|
|
Bìnhluận Cải cách 3) Tay này khi bàn về tiếng Tàu nói ẩu hơi nhiều vì hiện nay trên các web tàu cứ đánh chữ Hán rời tới mấy ô cũng tìm search được nên chi lý luận đa âm tiết coi chừng bị hớ. Chữ Quốc Ngữ theo như Đào Duy Anh thì ý nghĩa hàm hồ, nhưng dùng riết cũng quen đố ai dám cải tổ nếu không có quyền hành - vì như mình cứ chơi thổ ngữ mà có ai bắt lỗi là mình phang ngay. Cải tổ chữ quốc ngữ là chuyện ruồi bu vì nó dễ quá chỉ có quyền là xong chứ đâu mà phải trình bày này nọ. 5)
Phải coi lại điểm này để biết được cái thâm hậu của văn tự chứ cải tổ làm chi nghe nói đâu chỉ cần khoảng 10 mẫu tự là viết thành ngôn ngữ ký âm mà máy
6) Cách mạng thì cũng vừa thôi chứ cứ hớn hở theo luồng gió Tây mà mất đi căn bản thì thành bồi. Ai dè đề nghị flý = phi lý hoặc là họas = hoạ sĩ, nghệs = nghệ sĩ. Bởi rứa có người nói người Việt vốn thích bắt chước mà không sáng tạo cũng đúng. Hàn Trung Nhật họ không cải qua chữ Latin vì sợ mất bản sắc, đứt mạch với luồng văn hóa mà họ rất tự hào. Họ chỉ trung dung và rất thành công giữa cũ và mới cho nên luồng Hán Văn lại phát triển rất dũng mãnh trên lãnh vực thông tin. Các giống người trên không có cái nhìn đực mặt trên di sản của tổ tiên như người Việt ta. Bài 2 10)
Có lẽ ông học tiếng Trung Quốc trước rồi mới quay về cổ học nên có nhiều sự nhận định mà theo tôi không sâu để đủ sức thuyết phục. Đáng lý ra tôi đồng ý nhưng khi thấy ý ông hơi phủ nhận về mặt khách quan của một thứ văn tự lớn nhất thế giới mà chứa đựng bao nhiêu tư tưởng và giá trị ở trong đó nên tôi lại sinh khí. Thật tiếc! Nếu có học chữ Nôm để đả thông chữ Hán khi cần thì đó là việc phải làm chứ không phải lựa chọn muốn hay không mà có thể là cạnh tranh sinh tồn. Nếu ra hải ngoại ông thấy người ta hay dùng kiểu chữ vietnet, (thu+' chu+~ nhu+ va^`y co' the^? hoa'n ddo^?i) tôi cảm thấy thật giản tiện. Đó có lẽ là sự sáng tạo ngẫu nhiên đâu cần đề xướng. Tôi đáng đánh nó để thành tiếng Việt và nó vẫn tiện lợi nhưng không
ai cho nó vào chính thống cả. Nếu chiếu qua lăng kính quốc ngữ
thì sự đề nghị của ông nếu không phạm vào những điều quốc tuý thì được nhiệt tình ủng hộ ngay. |
Lời Biệnbạch
Về những lờiphêbình của Ông Tran đốivới
vấnđề by dchph
Kínhgởi Ông Tran: Xin
cảmtạ là đã phêbình bàiviết của tôi, rất sâusắc và thẳngthắn. Tôi xin mạnphép
dùng nơinầy để trảlời những vấnđề ông nêura về "Cảicách
TiếngViệt" 1)
Tôi và mộtsố người nữa nhậnthấy cáchviết của chữViệt của
chúngta ngàynay không phảnánh đúngmức trìnhtrạng tiếngnói của
ngườiViệt chúngta nên đềxướnglên cuộccảicách nầy; khôngchỉlà để đơnthuần xửlý hay phiêndịch qua máyvitính. Dođó ông
đã nói đúng, bànđến vấnđề nầy khôngthể không bànđến vấnđề
vănhoá Việtnam. Chỉvì ýthức của tôi về vấnđề vănhoá cólẽ
còn hờihợt nên gặp vịthứcgiả hiểubiết nhiều như ông khi đọc
cảmthấy, "áicha, tên nầy muáriềuquamắtthợ. Bahoa khoáclác mộtcây!" Xin thànhthực ghinhận lời chỉgiáo của ông
để sửađổi và cầumong được sưủnghộ của ông cũngnhư mọingười
để dấyđộng phongtrào cảicách Việtngữ. 2)
Tôi đồngý với ông rấtnhiều về điểm
nầy. Theo tôi nghĩ ngườiViệt chúngta cứ tựhào về "bốn
ngàn năm vănhiến," "Truyện Kiều còn thì chúngta còn..."
v.v... nhưng nhìnlại trong lịchsử dườngnhư trong bấtcứ thờiđiểmnào
đấtnước chúngta nhìnlại cũng còn thuasút nhiều nước trên thếgiới.
Giátrị vănhoá thì cóđó nhưng dườngnhư ngườimình thích nângniu
đánhbóngnhững giátrị đó hơnlà biết củngcố và khaitriển những
ưuđiểm mình có để tiếnmạnh tiếnnhanhhơn trên dònglịchsử
như các nước Nhật Trung Hàn. 3)
Khi tôi nóiđến sựthểhiện tínhđâmtiết trong tiếngHán là muốn
nóiđến cáchviết pinyin trên những tàiliệu giấytờ chínhthức của
họ chứ không nói đến chữHán phươngthể. Trungquốc không ápdụng
luậtđâmtiết vào cáchviết nầy (nhưng ngườiÐạihàn, cũng sửdụng
chữ phươngthể, viết thành từngnhóm). Xinnóithêm khôngphải ngườiTrungquốc
nào cũng biết pinyin -- đốivới nhiều người, pinyin là một
"thứ chữ ngoạilai." Ðồngý
với ông là ngônngữ và văntự đều dựavào thóiquen. Cảitổ chỉ
thànhcông khi có "quyềnlực" ápđặt lên, nếukhông thì đúnglà
làm một chuyệnruồibu. Nhưng nếu ta không làm thì cơhội thựchiện
việccảitổ là khôngcó. Biếtđâuđó mộtngàynàođó sẽcó một
nhânsĩ hay tríthức nàođó ủnghộ chuyện nầy lên nắmquyền -- cóthể
lắmchứ! Ðâuphải ai cũng mê thơÐường như Mao Trạch-Ðông mà bỏdỡcơhội
cảitổ Latinhoá tiếngHán, và đâuphải ai cũng mê HánNôm như ông
mà bỏbê Quốcngữ?
4) Theo tôi nghĩ, Quốcngữ, theo ýnghĩa
là dùng mẫutự Latinh để viết. là một thựcthể khôngthể phảnhồi
được. ChữQuốcngữ đã manglại nhiều lợích trong việctruyềnbá
thôngtin và trithức của nướcnhà. Tuynhiên tôi cũng đồngý với ông
về điều ông đưara và ước đượcthấy HánNôm được phụchồi
như một bộmôn ngữvăn, vì HánNôn là chiếc cầunối của quákhứ
và tươnglai. Sựxuấthiện của Quốcngữ quảthực đã làmđứtđoạn
tínhliêntục của vănhoá Việtnam. Trong khotàng thưtịch hiếmhoi của
Việtnam chỉ tínhđược từ thếkỷ thứmười vềsau. Mộttrăm năm
ứngdụng Quốcngữ đã làm vịthế và vaitrò của HánNôm giảmđến
mứcđộ cơhồ khôngcòn baonhiêu người mặnmà với nó nữa. Cólẽ
chính vì lýdo đó mà mộtsốngười chỉ đọcsách Tây nghiêncứu
bachớp banháng về nguồngốc Việctộc rồi xếp dânViệt vào dchủngNamÁ
và ngônngữ thuộc ngữhệ Mon-Khmer thì cũng chẳngcógìlạ, chưakể
cáicâu khinhmạn đầy ýnghĩa khinhmiệt hàmý chê tiếngViệt lạchậu
đã được nhiều nhàngữhọcViệtnam chỉ biết tiếngTây TiếngNga
mà nghiêncứu vể tiếngViệt: "La langue Annamite est une langue
mono-syllabic et isolée" (TiếngViệt là một ngônngữ đơnâmtiết
và đơnlập!) 5)
Không chốicải Hánngữ là một ngônngữ được
nhiều người nói và nghiêncứu nhấtthếgiới và đó cũng là một
văntựsống đã lưutruyền đếnnay trên ba ngàn năm. Nhưng thựcsự
ngônngữ nào về mặt hìnhthức biểuhiện cũng có khuyếtđiểm của
nó. Và không chỉ vì những ưuđiểm nổibật của nó màthôi mà
ta đòi trởlại việcphụchồi HánNôm làm văntự chính như ông đềnghị.
Ðó chỉlà một mơước khôngthểnào trởthảnh sựthật. Tuynhiên,
chuyện họchỏi HánNôm nếuđược thựchiện songhành trongviệc giảngdạy
Quốcngữ để conemchúngta hiểubiết nhiềuhơn về cái "quốchồn,
quốctuý" của mình là chuyện cóthể thựchiệnđược. Nhưng
nóichocùng, xứmình còn nghèoquá, miếngăn còn bậnbịu nàocó tiềncủa
để chămbón việc gầydựng vănhoá. Giốngnhư nhà ai đó quánghèo,
conkiến đầynhà, lomiếngăn đủ cho chúng là chuyện đầutắtmặttối
chứnóichi đến chuyện gởi chúng đếntrường. 6)
Ởđây ông hiểulầm tôi rồi, tôi không cổvỏ cách cảitổ nầy
-- tôi chỉ đưara những thídụ giảtưởng trên để bácbỏ luậnđiệu
xuyêntạc mộtchiều của mộtsố nhàngữhọc phươngTây cứkhưkhư
chorằng tiếngViệt là mộtngônngữ đơnlập (isolée hay isolated).
Những thídụ như hoạs, vănz, wtình, flý, giáox... là để nhấnmạnhđến
một hìnhthức ngữtố haylà vịngữ giốngnhư trong tiếngAnh của
những chữ painter, novelist, unintentional, unreasonable, professor.... Chỉvì
mình viếtrờira thành từngchữmột chonên họ nhìn rồi kếtluận
vậy. Nếu côngước sĩ thành -s hay w- thành vô... thì nó cũng giốngnhư
những vĩngữ un-, -ist, -er, -or... vậy. Ởđây
khôngphải là bắtchước cáchviết tiếngAnh hay tiếngTây gì cả mà
chỉlà sưphântích để trìnhbày và minhhoạc và để dễdàng hơn
trongviệc rútra một kếtluận hay một phảnđề với những địnhkiến
cósẵn khôngmáy khoahọc về tiếngViệt. Ðứngtrên
lăngkính tiếnhoá lịchsử, sựviệc Latinhhoá tiếngViệt là một
cơhôi lịchsử -- thựcsự Trungquốc và Nhậtbản cũng có thời muốn
Latinhhoá ngônngữ của họ mà khôngđược đấychứ, thưa ông! 7)
Thựcsự vào thờiđại này đánglẽ ngườimình
trongnước chỉ nên xài bànđánhchữ không đấychứ -- như dân Tâyphương
vậy -- ở xứngười mấyai viết lòngthòng mà còn sửdụng bút? Lại
đỗlỗi chỉtại xứmình nghèo! Ðánhbằng bànchữ ông có cảmthấy
không khóchịu như viếttay phảikhông? Haylà minh nên cảicách triệtđể hơn bằngcách không bỏdấu? Lâunay nhiều người viết điệnthư email khôngbỏdấu mà có bị kiệnrató vì tội hiểulầm đâunhỉ? Văntự chẳngqua là quiước và côngước! 8) Tôi nghĩ trong giaiđoạn nầy mình khôngnên làm nhiều chuyện mộtlúc. Hoặclà chuyện mang HánNôm ra dạy ởtrường như một mônhọc để hiểubiết về vănhoá dântộc hoặc cảicách chữviết để hiệnđạihoá ngànhtinhọc dùnglàm côngcụ, đònbẩy để pháttriển nềnkinhtế kỹthuật nướcnhà trước rồi đibước kếtiếp chẳnghạn. Nếu làmđược cảhai chuyện mộtlúc thìhaybiếtmấy! Bài 2 9) Cảmơn ông đã chiếucố đến viếngthăm vny2k.com. Khônghề đểlòng đểbụng gì hết, được ngườita đểý đọc bàiviết của mình và được phêphán là đủ vui bởilẽ tiếngnói của mình có ngườinghe. Thựcsự giữa tôi và ông tôi cảmthấy có nhiều sựtươngđồng hơnlà dịbiệt. NgườiViệt mình có câu "trướclạsauquen", ngườiHoa có câu diễngiải nanánhư "có đánhnhau mới thành bạn." Tôi với ông dườngnhư chưa đánh trậnnào! 10) Ông đúng ởchỗlà tôi học chữHán rấtsớm, nhưng tôi khôngnghĩ là tôi biết Hán nhiều hơn Việt. Về mặt sửdụng ngônngữ tôi có bài đăngbáo năm lên 15, 16 (thơ truyện trên các báo Văn, Vấnđề, Chínhvăn, Khởihành, Tiềntuyến... được giớithiệu trongsố Những Nhàvăn Trẻ trên tờ Văn năm 1972)... Tôi biết cáiyếu của tôi là thuyếtphục người khác -- ngaycả những ngườibạnthân tôi mà tôi cũng không thuyếtphụcnổi chứnóichi ngườingoài. Cólẽ vì sứchọc còn thôthiển chưađếnnơiđếnchốn chonên nói không mạchlạc rànhrẽ, trôichảy... thườngthường thì ngườita giỏigiang về lãnhvực nào thì ngướiđó rấtla hùngbiện về vấnđề đó. Tôi cólẽ thuộcloạidỡdỡ ươngương, từnhỏ đếnlớn làm chuyệngì hỏng chuyệnnấy. Còn vềviệc phủđịnh kháchquan về tiếngHán -- dườngnhư tôi chưahề chê tiếngHán baogiờ cả -- tôi còn mong phổbiến được ýtưởng khuyếnkhích ngườikhác học tiếngHán dù chỉ đủ để đọc Tamquốcchí, Hồnglâumộng, hay truyện Kim Dung thôi thì cũng đã đángcông học tiếngHán! Thựcsự tiếngHán của tôi rấtxoàng, nếu trên 25 năm dùmài kinhsử tiếngHán, theo kiểu Nguyễn Hiến Lê học chơichơi mà thôi, thì kẻkhác vời cái công tươngđương mà tôi bỏra để học thì họ đã trởthành họcgiả Hánngữ rồi. Nhưng cóđiều tôi dám khẳngđịnh rằng: tôi "cảm" được tiếngHán và tôi nhờđó màđã hiểubiết về tiếngViệt nhiềuhơn. Tôi đã tìmra khoảng trên 20 ngàn từ "thuầnViệt" đềucó mốiquanhệ mấtthiết với tiếngHán cổkim. Hyvọng ngàynàođó tôi sẽ hoànthành được côngtrình nghiêncứu đang bỏ dỡdang của mình -- và liênmạng toàncầu đã cho tôi cơhội có mộtkhônghai nầy. TiếngHán khôngthể thiếuđược trong lãnhvực nghiêncứu ngônngữ iệt và nguồngốc tiếngViệt. Chỉ đọc sáchTây sách Nga về ngôngữhọc mà bànchuyện ngữhệ tiếngViệt là chuyệnnựccười, xemtrời khôngbằng cáivung! TiếngHán là cái chìakhoá mởcửa cho sựthôngsuốt về mọi ngành nghiêncứu Việtngữ. Ngượclại, người nghiêncứu cổHánngữ đã phải nghiêncứu Việtngữ để tìmhiểu âmcổ tiếngHán, thídụ tạisao cái nhườita gọilà "xe" bâygiờ ngàyxưa lại đọc naná như "cộ", "La" vừalà "lưới" mà vừalạilà "chài", "công" vừalà "ông" vưàlà "trống", "đéo" là "piao", "Ping(li)" là "sính(lễ)", "án" là "bàn", "mùouqì" là :múarối", "hànmáo" là "mồhôi", "niáo" là "đái", "bua" là "vua", "bụt" là "phật", "trọng" và "thính" ("đaang" và "khe" trong tiếngHảinam) là "nặng" là "nghe"..... 11) Tôi cũng có ýnghĩ nhưvậy nhưng tôi khác với ông là tôi chấpnhận Quốcngữ là hìnhthức kýâm tiếngViệt tốtnhất mà HánNôn khôngthể thaythế được. HánNôm chỉ là linhhồn vănhoá Việtnam chứ khôngthểnào diệnmạo của một Việtnam hiệnđại. Nếuđể tựphát không ngưiờiđưadắt, tươnglai của chữViệt sẽ khôngphải ca'ch vie^'t nâ`y mà sẽlà tiengViet khongdau thongqua suphobiencu dienthu email! Tôi khôngbiết là mình đã phạmvào những điều quốctuý nào như ông đã nói, nếu cóthể mong ông chỉgiáo cho. Kínhchào ông. Táibút: Rấtmong được ông chiếucố viết bài cho vny2k.com, tôi rất cảmkích sưthẳngthắng và kínhtrọng sựhiểubiết của ông qua nhiều bàiviết trên Việthọc.
Revised 03/03/2007
|
| |
This website
advocates the use of Vietnamese2020 for a
better way to process Vietnamese information. For comments or questions, please send an email to editor@vny2k.com Copyright © 1999-2007 www.vny2k.com. All rights reserved |