Return to front page!

One-time fee web hosting!



.

Cachmạng Chữ Viẹt 
(phần 1)

Tân Viet

Xin Thamkhảo: Tựdiển Chínhtả TânViẹt 

Sự tiến hoá của ngôn ngữ

Sự tiến hoá là lẽ tự nhiên, ngôn ngữ cũng thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Từ xưa khi con người hiện diện trên trái đất đã có tiếng nói nhưng mãi dến khoảng 4.000 năm trước đây chữ viết mới bắt đầu xuât hiện. Thoạt đầu, người Trung Hoa dùng dây thắt gút để ghi lại những điều mình muốn nhớ. Tsang Chie là người Trung Hoa đầu tiên thay các gút dây bằng các gạch, mở đầu kỹ nguyên chữ viết. Cũng trong thời này, Chu Sung đã bổ túc hệ thống hoá chữ viết. Từ 3700 năm trước, dưới đời nhà Thang, người Trung Hoa đã bắt đầu viết trên vỏ rùa hoặc xương thú vật. Đến đời nhà Chu chữ viết theo hình tròn như con dấu triện. Thời chiến quốc ngôn ngữ Trung Hoa đã trải qua thay đổi lớn về lối chữ viết, về sau đời nhà Hán thì chữ đưọc viết thành hình vuông. Trải qua nhiều thay đổi chữ Trung Hoa đã hình thành như chúng ta thấy hiện nay.

Ở Tây phương cũng phát minh chữ viết khoảng 3.000 năm trước, khởi đầu bằng chữ viết Ugarit (Syria), do người Do Thái sáng tạo. Khỏang 2,900 năm trước thành chữ Phoenician, tiến đến chữ Hy Lap cỗ cách đây 2.600 năm, thành chữ Etruscan và chữ Latin cách đây 2.500 năm, dó là các mẫu tự A B C v.v...

Mặc dầu thay đổi chậm nhưng tất cả các ngôn ngữ đọc lẫn viết đều thay đổi theo nhu cầu tiến hoá con người, không ngôn ngữ nào đứng yên tại chổ. Chữ Hán phát triển tại nưóc ta cũng là lúc đánh dấu những ngày nô lệ đen tối trong lịch sử. Trước khi bị đô hộ, ngươi Việt Nam cũng đã có chữ viêt riêng của mình mặc dầu thô sơ gồm những gạch và vòng (tôi tình cờ dọc một bài nói hiẹn có viẹn bảo tàng tại Nhật còn lưu giữ). Tiéng Viẹt ngày xưa không có thanh ngữ nhưng vì gần Tàu và trải qua 1000 năm dô hộ, thanh ngữ Tàu đã ảnh hưỏng nên mièn Băc có 6 (không dấu, huyèn, săc, nặng, hỏi, ngã) và mièn Trung và Nam xa Tàu hơn nên chỉ có 5 (không có ngã).

Ngay khi dành dưọc độc lập từ thế kỷthứ 10 dân tộc với tinh thần độc lậpViệt dã sáng tạo chữ viết của mình gọi là chữ Nôm, cấu tạo bởi 2 chữ Hán cho mỗi chữ Việt, một chữ chỉ nghĩa và một chữ chỉ cách phát âm. Người Nhật và Đại Hàn thì cắt bớt nét chữ Hán để làm thành chữ viết của họ dễ học hơn. Chữ nôm trên cột chùa Bảo an, Yen lãng, tỉnhVĩnh phú đã đưọc viết từ năm 1209 (dời Lý).

Dến dời Trần vào thếkỷ 13 thì chữ nôm dưọc hệ thống hoá. Hàn Thuyen và Nguyẽn Si Cơ làm thơ chữ Nôm. Năm 1400 Hồ Quý Ly chính thức dùng chữ Nôm trong sach giáo khoa, công văn và chiéu chỉ. Dến thế kỷ 15 Nguyẽn Trãi dùng chữ Nôm sáng tác 250 bài thơ trong Quôc Âm Thi Tập. Sau này có truyẹn Kièu của Nguyẽn Du, bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điẻm, các tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát , Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trư là những danh tác chữ Nôm. Dến đời Quang Trung thì chữ Nôm cực thịnh, tiếp tục cho dến khi chữ Đắc Lộ, tức chữ "quốc ngữ" thay thế. Chữ Đắc Lộ du nhập vào nước ta cũng cùng hoàn cảnh như chữ Hán ngày xưa, đánh dấu ssự bắt đầu của kỹ nguyên nô lệ mới cho thực dân Pháp và hậu quả trên 100 năm đau thương sau này. Không biêt có oan trái gì giữa chữ Đắc Lộ và vận mạng dân tộc VN hay không, nhưng chắc chắn chẳng có dân tộc nào hãnh diện khi chữ viết của chính mình cũng không sáng tạo nổi, một dân tổc tự kiêu hãnh với trên 4.000 năm văn hiến lại phải nhờ đến nhà truyền giáo ngoại quốc khai hoá chữ viết rất giản dị gần như ai có chut Tây học cũng dư khả năng ký âm tiếng nói của mình qua mẫu tự Latin một cách hợp lý hơn, giản di hơn. Ngay cả những bộ lạc Phi châu cũng Latin hoa chữ của họ mà không cần các dấu rườm rà. Đã thế, dân tộc VN cứ tiếp tục sử dụng chữ viết đó đến nay không ai dám hô hào thay đổi mặc dầu nó có rât nhiều khuyết diểm.

Chữ quốc ngữ hay chữ Việt Nam thật ra không phải chữ của người VN sáng tạo, chỉ là thứ ký âm bằng mẫu tự Latin không được hệ thống và hợp lý lắm, nó chỉ là công trình thô thiển của ông Đắc Lộ, tức Alexandre de Rhodes nhằm mục đích duy nhất là giảng đạo Chúa mà thôi vì ông ta không thể kiên nhẫn học hết chữ Hán hoặc chữ Nôm để truyền đạo, hơn nửa đa số dân quê ông ta gặp lại mù chữ cả hai thứ đó. Ông Rhodes cũng không bao giờ nghĩ là chữ viết của ông sẽ trở thành chữ viết chính thức sau này của dân tộc Việt Nam 4.000 năm văn hién. Thật ra, không phải ông Rhodes là ngưòi duy nhât có công sáng tạo chữ quôc ngữ. Linhmục Francisco de Pina dến Thanh Chiêm (tức xả Điện Phưong, huyện Điện Bàn ngày nay thuộc tỉnh Quảngnam) vào năm 1617 là ngưòi thạo tiéng Viẹt dã để ý nghiên cứu văn phạm và cách phat âm. Alexandre de Rhodes và Antonio de Fontes theo học tiéng Viẹt với linh mục Pina. Lúc đó, Thanh Chiêm là dinh trấn cuả chuá Nguyễn Phước Nguyên, tổng trấn ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Binh Định nên các giáo sĩ đều phải qua đây.

Những người cộng tác với ông trình độ ngôn ngữ kém nên cách câu tạo chữ viết có nhiều khuyết diểm nhưng đã thành tập quán nên chỉ có người khách quan mới thấy khó chịu. Đáng kể nhất trong công trình chuyển ngữ lúc đó có một cậu thiếu niên người Quảng Nam giúp ông Rhodes nhưng không nghe đề cập đến trong các tài liệu viết của ông Rhodes. Tiếng Việt có rất nhiều nhị âm, khoảng 24.500 chữ kép, nếu thiếu một chữ sẽ trở nên vô nghĩa, hoặc dầu một chữ tự nó đủ nghĩa nhưng cần thêm chữ dính liền để nghe xuôi tai, dã trở thành thói quen không thể thiếu được trong số có khoảng 2800 từ. Hai chữ kep đó phát âm liền nhau, không thể rời rạc sẽ mất đi ý nghĩa. Thế nhưng khi ký tự sang tiếng Latin thì ông Đắc Lộ lại viết thành từng tiếng một jống như chữ Nôm, chưa kể nhiều phụ âm, nguyên âm không cần thiết, nhiều dấu thừa thải làm phung phí nhiều. Cách viết này đã làm phung phí giấy, mực người viết và nhất là công người đọc và làm chậm hiểu nghĩa câu văn hơn. Nếu bạn có học qua phương pháp đọc nhanh, bạn sẽ thấy cách đọc nhanh là nhìn lướt qua toàn thể câu hoặc doạn văn cùng lúc để lấy y' niệm thay vì đọc từng chữ làm chậm tiến trình am hiểu cuả trí óc. Dân VN mình rất dễ chấp nhận sự kiện đã rồi, nên mới xử dụng chữ quốc ngữ của ông Đắc Lộ trong suốt 350 năm qua mà không nghĩ đến việc thực hiện những cải cách quan trọng để hệ thống hóa hợp lý hơn. Tinh thần nô lệ cỗ nhân nhất là các bậc thánh hiền kiểu "Khổng Tử Viết" khiến cho những thế hệ qua chấp nhận và sợ sữa đổi sẽ đụng chạm thánh tổ Đắc Lộ, coi như điều cấm kỵ (taboo), ai can đảm hô hào sữa đổi chữ viết thì bị chỉ trích ngay.

Tại Á châu, ngoài VN còn có 2 ngôn ngữ khác cũng đã Latin hoá trong thời kỳ thuộc địa là Malay-Indonesia và Tagalog (ngôn ngữ chính trong số 168 ngôn ngữ của Phi), nhờ không có ông Đắc Lộ nên chữ viết họ cũng hợp lý hơn, không có những dấu rườm rà ngay cả về ngữ thanh. Người Nhật,Tàu, Dại Hàn cũng đã có chữ viết theo mẫu tự Latinh không có dấu. Các nước Phi châu, các bộ lạc Nam Mỹ cũng đã Latin hoá ngôn ngữ của họ và không dùng dấu mặc dầu họ cũng có nhiều ngữ thanh. Tôi đã nhìn các chữ khác trên thế giới được Latinh hoắ nhưng chưa thấy chữ viết gôc Latin nào kỳ cục với những dấu đủ hình dạng từ trên đầu cho đến dấu dưới đit, thậm chí một nguyen âm có đến hai dấu, một chữ đến 3 dấu. Khổ nhất là nhìn chữ viet bởi những người không khéo tay, trông giống như mủ nón, lươĩ câu, dấu huyền, sắc lên xuống ngỗn ngang, dấu hàng dưới lấn át lên hàng trên rất khó đọc do đó phải viết cách xa hàng làm tốn thêm giấy. Sự cải cách tiếng Việt sẽ giúp tiết kiệm thì giờ quý báu của người viết lẫn người đọc.

Với dân số đứng thứ 13 trên 226 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, với ngôn ngữ VN được xếp 1 trong 10 ngôn ngữ lớn trên 6500 ngôn ngữ thế giới, với số kiều dân trên 2 triệu rải rác khắp mọi quốc gia và đội ngũ trí trí thức có tỉ lệ cao ở hải ngoại, với tiềm lực kinh tế trong tương lai có thể nằm trong số 30 quốc gia có kinh tế lớn nhất thế giới, với dân tộc được xếp hạng trong chủng tộc thông minh nhất thế giới, cần cù, khéo tay, bền chí, can đảm, vô địch quân sự đã từng đánh bại tất cả những đế quốc mạnh nhất lịch sử để bảo vệ đất nước, chắc chắn tương lai dân VN sẽ tươi sáng, vượt ra khỏi vi-trí nhược tiểu, tiến lên vị trí tiểu cường quốc Đông Nam Á và có thể sẽ thành trung cường quốc trên thế giới trong vòng thế kỷ này. Dân tộc VN xứng đáng tự hào để có chữ viết riêng do chính người VN hệ thống hóa hợp lý hơn chữ của Đắc Lộ. Nhiều người trên thế giới đang và sẽ học tiếng VN vì nhu cầu thương mại, văn hoá, giao tế v.v... và sẽ cảm thấy dễ học hơn vì tiéng Viẹt sẽ hơp lý hơn cac ngôn ngữ khac sau khi cải cách. Bìết đâu nhờ đó, ngôn ngữ VN trong tương lai có ngày sẽ trở thành ngôn ngữ tầm vóc quốc tế như Anh, Phap, Tây ban nha. Đã đến lúc người VN can đảm thực hiện cuộc cách mạng chữ viết cho hợp lý hơn. Tôi xin mạo muội trình bày, rất mong qúy vị cao minh trong và ngoài nước sữa chửa và bổ túc cho.


TÂN VIET

Xem Tựdiển Chínhtả TânViẹt | Xemtiếp Phần II 

 


 



Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây Ziendan.com 



WWW  VNY2K

   
   HỌCTHUẬT
   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ

 

This website advocates the use of Vietnamese2020 and Vietnamese Unicode for a better way to  process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 và tiêuchuẩn Vietnamese Unicode vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com | Ziendan.com | hocthuat.com | sangtac.com| Han-Viet.com


For comments or questions, please send an email to editor@vny2k.com