Viết
'Email' TiếngViệt:
Tháiđộ "Liệucơm
Gắpmắm'
Bài của Trịnh
Nhật
Vì cầncó thôngtin nhanhchóng
và nhờcó tiệnnghi mớiđây cuả mạnglưới 'internet',
nhiều người trong chúngta đã thườngxuyên sửdụng máyđiệntoán
(computer) để viết điệnthư (email) chonhau. Đốivới
những người thôngthạo tiếngAnh thì viết bằng
tiếngAnh cho người thôngthạo tiếngAnh, tấtnhiên sẽ khôngcógì
đángnói, bởi vì chữ dùng cho loại ngônngữ này là
loạichữ tiêuchuẩn được chếra chung cho các ngônngữ
dùng mẫutự Latinh.
Đốivới những người
tiếngAnh còn khiêmtốn, họ sẽ không thoảimái khi viết
tiếngAnh vì phải nghĩ lâuhơn, chưa đủ tựtin khi
viết, chỉ sợ bị ngườita cười, khôngthể múagậyvườnhoang.
Những người này khi quyếtđịnh chọn tiếngViệt để
viết điệnthư thì theo tôi là lối lựachọn haynhất. Cóđiều
có cáitrởngại trongviệc viết điệnthư bằng
tiếngViệt là mặcdù tiếngViệt ta cũng dùng mẫutự
Latinh, nhưng lại dùng quánhiều dấu (diacritic marks) để
phânbiệt nguyênâm (vowels), thanhđiệu (tones) và phụâm đ
duynhất (khác với d). Mà chínhvì dùng quánhiều
dấu 'nhìnnhằng' này mà tiếngViệt ta đivào mạnglưới
thôngtin điệntử khôngđược 'bìnhanvôsự'.
Thựctế, là ta vẫn cóthể
dùng một loại nhuliệu (software) như VNI, VPS hay VNKey có
kiểu chữViệt (Vietnamese fonts) hoặc mớiđây là Unicode
để đánhmáy chữViệt và inra chữViệt như mình
mongmuốn. Song, ta khôngthể gửi điệnthư điqua mạnglưới
dưới hìnhthức chữViệt ấy được vì chữnghiã khi
nhậnđược sẽ bị rốimù, lộntùngphèo, đọc khônghiểu.
Nếumuốn, phải gửi góighém trong phần đínhkèm
(attachment). Khiđó điệnthư và phần đínhkèm là hai món
riêngbiệt. Điệnthư khi viết bằng tiếngViệt là loại
chữViệt không bỏdấu, còn phần đínhkèm thì được
bỏdấu đầyđủ.
Vấnđề đặtra là khi viết
điệnthư tiếngViệt không bỏdấu thì viết cáchnào
tiệnlợi và hữuhiệu nhất. Tiệnlợi và hữuhiệu, tôi
muốn nói ởđây, là đỡtốn thờigiờ và khôngbị
hiểunhầm. Nhắmvào hai tiêuchuẩn vừa nêu, tôi đã
lợidụng đặctính dưthừa (redundancy) của ngônngữ, mà
ngườita cũng đã ápdụng trong truyềntin, để đềnghị
mộtvài mẹovặt khi viết 'email' bằng tiếngViệt. Tínhchất
dưthừa này cóthể giúp ta đoánbiết được câunói, dòng
chữviết -- nghe tiếng trước, đọc chữ trước mà đoánđược
tiếng sau, đoánđược chữ sau. Kinhnghiệm cho chúngta
biết là giữa tiếng mưarơi gióhú, giữa tiếng chợbuá
ồnào, tiếng còixe inhỏi ngườita vẫn cóthể
tiếptục nóichuyện vớinhau, thônghiểu được ý
củanhau mà không cầnphải nghe hết, đọc hết từng
lời, từng chữ. Điểnhình hơnnữa là thời điệntín còn
thịnh, khi đánh giâythép chonhau, ta đâucó cần bỏdấu,
đâucó cần viết dàidòng văntự, mà chỉ tậptrung vào
việc cắtbỏ những chữ dưthừa saocho càngnhiều càngtốt.
Bỏbớt được chữ nào, khỏiphải trảtiền chữ đó.
Đồngtiền nốiliền khúcruột mà!
Với chiềuhướng nêutrên, tôi
xinđềnghị mộtvài mẹovặt nhưsau:
1. Không bỏdấu cho phụâm đ,
nguyênâm và thanhđiệu.
Thídụ: Toi
da guithu cho anh roi. Yeu em tu thuo me ve voi cha.
2. Lấy phụâm z thay
cho d.
Thídụ: Zu
dauom nang, ongxa toi van di zayhoc nhuthuong.
Di dau mavoi mavang?/Ma vap phai
da ma quang phai zay.
3. Viết dínhliền những
chữ nào là từghép (compound word), tênngười hay điạdanh.
Thídụ: sinhvien,
bacsi, canhsat, thongtin, binhdang, zuhoc, nghiencuu, thongzichvien,
TranDinhPhuoc, Vietnam, Thailan, Hanoi, Saigon.
4. Viết dínhliền những nhómchữ,
đoảnngữ (phrase) nào có nghiã đơn, nghiã ghép.
Thídụ: homqua,
thangtruoc, tuanroi, zezang, chupmu, lelang, mayman, lizo, beobot,
xelua, xedien, otobuyt, vanthisi.
5. Dùng gạchnối với từghép
hay nhómchữ nào cóthể gây hiểulầm vì ta khó phânđịnh
được ranhgiới âmtiết khi đem chúng viết dínhliền
nhau.
Thídụ: cam-on
[cám ơn/cá mơn], de-nghi [đề nghị/đến ghi].
6. Dùng tiếngAnh để 'chua' vào
sau từ nào cóthể gây hiểulầm, hoặc khóđoán.
Thídụ: co-dau
(bride/geisha)[cô dâu/cô đầu], zezat (submit/reserved)[đệ-đạt/dè-dặt],
giadinh (family/servant) [gia-đình/gia-đinh], nhatho
(church/brothel) [nhà thờ/nhà thổ], loithoi
(old-fashioned/troublesome) [lỗi thời/lôi thôi], cat-dut
(sever) [cắt đứt], mo-thuc (pattern) [mô thức], co dieugi
chibao (comment), lam ngayduc ngaycai (on and off).
7. Tùytheo mình viết cho ai, dùng
ngay một chữ, một đoảnngữ hoặc một câu (sentence)
tiếngAnh viết xenkẽ trong bảnvăn tiếngViệt.
Thídụ: Sorry
da cho anh sai so dienthoai./ Toi chac viec gui attachment cho anh
qua email address cua co Thu bi tructrac./ Da nopdon xin viec. Nay
thi chico viec wait and see./ Many thanks for the latest
information. Chac baxa toi can tintuc nay lam./
Viết tiếngViệt thoảimái,
không bỏdấu và đánhmáy chữ dínhliền là đã
tiếtkiệm được phầnnào thờìgiờ và tiềnbạc. Đólà
một điểmlợi. Viết tiếngAnh, nếu chưarành, biết
một mà không biết mười, chữ tác đánh chữ tộ, gây
hiểulầm cóthể là một mốihại. Còn nếu bảorằng
muốn tậpviết tiếngAnh thì đó lạilà chuyệnkhác.
Thôngthường thì 'trâu chậm
uốngnước đục'. Và trong trườnghợp cuả tôi, là người
mới 'chânướt chânráo' vào chơi 'internet' và 'email' chưa
đầy bốn tháng và tự mình mòmẫm, cùng là hỏihan
concháu khi gặp chỗbí. Chỉ có mớiđây thôi, tôi đã
đượcxem, đượcđọc những điệnthư viết bằng mãhiệu
(code) cuả VPS, thì thấy mình quảlà dịứng với cái
'anhchàng họ Mã' này. Tôi nghenói là người muốn đọc
điệnthư như vầy thì chỉviệc dùng nhuliệu cósẵn đem
chuyểnlại là đọcđược. Và, nếumuốn, cóthể inra
bản tiếngViệt códấu đànghoàng. Inra thì cũng tốtthôi,
nhưng có mấy ai cần viết điệnthư dài 'trànggiang đạihải'
và bảnin thiệt đẹp làmgì? Muốn dài, muốn đẹp thì
cứviệc dùng phần đínhkèm (attachment).
Tôi có nghe 'lỏm' được là
ông cựu Chủtịch Cộngđồng NgườiViệt Tựdo Liênbang
Úcchâu kiêm Tiểubang NSW đã tỏý bựcdọc mỗikhi phải
đọc điệnthư dùng mãhiệu cuả VPS. Vịchủtịch họ Võ
đã cólần xuatay nói 'Thôi! thôi! cứ viết cho tôi loại
chữ bìnhthường kia [không bỏdấu] là tôi đọcđược,
đọc chữ kiểu này nhứcmắt lắm!' Trong chỗ riêngtư,
bà Đươngkim Tổngthưkí Cộngđồng NgườiViệt Tựdo
Tiểubang NSW cũng không giấuđược những lời
cằnnhằn. Vị nữ Tổngbíthư họ Trần đã cólần
bảo: 'Viết kiểu này trôngthấy là tôi khôngmuốn đọc,
mà có đọc cũng chẳnghiểu Ầtgiáp gì!' Hiểnnhiên là
hai vị này khôngcó, hoặc họ cứngđầu khôngmuốn mua
'phầnmềm' cầnthiết cho 'phầncứng' của họ. Tấtnhiên
cũng phảikể là họ thiếu kiênnhẫn tìmhiểu. Nhưng vìđâu
nênnỗi? Thựctế là nhưvậy. Tôi cũng khôngcó
'phầnmềm' cầnthiết. Nhưng cứ giảsử là có đi, thì
thửhỏi viết một cái 'email' bỏ dấu 'nhằngnhịt', mà
có khi dưthừa, nhưthế có bõcông không? Cóngười bảo
đểí mộtchút, thì rồi 'trướclạ sauquen'!
Sau mộthồi suyđi tínhlại,
tôi bèn bụngbảodạ: 'Thôithì thà uống nước đục.'
Tin giờ chót
: Saukhi viếtxong bài này, tôi đượcbiết là ta có thể
viết 'email' bằng tiếngViệt bỏdấu bìnhthường, nếu
ta có chươngtrình tiếngViệt dùng dạng HTML cósẵn trong
chươngtrình 'Internet Explorer', 'Netscape' hay 'Outlook'. Người
nhận 'email' cóthể đọcđược bảnvăn viết bằng
tiếngViệt dễdàng và khôngcần có chươngtrình
tiếngViệt trong máy. Chính tôi đã dùng thử dạng HTML,
đã đánh 'email' tiếngViệt từ một máy trongnhà sang
một máy khác cũng trongnhà và đã đọcđược bảnvăn
ngonlành ở 'đầunhận' đầyđủ dấu inhệtnhư ở 'đầugửi'.
Thôngtin này đượcgửi đến quívị để lưuí quívị
'liệucơm mà gắpmắm'.
Tin giờ chót hậu:
Dù trênnguyêntắc ta cóthể “send email” bằng
tiếngViệt, nhưng trênthựctế, tôi vẫn thấy hầuhết
các điệnthư tiếngViệt đều viết không bỏdấu hoặc
chỉ bỏdấu đặcbiệt cho những chữ nào cóthể gâyhiểulầm.
Lído cóthể là vì: (1) máy computer của ngườiviết đã
khôngđược càiđặt kiểuchữ (font) Unicode tiếngViệt:
(2) ngườiviết khôngbiết gửi bằng HTML để Unicode cóthể
chuyểnđi; (2) người ở đầunhận khôngcó Window 98
trởlên để đọc chữ Unicode tiếngViệt.
Trịnh Nhật
Sydney 16-12-1999
(updated 22-5-2004)
Click
here for "Viết Email TiếngViệt Khôngdấu" của
dchph
|