Bìnhluận
về
"Sửađổi
Cáchviết TiếngViệt"
Author: Lê Bắc
(xxx.pacbell.net)
Date: Saturday 03-09-02 23:27 (PST)
>>câunói "tri túc tiệntúc, đãi túc, hàthời
túc?" của Khổng Phu Tử
Trước giờ cứ tưởng câu này của Nguyễn Công
Trứ chứ, té ra không phải à??
Đọc tiếng Việt còn chưa biết được chữ nào dính,
chữ nào không, nay phang thêm một câu gốc Hán
nữa, thì làm sao mà "người bình dân" vốn
lúc bình thường hay nói câu này lắm để tự an
ủi nhau, nhưng nếu bắt viết "dính" ra thì
chắc "bí", tại sao "tiệntúc",
"hàthời" thì dính, mà "tri túc",
"đãi túc" thì không?
Thấy trường Việt Ngữ Văn Lang ở San Jose mới có
phân biệt rõ khi nào dùng i & Y, mà đã bị hội
phụ huynh gây chuyện rồi, người thì rút con đi
học chỗ khác, người thì lên đài, đăng báo
"chụp" cho vài 3 cái nón cối, người thì tính
mang ra tòa kiện về tội phá hoại văn hóa, v.v....
vậy mới đủ biết thuyết phục được đám đông
khó lắm thay, nhiều khi đám đông mới là quyết định
con đường văn hóa, chứ không phải các nhà văn hóa
. Vì lẽ gì mà tiếng Mỹ lộn xộn chết cha luôn,
khi thì cùng chữ nhưng lúc đọc thế này, lúc đọc
thế khác, rồi tiếng slang tầm bậy tầm bạ càng
ngày càng nhiều, văn phạm thì xài trật lất (ví
dụ như double negative,v.v...) thế mà càng ngày thiên
hạ trên khắp thế giới càng đua nhau học tiếng
Mỹ .... sao lạ rứa ?
Author: LêBắc
Date: Sunday 03-10-02 21:26 (PST)
Sáng nay ra trường, tôi có nêu vấn đề "viết
dính" này với một số quý vị phụ huynh học
sinh. Điều đáng ngạc nhiên là vấn đề này không
lạ với vài vị vốn khi xưa là học trò của giáo
sư Phạm Hoàng Hộ, cũng đã từng in cuốn "Câycỏ
Việtnam" dày cộm với lối "viết dính"
như đang bàn ở đây
Qua vài tiếng đồng hồ thảo luận, tôi nhận
thấy rằng chẵng có ai ủng hộ phương pháp này
cả, có vị còn cho là "mất thì giờ"
nữa, vì vậy cuối cùng tôi đã cho họ cái website
của ông PCDong, để khi nào họ có "thì
giờ" thì họ sẽ vào xem phương pháp của ông.
Chỉ sợ ông không nhận họ thôi vì thấy ông có
viết ở trên là: "Trangnhà vny2k là "vùngbắn
tựdo", không nhấtthiết phải theo một ýtưởng
hay đềnghị nào, mỗingười đềucó quyền nêura
quanđiểm của mình, miễnlà chấpnhận sựcảicách".
Vậy là nếu không chấpnhận sựcảicách thì đừng
có vô hả ông?
Nói chuyện một lúc lâu với quý vị phụ huynh
học sinh, xong thì ngẫm nghĩ một chút, cũng nhận
ra là "Dùmuốndùkhông" thì cũng khó mà
vận động được người khác theo ý của ông.
Thôi, xin chúc ông may mắn với cáivũkhí vạnnăng
trong công việc vận động chữ viết kiểu mới nhé.
Xin cáo biệt ..... hẹn tái ngộ ... (khoảng 18 năm
nữa, khi trở lại xem kết quả
)
Author:
lang bang
(203.192.36.---)
Date: Sunday 03-10-02 15:52 (PST)
Ông PCDong đã đọc bài bình luận về "Cải cách
tiếng Việt" của Đặc Cán Mai (Sunday 03-03-02
06:55) và trả lời có đoạn như sau: Tuynhiên, mới
vôđầu là ông đã hiểusailạc ýtôi. Rất rõràng
là tôi không đềnghị cáchviết nhưthếnày:
\"viếtdínhchữquốcngữ-
liềnvớinhauthànhmột- chùmnhưthếnày .. \" như
ông đã nêura.
Kết luận: Ông PCDong có thể rất uyên bác nhưng
chắc chắn hàm lượng hài hước trong óc ông ta
rất thấp.
Góp ý: Con nhà PCDong nên học thật kỹ cách đọc
tiếng Việt trước khi (muốn) làm nhà cách mạng.
(Và cũng nên học lại chính tả để biết cách
bỏ dấu hỏi ngã.)
lang bang
Trảlời
của dchph
Kínhgởi
ông Lang Bang:
Cảmơn ông đã cho tôi biết chuyện viếtsaichínhtả
hỏingã trong các bàiviết của tôi.
Cũng giốngnhư ông, tôi ưa đểý chuyện nhỏnhặt,
chonên tôi đã bỏra mấyngàytrời để đọclại
những bàiviết của tôi nhưng tìm hoài chỉ thấy có
những chỗ có lỗi do "typos" (đánhmáy sai).
Rồi tôi cũng có nhờ ngườibạn dânBắckỳ đọcgiùm,
cũng tìm chẳngra. Tôi là ngườiTrung khi viết khôngítthìnhiều
chắc cũng bị ảnhhưởng khẩuâm của mình. Ông là
ngườiNamkỳ, chắc ông có tiêuchuẩn chínhtả riêng
của ông? Ông đã có công tìmtòi thấy những
lỗichínhtả đó, xin ông vuilòng chỉgiáo vạchra, nóicósáchmáchcóchứng
theođúng phongcách của ngườicóhọc, để tôi
sửachữa kẻo concháu của ông vềsau đọcphải
rồilại nhậptâm xong tiếptục viếtsai thìthậtlà
có tội.
Xin đatạ trước.
Author: Nguyễn
thới Vinh
Date: Tuesday 03-12-02 14:13 (PST)
Kính thưa quí vị,
Con ngồi đây đọc một hồi rồi mà vẫn chưa đọc
xong những bài viết trong cái topic này. Con thật
hoan hỉ khi biết được là có những học giả cũng
đang tìm phương cách để cải cách ngôn ngữ ta.
Tuy con chỉ biết chữ quốc ngữ này mà thôi, nhưng
con cũng không thiết tha gì với nó. Và dĩ nhiên là
con không ưa thích gì việc dùng chữ Hán hay chữ Nôm.
Mọng ước của con là thấy được ngày nào ta không
còn phải dùng ba loại chữ viết trên.
Dẫu sao chữ quốc ngữ là loại chữ được thông
dụng nhất. Việc cải cách nó bây giờ, sẽ dần
đà đưa đến những công trình cải tiến sau. Con
nhận xét rằng ngôn ngữ ta rất giàu về âm ngưởng,
nếu bỏ dấu đi thì sẽ phản lại tính cách ấy.
Chẳng hạn như chỉ viết chữ "ma" mà không
bỏ dấu thì không được tiện cho lắm. Câu
"Con thay ma," sẽ biến thành: "Còn thây
ma." "Còn thây mà." "Còn thấy mà."
"Còn thấy mả." "Còn thấy mạ."
"Con thấy ma..” "Con thấy má." Con
thấy mà." "Con thấy mả." "Con
thảy mạ..."
Như GS Lê Bắc đã nói, sự cải cách cũng cần thiên
về đại chúng. Nếu sự thay đổi mà dể viết,
dể đọc, dể học và dể hiểu hơn chữ viết
đương thời thì sẽ được quần chúng chấp
nhận, bằng không, nếu dân chúng không chấp nhận
thì công việc của quí vị sẽ bị tức tử vào lúc
đầu. Có nhiều học giả nghiên cứu về những cái
gì đơn thuần của dân tộc ta và làm nó thật
phong phú khi chúng ta nhìn từ một khía cạnh khác.
Trong "tiếng" Việt (nôm), có rất nhiều
chữ mà cái âm của nó khi ta đọc ra cũng đủ để
ta biết về ý nghĩa của nó. Những chữ viết theo
chữ La tinh chỉ cho ta biết cách đọc, ngược
lại, những chữ viết như Tàu, Nhật, Arab... thì thường
cho người đọc biết về ý nghĩa của nó. Nếu có
bật nào có thể cấu tạo một loại chữ viết
mới mà liên kết được hay thể tính kia, thì
thật là quí báo. Nghĩ đến việc, "nhìn"
một chữ thôi mà đã biết cách đọc lẩn ý nghĩa
của nó thì ngôn ngữ ấy hoàn mỹ dường bao; không
cần phải tốn thì gian học đọc, học viết, học
nghĩa.
Con chỉ có cái đóng góp nho nhỏ ấy thôi, nếu có
vị nào thấy nó hữu dụng thì con thật cảm kích.
Một ngôn ngữ cũng có cái nguồn sống của nó,
bổn phận của người nói tiếng Việt của ta là làm
sao nó có thể sống mạnh mẻ, mà không bị hà
hiếp. Như quí vị thấy, ngôn ngữ của ta, cả 70%
là chữ Hán Việt. Chỉ còn 30% còn lại là có cái
hồn thiêng của dân tộc. Mong là có ngày nào dân
Việt ta có thể cưởi cái lớp áo nô lệ một nghìn
năm ấy ra. Nhưng ngày nay, thiếu niên thì thích
nhạc Tàu, cao niên thì thích văn Tàu, trung niên và
thanh niên thì thích phim Tàu, cái nền đô hộ này là
do chính người mình tự đặc lên đầu lên cổ mình
vậy. Tiên trách kỷ, hậu mới trách nhân phải không
quí vị?
Mong quí quị tiếp tục công việc này.
Thành,
Nguyễn Thới Vinh
Author: Tran
Date: Tuesday 03-12-02 17:22 (PST)
Nguyễn Thới Vinh
Trong các đề nghị cải cách này coi bộ cũng có
nhiều xu hướng. Có người quá yêu chữ quốc ngữ
mà cải cách. Có người không yêu quốc ngữ mà
cải cách. Người yêu thì chắc phải nuông chiều các
mẹo luật sẳn có. Người không yêu thì chắc sự
đòi hỏi lại đi quá xa với thói quen, không phù
hợp với quần chúng. Nếu giao hòa được hai xu hướng
cải cách trên ắt sẽ có mẫu số chung để mà bàn
bạc.
Nguyễn Thái Vinh có xu hướng đặc biệt nhất là
không yêu quốc ngữ, mà cũng không chuộng Hán-Nôm
kể cũng lạ. Tuồng cảm xúc này do tự ái dân
tộc mà phát sinh nhưng không ít thì nhiều cũng có
cái ảnh hưởng của học phái Âu Ba La của Trần
Trọng Kim chống Tàu thái quá. Mình cũng ghét chệt
Đại Lục lấn đất nhưng hai chuyện là hai không lùa
Hán Nôm về bên chúng nó. Văn hóa là giao lưu tứ
hải chứ không cần tự ti cục bộ - không hợp văn
minh nhân loại. Sách của Trần Trọng Kim hướng
dẫn sai lạc khái niệm tranh bá đồ vương của
lịch đại vương triều với Tây thực dân vô
một. Đó cũng chính thủ đoạn của Tây để cho móng
vuốt của ta cứ chỉa về Tàu mà quên đi kẻ thù
bóc lột trước mắt. Đọc sách sử lược của
họ Trần phải thấy thâm ý vô hậu do Tây nó vung
tiền cho mà in ấn. Khổ nổi, sĩ phu nước ta không
đọc cổ thư, lấy sách họ Trần làm khuôn thước.
Có lẽ Nguyễn Thái Vinh cũng ở trong số này.
Nhân thấy cứ nhắc hoài và hậm hực về nhạc Tàu,
phim Tàu. Thiệt ra nhạc Tàu phim bộ nó được công
nghiệp hóa từ thập niên 70, 80. Nói là nhạc Tàu
nhưng thiệt ra do nhạc sĩ Nhật hết. Hồng Kông mua
bản quyền chứ Hồng Kông không công nghiệp hóa
được kỷ nghệ âm nhạc như Mỹ như Nhật. Các bài
"Uyên ương hồ điệp mộng" mà Như Quỳnh
chuyển thành "Người Tình Mùa Đông" thì ra
nhạc Nhật. Khi nhu cầu thị hiếu của Việt Nam tăng
vọt thì ta qua Nhật học hỏi cách thức cộng
nghiệp hóa âm nhạc và mua bản quyền thì thành nhu
cầu của ta thôi. Có chi mà bất mãn chuyện này cho
nhọc. Mấy trò chơi điện tử về truyện Tam Quốc
thì Nhật Bản làm hay hơn cả.
Thôi thì nói đi thì nói lạị miềng chẳng dấu
chi miềng theo phái Phù Nam Phản Ngữ, còn đa phần
thì là Phù Ngữ Phản Nam. Còn Nguyễn Thái Vinh, tư
tưởng này, tưởng là dân tộc tính nhưng xét kỷ
cũng là muốn đứt mạch cội nguồn hợp ý chủ trương
Tây thời trước. Nếu không chánh niệm định hướng,
Phản Nam Phản Ngữ ấy chính là sản phẩm phụ mà
thôi .
Miềng chẳng cực đoan chi, tại mê chữ tượng hình
thấy văn hóa nước mình có vốn đó lại đem đi
đổ uổng.
Ấy chết ngang đây, xin đính chính đôi điều mấy
chữ phù phản trên, viết làm văn cảnh hài hước
chứ đừng vạch lông tìm vết rồi chê bai. Phù =
Thích, Phản = ngược với phù (không thích). Nam = Nôm,
Ngữ = Quốc Ngữ. Xin mấy nhà Quốc Ngữ Học nhẹ
tay.
|
Lại
góp ý đôi điều
Author:
Nguyễn Phước Đáng
Date: Monday 03-11-02 16:57 (PST)
Lại góp ý đôi điều
Nguyễn Phước Đáng
Tôi đọc hết tất cả các bài viết đối đáp qua
lại về chuyện viết dính liền chữ Việt, trong đó
có bài “Góp Ý Đôi Điều” của tôi (Tôi tên
Nguyễn Phước Đáng chứ không phải Nguyễn Quý Đáng).
Tôi định rút êm, vì cảm thấy dường như mình không
đủ sức tham gia, bởi những gì tôi đọc thấy
biểu lộ cho mọi người biết những tay bàn bạc,
phê phán vụ nầy in như là những người tài cao
học rộng không hà, và là những tay gây gổ bậm
trợn, những tay chỉ thấy mình đúng chứ không còn
ai đúng nữa. Tôi nghĩ không khéo rồi mình cũng lây
bệnh. Thôi chạy ra khỏi chốn nầy đi, lâu lâu ghé
mắt xem qua cho biết, coi những nhà trí thức cao siêu
đó đi đến đâu thôi. Có gì học hỏi được thì
âm thầm học hỏi, xớ rớ đứng gần coi chừng
hoạ lây (Ông lang bang phang ông chủ xướng viết dính
liền “học cho xong chính tả hỏi ngã rồi hẳn làm
cách mạng” Ông Trần phang lại “người nhỏ
mọn, chuyện lụn vụn hỏi ngã mà moi ra lỗi
phải...” Cứ như vậy, sẽ có người đối đáp
lại “Chuyện hỏi ngã là vụn vặt sao? Nó phân
biệt chính tả, nghĩa là phân biệt đúng sai mà không
cần quan tâm đến sao?” Và cái đà “cãi lộn”
đó sẽ cứ to lên mãi, đưa đến sự chia rẽ mỗi
ngày một lớn thêm.
Hôm nay hay tin ông Lê Bắc chào “bái bai” hẹn 18
năm sau quay lại coi sự thể ra sao rồi mới có cơ
dự lại. 18 năm sau, chắc tôi không còn để mà
biết xem ông Lê Bắc có trở lại không. Ông còn đủ
xí quách chờ đợi 18 năm nữa sao ông Lê Bắc? (tôi
nghĩ tuổi ông cũng xấp xỉ tuổi tôi nên mới
hỏi câu đó)
Tôi chưa dám chào giả biệt, vì tôi vốn là dân tài
tử, hứng đâu viết đó, lỡ giả biệt rồi, rủi
có hứng bất tử làm sao “góp ý đôi điều được”
Đọc ông dchph thấy ông tiếc hùi hụi chuyện ông
Mao Trạch Đông bỏ mất cơ hội bằng vàng để làm
cuộc cách mạng ngôn ngữ đaâmtiết cho Trung Quốc.
Cơ hội bằng vàng đó là gì? Chắc ông dchph coi
việc độc đảng, độc tôn, độc quyền, cưỡng
bức là cơ hội bằng vàng? Vì thuở đó Mao Trạch
Đông có trong tay những thứ đó, giống như Tần
Thuỷ Hoàng. Rồi lại đọc thấy ông dchph và một
số người khác đoan quyết rằng việc sửa đổi
ngôn ngữ không khó, chỉ cần có quyền (hàm ý nói
quyền độc tài) là làm được. Rồi bài gần đây
nhứt, ông lại mơ mộng, ao ước, mong đợi có
một người vốn là một nhà thức thấu hiểu cái
lợi ích to bằng trời của thứ ngôn ngữ đa âm
tiết như ông, may đâu vài năm nữa chiếm được
quyền cai trị đất nước. Ông đó sẽ nghe ông mà
tạo dựng lại cái cơ hội bằng vàng mà Mao Trạch
Đông đã đánh mất để làm cuộc cuộc cách mạng
viết dính liền chữ Việt. Ông có nói đến
chuyện cải cách ngôn ngữ sắc máu của Tần Thuỷ
Hoàng đốt sách, chôn sống nhà Nho: Ai không tuân hành,
chống lại cải cách thì bị kết án, bị chém đầu.
Ông phê “Thế mà hay” với lòng khâm phục, muốn
noi gương. Tôi đọc thấy mà rùng mình. Than ơi! Cũng
nhân danh cái lợi ích cho nhân dân, mà miền Bắc
tiến hành Cải Cách Ruộng Đất. Bây giờ mọi người
dân đều biết tai hoạ cải cách đó to lớn biết
bao giờ nguôi! Cuộc cải cách ngôn ngữ lại đang
đòi hỏi đi theo con đường đó, con đường “cơ
hội bằng vàng” đó. Đúng rồi! Phải nhanh lên! Cơ
hội đó sắp trôi qua.
Tôi có đề nghị ông và nhóm của ông nên soạn
thảo đâu ra đó, tìm kiếm cho ra cái qui tắc chấp
nhận được rồi phổ biến rộng rãi, sau đó chờ
đất nước có hàn lâm viện, trình lên cho cơ quan
có thẩm quyền cứu xét... Nhưng ông không bằng lòng,
coi đó là tiến trình chậm như rùa. Ông muốn mọi
người phải viết dính liền trong vòng 18 năm nữa,
hay sớm hơn, 3 năm nữa thôi. Chừng như ông muốn nói
“ai quay ra viết dính liền ngay bây giờ mới là người
thức thời, mới tiến bộ, mới biết thương nước
thương nòi...”
Chỉ viết dính liền những từ kép, từ ghép mà xưa
kia viết với dấu gạch nối cũng chưa tiến bộ,
chưa..., chưa gì cả, phải viết khôngbaogiờ, đichung,
điriêng, bỏthìgiờ, trongkhiđó, maikiamốtnọ, dốtđặccánmai,
chỉmớilà, ngaytạiđây, màbâygiờ, ngoàiýmuốn,...
phải biết chữ dùng để tạo ra ý niệm chứ không
phải chữ dùng để ghi lại tiếng nói... mới là
người tiến bộ. Một số bài sau nầy ông dchph
viết “từ dâmtiết”, không biết ông có coi là
lỗi do đánh máy, do ấn công không hay đó là cách
viết đi thẳng vào ý niệm giống như viết this, văns,
flý, fquânsự, người đọc sẽ đi thẳng vào ý
niệm thi sĩ, văn sĩ, phi lý, phi quân sự. Cần ý
niệm nhanh chứ không cần lời đầy đủ, chữ
viết đầy đủ.
Tôi không bỏ cuộc để chờ 18 năm sau xem sao, như
ông Lê Bắc. Nhưng tôi cũng nghỉ ngơi, chờ xem
chừng nào mình có hứng lại. Tôi đang lo lắng
rồi mọi người có bỏ đi như ông Lê Bắc không,
vì chính ông dchph cũng thừa nhận, ông không có
khả năng, không có duyên thuyết phục mọi người.
Tôi không biết ông có cái gì khi bày ra vụ nầy. Dĩ
nhiên, tôi biết ông viết văn có bài đăng báo từ
hồi mới 15 tuổi, biết ông có 25 năm học Hán Nôm
để từ chỗ không biết gì hết, mà bây giờ đọc
được gia phả mấy trăm năm dòng họ nhà mình. Dòng
họ có được cái gia phả mấy trăm năm, quả là
một dòng họ lẫy lừng vậy. Hèn gì ông Trần nào
đó lúc đầu không biết dchph là ai gọi xách mé tên
nầy tên kia, chừng biết ra dchph là PCĐồng viết văn
lúc 15 tuổi, có gia phả mấy trăm năm, nên vội vã
xuống ngựa, xuống xe đổi giọng.
Tôi đề nghị ông Lê Bắc đừng ngán ngẩm, đừng
phiền não. 18 năm nữa, lâu quá chắc tôi đợi không
nổi.
San Jose, 11- 3- 2002
Nguyễn Phước Đáng
Author: Tran
Date: Monday 03-11-02 18:16 (PST)
Ông Nguyễn Phước Đáng,
Như ông biết đó, tôi thì cũng chẳng đậm đà chi
với chữ quốc ngữ từ đầu. Nhân thấy thiên hạ
muốn thay đổi thì tôi bồi thêm. Tôi không yêu
chữ quốc ngữ lắm nên có ai làm chi thay đổi cho
nó hợp lý hơn thì tôi ủng hộ. Tôi cũng chẳng
phải phái năng xuống ngựa lên xe gì cả, lúc đầu
tôi bất đồng ý với ông Đồng vì có nhiều sự
chủ quan nên tôi nói muốn đổi thì đổi nhưng đừng
quá tham lam mà dẫn nhập vô đề tài văn hóa, chính
trị vv. Trước sau cũng chỉ có vậy. Vì tình tự
với những quan điểm giống nhau về nguồn gốc
chủng tộc, ngữ hệ nên tôi cảm thấy thất lễ
với người cũng đến trên 70% tri âm. Tính tôi
thẳng, sau đó thấy thiên hạ có người tấn công
vô ông Đồng sao mà nhỏ nhặt mà không hướng vô
cái đại đồng phía sau là tiếng Việt (cách
viết) nên cải cách nhiều thứ. Còn đem trí tuệ
hột é ra mà chỉ dòm vô cái tiểu dị thì cải
nhau là phải rồi.
Tôi đọc bài của ông thấy nhiều quan điểm rất
hợp lý với tôi, có thể hợp lý nhiều hơn ông Đồng
nhưng sự khác biệt giữa hai người là chi tiết.
Thì ta cứ lấy cái giống nhau to lớn mà tìm nhau, hơi
sức đâu mà màng tới chuyện chỏ mỏ của các
giới nặc danh trong này. Tôi cũng cao hứng như ông
vậy! nhưng tôi có agenda riêng, lắm khi Lý giám
thị truống bài tôi xuống, tôi cũng chẳng bận lòng
làm chi .
Văn đàn Việt văn xưa nay vốn hổn, nói chuyện như
ri là hay lắm rồi chứ cứ cao độ tán dương nhau
thì hỏng. Ông đừng bỏ đi mà tôi cũng chẳng bỏ
đi. Nhớ thời phong ba trên một diễn đàn khác về
đề tài chữ Nôm. Các phái phù Tây phản Nôm vo ve
ong ỏng tưởng ngon lành. Dựa hơi cha cố Tây
truyền đạo khai sáng văn minh cho dân Việt. Tôi
mới nực lòng tìm hiểu cái danh Trương Vĩnh Ký mà
phái này rất tự hào tôn làm học tổ. Tôi bảo là
đại Việt gian đấy! Chúng nó sửng sốt nhưng lý
lẽ, bằng chứng bao giờ cũng thắng. Sau đó tôi cũng
chinh phục nhân tâm của bao nhiêu kẻ trung dung.
Còn chuyện thực hiện hay không chưa luận vì tuỳ
thiên thời địa lợi nhân hoà. Làm người Việt
Nam ta thì cứ thích phù thịnh. Cứ phù thịnh là
chắc ăn.
Có một post nào đó, tôi có nói, chữ quốc ngữ là
thứ chữ phiên âm thì để nó làm đúng vai trò phiên
âm và phương tiện ưu thế của mẫu tự Latin trên
truyền thông. Còn như thể thống quốc gia thì
phải bưng chữ Nôm trở lại diễn đàn dù chỉ là
hình thức. Các đền đài miếu tự, các tiêu điểm
văn hóa, các phù hiệu, khẩu hiệu của các cơ
quan, chính phủ phải nên khắc bảng chữ Nôm trở
lại. Có như rứa thì mới tạo nên một ý thức đúng
đắn trong việc sử dụng quốc ngữ. Vả lại,
học chữ Nôm có thể đả thông được một văn
tự lớn nhất trên thế giới. Đó là chữ Hán thì
cần lắm chứ! (Sorry tôi phải nói sự này nhiều
lần như khẩu hiệu tuyên truyền). Thôi thì dông dài
chuyện này làm chi!
Còn chuyện chữ quốc ngữ, cũng vì cứ đặt nặng
quá làm như quốc hồn ngàn năm nên cứ sợ là
quần chúng không theo. Cứ như quần chúng đa phần
thấy được sự phiên âm nhỏ bé này thì không
những đã thuận đổi lối phiên âm mà còn lăn đi
học lại Hán Nôm không chừng.
|