Return to front page!

One-time fee web hosting!


HOME
< PREVIOUS

NEXT >
Academia Annamica
Vien Viethoc
Vietnamese Project
Word Translator
Heritage Photos
Asian Studies
Global Connection
Vietnamese Search
Tudien Anh-Viet
Vietnamese Culture
Vietnamese Studies
Vietnamese Literature
Vietnamese Readers
Web Articles
Vietnamese Project
Asia Resources
Virtual Library
Chinese Translator
Academia Sinica
Asian Studies
Chinese Classics
Chinese Dialects
Chinese Dictionary
Chinese Library
Chinese Characters
European Dictionaries
Chinese Resources
Language Database
Language Etymology
Mandarin Tools
Web Dictionaries
World Maps
Vietnam Maps

.

.

Về "Cảicách 
tiếngViệt" 

dchph
2/27/2002

Thưgởi ông Tran:

Từchỗ ông đứng ở tưthế đốilập với tôi nay độtnhiên ông lại đứngra biệnhộ cho tôi! Xin cảmơn ông cáiđã!

Ông nói: "Tính tôi hồ đồ nhưng hiểu chuyện." Ðánglẽ câu nầy để tôi nói mới đúng, nhưngthôi khỏinói chứ giờ nóira tôi cảmthấy ngượngmiệng vì giốngnhư tôi đinịnh ông vậy!

Về phêbình của ông cóphần hơinặng đốivới những người đã cólòng với tôi đã bỏchút thờigiờ phêbình bàiviết về sửađổi tiếngViệt. Cóthể là họ có đọc bàiviết của mình nhưng cókỹ không thì khôngbiết! Tôi phục phêbìnhgia phươngTây ởchỗ là khi họ phêbình ai họ thường đọc và nghiêncứu rấtkỹ đốitượng.

Nhữnggì tôi muốn nói thì ông dànhnói hếtrồi thànhthử tôi chẳngbiết nóichinữa, có nói mấyđinữa thì cũng khôngthểnào nói hay bằng ông được. Và nếu tôi khôngmuốn "cuộcchiến" lại tiếptục thì chẳngbiết đến baogiờ kếtthúc. 

Thôithì xin mời quívị quantâm đến vấnđề tiếngViệt đọc bài "Sửađổi Cáchviết TiếngViệt" vì nhữnggì tôi muốnnói phầnlớn đãđược trinhbày ởđấy, vì nếu quívị nhảyngang vào phêphán khi chưarõ ấtgiápgì thì kểra cũng kháoan cho kẻhènnầy. 

Nóivậy có côngbình không cácbạn?

Thưa Ông Trân:

Nóivậy chứ tôi vẫncòn ngứangáy muốn đưara một vài ýkiến về vấnđề ông nêura:

1) Làmsao ông cảđoán là tiếngViệt ta xưakia rấtcó thế là âm gần giống "Quẻng" mà khôngphải là tiếngBắc? Có bằngchứng hay võđoán khôngluậncứ? 

Tôi thì lại nghingờ tiếngViết trướcđây cóthể giốngnaná tiếngHuế ngàynay (tràdưtửuhậu đoánmò thôi -- vì tiếngHuế dườngnhư chỉcó 4 thanhđiệu, và với 4 thanhđiệu này nếu ngườiHuế nói tiếngQuanthoại sẽ trởthành nói tiếngHán giọng Hồnam (cũng bốn thanhđiệu, giọngnói của ông Mao Trạch-Ðông), mà Hồnam (khu ÐộngÐìnhHồ là nơi cóthể là nơi xuấtphát của tổtiên dânViệtnam ngàynay. Nơi mà một sắcdân đã lai Hán nhưng vẫncòn giữ mộtsố tậptục như "connít" lấy vợ! DânViệt mình ngàyxửangàyxưa có tậptục nầy. Và đây cũng cóthể là nơi còn cóngười thờ Hai BàTrưng, là nơi cóthể là Vua Kinh Dương Vương cỡngựa đẻo côngchúa saulưng là người rãi lôngngỗng.... (Xinlỗi, càngdàidòng cànglạcđề!)

2) "Muốn tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ cấu trúc như tiếng Anh để có thể có một ngữ pháp hẳn hoi" Colẽ câu nói nầy hơisai và lố là ởchỗ tựbảnchất ngônngữnào cũng hàmchứa tựnhiện những quiluật cấutạo âmvận và ngữnghĩa, và đólà "vănphạm" (vănpháp). Vănphạm chỉ là những quiluật mà ngườita rútra từ những gì sẵncó trong một ngônngữ. 

Nhưng ông nói đúng ởchỗlà: phải đưa tiếngViệt đếnchỗ trởthành một ngônngữ cấutrúc (structured language -- tôi đoán chừng là từchuyênmôn nầy vì ông đã đưa tiếngAnh ra làmthídụ, và tuy ông chưa địnhnghĩa từ nầy nhưng hyvọng là tôi đoán tôi hiểu -- ai khônghiểu thì cứ mang tiếngViệt viết từthời Phạm Quỳnh ra sovới tiếngViệt chuẩn ngàynay thì rõ. Cấutrúc của ngônngữ do ảnhhưởng cúpháp tiếng Pháp đã ảnhhưởng ngượclại cáchviết và diễnđạt của tiếngViệt! Rõràng là tiếngViệt ngàynay khôngphảilà tiếngViệt của Ðôngdương Tạpchi, và cũng khôngphải là ngônngữ diễnđạt của thời cụ Nguyễn Du.) Tómlại là hìnhthái cấutrúc quycủ của ngônngữ (baogồm cả cáchviết, cách chấmcâu, cách biệnluận về vấnđề... cứ mang một "essay" trong tờ Times ra phântích thìrõ -- gầnnhư khó ai cóthể cắtbớt chữ câu trong bài luậnvăn đó cả!

3) Ông nói một câu rất chílý, câu mà tôi muốn nóivới ông (nhưng nghĩ khôngra)  khi ông cố bênhvực cho vaitrò HánNôm và hữnghờ với Quốcngữ: "Chữ Quốc Ngữ là phương tiện chứ đâu phải là quốc tuý đâu mà cải không được.(...) Tiếc cho chữ Quốc ngữ, từ thuở đầu đó chỉ là phương tiện mà cứ đánh lầm qua quốc tuý, nghe cải cách là như chạm vào điều quốc tuý vậy.

Nhưng có điều tôi cũng muốnnói là cũngcó "cáiquốctuý" cũng nên "cải", thídụ "thủcựu" và "bảothủ", là những quanniệm, suynghĩ, tậptục... cốgiữlấy cáicũ, xemlà tốt, cứ nânniu mãi khôngdám buôngra, ngạithayđổi sợcảicách -- lấy giátrị của dânmình làm thướcđo cho dânkhác)  Sống ởtrênđời, sáu mươi năm làmấy màsao cứphải hẹphòi vớinhau đểlàmgì...

 


Bài 2

Thưa Ông Tran:

Ðọc bàiviết chântình của ông tôi lại cũng bầnthần mất cảbuổi. Lôngngôn khuamôi múamỏ tưởng chovui mà aidè ông lại để hết niềmtin vào chuyệnngiêncứu về mốitươngquan giữa tiếngHán và tiếngViệt.

Nóithật tàiliệu ghichép đếnnay tạmcđủ với trên 20 ngàn tấmcạt ghichép, nhưng hằngngày lubu chuyệncơmáo, tốivề chỉ đủ chútít thờigiờ cậpnhật trangmạng vny2k, trảlời email... là hếtgiờ. Chẳnghạn như trêng trangmạng tôi có bàinghiêncứu theodạng tựđiển "Từnguyên HánNôm" đang tìmcách chuyểnđổisang unicode, xong lạiphải tạo database, đổira mạng để ngườiđọc muốn biết chữgì, gõ mộtcái là ra! Thế mà dudưa cảnămnay chưa bắttay làm. Tươngtự, cáibài "Introduction to Sintic-Vietnamese" mới viết có đoạnđầu, lại chuyện unicode, rồi cứ lữnglơ... Nói nhưvậy để muốn nói với người đang mongđợi tàisức nhỏmọn của mình để hiểu cái cõiđời trầntục nầy chuyệnáocơm làm mấthếtthờigiờ của mình. Và có phầntrần nhưvậy để vềsau rũi chẳng làmđượctròtrốnggì như đã hứa cũng bớtchútphần hổthẹn!

Nhântiện ông đềcập đến những từ thuầnNôm có liênhệ với tiếngHán, tôi linhđộng "braimstorm" viếtvội (chảcó thờigiờ chứngminh tríchdẫn gìhết ởđây, mộtvài từ "thuầnNôm" có "gốcHán" theo bảngliệtkê dướiđây. Hyvọng là mìnhkhông múagậy vườnhoang, cógì saisót xin chỉgiáo cho. Xin cảmơn.

Mong ông và các bạnđọc khác bỏchút thờigiờ suyngẫm có nên xếp tiếngViệt vào ngữhệ Mon-Khmer haykhông. 

Tìnhthân.

PCDong

 

Trảlời 
của Ông Tran

Author: Tran 
(---.sbphrd.com)

Date:   Thursday 02-28-02 07:37 (PST)

Ông PC,

Có lẽ cách viết trào lộng làm ông hiểu lầm ý chăng? Chẳng qua là tôi đưa ra một lô một lốc để phá cái chấp về cách nhìn quốc ngữ. Khi người ta thấy được vai trò của nó là một văn tự ký âm có thể ghi xuống được các lối phát âm của thổ ngữ để từ đó khai thác các ưu điểm mà văn tự ký âm có thể mang lại . Tôi không bao giờ nói tiếng Việt là do tiếng Quẻng hay bất cứ một thổ ngữ nào làm chuẩn mà các thổ ngữ đã tạo nên tiếng Việt. Khi nhập nhằng với phương ngữ Bắc ta lại vô tình bỏ qua các yếu tố địa phương mà lần mò gốc tiếng Việt. Chuyện hơi xa đề! Ví như nghiên cứu Hán cổ thì phải đi tuốt hết các tỉnh lị Trung Quốc, tiếng Khách Gia, tiếng Việt Nam vv để lập bảng so sánh. Tiếng Việt ta nghiên cứu cứ đóng khung trong Quốc Ngữ lại chiếu vào sở học do Tây để lại mà người sau lại cứng nhắc không uyển chuyển nên hể đưa ra cái gì dù là chuyện cần thiết cũng bị trấn nước trước đã.

Còn vấn đề thứ Hai, do sinh sau đẻ muộn và không nên đánh lầm với quốc Tuý như các văn tự Anh, Pháp vv nên từ đó ta cũng có thể lập ra quy ước để dần dần đưa tiếng Việt thành một ngôn ngữ "cấu trúc" để thuận tiện cho con cháu sau này khi dùng văn tự latin. Còn gì hay hơn, khi người ngoài muốn hiểu một sự kiện gì về VN chỉ cần nhấn máy một cái là bản Việt văn nó thành Anh văn, Pháp văn. Dù là văn sống sượng nhưng cần thiết biết mấy. Cái ngôn ngữ bây giờ với lối viết La Đinh Phương Thể như hôm nay là sở đoản khó lòng khắc phục. Khi tôi nói cấu trúc là có ý hướng tới chuyện đó chứ không phải nói tiếng Việt không có "cấu trúc" và không có "ngữ pháp". Mình cần liệt ra loại này thật rõ ràng chứ không để mờ mờ ảo ảo. Đại khái hơi hồ đồ một chút là khi ta đã lỡ bắt chước mẫu tự latin thì nên khai thác tất cả các sở trường mà mẫu tự latin hiện đang chiếm ưu thế trên thông tin. Chứ ai dè dòm thì như latin mà khi đánh phải có phần mềm. Tôi rất lấy làm xót xa chuyện này nên cũng như ông tìm một phương pháp giải quyết. Mà đã tìm phương pháp giải quyết rồi thì làm cho tới là tuỳ cơ theo kỷ nghệ thông tin mà biến luôn thành cấu trúc để dịch qua dịch lại cho tiện. Nghe thì khó lắm nhưng mà nếu có đổi thì với chữ nghĩa latin thì người học lại cũng độ ba tháng là xong. Khó đọc cũng đâu khó bằng chữ vietnet thế mà thiên hạ dùng máy ở hải ngoại thông thạo.


---------------------------


Riêng tôi thì tôi cũng có tìm hiểu như ông nên các nhận xét của tôi ngoài vấn đề diễn đạt sẽ không khác nhau là mấy đâu. Hy vọng là như vậy! Dù có đụng chạm nhưng thực sự mà nói theo tình tự thì tôi đã vui mừng khi ông đáp lại bài về các vấn đề Bách Việt. Chẳng qua không biết mà thôi, chứ biết hai người là một ai mà làm như vậy! Mất lòng lắm!!! Cứ bần thần suốt buổi.

Lại nói tới vất đề đề lập bảng để tìm ngữ hệ Hán Tạng tôi cũng có lập đâu đựợc khoảng vài trăm từ. Tôi chỉ so được với âm Quảng Đông và tiếng Phổ Thông còn các phương ngữ khác thì không biết.

Sau đây là vài luồng nhớ mài mại trong đầu

Hán Việt  Pinyin Quảng Đông  Thuần Nôm
Vạn Wan màn muôn
Vọng Wáng mòng mong
Võng Wang mạng (lưới) Võng La = Mạng lưới
Hoàng Huáng Wòng vàng
Cát     cắt
Chou   xấu
Lũng      luống (cày)

đại khái là nếu có phương pháp thì nhiều chữ cứ tưởng là thuần Nôm lại có liên quan từ thời tối cổ Bách Việt, và các nhà nhân chủng cũng đã có kết luận các chữ Hán là do kết cấu một phần rất lớn của Bách Việt với Trung Nguyên.

Hôm đó, đọc các chữ của ông tôi cũng nghĩ chúng ta đang theo môt phương pháp như chữ đái (tiểu tiện) thì liên hệ tới chữ niệu (quả là không sai). Vì có chữ điểu tiếng pinyin là niao. Nên chi sự xung động này không phải là tình cờ mà có, nếu tìm các từ liên quan chắc chắn sẽ còn nhiều.

Hy vọng, sẽ còn nhiều trao đổi, nhất là sau công trình của ông lật đổ cái thuyết Mon-Khmer do thằng Tây thực dân không biết mô tê mà viết xuống tạo một tiền đề rất vô duyên cho giới sử học, thế là các nhà sử học tay ngang nhảy vô ăn có. Có một ông Linh Mục viết sách kêu gọi quốc dân VN nên chối bỏ luôn Quốc Tổ Hùng Vương vì tính theo sử cũ thuộc dòng Tàu. U mê tới mức đó là cùng!!! Rồi ba cái thuyết Vi Va gì đó ra đời toàn hướng dẫn sai lạc hết. Chỉ do cái tiền đề Mon-Khmer này tạo ra. Thay vì Bách Việt ta có thể nối kết với các dân tộc Tày Nùng và tận Hoa Nam làm anh em thì tự mình ly khai tình tự với đa số trong bản địa lại đi làm con của tiếng Miên (chỉ có mấy triệu) gốc từ Mã Lai (cũng trên dưới 20 triệu). Chuyện ngược đời. Nếu như rứa thì Việt Nam ta phải là chủ thể vì đông hơn chứ!

Thân tình


Xinmời Xemtiếp

 

Revised 24/12/2005


Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây Ziendan.com 



WWW  VNY2K

   
   HỌCTHUẬT
   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ
Hán Việt  Pinyin Quảng Đông  Hảinam ThuầnNôm
xiék bát biết
(la)niếu la4niao3 --nìu (đi) tiểu, đái
thuậnlợi shun4li4 shùnlèi suôngsẻ
(hiếu)thuận (xiao4)shun4 (hiếu)thảo
sanh xian1 sáng te sinh, đẻ
thanh sheng1 shwéng tiea tiếng
thính ting4 (théng) kiea nghe
hoả hua3 wả lửa 
thích(thanh) ci4qing1 xâmmình
ố (?) er4 xxx iả
(?) geng1 canh
uỷ wei3 (bàn) ủi
canh geng1 càng
tháidương tai4yang2 tháiyuèng trờinắng
nhãn yan3 ngãn nhìn
mục mu4 mụk mụk mắt
phấn fen3 fảnh hwun bún, bột, phở
hội hui4 hùi wùi hop, hụi, hẹn..
tương jiang1 (như xìdầu) sẽ 
khứ qu4 huói khwụ đi
giang jiang1 kóng sông (krong)
chuối jiu4 jíu chiếu chuối
yu3 wyị mưa
vân yun2 wàn mây
sươngvụ (?) xiang1wu4 sươngmù
phụ fu4 fóu bụa, vợ
phụ fu4 bố
tie4 đe tía
mẫu mu3 mái mẹ, mái
kêmẫu (Phướckiến và Hảinam) ji1mu3 (cấy)mòu caimái gàmái
kêcông 
(PK và HN)
jígong1 (cấy)kung caikông gàtrống
xa che1 xe, cộ
la luo2 lưới, chài
khoái(điểm) kuai4(dian3) fai(tí) mau(lên)
tuý chui4 say
ẩm yin3 yẫm uống
thực ? chi4 sựk xơi
phiêu ? piào tiểu đéo
bàng (?) đại pang2da4 bựto
huyền xuang2 đen
hắc hei hák tối
muộn men4 buồn
ma3 bei tê, mê
đãi dai4 đợi
liên lian2 lièn sen
lục liu1 sáu
hảo hao3 hỏu hồ hay
khốc ku4 khụ khóc
vân yún v.v và v.v...

Ðọcthêm Ýkiến của Ðộcgiả khác

 

This website advocates the use of Vietnamese2020 and Vietnamese Unicode for a better way to  process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 và tiêuchuẩn Vietnamese Unicode vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com | www.vny2k.net | www.msool.com | editor@vny2k.com


For comments or questions, please email to webmaster@vny2k.com.