Return to front page!


Trangtrước
Trangkế
VNY2K
Tin Thếgiới
Tin ÐôngnamÁ
Tin Lưutrữ
Thamluận

.

Họcthuật
Việtngữ2020
HánNôm
Từnguyên
Sửký
Vănhoá
Sángtác
Viễnduký
Tuỳbút
TìnhThơ
Thưgiãn
Diễnđàn
 

 

 

Bìnhluận về 
"Sửađổi 
Cáchviết TiếngViệt"


 

Author: Lê Quang
Date:   Saturday 03-30-02 22:53 (PST)

Happy Easter!!!

Như tôi đã viết ở bài trước, tiếng Việt đúng là một tiếng đơn âm tiết. Tuy rằng trong tiếng Việt có rất nhiều từ ghép, nhưng không gì vậy mà ta gọi nó là đa âm tiết. Cũng chính vì nó là đơn âm tiết, do đó nó mới mang tính âm điệu (6 bậc âm: ngang, huyền, sắc, ngã, hỏi, nặng). Nếu chúng ta xem xét những tiếng đa âm tiết như tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ðức, Nhật, vân vân, (như tôi đã nhắc đến trong bài viết trước) chúng có một đặc điểm chung là chúng không có tính âm điệu, có nghĩa là không có trường hợp mà đọc trầm, bỗng, hay khác giọng một từ nào đó sẽ làm cho từ đó có nghĩa khác đi, chẳng hạn như các từ "ma", "mã", "má", "mạ", "mả", "mà" của tiếng Việt ta. Theo tự điển bách khoa Columbia (The Columbia Encyclopedia, Sixth Edition. 2001) và nhiều tài liệu khác mà tôi đọc, thì tất cả các ngôn ngữ thuộc họ Hán-Tạng (Sino-Tibetan languages) có đặc điểm chung là họ đều là ngôn ngữ đơn âm tiết (monosyllabic languages) và có tính âm điệu, thí dụ, tiếng Miến Ðiện (Burmese) có 3 âm điệu, tiếng Thái có 5 âm điệu, tiếng Quan Thoại Trung Hoa (Madarin Chinese) có 4 âm điệu, và tiếng Quảng Ðông Trung Hoa có 9 âm điệu. Họ ngôn ngữ Hán-Tạng này được chia làm 3 nhóm gồm: nhóm Tibeto-Burman (được nói bởi người Tây Tạng và Miến Ðiện, và một số dân tộc khác), nhóm Trung Hoa (Chinese), và nhóm Thái (bao gồm tiếng của người Thái Lan, người Lào, và một số dân tộc khác).

Nói về nguồn gốc tiếng Việt, cũng theo tự điển bách khoa Columbia thì tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Austroasiatic (họ ngôn ngữ của Ðông Nam Á). Trong họ ngôn ngữ này có 3 nhóm ngôn ngữ gồm: nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer (bao gồm tiếng của người Campuchia (hay Khmer) và Mon (ở Miến Ðiện), và một số ngôn ngữ khác như Chàm,...vân vân), nhóm ngôn ngữ Munda (được nói ở các vùng Bắc và Trung Ấn Ðộ) và nhóm Việt-Mường, bao gồm một số tiếng của các dân tộc thiểu số ở nước ta và tiếng Việt chúng ta. Nguồn gốc tiếng Việt chúng ta vẫn còn nhiều tranh cãi. Có người nói rằng nên đặt nó vào nhóm Mon-Khmer thay vì cho nó một nhóm độc lập Việt-Mường, và cũng có người nói là nó thuộc nhóm Thái, một nhóm của họ ngôn ngữ Hán-Tạng), nhưng có điều phần lớn ai cũng đồng ý rằng tiếng Việt thực sự không liên hệ gì với tiếng Trung Hoa "genetically speaking" - ý nói 2 tiếng vốn có gốc gác khác nhau - tuy nhiên vì điều kiện lịch sử như ai cũng biết mà tiếng chúng ta có sự ảnh hưởng của tiếng Trung Hoa rất nhiều. Và xin hiểu rằng ngay cả khi người ta nói ngôn ngữ Việt thuộc nhóm Mon-Khmer chẳng hạn, không có nghĩa là tiếng Việt chúng ta là từ tiếng Khmer mà ra, mà nó có nghĩa là tiếng Việt và tiếng Khmer và các tiếng trong nhóm đó có cùng chung gốc gác từ thời xa xưa.

Khi nói một ngôn ngữ là đơn âm tiết, không có nghĩa là ngôn ngữ đó lạc hậu. Thật ra, tùy theo điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội, mà ngôn ngữ của một dân tộc hay một quốc gia phát triễn theo lối này hay lối khác (trở thành đơn âm tiết hay là đa âm tiết chẳng hạn). Tiếng Trung Hoa là một tiếng đơn âm tiết, nhưng dĩ nhiên nó không phải là một thứ tiếng lạc hậu. Nói về tiếng Trung Hoa thì tôi vẫn nghĩ chữ viết của nó vốn là để "tạo nghĩa", không phải là để "tạo âm", tuy rằng tôi đồng ý phần lớn chữ Trung Hoa ngày nay gồm 2 phần như tiếng Nôm của ta vậy: một phần nói lên nghĩa, một phần kia "gives clue" (chỉ dẫn) để giúp người ta đọc chữ đó, hay còn gọi là phần "sound", nhưng phần "sound" này nó cũng dựa vào một chữ khác mà thôi, và thường không có thể giúp người ta đọc đúng hay chính xác được (vốn là điều quan trọng nhất), vì vậy mà họ mới làm nên Hanzi Pinyin (Phiên âm Hán Tự) để mà dạy kèm với Hán tự để giúp các em học sinh Trung Quốc tập đọc tiếng của họ. Hanzi Pinyin vốn được tạo ra là để thay thế cho chữ viết Trung Quốc, nhưng vì nhiều lý do, trong đó có vấn đề nhạy cảm về văn hóa, chính trị, và một phần là vì tiếng Quan Thoại Trung Hoa có quá nhiều từ đồng âm dị nghĩa, nên khi dùng Pinyin thì sẽ rất khó cho việc phân biệt ý nghĩa các từ đồng âm này, nên Pinyin chỉ được sử dụng trong việc phiêm âm.

Tôi thích học chữ Hán và cũng rất muốn tìm hiểu về chữ Nôm của tổ tiên để lại. Tôi nghĩ hầu hết mọi người tìm hiểu về chữ Nôm không phải để cầu mong dùng nó để viết thư từ. Theo tôi thì chỉ đơn giản là chúng ta muốn tìm hiểu cái chữ của tổ tiên và tìm hiểu về văn hóa và lịch sử dân tộc. Chỉ mong có ngày nào khi cầm cuốn truyện Kiều bằng chữ Nôm lên mà có thể đọc được, thì lúc đó chắc là không thể nào mà không bùi ngùi, xúc động, mới thấy được cái công khổ cực của ông cha tạo nên chữ Nôm cốt là để làm mạnh lên cái tinh thần tự chủ của dân tộc. Còn nói về chữ Quốc Ngữ, tôi (tôi nghĩ không chỉ riêng tôi) đã xem nó như một cái gì đó của dân tộc Việt dẫu biết rằng nó được các giáo sĩ nước ngoài tạo nên hàng trăm năm về trước - nhưng xin đừng quên sự cống hiến của những người Việt Nam đã dạy tiếng Việt cho họ và giúp đỡ họ trong việc làm nên chữ viết, tôi nghĩ cũng không phải là nhỏ. Nhờ vào tính khoa học và tính dễ học của nó, chữ Quốc Ngữ đã góp phần rất lớn vào việc giảm bớt số người mù chữ ở Việt Nam, và dĩ nhiên, chữ Quốc Ngữ đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triễn văn học, văn nghệ (cải lương, nhạc,...), và văn hóa Việt nói chung trong suốt thế kỷ vừa qua. Hơn nữa việc dùng chữ Quốc Ngữ làm chữ viết cho tiếng Việt (thay vì Hán tự hay Nôm) vốn là chúng ta muốn làm bớt đi cái ảnh hưởng của Trung Quốc đối với văn hóa Việt Nam và đó cũng là một cách để nói lên cái tinh thần tự chủ dân tộc không muốn lệ thuộc Trung Quốc. Là người dân Việt, với tính tự hào dân tộc của mình, chúng ta không thể nào cho phép chúng ta quên được cái lịch sử đau khổ của dân tộc bị đô hộ gần trăm năm bởi Pháp và bị đô hộ hàng ngàn năm bởi Trung Hoa, nhưng không vì đó mà chúng ta căm thù người dân Pháp hay người dân Trung Quốc, hay vì thế mà chúng ta ghét bỏ chữ Quốc Ngữ hay những truyền thống tết âm lịch, vân vân... Thời đại nào cũng vậy, kẻ mạnh lúc nào cũng ức hiếp kẻ yếu, huống hồ chi Trung Quốc lớn hơn và dân số đông hơn nước ta biết nhiêu lần (nếu Nhật mà gần với Trung Quốc như nước Việt Nam chúng ta thì lịch sử của Nhật cũng không giống như ngày hôm nay), và Pháp thì mạnh hơn nước ta biết bao vào lúc ấy. Ðiều đáng nói là nhờ cái tinh thần tự hào dân tộc của ông cha ta mà nước ta đã không trở thành một Tibet hay một Tân Cương của Trung Quốc, và chúng ta là con cháu thì phải noi theo cái tinh thần đó.

Ðôi dòng suy nghĩ - Lê Quang
 


 

 

 

 

 

 

Ðọcthêm ýkiến độcgiả khác

 


Trảlời của dchph

 

dchph

Happy Easter!!!

Thângởi bạn Lê Quang:

Trướchết tôi có đôilời khenngợi và thánphục tháiđộ và tưcách của bạn, nóicósách và máchcóchứng, giữvững quanđiểm của mình mộtcách hiểubiết của ngườicóhọc. Và đây đúnglà một tháiđộ tựtrọng và liêmsĩ của một ngườitrithức, sĩphu, không hồđồ ănnói bậybạ. 

Tôi hoàntoàn đồngý tấtcả những dẫnchứng và những lýlẽ cùng sựsuynghĩ của bạn về tínhchất tiếngViệt và chữviết của tiếngta qua các thờiđại, trongđó có vaitrò tíchcực của Quốcngữ là nó đã gópphần vào côngcuộc pháttriển và gầydựng vănhoá nướcnhà.

Quảđúng là ngàynay (khoảng 50 năm trởlại đây) do những kếtquả nghiêncứu của nhiều nhàngữhọc phươngTây, đạiđasố những nhànghiêncứu tiếngViệt đều tintheo những ýkiến đó và cholà tiếngViệt và tiếngMiên là cùng thuộc ngữhệ NamÁ (Austroasiatic)... ngoài những tiếngnói thuộc vùng ÐôngnamÁ còn có nhiều ngônngữ khác từ Mãlai, Polynesian, Namdương, thổdân Ðàiloan, chođến Philuậttân... nhiềulắm. Thựcra bạn khôngcần phải dẫnchứng từđiển báchkhoa, vì sách nầy không chuyênmôn chỉ lặplại những kếtluận chung của những nhàchuyênmôn khác nói, sáchvở trong thưviện về vấnđề nầy thì khỏinói, chỉ cần lênmạng tìmđến những website về ngônngữhọc của các việnđạihọc và việnnguônngữ trên thếgiới là cóthể tríchdẫn những điều bạn đưara.

Nhưng đó cũng chỉlà một trong những giảthiết, sứcthuyếtphục của chúng là được đasố người thừanhận lấy làm tiềnđề cho những khảocứu vềsau. Dĩnhiên là mình cũng cóthể đưara giảthiết khác nếu mình thấy nó khôngphảivậy và có những luậncứ đáng tincậy riêng của mình. Cánhân tôi hiện đang làmnghiên cúu về vấnđề nầy, nhưng bậnviệc mưusinh, bỏdỡ đã khálâu, chắc cũngphải mộtvài năm nữa mới hoànthành.

Tôi nghĩlà chúngta có thể xếp tiếngViệt vào ngữhệ Hán-Tạng vì những lýdo sau:

- TiếngViệt nguyênthuỷ cóthể là một ngônngữ đơnâmtiết, mặcdù có sựhiệndiện của những từkép cơbản cóthể xem là thuầnViệt (vì chođếnnay vẫn chưacóthể truynguyên ngưồngốc chung của chúng) nhưlà mỏác, màngtang, bảvai, đấugối....  

- Trái với luậncứ, sosánh, và tríchdẫn của những nhàngữhọc phươngTây chođếnnay, theo những kếtquả nghiêncứu và tìmtòi của tôi, nhiều từ cơbản trong sinhhoạt đờisống thườngnhật trong tiếngViệt mang nhiều điểmchung với những ngônngữ thuộc ngữhệ HánTạng, mà trongđó tiếngHán là tiếng dễ cho ta tưliệu để nghiềnnghẫm và sosánh vì tínhđơnâmtiết nguyênthuỷ của loại văntự này (đã có nhiều côngtrình nghiêncứu về mốitươngquan Hán-Tạng, nếu Hán giống Tạng, ta giống Hán, thì ta phảilà cùng dòng với Tạng vậy, saolạilà NamÁ?): ăn, uống, đi, đứng, chạy, ngủ, đụ, iả, đái, hôn, thương, khóc, cười, đánh, té, cha, mẹ, anh, chị, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, mắt, mặt, lá, lửa, đất, trời (giời), mây, mưa, gió, nắng, lạnh, luá, mạ, ruộng, đồng, trồng, gà, vịt, chó, cọp, voi, nhà, cửa, bếp, bàn, ghế, giường.... Ởđây vì lýdo khônggian và thờigian hạnhẹp khôngchophép tôi chứngminh trìnhbày ởđây, và khôngkhéo lại sẽ cóngười ngứa mắt bảo tôi lắmlời, nói dôngdài mà chẳng thuyếtphục được ai, chỉvì họ khôngmuốn tìmhiểu về lãnhvực nầy. Về vấnđề từ Nôm cơbản có gốcHán, tôi đã sưutập đủ chứngcứ để điđến kếtluận là những từ cơbản trong tiếngViệt có cùnggốc với tiếngHán.... 

Bấtcứ tiếngnói của một dântộc nào dù thôsơ đếnđâu từ thuở khaisinhlậpđịa đều phảicó từ cơbản của nó, khôngthể vaymượn được. Vậy mối tươngđồng của những từ cơbản giữa hai thứtiếng Hán- Việt nầy bắt ta phải suynghĩ nguyênnhân và lýdo tạisao? 

- Tấtcả những đặctính ngữhọc (cấutừ, vănpháp, ngữnghĩa...) của tiếngHán, tiếngViệt đều có... hai thứtiếng nấy gầngũi như những mốiquanhệ giữa các phươngngữ Hán, hay giốngnhư mối quanhệ giữa tiếngÝ, tiếngTâybannha, tiếngPháp... vậy.

- Mốiliênhệ của những từ cơbản không đồngnhất trong các ngônngữ hệ Mon-Khmer, vì có mộtsố từ tiếng nầy giống tiếng kia, nhưng không đồngloạt trong mốitươngquan mộtđốimột (Hán <--> Tạng, Hán <--> Việt), chỉ cóthể sosánh trên tươngquan tiếngViệt và đồngthời nhiều thứ tiếng thuộc ngữhệ Mon Khmer. Sựkiện nầy khôngkhỏi gợi chota ýtưởng là có sựvaymượn lẫnnhau.

Sựvaymượn lẫnnhau giữa các dântộc lânbang thường là từ ngônngữ của dântộc nào mạnh là ảnhhưởng của ngônngữ đó lantràn đến ngônngữ của dântộc khác yếuhơn.  Ðây cũnglà điều tựnhiên. Tuynhiên cũngcó trườnghợp ngượclại (thídụ: chó, voi, sông, chuối, bắp, soài, trầu... là những từ của các dântộc phươngNam gốc BáchViệt hiệndiện trong tiếngHán.)

Dĩnhiên giảthuyết nào cũng sẽ có người đảphá phảnbác nếu họ không cảmthấy thấy đúng nhưng nếu muốn phảnbác thì phảicó hiểubiết về lãnhvực nầy. Và có nhưvậy chúngta mới tìmra chânlý sựthật của vấnđề. Nhưng rấttiếc, như bạn đã thấy đấy, cóngười nói khônglại vìhọ  chẳngcógì để nói, là dỡthói cônđồ ápđảo thoámạ, đòi đuổiđầu đuổicổ người không đồngýkiến và quanđiểm với họ. NgườiViệt mình khôngít người dỡ ởchỗ là chưa nghe hết quanđiểm ngườikhác là đã phảnbác ngay dùcho ýkiến đó đúng hay sai, và nếu có quyềnuy (nhiềunghĩa) và không đồngý thì lậptức cảvúlấpmiệngem. Tôi dámchắc với bạn là nhiều người chốngđối ýkiến của tôi chưahề đọc quá nửa bài tôi viết để hiểu tôi nóigì, bạn tin nhưvậy không?

Trởlại vấnđề nguồngốc tiếngViệt, điểm quantrọng về một ngônngữ là tínhchất và tínhcách của nó hơnlà nguồngốc "đíchthực" của nó, vì phải nói rõ là xét trên quanđiểm nào, vào thờiđiểm nào, vì tấtcả ngônngữ trên thếgiới quira thì cùng gốc Phichâu cả, giốngnhư nguồngốc nhânloại vậy. Cũng giốngnhư địnhnghĩa về ngườiHán hay ngườiViệt vậy (tôi nghĩlà bạn rõ về vấnđề nầy rồi -- ngườiHán đời Châu, đời Tần khác với người Hán ngàyyay, ngườiViệt thời Haibàtrưng khácvới ngườiViệt ngàynay.) Nếu 95% từvựng (kểcả từ cơbản) tiếngViệt có mối quanhệ mậtthiết với tiếngHán, thì những quanhệ íthơnnhiều của những ngônngữ Mon-Khmer với tiếngViệt thì làmsao ta phải chấpnhận giảthuyết gốcNamÁ của tiếngViệt? Từđiển báchkhoa nóivậy vì họ căncứ vào những kếtquả nghiêncứu được nhìnnhận chođếnnay -- như nếu ta có luậncứ cđưara một giảthiết mới ta tinlà đúnghơn thì tạisao ta không đưara để mọingười cùng bànthảo. Tưtưởng cho rằng có ngônngữ tiếntiến và có ngônngữ lạclậu là một tưtưởng phảnđộng và kỳthị (discriminatory and reactionary), nhưng nếu đã nhậnthấy khôngthểnào có ngônngữ đơnâmtiết thì cứ bảo ta tinvào lờinói đó thì làmsao tinđược. (Bạn cứ thử làm contính xem tiếngViệt có cảthảy baonhiêu từ đơnâmtiết?)

Bảnchất và tínhcách của tiếngViệt là rấtgần với tiếngHán, tiếngTạng, hay ngônngữ nào ngàynay thuộc ngữhệ Hán-Tạng đều đã trởthành ngônngữ đaâmtiết, tiếngViệt cũng chẳng lệngoại. Cáchphântích đơnâmtiết của mộtsố người là dựa trên tínhhoànchỉnh của từng âmtiết trong những thứ tiếng nầy, nghĩalà nó mang ýnghĩa đơnlập, và từ đaâmtiết là do những âmtiết đó cấuthành, giốngynhư quanđiểm của bạn đưara. Ởđây việc tranhluận giữa quanđiểm của bạn và tôi bị mẫuthuẩn ởchỗ là cái địnhnghĩa banđầu: từ đaâmtiết là gì? Từ đaâmtiết trong tiếngViệt có nhấtthiết phải giống các thứ tiếng ẤnÂu không?

Dođó, bạn cólý của bạn và tôi cũng cólý của tôi. Nhưng suychocùng tôi và bạn đều yêu tiếngViệt cả, nếukhông hơiđâu mà bântâm thắcmắc chi làmcho ngườikhác ghét mình?

Về chuyện bạn hạmthích học tiếngHán, tôi nghĩ là bạn nên, và tôi đoánchừng là bạn đã biết ítnhiều về thứ tiếng nầy. Tin lời tôi, mộtkhi mà bạn đạtđến một trìnhđộ "cảmnhận" được thứ ngônngữ nầy (tiếng Quanthoại) cólẽ bạn sẽ cólúc bạn "ngộ" bậtngười nhậnra tự thấy saomà tiếngViệt và tiếng Hán giốngnhau thế! Tự thốt làvì bạn còn phải thuyếtphục ngườikhác, vì họ sẽ khôngtin. Cóthể bạn cũng chưa tin, nhưng ítra, kháchquan mà nói nghiêncứu về tiếngViệt mà khôngbiết tiếngHán, giốngnhư những nhà nghiêncứu âm Háncổ màkhông nghiêncứu tiếngVIệt, thì côngtrình của họ sẽ có một thiếusót lớn. Cáisailầm của nhiều nhàngữhọc phươngTây là nằm ở chỗnầy: chỉ sosánh tiếngViệt (kho từ cơbản) với các thứ tiếngnói thuộc ngữhệ Mon-Khmer khôngthôi rồi đưara kếtluận như ta đã biết thì cáitạihại của những lờinói đó đếnnay đã làmcho baonhiêu nhàngữhọc tiếngViệt tinlà nhưthế đã trên nửa thếkỷ và sẽ còn kéodài hơn nữa. Những ngườitrẻ có tâmhuyết như bạn, chắcchắn sẽ tìmtra chânlý một ngày rất gầnđầy.

Cầuchúc bạn thànhcông trênđường họchỏi và nghiêncứu.

dchph

Xinmời đọctiếp

 

 


Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây Ziendan.com 



WWW  VNY2K

   
   HỌCTHUẬT
   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ

This website advocates the use of Vietnamese2020 for a better way to  process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com | Ziendan.net | hocthuat.org | sangtac.net | Han-Viet.com


For comments or questions, please send an email to editor@vny2k.com
Copyright © 1999-2007  www.vny2k.com.
All rights reserved