuật có tínhlịchsử với kỹthuật & nghệthuật khá độcđáo mà chođến hômnay các côngtrình nghiêncứu vẫn chưa giúp các chuyênviên trong & ngoàinước thấuhiểu tườngtận về từng viêngạch và cách xâytô của ngườiChampa xưa. Hyvọng rằng nềnvănhóa này sẽ không bị maimột. Cây thuốclá là nguồn thunhập quantrọng cho ngườidân Ninhthuận.

Ðến Camranh vàolúc chiềuxuống, trẻem tantrường tíutít vềnhà khiến conđường chúngtôi đilại vuihơn. Camranh cóvẻ phồnthịnh, đườngsá rộngthoáng, phốchợ tấpnập, tráicây và hàngquán bán dọc 2 bên quốclộ trông rất vuimắt.

Vào đến Nhatrang lúc 7:30pm, check-in xong là chúngtôi chạy đi tắm ngay để kịp đi ăncơm tối và xem một chươngtrình camúa dântộc mà người tàixế xe bus quảngcáo trên đườngđi. Hóara là một chươngtrình phụdiễn giúpvui cho nhàhàng & kháchsạn nên cũng ...không có gì độcđáo, đặcsắc như dukhách mongđợi!

Tôi bỏra biển, đi dọctheo bãibiển suốt conđường Trần Phú để nghe tiếng sóngbiển mà nhớlại 18 năm vềtrước đã ghélại nơiđây. Nhiều kháchsạn và quánăn mới mọclên nhưng conđường này vẫncòn êmvắng. Sáng hômsau, tôi thứcdậy thậtsớm để đira DốcLết tắmbiển và ăntrưa xong lại vộivã về ghé HònChồng, đến viếng ThápChàm ThiênYANa ngay trên dốc cầuđá gần XómBống (rất nhiều thápChàm đang trùngtu nhưvậy) rồi qua viếng chùa thậtnhanh để kịp đón chuyếntàu ra hònTằm rồi trởvào thăm khu hồcáTrínguyên (aquarium hình chiếc thuyền buồm hóa thạch). Tối hômđó, ăn nemnướng xong là tôi ra chợÐầm xem có thayđổi gìkhông rồi đón xebus của Sinh Café để đitiếp về phíabắc, khôngcòn thờigian để đi tắmbùn trịbệnh như nhiều người rủrê.

Ði suốtđêm, ngủ chậpchờn trên xebus, ngồi bêncạnh tôi là một ngườicon của kháchsạn Vĩnhhưng ở Hộian mà tôi sẽ ngủlại vào tốimai. Chị giớithiệu cho tôi về Hộian, nhấtlà đènlồng mà chị đang sảnxuất và chà hàng ở Nhatrang. Qua Ðạilãnh, tôi vẫn thấy nơiđây không khá hơn ngàyxưa baonhiêu chodù đâylà 1 trong những bãitắm đẹpnhất Việtnam.

Dừnglại ăncháo khuya ở SôngCầu, tôi chợtnhớ ngàyxưa tôi cứ mơmộng là sẽ thấy nơiđây trởthành một khudulịch với vùngbiển êmsóng lặnggió nhưng SôngCầu ngàynay tuy khá hơn trước nhiều nhưng rõràng vẫn chưacó gì lạcquan hơn. Ngay cả Tuyhòa, Phúyên có khá hơn xưa song tôi chưathấy một cơsở đầutư sảnxuất nào đủ để đưa vùng này pháttriển vữngmạnh.

Ngay chuyện nuôi tômsú rầmrộ hiệnnay có khácgì dịch nuôi chimcút dạo nào? Cả một vùng đang bị ônhiễm và pháhoại mộtcách nghiêmtrọng mà dườngnhư chưa thấy ai đauxót, trongkhi Phúyên đang rasức kinhdoanh dulịch sinhthái, nghenói có cả leonúi, duthuyền lòng hồ SôngHinh, thamquan ditích ÐáBia & Nhấttựsơn, v.v... Tôi thắcmắc: Tại sao Phúyên không bảovệ những vốn quý đangó mà phải rasức tạothêm cáimới tốnkém hơn trong khi Phúyên còn nghèolắm?

Qua Bồngsơn, bướcvào xứdừa Bìnhđịnh, dừa nhiềunhất cólẽ là ở Tamquan, không thua gì Bếntre ở miềnt Tây NamViệt! Bìnhđịnh còn khá nhiều thápChàm của một thời Ðồbàn là kinhđô của vươngquốc Champa nên vẫn hấpdẫn dukhách và cảng Quynhơn còn tấpnập nên nhìnchung Quynhơn & Bìnhđịnh khá hơn xưa nhiềulắm.

Ðến gần Sahuỳnh thì cầu bị hư, xe kẹtlại từ 9:30pm đến gần 6 giờsáng mới sửachữa xong và giảitỏa được nạn kẹtxe. Suốtđêm, tôi cứ đilại dọctheo đường xelửa, nhìnra hàngdừa bờbiển Sahuỳnh chứ không tàinào chợpmắt nỗi. Tôi dựtrù sẽ ghé bãibiển Sahuỳnh - nơi có nhiều cổvật thờiđồsắt, ghé ăn cua Huỳnhđế nổitiếng và tắmbiển nhưng không còn kịp thờigian nữa. Ngườidân ởđây tuynghèo nhưng cólẽ họ còn khá hơn nhiều so với người dân ở miềnTây NamViệt đang sống ở những vùng ngoạiô hẻolánh - khôngphải là nạnnhân của nạnlụt thếkỷ mà tôi vừa tiếpxúc tuầnqua.

Qua Quảngngãi, conđường đang tubổ và mởrộng nên còn lầylội và trơntrợt dù cát rất dày. Nước sông Tràkhúc dângcao mấpmé hàng chữ "Quảngngãi" mà phía bêntrên kèđá là một nhàhàng & kháchsạn Sơntrà khangtrang nhưng vắngkhách. Lácđác vài người đi dọctheo bờsông vớt củi trôi từ rừng trên núi xuống. Bênkia là thịxã khá tấpnập.

Muốn ghé vào Dungquất nhưng khôngcòn thờigian nên đành đivào thịtrấn để kịp đón xeôm theo quốc lộ 26 đi hơn chục câysố vào thăm khu chứngtích Sơnmỹ tức làng Mỹlai, với nhiều ditích về chuyện línhMỹ đã tànsát hơn 100 trăm thườngdân Việtnam sống ở làng Mỹlai vào năm 1968. Có 1 điều hơi buồn: tạisao thủphạm tànsát thườngdân ở Mỹlai đã ratòa nhậntội nhưng những thủphạm đã ralệnh tànsát tậpthể hàng ngàn thườngdân ở Huế vào Tết Mậuthân thì chưa thấy ai đưara điềutra hay xétxử ? Còn những thủphạm đã pháokích vào trườnghọc ở Cailậy(Mỹtho), Bìnhminh(Vĩnhlong) nămxưa, họ cóthể sống tựdo thoảimái đượcsao? Thôithì cứ để "Tòaán" lươngtâm & lịchsử sẽ "phánxét" họ !

Rời Mỹlai, tôi lại hối anh xeôm đưađi bãibiển dulịch Mỹkhê, đòi xem chođược cua Huỳnhđế (nửa cua nửa tôm) rất quýhiếm chỉcó ở vùng biển này. Trong quán, tôi còn ănthử món condon (một loại nghêu/ hến nhỏxíu) nấucanh ăn với bánhtráng (thiệttình tôi không thấy "hấpdẫn" như lờigiớithiệu của anh xeôm!), cábống (nhiều loại cábống khácnhau, chỉ cóđiềulà hơi nhiều xương!), mua thêm mấy bịch khôbò, kẹogương, mạchnha, đườngphèn. Rấttiếc là tôi không đếnđược thànhcổ Châusa, căncứ Chulai cũ, núi ThiênẤn. Ngườidân Quảngngãi rất chịukhó, có nghịlực, ăn để mà sống chứ không hoangphí, biết lolắng, cầnkiệm từngchútmột.

Tạmbiệt Quảngngãi, tôi lại hốihả ra Hộian. Ðến "phốcổ" Hộian vàolúc trưa, tôi vội đibộ ra khu "phốcổ", mua vé xong là theo chân anh hướngdẫnviên dulịch tên Trương Hữu Trí - một người rất amtường về kiếntrúc và lịchsử vănhóa của Hộian mà tôi hếtsức khâmphục trìnhđộ hiểubiết/ kiếnthức lẫn tưcách của anh (Việtnam cầncó những hướngdẫnviên dulịch có trìnhđộ nhưvậy!). Qua anh Trí, tôi mới đượcbiết ảnhhưởng lớnlao của 5 nhóm lớn của cộngđồng ngườiHoa( Quảng, Triều Châu, Phúc Kiến, Hảinam, Hẹ) tại vùngđất này, rõràng nhấtlà ChùaCầu, các đìnhmiếu, nhàphố cổ... chứ thựcra ngườiNhật cũng không có mấy "ditích" còn tồntại đến hômnay. Theo chân anh, tôi được ghévào thăm hầuhết những ditích chính của phốcổ Hộian saukhi ăntrưa với món caolâu và bánhxếpnước trôngđẹp như một đóahoa trongngần mà chỉ ở Hộian mới có để thưởngthức.

Tại nhàthờ của tộc Trần, tôi mua "ủnghộ" vài bộ pyjama bằng lụa cho 3 cô emgái của mình, vài photượng với vài bộ ấmtách trà bằnggỗ và đá khá mỹthuật và côngphu. Ngủđêm tại kháchsạn Vĩnhhưng 2 mà tôi có cảmtưởng như đang sống trong một nhàtrọ Trunghoa. Tiếclàmsao khi đêm hômđó khôngphải là ngàyrằm để tôi có thể thấy những ngọn đènlồng lunglinh thắpsáng phốcổ Hộian thaycho ánhđèn điện bìnhthường!

Cólẽ sẽ phải hẹn với Hộian một đêmrằm có trăngsáng trêntrời và những ngọn đènlồng thắpsáng trước những cănnhà khu phốcổ Hộian này trong một tươnglai khôngxa! Gần 200.000 dukhách đã đến phốcổ Hộian, giúp Hộian vừa bảotồn phốcổ, vừa nuôisống ngườidân Hộian nên chínhquyền lẫn dânchúng địaphương cũng biết rasức bảovệ và xâydựng Hộian tốt hơn.

Tôi ra Ðànẵng vào lúc sángsớm để kịp dạophố và xem Ðànẵng hômnay "đổimới" rasao. Trọ tại một kháchsạn nhỏ dọctheo bãibiển Thanhbình và dạochợ Ðànẵng rất sầmuất, khangtrang với đườngphố đang mởrộng, hànghóa đủloại giốngnhư Saigon, xemchừng kháhơn Cầnthơ nhiều. Tôi theo một anhbạn đi viếngchùa rồi lại vộivã ra Nonnước và Ngũhànhsơn. Thíchnhất là những bứctượng đá khắcchạm côngphu rấtđẹp từ bàntay những ngườithợđụcđá và nghệnhân vùngnày, như trong vườntượng của anh Nguyễn Long Bửu, cụ Lê Bền, anh Chí Linh. Tiếclà khôngcòn thờigiờ đixem khu ditíchcổ Mỹsơn được !

Ðường ra Huế phải qua đèo Hảivân. Conđường bâygiờ đang tusửa và mởrộng nên nhiều chặng khúckhuỷu , sìnhlầy, gậpghềnh với côngnhân làm cầuđường còn sửdụng hếtsức lạchậu nhưng cũng khôngthểkhông lạcquan khi nghenói đến dựán đườnghầm xuyênqua đèo này đã khởicông. Từ trên đèo nhìn xuốngbiển, cảnh vẫn đẹp và thơmộng như xưa, nhất là phía LăngCô.

Ðấtnước tôi đang xâydựng và rasức thoátkhỏi cảnhnghèođói nên cóthể có nhiều điều khócóthể chấpnhậnđược ở xứngười thì vẫnphải "mắtnhắm mắtmở" ởđây để ngườiân nghèo còncó cơmay sinhtồn giữa một vùngđất nghèo với khíhậu khắcnghiệt nhưng vẫncứ phải bámđất để mà sống ! Có đi qua những nẻođường quênghèo này thì mới cóthể thôngcảm và thương nhiều hơn dânmình. Ðường vào thànhphố Huế hômnay thayđổi khánhiều sovới ngàyxưa, đang mởrộng nhưng sao tôi vẫn cảmthấy nhỏhẹp khi nhàlầu mọcthêm haibênđường, bụibặm vẫn mùmịt và giaothông còn hếtsức xôbồ.

Ðến Huế vào lúc 8 giờtối, lúc trời đang mưa nên tuy Huế cóthêm nhiều khu phốlầu buônbán nhộnnhịp sángtrưng ánhđèn nhưng tôi lại thấy buồn ...ngủ nên chỉ còn biết check-in xong là đitắm ra rồi ăn một tô bánhcanh xong là lêngiường ngủ mộtgiấc tớisáng. Tờmờsáng, tôi đã vộivã đibộ qua cầu Tràngtiền chụpảnh rồi chạy ngay đến chợ Ðôngba, ngược qua PhúVănlâu vào cửa Thượngtứ, đến xem hồ Tịnhtâm, viếng Thànhnội, rồi vào điện Tháihòa, ra cửa Ngăn thuê xe đi Kimlong ăn búnthịtnướng, vào lăng Minh Mạng thẳngthớm uynghi, đến lăng Tựđức qua những lốiđi quanhco vào đến hồsen thơmộng, chạy ngượclại lăng Khải Ðịnh với lối tranghoàng nửa Tây nửa Tàu sặcsỡ và xahoa một cách diêmdúa. Khôngcòn thờigiờ để đi lăng Gia Long, khôngcódịp ngồi đò nghenhạc trên sôngHương, chỉ kịp ghé chùa LinhMụ.

Tôi vộivã đi ăn cơmhến Trương Ðịnh rồi ra cửabiển Thuậnan, thấy nhiều thayđổi, đặcbiệt nhấtlà một nghĩađịa với những ngôimộ nguynga như một khuphố tránglệ của những ngườichết do những concháu là Việtkiều ở hảingoại xâydựng nên với đầy vẻphôtrương diêmdúa. Sauđó, tôi lại đi xeôm đến đầm CầuHai. Vùngnày đang khá lên nhờ nghề nuôi tômsú nhưng cũng đang làm ônhiễm và hủyhoại hệsinhthái của vùng nướclợ tiêubiểu cho khíhậu nhiệtđới giómùa Việtnam. Anh bạn cũ chở tôi ra PháTamGiang khi nắngchiều đã xuống nên tôi chỉ vội chụp vài tấmảnh trướckhi về kháchsạn kịp đápxe ra Hànội ngay tối hômđó.

Xe bus đưa tôi rời "cốđô" Huế để ra Quảngtrị vào lúc chiềutối. Ðườngkhuya vắnglặng nên tôi không nhìnthấy được "đạiộ kinh hoàng" của mùahè năm 1972. Ðến BếnHải vào lúc nửađêm nên tôi chỉ kịp nhìnthấy bênkia cầu mớilà chiếc cầu Hiềnlương lịchsử với 1 tấmbiển kỷniệm.

Ðường vào Quảngbình gồghề với quánhiều ổgà, ổvoi mà anh tàixế chạy rấtchậm và cẩnthận để không làm mất giấcngủ của các anhchị Tâybalô. Tôi định dừnglạiđây để ghéthăm động Phongnha nhưng anh tàixế bảo tôi hãy đợi mùahè sangnăm vì lúc này mưa lắm!

Tờmờ sáng, chúngtôi ghé Vinh để ănsáng. Ởđây, chuyện buônlậu đã trởthành một cáchkiếmsống mà chínhquyền phải chấpnhận ... "mắtnhắm, mắtmở" để ngườidân cóthể sống & tồntại! Cólẽ nhờvậy mà ngườidân còn "bámtrụ" NghệAn; một tỉnh vốn nổitiếng mà mãi đếnnay tôi mới bước đến với nhìêu thấtvọng khi thấy ngườidân nơinày quánghèo!

Trưa đến Thanhhóa. Ðườngxá của tỉnh cựcBắc TrungViệt này vừa rộnglớn, nhàphố lại khangtrang, quêhương của Tổngbíthư họ Lê quảlà thịnhvượng hơn các tỉnh mà tôi vừa điqua. Ghé ănsáng, tôi hỏithăm giađình ngườichủquán về Sầmsơn, thấy khôngtiện nên hẹn dịpkhác vậy!

VII. MiềnBắc & Hànội:

Ði tới Ninhbình, tôi đã đặtchân đến miềnBắc Việtnam nhưng chỉ kịp ghéthăm Hoalư - kinhđô thời vua ÐinhTiên Hoàng nhưng chẳngbiết làmsao để cóthể đến rừng Cúcphương nên cólẽ kỳsau tôi sẽ phải cầnđến một anhchị hướngdẫnviên hay một côngty dulịch địaphương. Càng gần đến Hànội, phốxá cóvẻ kháhơn, đườngđi cũng bớt gậpghềnh hơn.

Tôi đến Hànội vào lúc 5 giờchiều, đườngxá tấpnập người và xe. Anh phụxế giớithiệu cho chúngtôi biết vài địađiểm như Côngviên Lênin, trường đại học Bách Khoa, hồ Hoàn Kiếm, chợ Ðồng Xuân và 36 phố phường. Khách sạn Vạn Xuân, nơi mà tôi sẽ ngủ trọ suốt 3 ngày, nằmngay giữa khunày! Tôi háohức lấy phòngtrọ (check - in), tắmrửa rồi đingay raphố và quanh bờhồ. Ngay trướcmặt tôi là sinhhoạt của một Hànội về đêm với 36 phốphường nhộnnhịp. HồHoànkiếm lunglinh ánhđèn. Là một thủđô vừa muốn giữ những cáicũ nhưng lại thèmthuồng "đổimới" nên vẫn cứ phânvân, lưỡnglự trước ngãbađường giữa "kinhtếthịtrường" và "chủnghĩaxãhội"."

Sáng hômsau, tôi ra Hạlong. Qua cầu Longbiên, nghe anh hướngdẫnviên dulịch kểvề lịchsử chiếccầu này, tôi mớithấy ảnhhưởng của "thựcdân" vẫncòn lảngvảng đâuđây giữalòng Hànội. ÐêYênphụ vẫn đầydẫy nhàlầu đủkiểu mới xây, dù họ đã biết hậuquả sẽ rasao khi đêvỡ.

Ðến Hảidương mớithấy kỹnghệ bánhđậuxanh đã giúp thànhphố này mọclên nhiềuhơn những caoốc đồsộ. Ghé vào một tiệm thêutranh bằngtay của các nghệnhân mà đasố là trẻem tàntật và đó cũnglà trạm dừngchân ănsáng của đoàndulịch chúngtôi. Hìnhnhư ngườita dùng các em tàntật này để kêugọi lòngtừtâm nhânđạo của dukhách giúpđỡ cho cơsở sảnxuất & kin doanh của họ chứ khôngbiết các em có thậtsự được chămsóc đànghoàng từ chuyện kinhdoanh này không?

Tới Hạlong đã xếtrưa. Chúngtôi rất thích bữaăn ngonlành tại kháchsạn venbiển này. Bênkiađường, dọctheo bờbiển là khudulịch do Singapore đầutư và khaithác. Chúngtôi vội ra bếntàu để kịp chuyế tàu rabiển thăm VịnhHạlong. Tàu rộngrãi, bànghế lịchsự, thủythủ lái cẩnthận, hướngdẫnviên amtường và lịchsự nên cả 8 người đều vuithích với chuyến đira vịnh hômnay. Biểnêm, giólặng và mátmẻ, càng đến gần các đảo càng thấy quêhương mình đẹpquá!

Chúngtôi đươc chỉ chothấy bãibiển Titov - một phihànhgia Nga đã đến tắmbiển với ông Hồ Chí Minh tạiđây nên ông Hồ đã lấy tên ông Nga đặtcho bãibiển nhỏhẹp này. Tàu càng đến gần động Thiêncung và hang Ðầugỗ, tôi càng thíchthú với cảnhđẹp thiênnhiên quáđẹp của các hònđảo mọclên giữa VịnhHạlong trôngnhư một bức tranh thủymạc vĩđại.

Các hangđộng này được Trungquốc giúpđỡ trong việc thắpđèn và xây lốiđi sạchsẽ hơn nhưng việc bảotồn và bảovệ còn khá nhiều lỏnglẻo, saisót; nhấtlà việc mộtố du khách Việt & ngoạikiều (chủyếu là Hoa & Hàn !) vôýthức đã viếttên & vẽhình lên vách hangđộng một cách nhớpnhúa, trơtrẽn.

Ðêm hômđó, khi dạomát trên bờ VịnhHạlong, tôi đượcnghe nhiều gópý rất cụthể từ 1 người bạnPháp, 1 Phầnlan và 1 từ San Francisco về dulịch, bảotồn và môisinh. Hômsau, chúngtôi có dịp dạoquanh VịnhHạlong bằng thuyền, ghé CổngTrời và mộtsố đảonhỏ, hangđộng trong VịnhHạlong trướckhi trởlại thànhphố Hạlong để kịp đi Hảiphòng ra bãibiển Tràcổ ngaysau cơmtrưa. Cólẽ đâylà bãibiển cho dukhách tắm vừa đẹp, vừa sạch, vừa vắng nằm ở cựcBắc Việtnam, sát biêngiới Việt - Hoa. Tôi định ra đảo CátBà và Ðồsơn nhưng rấttiếc là chúngtôi phải lênđường về Hànội để kịp lịchtrình đi miềnnúi.

Tối hômđó, tôi thuê một chiếc xeđạp dạoquanh bờ hồ Hoànkiếm và 36 phốphường Hànội trướckhi về check & gửi mail cho bạnbè ở Mỹ trong 1 quáncafé internet kháđông các bạntrẻ. Ai cũng cóthể thấy giớitrẻ Hànội hômnay ănmặc thờitrang, cũng ănchơi, hưởngthụ, trụylạc khôngthuagì giớitrẻ Saigon với kháchsạn, vũtrường, áoquần, xemáy, sex, nhạcMỹ và xìke, matúy! Hànội vềđêm cũng ồnào, náonhiệt và giớitrẻ đã hòanhập vào thếgiới rất hồnnhiên.

Sángsớm hômsau, khi chạybộ quanh bờhồ, tôi gặp khánhiều ngườiHànội tậpthểdục hay xembáo, tròchuyện thờisự. NgườiHànội cho tôi biết cảmtưởng của họ về chuyến viếngthăm Việtnam của vợchồng và congái Tổngthống Hoakỳ, hỏithăm tôi về nướcMỹ và đờisống của xãhội tưbản. Một ôngcụ trên 70 tuổi nói:

-- Tôi cónghe bàinóichuyện của Tổngthống nướcMỹ các anh, thế mà hay! Ai như Tổngbíthư nhàmình đã mời ngườita sang thăm nướcmình mà tuyênbố chẳngragì! Năm 2000 rồi mà còn chorằng chủnghĩaxãhội nhấtđịnh thắng, láotoét, nói khoác chẳngbiết ngượng!"

Tôi chỉ imlặng nghe mà chẳng dám góp 1 lờinào!

Trước chùa Trấnquốc, một cậusinhviên khoa Anhvăn đạihọc Hànội tâmtình:

-- Chúngem bâygiờ chỉ lohọc, nhấtlà Anhvăn, để kiếmđược việclàm thôi, anh ạ! Chẳngcần quantâm gì đến chínhtrị, chẳngcần biết Ðảng Ðoàn làgì cả, các ônggià lẩmcẩm ấy chỉcòn chờ ngàychết thôi ấymà!

Nghe ôngtổngthống Mỹ nói mà thíchhơn, ngườita hướngvề tươnglai chứ có ai sống với quákhứ mãi như các ônggià mình!

Một chị bán nữtrang kểchuyện bà Hillary đếnthăm một hợptácxã chănnuôi với vẻphấnkhởi như kểchuyện thầnthoại về một bàhoàng đi thăm dântình mà chẳng nềhà dơbẩn! Rõràng vợchồng và congái Tổngthống Hoakỳ đã thànhcông trong chuyến viếngthăm Việtnam ngắnngủi này.

Hànghóa Trungquốc trànngập phốchợ Hànội như nhiều chợ khác ở Việtnam hômnay, từ các loại giadụng (soongnồi, bìnhthủy, v.v..) chođến mềnmùng, vải, áoquần, đồđiện, đồmũ/plastic chođến xeđạp, xegắnmáy, giárẻ và hợpsởthích tuy chấtlượng kém. Ở các tỉnh phíaBắc Việtnam, tôi thấy ảnhhưởng của Trungquốc đốivới Việtnam ngàycàng giatăng, rõnhất là về kinhtế, vănhóa - nghệthuật và chínhtrị, buồnnhất là ngườiViệt rất sợ ngườiTrungquốc, dù đólà dukhách!

Tôi về kháchsạn để thamgia City Tour hầu cóthể thấy và biếtthêm về thủđô Việtnam hômnay. Tour bắt đầu từ lăng Hồ Chí Minh đang sửachữa nên không vào trong mà chỉ đingang qua mặttiền, nơi sống và làmviệc trướcđây của ông Hồ, kếđó là ChùaMộtcột nhỏxíu như một cái amnhỏ chứ không giốngnhư sựtưởngtượng từ bé đếnnay của tôi về một ditích tiêubiểu cho kiếntrúc Việt Nam!

Việnbảotàng Dântộchọc (hìnhnhư môphỏng theo Việnbảotàng Vănhóa Dântộc ở Seoul, Ðạihàn?), chùa Trấnquốc, HồTây, HồTrúcbạch, Vănmiếu & Quốctửgiám với Khuêvăncác, kháchsạn Daewoo (nơi Clinton cưngụ trong chuyếnđi Việtnam vừaqua), về đền Ngọcsơn bên hồ Hoànkiếm & xem tiêubản 1 conrùa HồGươm (rùa dài 1,9m, ngang 1,5m, cao 0,3m) đặt trong lồngkiếng, phíasau có Thápbút, đình Trấn Ba và điệnthờ anhhùng Trần Hưng Ðạo, có cầu Thê Húc kháđẹp, v.v...

Ðingangqua các lànghoa cũ, như Ngọchà, Nhậttân, Nghitàm, Quảngbá... đã khôngcòn nữa hay thuhẹp dần diệntích trồnghoa, thậmchí còn có nơi là những quáncafé với những "bônghoa biếtnói " và "kháchmuahoa" là dân trong lẫn ngoàinước! Nghenói chợhoa ở đê Yênphụ ngày Tết rấtvui nhưng tôi phải trởvề Mỹ sớm nên anh tàixế cho tôi đến lànghoa Quảngan -một trong những lànghoa cungcấp hoa cho ngày Tết ở thủđô Hànội. Trên đườngđi, anh tàixế thaothao nói cho tôi nghe về những ditích và ngày Hội ở Hànội và vùng phụcận, như gò Ðốngđa, đền Hùng, đền Hai Bà Trưng, Hội Gióng, v.v... nghemàham!

Sau 3 ngày đi tour, tôi cảmthấy khóchịu trước những dukhách từ Trungquốc và Ðàiloan cùngvới mộtsố ngườiViệt đã thiếu tôntrọng những quyđịnh tốithiểu cho việcbảotồn và bảotàng những disản của quốcgia mà họ đến thămviếng, chẳng có ýthức trong việc bảovệ cây cỏ và giữvệsinh chung ; trongkhi các hướngdẫnviên dulịch và cảc nhânviên bảovệ những địađiểm thamquan đó lại rất dèdặt, kiêngnể quáđáng những dukhách bấtlịchsự và thiếuýthức này! Tôi đềnghị các cơquan quảnlý các cơsở về vănhóa - dulịch và chínhquyền điaphương cần nghiêmkhắchơn để giáodục và yêucầu mọingười, trong lẫn ngoàinước, phải triệtđể tôntrọng những quyđịnh về việcbảotồn và giữvệsinh chung cho những danhlam thắngcảnh và địa điểm dulịch trong cảnước; khôngthể vì lợinhỏ trướcmắt mà bấtchấp hậuquả xấu tolớn hơn vềsau.

Thủđô Hànội đang mởrộng ra ngoạiô với nhiều hãngxưởng của ngoạiquốc đầutư và nhiều caoốc, nhàhàng, tiệmbuôn mới xây. Trường Ðạihọc kiếntrúc nằm trên đường đi Hàtây, cách Hànội trên 30 câysố là nơi đàotạo những kiếntrúcsư và chuyênviên quyhoạch cho cả miềnBắc. Rấttiếc là tôi khôngcódịp đixem Hội ở ChùaHương, không đến viếng ChùaÐậu, ChùaTâyphương, ChùaThầy, cũng khôngcó cơhội thấy môhình ""Làng Vănhóa - Dulịch các Dântộc Việtnam" ở ngay Hàtây mà tôi đã mơước từlâu (xin xem bài "Côngviên Vănhóa Việtnam" viết từ năm 1994) vì phải thuxếp đi lên miềnnúi để biếtthêm về đờisống đồngbào dântộc thiểusố, nhấtlà những người congáiThái đẹp nổitiếng từxưađếnnay!

Một côchuyênviên ngânhàng ngườiPháp và anh bácsĩ Mỹ rũ tôi tháptùng một chuyến đilên Caobằng và Lạngsơn thayvì đi Sapa và Làocai để ngắm đỉnh Fansipan caonhất Việtnam như dựtrù. Tôi chỉ còn 2 ngày 1 đêm ở Cao - Lạng mà thờigian đi & về đã mất phânnửa vì đườngxa (phía Bắc Hànội) và xấu nhưng càng đến gần hồ BaBể (Bắccạn) và thác ÐầuÐẳng, cảnh càngđẹp.

Chúngtôi chỉ ghé một làng dântộc Tày, chụphình ở ThácBảngiốc mà bênkia là đất Trungquốc trướckhi về ngủđêm trong 1 kháchsạn khá sạchsẽ. Sángsớm, anh hướngdẫn dulịch đưa chúngtôi đixem những núi và hangđộng đávôi nổitiếngnhất là động Tamthanh & NhịThanh, HònVọngphu với sựtích về nàng TôThị, phố Ðồngđăng và consông Kỳcùng, đến, đi chợ Kỳlừa để thấy người Dao, Tày, Nùng, H'Mông...(chỉ cóthể phânbiệt qua trangphục riêng của mỗi sắcdân, trông rấtđẹp!) buônbán & traođổi hànghóa. Họ thường ra chợtrời này để bán hàngthủcông mỹnghệ cho dukhách, bán giasúc, thúrừng và nhiều loại nônglâmsản khác đổilấy hàngtiêudùng từ Trungquốc ngay tại thịtrấn Bằngtường (thuộc Trungquốc sát biêngiới Hoa -Việt).

ẢiNamquan nằm cách biêngiới khoảng 400 m chứ khôngphải ngay biêngiới Việt - Hoa, nơi mà tôi chỉ thấy một cộtmốc số 0 dưới gốc câysi to mà người hướngdẫn dulịch nóirằng do ông Phạm Văn Ðồng trồng để đánhdấu biêngiới. Trướcđó khoảng 100 m là một cáicổng gỗ trước đồnbiênphòng & hảiquan Việtnam đang xâymới lại. Saukhi làm thủtục hảiquan kháđơngiản, chúngtôi điqua muasắm ở thịtrấn Bằngtường rồi đứng chụphình kỷniệm ngay tại biêngiới trước cửakhẩu Hữunghị tức ẢiNamquan của Tàu rồi trởqua phía Việtnam để về Hànội. Ảnhhưởng của Trungquốc rất sâuđậm ngay trên vùngđất biêngiới này, nhấtlà qua cáchănmặc, nóinăng, buônbán. Chính điềunày khiến tôi hiểurõ hơn về hiểmhọa phươngbắc.

Sauđó, chúngtôi vội quayvề Hànội, trongkhi đoàndulịch lữhành tiếptục đivề Làocai và Sapa. Tôi thấmmệt sau cuộchànhtrình vộivã nhưng nhờđó tôi mới biếtthêm chútít về đờisống của đồngbào dântộc thiểusố miềnnúi ÐôngBắc. Họ còn nghèokhổ lắm, thiếuăn, thiếu nước, thiếu gầnnhư mọithứ tiệnnghi của một đờisống vănminh nhưng họ rất tựtrọng, chấtphác, thẳngthắn và hiếukhách. Một anh hướngdẫnviên dulịch cho tôi biết hàng chụcngàn dânmiềnnúi phíaBắc đã được kêugọi didân vào Tâynguyên suốt mấy nămqua thayvì bámtrụ vùngnúi hình cánhcung với nhiều hangđộng đávôi rấtđẹp này. Vìthế, tôi đềnghị với 2 ngườibạn mới là sẽ cốgắng đi Tâynguyên (Banmêthuộc, Pleiku, Kontum), trở lại Ðàlạt & Blao (Lâmđồng) - nơi mà tôi đãcó một thờigian gắnbó với nhiều kỷniệm.

Xalộ Trườngsơn đã khởicông để mởđường cho một hướng pháttriển mới mà bắtđầu là sựdidân ồạt từ các tỉnhthành phíaBắc vào Tâynguyên khaikhẩn, pháttriển kinhtế, xâydựng cơsở cho sựổnđịnh chínhtrị & quốcphòng của một vùng chiếnlược hiểmyếu của Việtnam. Tôi cũng sẽ cốgắng đến vùng núi TâyBắc và chiếntrường Ðiệnbiênphủ, xem đỉnh Fansipan caonhất Việtnam (3143m), viếng Sapa & Làocai, thăm vùngnúi Bavì, Tamđảo, mongđược chiêmngưỡng vẻđẹp của các côgái dântộcThái nổitiếng trong mộtngàygầnđây. Nonnước phíaBắc còn rấtnhiều cảnhđẹp mà tôi chưađược biếtđến!

Trởlại Hànội vào lúc xếtrưa, tôi ghé Hội Kiếntrúcsư Việtnam trên đường Ðinh Tiên Hoàng nhìnra Hồ Gươm. Anh Thành (TTK) hỏi tôi nghĩsao về chuyện nên giữ hay nên phábỏ phốcổ? mộtphần hay toàndiện? Tôi là người mới lầnđầu đến và ngủ quađêm ở khu phốcổ Hànội, chưabiết rõ gì về đờisống & vănhóa; trong khi các anhchịem đã sinhra, lớnlên và sống gắnbó gần hết đời mình nơiđây thì chắcchắn là các anhchị cũng hiểurõ cáigì cầnphải giữlại, cáigì phải vứtbỏ để làm cáimới tốtđẹp hơn. Dướimắt tôi, thànhthật mà nói thì khu phốcổ Hànội cũng đã trởnên hỗnloạn, tạpnhạp, laicăng và quá cũkỹ, thậmchí mấtvệsinh, không tốt cho sứckhỏe và không antoàn cho tínhmạng conngười!

Thẳngthắn mà nói cũng chẳng có baonhiêu cáicũ (rấtít kiếntrúc ÁÐông & Trunghoa còn sótlại, như những cổngthành, chùamiếu... đasố là kiếntrúc thời thựcdânPháp nhỏhẹp, tốităm, thiếu vệsinh và antoàn!) đángquý cần giữlại khi mà cái "hồn" xưa , cáikhôngkhí quenthuộc, cái sinhhoạt vănhóa truyềnthống tiêubiểu cho Hànội cũng khôngcòn thấy trong khắp 36 phốphường mà tôi điqua mấy hômnay.

NgườiHànội hômnay không khác gì ngườiSaigon, thậmchí còn có những cái tântiến vượttrội! Giữchănglà những ditích lịchsử tiêubiểu, những né cổtruyền điểnhình cho Hànội "vangbóng mộtthời" chứ còn mấy cáicũ mà Tây chẳng ra Tây, Ta cũng chẳng ra Ta thì giữ làmgì cho rốimắt và thêm bẩn! Chính ngườiHànội mới biếtđược họ muốn giữlại cáigì? Tạisao cầnphải giữlại? Giữlại nhưthếnào cho đànghoàng mà không cảntrở sựpháttriển của xãhội, sựantoàn & vệsinh cho ngườidânđịaphương. Câyxanh và nhiều hồ là một điều mà tôi thíchnhất nên rất mong Hànội bảovệ và pháttriển thêm cho một thủđô vănminh và tronglành.

Chiatay với Hội KTS Việtnam, tôi hốihả ra taxi đira phitrường Nộibài. Sovới Tânsơnnhất, Nộibài quá cũkỹ, thưavắng, thảm nhănnhúm, phòngvệsinh (restroom/ WC) khôngcóđược 1 miếnggiấy để laukhô hay chùitay, hảiquan & côngan cũng quanliêu, háchdịch và gâykhódễ ! Nhàga mới đang xây để xứngđáng là một phitrường quốctế của thủđô Hànội.

Tronglúc chờđợi, tôi códịp tròchuyện với một số em đilàm thuê cho Ðàiloan và Ðạihàn, có 3 người là dukhách từ Hảiphòng đến thămbàcon ở Mỹ thì tôi mới cóthể hiểubiếtthêm về những ngườiViệtnam phải điởđợ cho ngoạiquốc, những suynghĩ, tâmtư và hoàncảnh của đồngbào tôi ở miềnBắc vốn đã sống dưới chếđộ cộngsản rấtlâu. Nhờđó, tôi cảmthấy chuyếnđi Việtnam lầnnày đã cho tôi khá đủ những tàiliệu bổích và giátrị về quêhương và đồngbào tôi hômnay. Xincámơn những người mà tôi tìnhcờ quenbiết trong chuyếnđi này đã giúpcho tôi hiểurõhơn về Việtnam, đã dànhcho tôi những tìnhcảm trântrọng và thânthiết như ruộtthịt chứkhông xem tôi là một "Việtkiều" - một danhxưng mà tôi ghét thậmtệ khi nghe ngườita gọi mình nhưvậy!

VIII. Kếtluận và Ðềnghị:

Chiếc máybay của Hàngkhông Việtnam đưa tôi rời Hànội vàolúc 5:35 pm chiều cuối năm 2000. Tạmbiệt Việtnam - quêhương tôi đã sinhra và lớnlên để trở lại Los Angeles - quêhương thứhai của tôi: Hoakỳ, với thựctế là phải "cày" để trảnợ đời và để cámơn đấtnước đã cưumang và giúp tôi cóđược cơhội sốngcòn và thăngtiến - điều mà trướcđây ở Việtnam, chínhquyền cộngản đã khước từ hếtsức tànnhẫn với một đứa "conNgụy" như tôi !

Dùsaođinữa, tôi vẫnthấy nhớ Việtnam như một nỗinhớnhà. Tôi vẫn mong mọi ngườiViệtnam sẽ biết thương đồngbào Việtnam như thương anhchịem ruộtthịt của mình để không còn thùhận và chiarẻ, để cùng hợpsức xâydựng một Việtnam độclập, tựdo, dânchủ và giàumạnh thậtsự.

Tôi thật không quantâm nếunhư cóai đó lênán cánhân tôi là có hànhđộng và tháiđộ "tiếptay ViệtCộng." Tôi chỉcần làm hếtsứcmình cho đồngbào nghèokhổ của tôi ở quênhà, không chút tựtư, tựlợi là tôi đãcóđược niềmvui anlạc rồi; huốnghồ là tôi lạiđược đisuốt conđường cáiquan để thahồ ngắmnhìn quêhương tôi hômnay thì vuisướng biếtbao. Giánhư những ngườichốngCộng quákhích cựcđoan cũngcóđược cơhội vềthăm Việtnam để nhìnchorõ đấtnước và đồngbào mình như tôi thì chắchẳn là họ sẽcó cáinhìn, suynghĩ và hànhđộng tíchcực và hiệuquả hơnlà chỉbiết chưởibới, chụpmũ, tranhcãi, bôinhọ lẫnnhau... hay chốngCộng theo kiểu ...lỗithời !

Tôi cũng mong những ngườilãnhđạo Việtnam hômnay hãy tỏra thànhtâm lắngnghe ýkiến của ngườidân và lươngthiệnhơn trongviệc giảitỏa thùhận để đoànkết dântộc, xâydựng một Việtnam thậtsự giàumạnh, dânchủ, tựdo và tiếnbộ. Ngườidân Việtnam hômnay đã khôngcòn quá ngâythơ, khờdại để tinvào những thủđoạn chínhtrị lừamị, bịpbợm, những tròláucávặt theokiểu quânphiệt hay băngđảng mafia... Mỗibên, dù Quốcgia hay Cộngsản, hãy nhìn về quyềnlợi tốithượng của đấtnước & dântộc mà thànhtâm và lươngthiện hơn mộtchút nữa thì mayra Việtnam sẽcó phướclớn trong thiênniênkỷ mới!

Phảichi ai cũng biết sámhối và nhậntráchnhiệm mộtcách canđảm thì Việtnam của tôi đâuđếnnỗi đaukhổ, nghèođói triềnmiên ? "Conđường CáiQuan" sẽ cóthêm một ngườiem là xalộ Trườngsơn có vaitrò quantrọng về chínhtrị, quốcphòng và kinhtế trong tươnglai nhưng conđường đitới tươnglai của Việtnam dườngnhư vẫn mịtmờ như sốphận của 80 triệu đồngbàotôi ở bênnhà. Chonên họ cứmuốn rađi tìm một hứahẹn ở xứngười? "

Ðisuốt Conđường CáiQuan," một ướcvọng mà tôi ômấp từlâu mãiđếnnay tôi mới cóthể thựchiệnđược. Ðồngbào tôi, dù sống ởđâu, họ vẫn cầncù, lamlũ, chịukhó để cóđược miếngăn, manháo, vẫn chịuđựng âmthầm như những ngườilính chỉbiết cúccung tuânthủ tấtcả mệnhlệnh từ cấptrên, chodù phải đivào chỗchết, chodù cấpchỉhuy & lãnhđạo của họ hếtsức dốt và tồi !

Tôi chỉ mongrằng một ngày nàođó, đồngbào tôi sẽ khôngcòn nghèođói, khổsở, lạchậu, khôngcòn phânbiệt kỳthị vì dù ở miềnNam - Trung - Bắc , dù ở đồngbằng - miềnnúi & caonguyên - duyênhải, dù ở trongnước hay ngoàinước, dùlà Quốcgia hay Cộngsản cũng đều cóchung một cộinguồn lịchsử , sốngchung một lãnhthổ Việtnam, cũng đã chiasẻ biếtbao ướcvọng lẫn lầmthan thì chúngta vẫn cầnbiết thươngyêunhau, thôngcảm và tintưởng lẫnnhau để xâydựng và bảovệ quêhương này của chúngta - một "Giatài của Mẹ" (*Nhạc của Trịnh Công Sơn) đểlại cho chúngta đã quánhiều tangthương!

Trong chuyếnbay từ Taipei vào Saigon, tôi thậtsự khôngưa nỗi những anh Ðàiloan đến với quêtôi nhưlà một "nhàthổ" mà mụcđích chính là để giảiquyết sinhlý - dù dưới hìnhthức dulịch (sex tour) hay cướivợ thì cũngvậythôi. Thựctế là ai ở Việtnam cũng biết là rấtđông trongsố những dukhách từ Ðàiloan, Trungquốc, Ðạihàn hay từ các nước Âuchâu đến Việtnam thayvì Tháilan là do họ sợ AIDS/HIV chứ đâuphải ai trong bọnhọ cũng đều đến Việtnam để dulịch hay làmăn mộtcách lươngthiện.

Danhdự của Việtnam, sĩdiện của một dântộc đã và đang bị những tênlưumanh này chàđạp màsao chínhquyền và các đoànthể (phụnữ, thanhniên...) khôngcó biệnpháp hànhchánh nào xửlý kiênquyết hơn với những tổchức sex tour và những cuộchônnhân nhưvậy? Vì muốn thoátkhỏi nghèođói, biếtbao côgái Việtnam đã và đang tiếptục làm những conthiêuthân laovào chỗchết, bấtchấp tấtcả, mặckệ rủiro.

Bêncạnhđó, phải kểđến chuyện mộtsố "Việtkiều" bấtlương cùngvới bọn dukhách sex tour và macô quốctế đang biến Saigon và Việtnam trởthành một Bangkok thứhai với nhiều hìnhthức lườnggạt các côgái nhẹdạ, thamtiền, muốn đira nướcngoài đểrồi trởthành những nạnnhân đángthương của bọn mãidâm, buôngái, hônnhân tráhình hay tổchức kinhdoanh theokiểu sex tour. Khônghiểu tạisao Nhànước Việtnam lại mặccho những tệnạn này ngàycàng lanrộng? "Nghèo cho sạch, rách cho thơm" - câunói này hìnhnhư đã lỗithời tại Việtnam, khi mà dollars đang khiến các côgái Việtnam vốn hiềnhậu, nếtna trởthành những con thiêuthân mấthẳn lýtrí và đạođức !

Vì vậy mà hômnay, tôi cũng xinđược nói với những "Việtk Kiều" trởvề Việtnam để "hưởngthụ" một điều: Nếu trởvề Việtnam bằng một tấmlòng với giađình & quêhương thì hãy về nhưng xin đừng về Việtnam để "hưởngthụ", dụdỗ, lừagạt chính đồngbào ruộtthịt của mình, thậmchí với những người congái đáng tuổi concháu mình. Ðólà 1 tộiác khó cóthểnào vay mà khôngphải trả, dùđó là chuyện "ăn bánh, trả tiền!"

Tôi mong đượcthấy hànhđộng từ phía chínhquyền. Tráchnhiệm giảiquyết 2 vấnđề mãidâm và matúy này hoàntoàn thuộcvề Ðảng CS & Nhànước Việtnam, nếu dungdưỡng thì đó sẽlà một trọngtội mà cả dântộc và lịchsử sẽ khôngthểnào thathứ. Tạisao cứphải losợ cáigọilà "bóngma" của "diễnbiến hòabình," trongkhi thựctế có 2 vấnđề (mãidâm & matúy) hoànhhành dữdội và đang phánát xã hội, hủyhoại tuổitrẻ Việtnam thì Ðảng & Nhànước lại chưa kiênquyết trừngtrị, ngăncấm? Có phải Ðảng & Nhànước cốtình dungdưỡng? hay có mộtsố cánbộ quyềnlực nàođó đang dùng 2 loại "vũkhí" " (matúy & mãidâm) đó làm biệnpháp kinhtài bấtchính nhằm thu lợinhuận mà bấtchấp tấtcả, kểcả loại tộiác tángtận lươngtâm nhất? Tôi khôngmuốn tin đólà sựthật, nếu như họ còn biết họ là người Việtnam.

Saigon khôngthể là Bangkok thứ 2 và congái Việtnam khôngthể "làmđĩ" khắp mọi phươngtrời nhưvậy được. Ðira nướcngoài với hyvọng có một tươnglai tốtđẹphơn là một nguyệnvọng chínhđáng nhưng tôi khôngthể chấpnhận quanniệm "..."hysinh đời bố, củngcố đời con" bấtkể đạođức, luânlý như vậy được! Phụnữ Việtnam luôn là một tấmgương sáng baođời qua; thếmà hômnay người congái Việtnam nỡnào bấtchấp tấtcả để đổilấy một mơước xavời? Tôi rất mongđược lêntiếng kêugọi người Việtnam trongnước và khắp thếgiới hãy tiếptay ngănchận 2 thảmhọa đang pháttriển dữdội tại Việtnam để tuổitrẻ và tươnglai Việtnam của chúngta không bị hủyhoại trong sựimlặng của cả một dântộc. Nâng cao dântrí, cảithiện đờisống và luậtpháp nghiêmminh cólẽ là phươngcách hiệuquả nhất?

Còn một thựctế khiến tôi cảmthấy buồn cho giớitríthức miềnNam khi thấy họ dườngnhư chỉ locho giađình & bảnthân mà không đủ canđảm để tranhđấu cho lẽphải, cho khoahọc & kỹthuật, cho đồngbào của họ. Họ rất ngại vachạm với Ðảng & Nhànước, đôilúc họ trởnên hèn đếnmức khôngthểnào ngờđược họ cóthể tệ đến như ậy! Ðảng CSVN đã trởthành một gánhnặng mà cả dântộc cứphải ècổ nailưng nuôi Ðảng để họ mặctình lãnhđạo mộtcách ...màymò suốt 26 nămqua mà cũng chẳngthấy ai lêntiếng, thanphiền, phêbình khi họ sailầm, thốinát? Kẻsĩ miềnNam ngàynay đã khôngcòn ai có đủ khítiết canđảm như cụ Ðồ Chiểu nămxưa haysao?

Tại thànhphố/ thịtrấn, ai cũng cóthể thấy nhàlầu và phố mới mọclên nhiềuhơn nhưng ra ngoạiô một chút là sẽ thấy ngườidân còn nghèolắm, bámvíu mảnhvườn với thuhoạch rất... "bèo" và bấpbênh! "Phồnvinh giảtạo" là một thựctế hiệnnay tại Việtnam. Ðasố ngườidân phải chạy từng bữaăn thì hỏi làmsao họ quantâm gì đến chuyện tựdo, dânchủ, môisinh! Xin những người Việtnam sống ở xứngười hãy nhìnvề Việtnam thựctế hơn mộtchút! Ngàynào Việtnam còncó lãnhđạo tồi, còncó chiarẻ, thùhận, còn sựphânbiệt đốixử và kỳthị địaphương thì Việtnam sẽ khómà cấtcánh!

Bướcqua thếkỷ 21, Việtnam còn biết baođiều khiến tôi trăntrở...

Hướng Dương

 


 

 


Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây Ziendan.com 



WWW  VNY2K

   
   HỌCTHUẬT
   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ

 

This website advocates the use of Vietnamese2020 and Vietnamese Unicode for a better way to  process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 và tiêuchuẩn Vietnamese Unicode vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com | Ziendan.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com


For comments or questions, please send an email to editor@vny2k.com
Copyright © 1999-2004  www.vny2k.com.