Return to front page!


Trangtrước
Trangkế
VNY2K
Tin Thếgiới
Tin ÐôngnamÁ
Tin Lưutrữ
Thamluận

.

Họcthuật
Việtngữ2020
HánNôm
Từnguyên
Sửký
Vănhoá
Sángtác
Viễnduký
Tuỳbút
TìnhThơ
Thưgiãn
Diễnđàn
 
.

 

BÌNHLUẬN

Sửađổi Cáchviết TiếngViệt

 

Author: Nguyễn Gia (216.40.243.---)
Date:   Saturday 03-09-02 10:24 (PST)

Xem qua cuộc tranh luận nóng hổi này, chợt nhớ tới một bài viết của giáo sư Cao Xuân Hạo, trong đó cũng có nói đến những "phát minh để dân tộc tiến bộ hơn", nên xin đăng ra đây để quý vị đọc chơi:


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
CHỨNG VĨ CUỒNG
HIỆN TƯỢNG VÀ CĂN NGUYÊN

Cao Xuân Hạo

Có người bạn làm trong một cơ quan lưu trữ cho tôi biết rằng mỗi năm cơ quan anh phải thanh lý mấy tấn hồ sơ mà nội dung là những sáng kiến. phát minh vĩ đại từ khắp nơi trong nươc gửi đến ùn ùn, trong đó các tác giả hiến cho nhà nước những biện pháp không tiền khoáng hậu để biến nước ta thành nước tiên tiến trong một thời gian kỷ lục. Anh bạn ấy nói rằng ông giám đốc cơ quan rất tiếc các hồ sơ ấy, nhưng mấy toà nhà của cơ quan không thể nào chứa nổi số phát minh tới tấp đổ xuống như mưa kia, nên đành phải thanh lý thật nhanh sau khi gửi đến nhờ những cơ quan có thẩm quyền duyệt qua và nhận được từ các cơ quan ấy một câu trả lời dứt khoát, thường là "Bất khả thi" hoặc "Tác giả không có chút tri thức nào về lĩnh vực đang bàn"

Để minh hoạ, tôi chỉ xin đơn cử trường hợp của nhà phát minh đề nghị Trung ương đảng mượn một cái tên lửa vượt đại châu của Liên Xô để bắn vào Bắc cực ở một góc độ nhất định, làm cho trục quay của trái đất lệch thêm mươi độ, sao cho Việt Nam thay vĩ tuyến và trở thành một nước ôn đới (vì tác giả tin rằng chỉ có khí hậu ôn đới mới thích hợp với một tốc độ phát triển đủ nhanh để cho phép ta đuổi kịp và vượt qua các nước tiên tiến).

Con số mấy trăm nghìn hồ sơ phát minh ấy, trong khi cho thấy một tinh thần yêu nước chân thành và thiết tha của nhà phát minh, đồng thời cũng cho thấy tình hình sức khoẻ tâm thần không ổn của họ, và cho phép suy ra con số đáng ngại của những người đang cần đến sự săn sóc của các bệnh viện tâm thần.

Khi tôi nói chuyện này với một người bạn là bác sĩ tâm thần, bạn ấy bảo tôi là ngay trong các sách vở được xuất bản đề làm sách giáo khoa cũng có khối ý tưởng hoang đường không kém, nhưng vẫn được mọi ngưòi coi là hoàn toàn bình thường. Bạn ấy lấy ngay một cuốn sách dạy ngoại ngữ và chỉ cho tôi dòng chữ Nga sau đây : "Trong hiệu sách có bán sách, báo, tạp chí và các thứ tiểu thuyết khác". Anh bác sĩ gấp sách lại và nói rằng cứ dở một cuốn sách giáo khoa hay "dẫn luận" ra là thế nào cũng gặp một chỗ cho thấy tác giả lẽ ra phải nằm bệnh viện từ lâu, nhưng những tác giả như thế quá đông và có chức vụ, học hàm quá cao cho nên rất khó đưa họ vào bệnh viện. Vả lại anh bác sĩ đã đưa những chỗ như thế cho ngưới quen xem thử, mà không ai thấy có gì đáng chú ý cả. Thậm chí có người còn nhìn anh ta bằng con mắt nghi ngại (hình như họ băn khoăn không biết ông bác sĩ này có vì tiếp xúc quá nhiều với bệnh nhân tâm thần mà nhiễm bệnh chăng).

Cách đây không lâu có một cuốn sách giáo khoa mà chương nào, mục nào cũng mở đâu bằng câu "Lâu nay người ta cứ tưởng rằng […], nhưng thật ra thì […]". Cái mà "lâu nay người ta cứ tưởng" là những sự thật đã được cả loài người công nhận từ thời cổ đại như "hai với hai là bốn", còn sau mấy chữ "thật ra thì" lại là những phát minh độc nhất vô nhị mà không một bộ óc bình thường nào có thể tưởng tựơng nổi, nhưng lại được tác giả coi như một chân lý hiển nhiên, không cần chứng minh gì cả, trong đó có hàng chục những định nghĩa "vòng quanh" kiểu như "Ánh sáng là thuộc tính của những vật sáng" mà Pascal đã từng chế riễu. Thế mà cuốn sách nói trên lại là một cuốn Dẫn luận Ngôn ngữ học dùng cho cấp Đại học, được xuất bản dưới danh nghĩa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lẽ ra phải có nhiệm vụ giới thiệu những thành tựu quan trọng nhất của ngôn ngữ học cổ điển và hiện đại, chứ không phải sổ toẹt và thay thế các thành tựu ấy bằng những ý kiến riêng của mình, dù thiên tài đến đâu, mà lại không hề nêu lý do, dù chỉ là bằng một câu, một dòng biện luận.

Trên đây là một vài biểu hiện của chứng vĩ cuồng, một chứng bệnh tâm thần có vẻ vô hại, vì quá lắm cũng chỉ góp phần làm phong phú thêm vốn chuyện tiếu lâm của dân gian, nhưng lại có thể trở thành rất nguy hiểm, nhất là khi được đưa vào sách giáo khoa và được đưa ra truyền giảng cho học trò : số người nhiểm bệnh sẽ tăng theo cấp số nhân, và chẳng bao lâu sẽ trở thành một nạn dịch không còn cách gì dập tắt được nữa.

Hình như ở một vài ngành tình hình này đã thành bình thường, vì không thấy ai có phản ứng gì khi có người tố giác lên những hiện tượng tương tự. Ngược lại, khá nhiều người lớn tiếng phản đối những kẻ đã có "ác ý" tố cáo những lỗi ấy, làm tổn thương đến tình đồng nghiệp và đến khối đoàn kết của toàn dân – một tội tầy trời không thể dung tha vì bất cứ lý do gì đối với tổ quôc xã hội chủ nghĩa. phô bày ra một nhân cách "hèn hạ" và "vô đạo đức".

Cho nên thiết tưởng cũng không đến nỗi thừa nếu thử khảo sát thực trạng và đi tìm căn nguyên của chứng bệnh này.

Vĩ cuồng (mégalomanie) là một chứng bệnh tâm thần mà người ta thường tưởng là chỉ có ở một số nhân vật lịch sử hãn hữu như Nero và Hitler. Thật ra nó phổ biến hơn là người ta có thể tưởng, ít nhất là ở ta hiện nay. Vì sao ? Căn nguyên là đâu ?

Trong một cuốn phim của Xưởng Phim Truyền hình Việt Nam, hai anh bộ đội phục viên đang thất nghiệp tâm sự với nhau về căn nguyên của sự nghèo đói kinh niên ở nước ta. Một anh nói: "Chẳng qua cũng chỉ vì dốt". Anh kia nói: "Mà dốt chẳng qua cũng chỉ vì nghèo : càng nghèo càng dốt, mà càng dốt thì lại càng nghèo".

Hình như đó cũng là một chân lý. Nhưng xem ra cái chuỗi "DỐT–NGHÈO–DỐT" này còn thiếu một khâu nữa mới thật trọn vẹn : đó là khâu KIÊU :
Càng NGHÈO càng DỐT, càng DỐT càng KIÊU, càng KIÊU càng DỐT, càng DỐT càng NGHÈO, và cứ thế mà tiếp mãi đến mức TỘT CÙNG của DỐT và NGHÈO (nếu có cách gì hình dung được một mức TỘT CÙNG như thế).

Phàm sinh ra ở đời, ai cũng dốt. Đi học được mươi năm hay vài mươi năm, ta bớt dối đi chút ít ("Học dĩ dụ ngu"), nhưng ngươì học trò bình thường càng học càng thấy mình dốt, vì càng hiểu rõ rằng những gì mình biết được so với những gì mình chưa biết chỉ là hạt mưối bỏ biển, và dù có sống được vài nghìn năm cũng không thể nào lấp đầy được cái khoảng trống còn lại. Thành thử có thể định nghĩa người có học thức là người biết mình dốt, hay nói như Khổng tử, "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã" (Biết cái gì thì biết là mình biết cái ấy, không biết cái gì thì biết là mình không biết, ấy là BIẾT vậy).

Có lẽ đó chính là cái yêu cầu tối thiểu đối với người trí thức. Dường như nó đòi hỏi rất ít. Nhưng sao ít người thoả mãn được cái yêu cầu ấy thế! Ở nước ta có một vài nhà khoa học hình như rất giỏi trong lĩnh vực của mình, nhưng từ đó lại tưởng rằng mình có thể phán truyền chân lý trong những lĩnh vực mà mình chưa từng được học giờ nào, và từ đó cho ra hết nhận định này đến nhận định khác cho thấy những lỗ hổng khổng lồ mà bất kỳ ai có chút học thức chuyên ngành cũng phải lấy làm xấu hổ. Thái độ này có thể thấy rõ hơn cả đối với những ngành mà có người cho là không cần học cũng biết, đặc biệt là ngôn ngữ học và văn học. Lẽ ra nhà khoa học tự cho mình cái quyền truyền phán về mọi ngành khoa học khác chỉ cần nhớ lại cái quá trình mấy mươi năm gian khổ mà mình đã trải qua để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình cũng đủ hiểu là không làm gì có một ngành khoa học nào không cần học cũng biết được.

Thật ra cái mà câu cách ngôn của Khổng tử đòi hỏi thường vượt quá sức người rất xa. Vì đã làm người, ai cũng bị rất nhiều thứ áp lực thúc bách, trong đó mạnh nhất có lẽ là áp lực của nhu cầu tự khẳng định trước mắt đồng loại. Nhu cầu này hình thành ngay từ những giờ học đầu tiên. Ai cũng muốn đồng loại tưởng mình biết nhiều hơn vốn tri thức thực sự của mình. Người đi học bắt đầu tìm cách ăn gian. Cái kỹ năng đầu tiên phải học ở nhà trường chính là kỹ năng quay cóp : "Tiên học cóp, hậu học văn". Chỉ có một người học trò thật giỏi mới không phải học cách cóp. Hitler học dốt cho nên phải cóp bài của Wittgenstein, và khi lên cầm quyền phải giam ngay người bạn học này vào trại tập trung. Giáo sư Đinh Gia Khánh có nói với tôi trong một đêm Thái Nguyên rét như cắt :"Tôi chỉ mong sao con tôi đừng học dốt, vì nếu nó dốt, nó chỉ có thể sống bằng cách hại thầy, hại bạn và nịnh trên lừa dưới mà thôi. Người ta cứ nói cần đức hơn tài, chứ thật ra người bất tài vô dụng không thể nào có đức được.".

Nhưng học giỏi thì khó, mà dù có thiên tư đến đâu, thì học cũng rất lâu thành tài. Trong những điều kiện khó khăn như ở nước ta (nhất là trong thời chiến), học tuyệt nhiên không phải con đường nhanh nhất để tự khẳng định Có quá nhiều những con đường tắt để đến đích nhanh gấp trăm lần. Người ta đổ xô vào những con đường tắt ấy, và rốt cục vẫn trở thành những học giả, vẫn có những học hàm học vị cao hơn những nguời bạn học thông minh và cần cù hơn mình. Ngươì đã thành đạt bằng con đường ấy bắt đầu tự nhủ: "Thật ra chúng nó có thông minh bằng mình đâu ? Thông minh sao lại không tìm được con đường tắt của sự thành đạt ?"

Nhưng tự lừa dối cách ấy không phải dễ. Sự thật vẫn không thể che dấu được, dù chỉ là với bản thân mình, ngay cả sau khi đã công thành danh toại. Cái mặc cảm tự ti của con người biết mình thành đạt không phải nhờ thực tài vẫn không sao xua tan đi được, vẫn ám ảnh người ta như một bóng ma, chừng nào người ta vẫn ý thức được rằng mình dốt nát.

Nhưng rồi một buổi sáng đẹp trời, người học tắt chợt nghe thấy có cái gì bật đánh tách một tiếng trong đầu. và một ánh sáng chói loà bỗng bao trùm tên toàn thân họ. Họ chợt "ngộ" ra rằng mình không thể tự so sánh với đám bạn học cũ được, vì mình không phải là người như họ. Mình thuộc một loài khác. Lâu nay mình cứ khổ sở khi đọc sách đến mấy chục lần mà không hiểu lấy được một câu. Té ra đó là thứ sách dành riêng cho hạng người như họ. Và tác giả những sách ấy cũng thuộc chính hạng người ấy. Họ hiểu nhau là phải.

Còn mình thuộc một thế giới khác. Mình không việc gì phải học những cái mà họ học. Sứ mệnh của mình trên cái thế giới của sự u mê này là truyền giảng, chứ không phải là học. Có gì đáng cho mình phải ngạc nhiên khi đọc các bậc thấy của họ mà không hiểu ? Trí tuệ của mình cao hơn các bậc thầy ấy hàng ngàn năm ánh sáng, thi làm sao mình có thể tự hạ mình xuống ngang tầm của những kẻ đần độn như Trang tử, Khổng tử, Plato, Aristotle, Leibniz, Marx, Einstein, v.v., để hiểu những sản phẩm "trí tuệ" của cái thế giới này ?

Từ giây phút đó "người học tắt" đã trở thành một đấng siêu nhân thuộc thế giới của Ánh Sáng Tuyệt đối (chỉ hiềm một nỗi là không biết trong mấy mươi năm còn lại có đủ thì giờ để truyền hết cái Ánh Sáng ấy cho lũ người ngu muội kia không).

Cái hạnh phúc của người-tìm-ra-Ánh-Sáng quá lớn để những người như thế có thểỉ khước từ. Từ nay, họ bước đi trên đường đời, lòng tràn đầy hoan lạc, cứ mỗi bước lại ban phát một chút ơn huệ cho nhân loại qua những cuốn sách được viết ra với tốc độ mỗi ngày dăm chục trang.

Cần lưu ý rằng họ đi đến sự thể này hoàn toàn không phải do họ muốn thế. Họ không thể làm khác đi được. Sư chuyển biến vĩ đại kia là hoàn toàn vô thức. Họ như người bị say nắng, bị choáng hay bị ngất. Ta không thể trách họ. Cái giây phút oan nghiệt mà họ trải qua khi đột ngột trở thành vĩ nhân trước mắt chính mình chỉ là kết quả cuối cùng của một quá trình tác động phức tạp của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan có thể kéo dài mấy chục năm đầy sự cố.

Chứng vĩ cuồng không có cách gì chữa được. Không có cách gì lôi một con người ra khỏi cái cõi cực lạc mà họ đã đắm mình vào một cách hoàn toàn tự nhiên và vô thức. Họ không có lối thoát nào khác.

Phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh, nhất là đối vời một chứng nan y như thế này. Và cách đề phòng duy nhất là làm sao các thế hệ đang lớn lên không mắc vào cái hoạ ấy. Và muốn thế, chỉ có một cách là gạt bỏ mọi trở ngại trên con đường học vấn của con em chúng ta, làm sao cho chúng tiến đủ nhanh, đủ dễõ và tìm thấy niềm vui trên con đường ấy để khỏi bị dồn vào cái thế bí buộc chúng phải tự huyễn hoặc bằng những ảo ảnh sinh ra từ chứng vĩ cuồng, để chúng luôn luôn nhớ rằng mình còn dốt, rất dốt, nhưng không phải một cách vô vọng, và chỉ cần học, học nữa, là một ngày kia sẽ đưổi kịp các bạn cùng lứa trên trái đất và từ đó có thể vươn tới những đỉnh cao chân chính của tri thức khoa học hay nghệ thuật, chứ không phải những đỉnh cao hư ảo của sự điên rồ.

Cao Xuân Hạo

 


 Bài của Cao Xuân Hạo
Author: Tran (---.sbphrd.com)
Date:   Monday 03-11-02 13:47 (PST)

Chà Nguyễn Gia tiên sinh kiếm đâu bên tờ giấy gói đồ Nhân Rân ra bài của Cao Xuân Hạo đọc xong bồi hồi ra phết. Tưởng ai thì ra là đỉnh cao trong nước. Tiếc cho dòng họ Cao Xuân được tiếng là uyên bác từ đời trước, tới đời cháu lại ấm ức kê đơn cho người đời thì ra cũng đang bộc phát một căn bệnh cuồng. Thiệt ra miềng cũng không biết họ Cao này đang bất mãn sự tình chi mà cứ ấp a ấp úng, đâu phải giới không chuyên thì phải ngậm miệng cho giới chuyên tha hồ phóng bút. Miềng không biết đá banh thì miềng cũng biết luận banh chơ! Miềng không làm lãnh tụ, thì miềng cũng biết ai hay ai dở. Miềng không phải là nhà văn hóa nhưng biết chổ nào là văn hóa "thượng lưu" chổ nào chắp vá, chổ nào là bản sắc. Nói chuyện như huề. Ngay cả mấy nhà văn tưởng mình có tác phẩm là ngon, như chị Thị Hoài trong nước tự nhiên nổi quạu với chữ Nôm chê là khổ dân. Bởi chị ỷ thế là nhà văn nên giới văn học chìu cho cách nói bạt mạng của chị.

Nhân đây miềng cũng kể cho chuyện mình đọc bài bên tờ Nhân Rân phần lớn do văn nô, báo nô mất sĩ khí viết nên. Cao Xuân Hạo tới giờ này vẫn còn tin tiếng Việt là hệ Mon-Khmer. Thôi thì tán hươu tán vượn tùm lum. Dạy đời, tưởng là không ai đối chứng được với Nhân Rân thì viết chi cũng được. Đọc xong miềng cười. Mục hạ vô nhân, tưởng có hàm giáo sư là đứng trên đầu thiên hạ, tha hồ phét lác, kiểu nửa kẻ sĩ, nửa cộng sản rất lạ tai. Bởi rứa cả bao năm các nhà ngôn ngữ Bắc Hà - Nội xếp tiếng Nguồn quê mình là tiếng Mường. Ai dè, chuyên tới cỡ nớ mà hiểu chuyên dân gian thua một đứa trẻ giữ trâu.

Thôi thì, Cao cũng không đụng chi tới chuyện cải nhau ở đây, chẳng qua Nguyễn Gia cũng xuất chiêu mượn quạt đuổi ruồi, mà tiếc là chẳng phải là ruồi muỗi chi cả. Mấy nhà chuyên chắc là lắm sự hồ đồ, sợ người ngoài giới lên tiếng mới chơi trò trấn áp hạ sách vậy. Ý tưởng mới không hợp tình sẽ bị đào thải, nhưng cũng phải có môi trường cho nó nảy nở chứ! Ai dè, cứ bắt ngang chưa phân loại đã dán cho cái mác là Vĩ Cuồng. Coi chứng Cao Xuân này cũng đang tự kỷ ám thị, nếu không thì sao đòi bắt trúng tâm lý người đời nghe như xiệc. Chả đâu có phải là nhà tâm lý đâu! Nghe đâu là nhà ngôn ngữ học Cao, mà tới giờ này còn mơ hồ về ngữ hệ Nam Á và Hán Tạng thì coi như thua. Miềng nghe giáo sư Mỹ đi về VN nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ văn hóa nói là "Their views are so objective...", cho nên sử liệu VN mấy phần chính xác, mấy phần tự cao tự đại. Mấy cái cao đại chủ kiến này cứ chất chồng lên nhau nên có ai tin chiều dày mà nhảy chồm lên một cái là hụt trớn, lún xuống ba tầng. Giựt chắc!!!

Lâu lâu, các nhà hàm giáo sư CS cay mắt chuyện đời lại sợ đời quên nên nhờ đảng tịch phóng một bài giáo huấn chúng sinh nghe rất là phản tiến bộ, lại mát mẽ nghe tưởng như phản kháng thì ra vô hại nhưng đa phần là trấn áp tinh thần. DCS ngư ông đắc lợi. Cứ nhờ mấy bài như ri diễn sao cho có lợi thì thôi. Ở ngoài này cũng thừa cơ ăn theo. Cứ theo mấy tuồng văn như trên thì khác chi đang đọc Mao Tuyển. Cong cũng hay, ngay cũng được, xuôi cũng được, ngược cũng xong.

Đoạc boài nài xoang thái Coa Xung Họa méc cừ thừ thâu heng!

Chắc là cũng nhờ Nhân Rân mà tàng tàng mát mát, Nguyễn Gia tiên sinh ha!

 

Ðọcthêm Ýkiến của Ðộcgiả khác

 


Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây Ziendan.com 



WWW  VNY2K

   
   HỌCTHUẬT
   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ

This website advocates the use of Vietnamese2020 for a better way to  process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com | Ziendan.net | hocthuat.org | sangtac.net | Han-Viet.com


For comments or questions, please send an email to editor@vny2k.com
Copyright © 1999-2007  www.vny2k.com.
All rights reserved