Đầutư Trựctiếp
vào Việtnam
Bài của :Nguyễn An Phú
(RFA 2/2/2000)
Lời giới thiệu: Kể từ
năm 1991, mộtsố người kém amhiểu về tìnhhình Việtnam đã
vội đánhgiá quốcgia này như ngôisao mới nổi, một
thịtrường sẽ mauchóng trởthành tân cườngquốc kinhtế
trong vùng. Lýdo là ngườita thấy đầutư trựctiếp của
nướcngoài, thường gọi tắt là FDI, Foreign Direct Investment,
được trút vào đây khá dồidào, và với sức laođộng
cầncù của người Việt thì chẳng mấy chốc Việtnam sẽ
thành một tiểulong kinhtế mới. Thựctế lại không được
như vậy, và Diễnđàn Kinhtế kỳ này xin mở lại chồng
hồsơ về đầutư nướcngoài tại Việtnam, trong bài
nhậnđịnh cuốinăm của Nguyễn An Phú sau đây....
Trên thếgiới, và không riêng gì về trườnghợp Việtnam
mà ở mọi thịtrường khác, có một giới nghiêncứu
thường hay có xuhướng lạcquan, đó là giới cốvấn
kinhtế, hoặc nóitheo lối Việtnam, là các côngty tưvấn
quốctế. Các côngty này kiếmtiền bằng cách giúp
nhàđầutư vượt qua chướngngại ở các thịtrường mới,
và dịchvụ của họ pháttriển theo đà tăngtrưởng đầutư
ở các thịtrường này. Năm năm vềtrước, hầuhết mọi
côngty thamvấn quốctế đều nhấttrí, rằng Việtnam là một
thịtrường mới nổi, và saukhi Hoakỳ bãibỏ lệnh cấmvận,
đây sẽ là vùng làmăn có nhiều hứahẹn nhất. Ngàynay,
số người lạcquan như vậy có thể đếm trên đầu ngóntay
của một bàntay. Có hai trườnghợp nổitiếng và tiêubiểu
nhất cho sự lạcquan đầy bẽbàng là côngty Vatico của Mỹ
và ACP của Úc.
Là côngty tưvấn đầutư, tứclà chuyên phụtrách về việc
giúp các doanhnghiệp quốctế, nhất là Hoakỳ, cóthể
dễdàng đầutư vào Việtnam, Vatico đã gianhập thịtrường
này năm 1994 và vừa rútlui sau sáu năm đầy cốgắng trong
tuyệtvọng. Côngty ACP của Úc thì còn nổitiếng hơn nữa,
vì thựctình tin vào lýluận của mình, thayvì chỉ xúi
thiênhạ đem tiền vào Việtnam đốt. Côngty này hợptác
với bộ Kếhoạch và Đầutư của Hanội để xuấtbản
tậpsan chuyênđề về khuyếnkhích đầutư tại Việtnam là
Vietnam Investment Review. Côngty ACP này vừa quyếtđịnh rời
Việtnam, và chấmdứt việc thựchiện tờbáo cổvỏ
đầutư ở đây. Trướcđó, giữa năm 1998, nhậtbáo Wall
Street Journal của Mỹ đã có bài nhậnđịnh với tựađề
là Rútkhỏi Việtnam, như tiếng pháolệnh cho giới
đầutư Mỹ.
Thựcra, trên diễnđàn kinhtế hàngtuần này, chúngtôi
cũng rất áingại khi báođộng, ngaytừđầu, rằng Việtnam
chưa là nơi có triểnvọng đầutư tốtđẹp như nhiều
người Việt giới đầutư quốctế đã lầmtưởng trong quá
lâu. Đến cuối năm 1996 thì sựthật đó bắtđầu sángtỏ,
khi giới đầutư nảnchí về môitrường đầutư ở đây
và rútlui trước khi vụ khủnghoảng kinhtế bùngnổ vào
tháng Bảy năm 1997 tại Tháilan. Từđó đếnnay, ngạchsố
đầutư camkết tại Việtnam đã giảm mỗi năm một nửa, và
chưa có chiềuhướng cảitiến vào năm Canh Thìn này. Với
số đầutư thựchiện vốn quá chậm quá ít so với số
camkết - trungbình chỉ có chừng 1/3 - và với số camkết đang
cocụm như vậy, ta cần tựhỏi là vì sao Việtnam đã làm
thếgiới thấtvọng sau những kỳvọng tolớn đã từng có
trong quákhứ?
Nguyênnhân đầutiên phải nói là một sự hiểulầm
quốctế, thậmchí toàncầu về sựthật Việtnam. Thếgiới
có thiệncảm với dântộc Việtnam và khâmphục óc
thôngminh và tinhthần cầncù laođộng của người Việt, nên
tưởngrằng tiềmlực của dântộc này sẽ được
giảiphóng nhờ đổimới. Dưluận ít ngờ là người Việt
vẫn bị caitrị bởi một nhóm lãnhđạo lạchậu. Nhóm
lãnhđạo này chưa rũbỏ được quanniệm của xãhội
nôngnghiệp phongkiến ở thế kỷ 19, rằng họ chấpnhận
dựán đầutư cũng giống như triềuđình banphát một ơnhuệ
vậy, sau khi đòihỏi cả tiền chèlá lẫn thủtục nhiêukhê
với vẻ quanliêu ít ai cóthể tưởngtượng ra.
Thứnhì, Việtnam là một trong vài quốcgia vẫn có phânbiệt
đốixử giữa đầutư nộiđịa và đầutư nướcngoài, nên
ưuđãi riêng doanhnghiệp trongnước. Luậtlệ về đầutư
quốctế được banhành trong Bộ Luật đầutư nướcngoài
năm 1988, được tusửa vào các năm 1990, 1992 và 1996. Vì
có phânbiệt đốixử, Việtnam mới chiavùng ápdụng, trong
thựctế và trên nềntảng luậtlệ. Chiavùng thựctế là
khi Hànội cho lập các khu chếxuất hay khu côngnghiệp mà chỉ
ở trongđó, giới đầutư mới được những điềukiện
đặcmiễn ở ngoài không có. Chia vùng về luậtlệ là
đầutư nướcngoài được hưởng đặcmiễn của Luật
đầutư, chứ doanhnghiệp bảnxứ thì không. Khi đã có
phânbiệt đốixử và có đặcmiễn là ngườita đã tạo
điềukiện cho nạn hốimạiquyềnthế cóthể xảyra trong
tiếntrình phêduyệt dựán... Và chỉ hiệntượng đó cũng
chothấy là Việtnam đi chậm hơn các lânbang, trừ Trung Quốc,
tới vài chụcnăm, vì các xứ đó không có chếđộ
phânbiệt nhưvậy. Khi chưa tới lềlối tưduy đó của
lãnhđạo Hànội, mà lại tinrằng Việtnam sẽ thành tiểulong
Áchâu, giới đầutư quốctế có mất tiền thì cũng chẳng
là oan.
Nhưng, vìsao họ lại mất tiền và vìsao lại chẳng sảnxuất
được gì? Việtnam chưa có truyềnthống về phápquyền
nhànước, và hệthống chínhtrị độctài lạchậu của
đảng Cộngsản Việtnam lồng trong tinhthần mịdân và lạchậu
không kém của nguyêntắc gọi là "Phépvua thua lệlàng"
đã khiến doanhgia quốctế cóthể bị bấtcứ ai gọtđầu
tại mọichặng mọicửa của những thủtục phêduyệt
nhiêukhê. Luậtlệ Việtnam nổitiếng rườmrà khi cứuxét
hồsơ đầutư vì cơquan nào ở từ trungương tới
địaphương cũng muốn có tiếngnói của mình trong việc
phêduyệt dựán. Kếtquả là thủtục cứuxét kéodài,
dùng ở rất nhiều cửa và gây tốnkém thờigiờ, tức
là tiềnbạc cho nhàđầutư ngoạiquốc. Cộngvàođó là tính
phảnkhoahọc của chếđộ hươngđảng lạchậu, là viênchức
nhànước làm gì cũng đòi có sự nhấttrí của
mọingười, để tránhné tráchnhiệm về sau.
Về nạn trùnglặp tráchnhiệm thì thídụ như Ủyban Phêduyệt
Dựán của Bộ Kếhoạch và Đầutư tại trungương có chín
tiêuchuẩn cứuxét các dựán, mặcdù là trong chín
tiêuchuẩn đó, có năm tiêuchuẩn đã phảiđược
cứuxét và chấpthuận ở địaphương rồi dựán mới
chuyển lên trungương. Một thídụ khác được nhiều nơi
nhắctới là muốn đầutư tại Sàigòn, nhàđầutư phải
nộp tám ấnbản của dựán cho Thànhủy và các cơquan trong
Nam cứuxét trướckhi gửi ra Hànội cho Ủyban Phêduyệt
của trungương cứuxét lần thứnhì. Một trườnghợp phản
khoahọc khác là dựán đầutư lớnnhỏ gì cũng phải có
phúctrình khảthi, trongđó, nhàđầutư được yêucầu phải
chiếttính ra mọi luậnchứng để nêu rõ giátrị kinhtế của
dựán, trong khi thựctế thì chếđộ bảohộ mậudịch
ápdụng tại Việtnam đã làm sailệch mọi cơsở kinhtế của
dựán. Việtnam vẫn chưa biết thếnào là giảnlượchóa
thủtục hànhchánh và nhấtlà thếnào là tảnquyền cho
các địaphương giảiquyết các hồsơ đầutư có kíchthước
hay quymô nhỏ hơn, vì viênchức nào cũng muốn là ôngquan
trịnhtrọng phêduyệt những điều chính họ cũng không biết.
Được giấyphép rồi, qua giaiđoạn thựchiện, nhàđầutư
lại gặp những khókhăn khác, nhấtlà sự nhũnglạm
vòitiền của viênchức nhànước. Mộtsố dựán
nổitiếng của các côngty quốctế đã phải bỏ vì
trởngại trên giaiđoạn thựchiện, làm kinhphí đầutư
giatăng dù doanhlợi chưa có vì dựán chưa hoạtđộng.
Nhiều côngty tưvấn hoặc vănphòng luậtsư quốctế gianhập
thịtrường Việtnam để giúp nhàđầutư vượtqua những
khókhăn đó sau cũng tháochạy, như trườnghợp đã nói
về Vatico ở trên.
Dù có kiênnhẫn vượtqua ngần ấy ải để hoạtđộng,
nhàđầutư mới vỡđầu với thựctế là chếđộ bảohộ
mậudịch của Hànội khiến họ khôngđược cạnhtranh hay
kinhdoanh trong mộtsố ngành dànhriêng cho doanhnghiệp
nhànước. Ở các xứ khác thì những ngành đó đã
được hoàntoàn tựdo, tại Việtnam thì chúng vẫn là
đặclợi của quốcdoanh. Muốn đivào các ngành đó thì
phải hoặc liêndoanh hoặc chia hoahồng với côngty quốcdoanh,
mayra mới có hyvọng. Nhưng nhàđầutư còn gặp khókhăn ở
hệthống ngânhàng, nơi mà các ngânhàng đã chẳng
làmnổi nghiệpvụ thôngthường để giảiquyết các vấnđề
sơđẳng, thídụ như việc thanhtoán chithu.
Vì ngầnấy vấnđề chồngchất, từkhi đặtchântới chođến
ngày cóthể kiếmlời, giới đầutư đã kếtluận rằng
việc kiếmlời tại Việtnam xemra chẳng có hyvọng gì lớn,
và chẳngthể đòihỏi những hysinh và tốnkém khôngthể
lườngđược trước. Giảipháp antoàn nhất vẫnlà
rútvốn về và đầutư nơi khác, chotớikhi tìnhhình kinhtế
và chínhtrị tại Việtnam có chiềuhướng khảquan hơn...
Tứclà còn rấtlâu!