Return to front page!


Trangtrước
Trangkế
VNY2K
Diễnđàn
Họcthuật
HánNôm
Sángtác
Sửký
Thamluận
Tuỳbút
Vănhoá
Viễnduký
Việtngữ2020
 
;

Mộtvài suynghĩ về nguồngốc dânViệt

dchph

Xinmời xem vài ýkiến phảnhồi đănglại trên Diễnđàn tiếngViệt tại:
http://vny2k.net/ZiendanTiengViet/viewtopic.asp?forumid=21&id=637

 

Bạnhiền:

Gầnđây, bạn thường gởi email cho bạnbè, trongđó có tôi, những bàiviết về Tàu, về lịchsử Trunghoa, về nguồngốc dântộcViệtnam, về những vấnđề gaycấn trong mối quanhệ Việtnam và Trungquốc hiệnnay. Có lần bạn xinlỗi tôi và D. trước với ýnghĩ là erằng lờilẽ của bạn sẽ làm hai đứa tôi phậtlòng vì bạn cholà trong đámbạn cólẽ hai đứa tôi có máu Tàu trongngười nhiềunhất. Tôi nhớlà đã trảlời với bạn là bạn chẳngcần phải xinlỗi ai hết, chúngta đềulà ngườiViệtnam. Tôi tuylà ngườiViệt gốc "Bông" nhưng khôngchừng tôi lạilà Việtnam hơn rấtnhiều người, kểcả những ông mang họ Nguyễn và họ Lê nàođó... là những họ mà ngườita thường cholà đasố ngườiViệtnam mớicó. Nói nhưvậy làvì có những ông trởthành côngdân nước khác mà quênmẹ nó mất là mình là người gốcViệt. Cũng trong cáchnhìn nầy, tôi là ngườiViệtnam nhưng tôi lại khôngquên tôi có gốcTàu (khôngphải là mình thường chê ngườiMỹ datrắng tứxứ ở Mỹ là sao họ lại quênmẹ nó mất tổtiên họ là ai?). Cây có cội nước có nguồn màlị (câu nầy là của Tàu à nha: "Thụ hữu căn thuỷ hữu nguyên")! Bạn cứ xem những điều tôi sắp viết rađây là chuyện tưvãn, tràdưtửuhậu, đọc rồi quênđi, chớ quantrọnghoá vấnđề quácở, câuchuyện sẽ trởnên nặngnề. Cólẽ khôngmấyai sẽ kiênnhẫn đọc và đồngý với những điều tôi sẽ nói, "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng có những sựkiện mà nhiều người khôngbiết hoặc tảnlờ đi. Thídụ, ngườiHán hiệnđại là một dântộc hợpchủng. Tươngtự, ngườiViệt hiệnđại cũngcó nguồngốc hợpchủng. Tôi hyvọng là giữa tôi và bạn có cùng "mẫusố chung" chodù "phụhệ có tửsố riêng". "Bầu ơi thươnglấy bí cùng, tuylà khác giống nhưng chung một giàn" (chữ "bầu" là tiếngTàu, chữ "bí" là tiếngViệt, nhưng cùnggốc cả!)

Tôi sẽ lầnlượt triểnkhai và trìnhbày ýkiến của tôi nhưng đây khôngphảilà nghiêncứu gì ráotrạo mà chỉlà nghĩsaoviếtvậy, chẳng lớplang, là kếtquả mà tôi lượmlặt được trong quátrình nghiêncứu và họchỏi, và vì tới tuổi thầntrí bắtđầu kémhẳnđi, tôi không nhớđược nguồn tríchdẫn và những consố chínhxác cho những luậncứ hoặc địnhluận nêura ởđây. Điều quantrọng đólà khôngphải tưởngtượng và bịađặt.

Ởđây, ngoài ngữtố "Hoa", như "ngườiHoa", "Hoakiều"... là từ để chỉ những người còn mang bảnsắc Trunghoa dù tổtiên đã đến Việtnam đó babốn đời nhưng chưa hoàntoàn hoànhập với ngườiViệt bảnxứ, kể luôncả "cácchú"(<~"kháchtrú" <~ "kháchgia" <~ "Hakka"), tôi sẽ dùng cả từ "Tàu" rấtnhiều, là từ chúngta thườngdùng để cáigì thuộcvề Trunghoa, vì tínhcách lịchsử của nó ("Tần" ~> "Tàu"? haylà "ngườiTiều" ~> "ngườiTàu" ~> "nướcTàu" ~> "Tàu"?), chứ khôngcóý miệtthị ai (?), và cóhaykhông thì tuỳvào ngữcảnh hay cáchnóichuyện của người sửdụng từ nầy. Ngoạitrừ hai từ hàmý miệtthị là "Chệt" (sosánh "Chin" hay bínhâm hiệnđại "Qín") và "baTàu" (điều thúvị là đây cũnglà một từ gốcHán, trong cổthư tiếngHán gọilà "TamTần", để chỉ ba vùngđất mạn đôngnam (Quantrung) được sátnhập vào nướcTần vềsau, và đó cũnglà cáchgọi nướcTần ngàyxưa của dân sống ở những vùng khác trên đất Trunghoa!) từ "Tàu" đốivới tôi là một từ trunghoà, giốngnhư ta nói "ở nhàTây ăn cơmTàu", "tràTàu", "gáiTàu", "vợTàu", "chaTàu mẹViệt", "Bác hoạtđộng cáchmạng ở bênTàu", v.v... đều không mang nghĩa xấu. Trongkhiđó danhxưng "Trungquốc" là một thựcthể chínhtrị-địalý (giốngnhư hầuhết cả thếgiới ngàynay đều gọi Sàigòn là Thànhphố Hồ Chí Minh vậy, bạn cóthể không thích nhưng đólà một sựthật lịchsử) thì dùngđể chỉ nướcTàu hiệnđại và ta khôngthể ápdụng tênnước của xứ nầy rồi đồnghoá mọithứ liênhệ với nó là "nướcTàu" và "ngườiTàu" đểrồi mangra ápdụng cho tấtcả những yếutố "Tàu" ở Việtnam. Dođó, Trungquốc, chodù nó baohàm cả kháiniệm "Trungcộng", "nướcTàu", ýnghĩa của nó chỉ giớihạn ở những cáchnói như "chuyênviên Trungquốc khaimỏ Bôxít", "hànghoá Trungquốc trànngập thị trongnước", "dukhách Trungquốc đến Vịnh Hạlong tăngcao mỗinăm", "haiphe Trungcộng và Quốcdânđảng bắttaynhau', "ghethuyền đánhcá Việtnam bị tàu Trungcộng uyhiếp", v.v.. Giốngnhư ta phânbiệt trong giọngđiệu khi nóivề ngườidađen ở Mỹ, thídụ, "tôi hãnhdiện là côngdân của nước Mỹ có mộtvị tổngthống là ngườidađen" khácvới "mứcđộ phạmpháp của những tênlưumanh ngườidađen." Dođó để tỏ sựnghiêmchỉnh ta khôngthể mỗikhi bàntán chuyện Việtnam và Trungquốc là kèmtheo "Chệt" và "baTàu", xỏxiêng quênbẳng "bagai là cha máchqué, kỳđà là bố kỳnhông". Tómlại, điều mà sốđông chấpnhận cũng chưachắc đólà sựthật lịchsử, chớnên quơđủacảnắm "vú cả lấp miệng em", nhưvậy chỉ chothấy mình là người thiếuhiểubiết. Bên Mỹ, mỗilần tôi cầm một tờbáo Việtnam lên, lướtqua mà bắt đọcthấy đạiloại những từ trên là xếp chúng vào hạng lácải ngay.

Riêng bảnthân tôi, nói và đọcviết được tiếngTrung hiệnđại và đọcđược ítnhiều tiếngHán cổđại làdo tôi bắtđầu học chúng như một ngoạingữ trên đạihọc gần bamươi năm trước, tôi vẫn tựxem mình khôngnhững là ngườiViệt sanhra và lớnlên trên đấtViệt màcòn hãnhdiện tựhào là tôi nắm đủ tiếngViệt để viếtlách chútđỉnh từ năm 16 tuổi với bàiviết đăng trên gần cả chục tạpchí như Khởihành, Văn, Vấnđề, v.v... và nay đang nghiêncứu tiếngViệt và biênsoạn từđiển từnguyên tiếngViệt của những từ có gốcHán, và ngaycả đềxướng việc cảitổ tiếngViệt, chodù bạn khôngthích nhưng khôngthể phủnhận "tínhphithường" của sựkiện! Bạn đếnchơi nhàtôi thì biết đấy, khôngcógì là "Tàu" hết phảikhông? Nếu tôi không máchbảo bạn, thì cólẽ bạn khôngbiết và giờnầy khôngcần phải vòngvoTamquốc chi ởđây để ráng chứngminh tôi là ngườiViệtnam hầu mongsao ngườikhác nhìn những điều tôi viết thấy cóvẻ kháchquan (chứ khôngphải "kháchsáo") và nặngký ("quảđấmthôisơn") mộtchút. Nếu lờilẽ nầy do một ông Nguyễn nàođó viết thì ngườiđọc sẽ bớtđi mộtít thiênkiến vì chưabaogiờ có ông "thuầntuý" Việtnam nào tựvỗngực đinhận bàcon xagần với anhTàu. Dođâu? Địnhkiến và thiênkiến. Điềunầy chỉ nóilên tính thiểncận và nôngcạn của mộtsố người thiếuamhiểu vấnđề. Họcgiả nhàta cóthể viếtsách nghiêncứu vănminh Hylạp và vănminh Lamã trànggiangđạihải rấtcó tầmvóc nhưng khi đụngtới vấnđề nguồngốc ngườiViệt là cóchuyện, không ồchấy thì cũng tháucấy, chụpmũ "baTàu" ngay. Bạn lênmạng google là tìm thấyngay những bàiviết nựcmùi phânbiệt chủngtộc kiểu nhưvậy.

Như tôi đã nói, máumủ Tàu trong conngười tôi chỉcó khác với bạn ởchỗ là tổtiên tôi cóthể chỉ mới dicư sang Việtnam đến Việtnam sau tổtiên của bạn đã rấtnhiều đời. Giònghọ P. nhàtôi còn giữ giaphả nên tôi biếtchắc được nguồngốc của mình. Tổtiên của tôi làmquan dưới triềuMinh cưtrú ở Tỉnh Phúckiến đã được saiphái đến đảo Hảinam cáchđây haimươi đời khoảng 500 năm trước. Tới đời ôngcố tôi, vào khoảng đầu thếkỷ 20, cólẽ dovì miếngcơmmanháo dònghọ tôi đã dicư tới Việtnam bằng đườngbiển và địnhcư ở Tuyhoà, Phúyên. Còn những chiphái cùng tông khác đã dicư và rãidài khôngít ra khắpnơi ở Việtnam, và ngàynay, sangđến nước Mỹ và những nước khác. Một người cùng họ với tôi, nếu có chữ lót là C. cùng vaivế, nhưvậy chắcchắn chúngtôi có bàcon xagần vớinhau. Thời khángPháp loạnlạc, ôngnội tôi lại đưa giađình tảncư ra vùng Bồngsơn, Tỉnh Bìnhđịnh, hoànhập vào thiểusố dân Hảinam đã đến trướcđó cóthể bằng đườngbiển, và đasố đều nói tiếngViệt sỏi như dânViệt. Sự phânbố ngườiTàu dicư đến Việtnam rõràng là có nhiều ngãđường, phầnđông dânHảinam địnhcư ở vùng miềnTrung (Đànẵng, Quinhơn, Tuyhoà...) nhiềunhất vì điềukiện địalý gầngũi thôngqua đườngbiển. Chồng của một bàcô họ của tôi, nămnay đã trên 86 tuổi, ông kể là thời thanhniên thuở đôimươi ông đã điđilạilại về Hảinam thườngxuyên và có vợ ở cả hai nơi (giốngnhư mộtsố Việtkiều ở Mỹ về nước vậy, hihi)! Tôi nói dôngdài nhưvậy để cho bạn thấy chỉ trong chitổ họ P. của tôi trên đấtViệt cólẽ đãcó sựhiệndiện của hàngngàn người trởlên, rồi nay vì những biếncố lịchsử, lại dicư mộtlầnmữa sang nướcMỹ và các nướckhác, mà hễlà họ P. dĩnhiên là từ Việtnam đến. Bạn lật sổ điệnthoại ra, in ở bên Việtnam lẫn bênMỹ, là thấyngay nhiều tên mang họ của tôi có tênlót đisau như P.C. (vai củatôi), hoặc P.T. (vai của ônggià tôi), P.G. (vai của con tôi), chưakể các đờitrước và đờisau đó, v.v. Riêng ở SF, có khoảng bốn người trùngtên với tôi. Nguồngốc vaivế nầy rất rõràng, dựavào một bàithơ Đường do ôngtổ đầutiên khi mớiđến Hảinam đặtra, với tấtcả những người mang họ P. như tôi, nếu chaông vẫncòn theođúng truyềnthống tổtiên đặt têncon với chữlót có lớplang, tôi chắcchắn là họ có chung một ôngtổ với tôi. Dĩnhiên là nhiều tôngphái thuộc dònghọ khác của ngườiTàu, cũngcó truyềnthống nầy. Tênhọ ngườiViệtnam nếu cũng theo "trườngphái" nầy thì tôi đoán họ cũng có nguồngốc Tàu cậnđại hơn. Tôi tin là nhiều ngườiViệtnam, nếu có giaphả hoặc còn nhớ lời ôngbà kểlại, thì cũng sẽcó câuchuyện tươngtự nhưtrên của tôi để kể cho mọingười nghe. Cứthế mà quynạp nhânlên cấpsốnhân là gầnbằng dânsố "ngườiKinh" ở Việtnam hiệngiờ.

Bạn mang họ Huỳnh, là họ rất "Tiều" (Tàu?) xuấtphát từ miềnNam, cùnggốc với họ "Hoàng" xuấtphát từ miềnBắc. Bạn cólẽ khôngbiết tổtiên mình có gốcTàu bởilẽ là giònghọ nhàbạn đã Việthoá baonhiêu đời và vì tiênnhân không đểlại giaphả haylà đã bịđánhmất. Tuy không ănxổiởthì và xuềxoà thựcsự như người trongNam của người họ Võ (họ nầy được chọnra ởđây là để nhấnmạnh sựđốilập với họ Vũ thườngthường là gốc Bắckỳ như cái cặp họ Huỳnh/Hoàng), nhưng tínhcách của bạn vẫnlà người mangnặng rấtnhiều yếutố miềnNam cósaonóivậy, và cólẽ bạn khôngbiết họ Huỳnh (cũngnhư họ Võ) lại có gốc Triềuchâu lậpnghiệp ở miềnTây Nambộ. Chắc bạn chưa quên là đasố ngườiTriều địnhcư ở miềnTây là hậuduệ những người theochân Mạc Cửu với hơn 50 ngàn người Minhhương àoạt từ Tàu tỵnạn thẳngtới miềnTây Việtnam bằng đườngbiển khi nhàMinh sụpđỗ cáchđây hơn 500 năm. Cóphải vìvậy ta gọi họ là "ngườiTàu"? Giốngnhư "thuyềnnhân", "boat people", Việtnam vậy. Thànhphần ngườiTàu đó cộngchung với một thiểusố khác cólẽ đã đến trướcđó cũng bằng tàughe, baogồm cả những nhóm mà ta gọilà ngườiHẹ, ngườiPhúckiến, ngườiQuảng... đã đến địnhcư lâuđời ở miềnTây, đasố cóthể giờđây đã Việthoá hoàntoàn.

Nhưng cũng chưachắc, cứ thử giảđịnh rằng ôngcốôngsơ của bạn cũng cóthể mang họ Nguyễn, và nếu quảlànhưvậy cũng rất cókhảnăng là tổtiên bạn đã đổi họtên saukhi mang giòngmáu họ Nguyễn từ Bắc dicư vàoNam bằng đườngbộ. Họ Hoàng hay họ Vũ cũng theo đường này. Tuynhiên, cóthể có một hay nhiều khâu dọctheo đườngcáiquan chaông của tổtiên bạn đã lấyvợ hoặclà ngườiChàm hoặclà ngườiChânlạp... và nhưvậy đờiconđờicháu đã hoàchủng với người bảnxứ. Nóinhưvậy tôi cóý nhấnmạnh là càng tiếnsâu vào miềnNam, lượng máu Tàu của didân khaihoang lậpnghiệp trongNam cólẽ ngàycàng loãng dần. Đốivới một thiểusố người ta cóthể dùng mắttrần nhìnthấy sựkhácbiệt qua vócdáng và thểchất. Nhưng bạn vẫn tựhào là ngườiViệtnam chodù cái họ Huỳnh, nếukhông phải gốcTàu thì tổtiên bạn sẽ "đớp" (adopt) cái họ Việtnam có ýnghĩa hơn là "vàng" chứ khôngmắcmớgì lại mượn tiếng HánViệt "hoàngkim" hay "huỳnhkim". Hìnhnhư chẳng thấy ai làm nhưthế vì tôi chưahề biết là cóngười có họ "Vàng", mà chỉ có họ Hoàng, mà ngườiTàu Quảngđông có cái họ đồngtông biếnthể là họ "Wong". Nhưng Hoàng với cáchviết khác cónghĩalà "vua", tứclà bàcon với một ông "Huang" ông "Wang" nàođó, mà "Wang" cònlà đồngtông với họ "Vương"! Một ngườibạn của chúngta mang họ Đỗ, bạnta chorằng giònghọ của nhà bạn là họ Nguyễn, tổtiên đổi họ khôngchừng cólẽ trong thờikỳ giònghọ Nguyễn lánhnạn trongNam vì có quanhệ tới Nguyễn Ánh. Lýlẽ của anh bạn mình cóthể sai bởilẽ là giađình bạn mình là Bắckỳ dicư 54. Cóđiềulà họ Nguyễn xuấthiện rấtnhiều với tên của người gốc Quảngđông, Triềuchâu và Hẹ ("Cácchú"). Hầuhết mọingười trong chúngta chỉ biết nói tôi đây là ngườiViệt dù không giảithích được nguồngốc cái họ Tàu của mình. Cái dỡ của ôngbà mình là ở chỗđó, cólẽ vì chiếntranh loạnlạc và đóikhát triềnmiên, nếukhông giờnầy ta khôngcòn thắcmắc tại sao LạcViệt, Lạchồng, Hùngvương, Hồngbàng, ĐạiNgu, ĐạiViệt, và Việtnam lại mang ngữtố HánViệt.

Theo sựsuyluận của tôi dựatheo những dữkiện lịchsử và ngônngữ, tôi luậnđịnh là từ "Tàu" rấtcóthể là do chữ "Tần" màra mặcdù vẫnchưa tìmthấy sựxuấthiện của cáchgọi nầy trong sáchvở xưa của Việtnam bởilẽ thưtịch cổ và côngvăn Việtnam còn giữđược từ thếkỷ thứ 10 đến 1857 đều viếtbằng tiếngHán gọi nướcTàu bằng tên triềuđại đang trịvì bênđó, baogồm cả chữNôm, tứcnhiên là lấy chữTàu hoặc dùng thànhtố đó để kýâm tiếngNôm, và cái âmNôm ta đọc là dùng tiếngViệt ngàynay để đọc, dođó, âm "tàu" chưachắc làđã được đọc nhưvậy từ ngànxưa. Xin nhắclạiđây chuyện đạiphu Khuất Nguyên là ngườinướcSở đã khẳngkhái chốnglại sựxâmlấn của quân Tần ("Tàu") và ông đã trầmmình tựvẫn vì tứcgiận Sở Hoàivương không nghe lờikhuyêncan để bị nướcTần thôntính. Vì lòng kínhyêu nhàthơ yêunước nầy nên dânnướcSở đã nấu bánh-ú thảxuống sông nơi Khuất Nguyên trầmmình để cá khỏi rỉa thânxác ông, dođó đãcó tục ngày TếtĐoanngọ mồngnăm thángnăm âmlịch. DânViệt cho mãitới ngàynay vẫncòn "ăn" TếtĐoanngọ cũng như tấtcả sắcdân của sáu nước bị nướcTần thâutóm thuởxưa mà giờđây toànbộ đã trởthành thựcthể Hántộc, mà cólẽ trong vôthức tấtcả đều xem ngườiTần là "ngườiTàu" xâmlược. Dân nướcSở, theo sáchvở, là một thànhphần trong khối BáchViệt, thổdân nguyênthuỷ sống phíadưới vùng phíanam hữungạn sông Hoànghà và toàn vùng lưuvực Sông Dươngtử về phíanam, mà Bình Nguyên Lộc cholà họ thuộc chủngtộc Mãlai, trongkhi các nhàdântộchọc Tâyphương ngàynay phânbiệt rõ thành ngườiNamÁ, haylà Austroasiatic, và Malay, thuộc Austronesian, và cảhai là tổtiên của tấtcả những cưdân phânbố khắp vùng đôngnam ChâuÁ. Ngoàira ta cũng cóthể suyluận căncứ vào thờiđiểm lịchsử và vịtrí địalý, cưdân nướcSở, nằmtrong địaphận của Tỉnh Hồbắc thuộc Trungquốc ngàynay, phảicó nguồngốc BáchViệt. Có sách còn khẳngđịnh họ là tổtiên của dântộc Nùng, hậuduệ của dân một nước có tên là Thươngngô thờicổđại có từ 4000 năm TCN (trướcCôngnguyên). Vìlẽđó, khi nhàHán tiêudiệt nhàTần, những ngườidân thuộc các sắctộc cógốc BáchViệt trong sáu nước bị nướcTần thôntính (phải hiểu là dânchúng trong mỗi nước là một tậphợp của nhiều sắcdân bảnxứ đã hoàchủng với dân của người thuộc giaicấp thốngtrị đứngđầu là vua hay vương) đã dễdàng chấpnhận sự caitrị và đồnghoá của ngườiHán (thờibấygiờ kháiniệm nầy đốilập với "ngườiTần"), Thờiđiểm đó baogồm luôncả nhiều sắctộc cưdân dòngdõi BáchViệt của nước NamViệt dưới sựcaitrị của một vịtướng nhàTần là Triệu Đà. Theo thờigian, vì những lýdo biếnthiên lịchsử như ta đã biết, ta đã hoàđồng kháiniệm "ngườiHán" và "ngườiTàu" vàochung một giỏ theo nghĩa ta dùng ngàynay, ychang như trong tâmthức "ngườiHán", là họ ýthức được "tộcHán" là một tổngthể kếthợp đadạng. Dođó ta không lấylàmlạ ngàylễ ở Trungquốc hiệnđại không có ngàylễ nào gọilà lễ Ngưu, Thuấn, Lưu Bang (Hán Caotổ), Lý Dân (Đường Tháitổ), hay ngaycả tên đườngphố, dườngnhư khôngcó tên đườngphố nào gọi là đường Viêm Đế, Châu Vănvương, Đường Minhhoàng, Khanghi hay Cànlong (đạidiện cho dântộc Mãnchâu đã bị Hánhoá), v.v. Điềuthúvị là ở Sàigòn ngàyxưa trước năm 1975 ta lại có những tên đườngphố như Khổngtử, Trangtử, Hảithượng Lãnông, Triệu Đà, v.v... Trungquốc ngàynay là một nước chínhthức gồmcó đạiđasố thànhphần dântộc mà tôi gọilà "ngườiHán-tạppínlù" và trên 50 sắctộc thiểusố chưa hoàntoàn bịHánhoá, nói mộtcáchkhác, là một liênbang "hợpchủngquốc" thànhhình từ thờicổđại và nếu xứ nầy khôngcó chữHán gắnbó họlại vớinhau, ngàynay nướcTàu cóthể đã bị chianămxẻbảy khôngkhácgì Âuchâu. DântộcHán tự bảnthân trong giòngmáu của họ cũng đã chanhoà đủ các thànhphần sắctộc rồi, và trên mộtnửa số các dântộc thiểusố, họ là các sắctộc thuộc chủng BáchViệt (hãy sosánh chủng ẤnÂu của các xứ trong Cộngđồng Âuchâu). Nhưvậy ta cũng có thể suyra, trong giòngmáu họ cũng đã chảy đều một phần máumủ của dânBáchViệt.

Dođó, "ngườiTàu" ngàynay ("Chinese") vềmặt dântộchọc, cái tổngthể của "dântộcTàu" bắtđầu thànhhình lớnmạnh và nhanhhơn saukhi nướcTần ("Chin") tómthâu lụcquốc (Sở, Yên, Tề, Nguỵ, Hàn, Tấn), và kháiniệm "ngườiHán", ápdụng chung cho tấtcả ngườidân sống trong lãnhđịa Trunghoa "liênbang" thốngnhất kểtừđó nhưng đólà sợichỉ nốikết xuyênsuốt từ thời Viêm Đế chođến bâygiờ, chỉ thựcsự xuấthiện saukhi Lưu Bang (Hán Caotổ) tiêudiệt nhàTần lậpnnên nhàHán. Trước năm 199 TCN, nướcTần (nướcTàu) chỉlà một nước nhỏ ("bang") nằm trên vùng Tâybắc thuộc Tỉnh Thiểmtây (vềsau nớirộng thành vùng TamTần ("BaTàu") trongđó baogồm nướcThục (Tứxuyên ngàynay), nóichung là vùng Quantrung (Guanzhong) của Trungquốc bâygiờ. Saukhi thốngnhất nướcTàu, Tần Thỉ-Hoàng (221-208 TCN) đã huyđộng hơn 500 ngàn binh (consố tolớn nầy rõràng là một tâphợp hùngbinh của những nước đã bị nhàTần thutóm -- và trongđó thựcsự đãcó sự hoàlẫn các sắcdân bảnxứ của dântộc BáchViệt rồi (như thídụ về sựviệc nướcSở tómthâu nướcThươngngô, haylà thànhphần dân nướcViệt của Câu Tiễn và nướcNgô của thời Xuânthu Chiếnquốc) tiếnxuống xâmlấn vùngđất được cổthư Tàu mệnhdanh là NamViệt. Dĩnhiên là thờiđó vùng nầy chưa bị sátnhập "liênbang" Trunghoa mặcdù từ thếkỷ thứba TCN, Triệu Đà đã thốnglĩnh vùngđất nầy trongđó baogồm Giaochỉ, Quảngtây, Quảngđông, và Phúckiến... Saukhi nhàHán diệt nhàTần ở phươngBắc, nhân sựhỗnloạn ở vùng Trungnguyên, Triệu Đà lên làmvua (Triệu Vũvương) và đặttên nước là NamViệt, thủphủ đặttại Phiênngung (nay là tên của một khuquận ở Thànhphố Quảngchâu hiệnđại -- mộ của ôngta vẫncòn ởđó). Thànhphần dânsố lúcbấygiờ đasố vẫncòn là dân của các sắctộc thuộc tộc BáchViệt, ngaycả chođếnkhi Hán Vũđế đemquân thôntính và sátnhập nước nầy vào lãnhthổ Trunghoa năm 112 TCN. Giaochỉ vềsau trởthành một châu của nhàHán và được đặttên là Giaochâu. Dưới sựcaitrị khắcnghiệt của nhàHán, thổdân bảnxứ -- gốc LạcViệt và rấtcóthể có mối quanhệ trên một chừngmực nàođó với một sắctộc là tổtiên của người Mon-Khmer ngàynay (căncứ vào những vếttích từvựng cănbản dù rấtít còn hiệndiện trong tiếngViệt), là ngườiViệt cổđại trướckhi có sự táchra thành nguờiMường và ngườiViệt -- dưới sựlãnhđạo của hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị, họ đã nổidậy chốnglại quân thốngtrị nhàHán nhưng thấtbại. Nhiều người đã bỏchạy lên miền Thượngdu mà ta vẫncòn gọichung là "ngườiThượng", người ởlại miền đồngbằng chịu sựđồnghoá của ngườiHán -- Hánhoá -- và trởthành "ngườiKinh", haylà ngườidân ở vùng kinhthành. Để củngcố sựthốngtrị của họ, nhàHán thiếtlập Annam Đôhộphủ và bắtđầu tiếntrình khaihoá và đồnghoá dânbảnxứ -- ngườiAnnam thànhhình (thuậtngữ Annam và dânAnnam đượcdùng để phânbiệt với dânLạcViệt trướckhi bị đồnghoá). Trongkhi Sĩ Nhiếp mang vănhoá Trunghoa đến "Hánhoá" dânbảnxứ, những ngườilính viễnchinh thuộc đủ mọi sắctộc của nhàHán cộngvới những lànsóng ngườidicư đã đếnđây và nhiều người đã không quayvề lại nơi chônnhaucắtrún xalắcxalơ ở phươngBắc, và họ đã nhận "Annam" làm quêhương, lấyvợ đẻcon, gópphần thúcđẩy tiếntrình "Hánhoá", và ngượclại họ cũng đã bị "Annamhoá" bởi đámđông đasố "ngườiKinh". (Sosánh thêm sựkiện línhMỹ đến miềnNam Việtnam chỉ trongvòng 10 năm 1965-1975 và họ đã đểlại hơn 50 ngàn đứa conlai "Việthoá". Nếumà cha của chúng có chọn ởlại Việtnam, đám conlai vẫn nói tiếngViệt như ngườibảnxứ chodù chúng có mang họ Mỹ nàođó, giốngnhư "dânTây" sau 1954.) Và quátrình này đã tiếpdiễn qua nhiều triềuđại suốt 1000 năm dưới áchthốngtrị của ngườiHán, ngaycả saukhi nướcViệt đã giànhđược độclập từ năm 936 (vào thời bên Trunghoa nhàĐường đang suysụp), kinhqua sự sùngbái Nhogiáo, chếđộ phongkiến đượcxem là ưuviệt thuởxưa, và sự thầnphục nướcTàu chomãiđến năm 1884 khi nhàNguyễn kýkết Hiệpđịnh Huế với Pháp cụthể phủnhận sự thầnphục triềuđình nhàThanh! Dođó, sựhìnhthành của ngườiViệt thựcchất là từ sựhoàchủng của ngườidân bảnxứ ("50 con xuốngbiển") với dânbảnđịa và dântứxứ từ khắpnơi ở phíabắc, baogồm cả thànhphần quân nhàHán thờibấygiờ cũng đãcó sựhoàchủng rồi, và phíanam (Môn, Khmer..) tới. Vìvậy, khi bànđến kháiniệm "ngườiViệt", ta phảihiểu là ngườiViệt của thờiđiểm thếkỷ 21 (nói tiếngViệt với ngữtố đồngnguyên với tiếngHán) khôngphải là ngườiViệt của thếkỷ thứnhất hay của thời Hùngvương (cóthể dân thờiđó nói một thứ "tiếngLạcViệt" cổ thuộc gốc Môn (?) và giỏi về kỹthuật luyện đồngthau, và ta cũng nên tựhỏi thêm tạisao chaôngtổtiên chúngta đến ngàynay lại quênmất cách đúc trốngđồng?).

Trong mỗi giaiđoạn của quátrình pháttriển của mỗi dântộc, vềmặt địalý và lịchsử, ta cóthể nhậnthấy rằng thựcthể dântộcViệtnam, pháttriển songhành với sựthànhhình của dântộcHán, càngxuống địabàn phíaNam, tính hợpchủng với ngườidân bảnxứ phíanam càng đậmnét như ta nhậnthấy khi đisâu xuống tầng bảnđịa. Nếu bạn sang viếngthăm các tỉnh thuộc miềnnam của Trungquốc ngàynay, nhấtlà Tỉnh Quảngtây, bạn sẽ thấy ngườidân của tỉnh nầy, không khácbiệt mấy với dânViệtnam ta, thídụ so về mặt thểchất, nhưlà vócngười nhỏnhắn so ngườiTàu phươngBắc caolớn (do họ hoàchủng lầnnữa với "rợHồ" thuộc gốc Tartar, ngườiAltaic, ngườiKim, ngườiMãnchâu, ngườiMôngcổ...) và tậpquán ănuống, thídụ, cơmgạo và bún là mónăn chính của người phươngNam thayvì bánhbao làmbằng bộtmì của "ngườiHán" phươngBắc. Cái điểmchung trong cái vănhoá ẩmthực của tấtcả là ai cũng đều biết dùng "đũa" (một từ có cùng gốc với tiếngHán), uốngtrà ("chè"), một đặcsản phátxuất từ phươngNam ở vùng Phúckiến, haylà nướcViệt của Câu Tiễn ngàyxưa. Cũng với cáinhìn tươngtự, ở xứta, càng xuốngsâu vào trongNam của nướcViệt thờihiệnđại, yếutố bảnđịa hoàchủng với dânbảnxứ (ngườiLâmấp, ngườiChàm, ngườiMôn, ngườiChânlạp, v.v. thuộc các nền vănhoá khácnhau trongđó baogồm nền các vănhoá Sahuỳnh, Hồigiáo, Ấnđộ, Ốceo...) cũng dầndần hiện rõnét hơn. Dườngnhư nơinào có địadanh bảnđịa nơiđó càng mang đậmnét bảnxứ, thídụ, Đànẵng, Quảngđức, Buônmêthuộc, Pleiku, Đắclắc, Phanrí, Sóctrăng, Hàtiên... Tưởng cũng nên nhắclại là hầuhết những địadanh ở Việtnam ngàynay, ngaycả tại những vùng mới được sátnhập vào lãnhthổ Việtnam từ sau thếkỷ thứ 12 như từ Thuậnhoá trởvào miềnNam, từBắcchíNam nơinào cũng đầyrẫy những địadanh tiếngHánViệt hoặc đốixứng hoặc đã cósẵn bên Trunghoa từ ngànxưa, thídụ, Sơntây, Tháinguyên, Hànội, Hàbắc, Hànam, Hàđông (ta "chôm" luôn cả thànhgữ "sưtử Hàđông"!), Quảngtín, Quảngnam (đốixứng với Quảngđông và Quảngtây), Tâyninh, v.v. quánhiều kểkhôngxuể, và điềugì đã buộc ngườita khôngdùng địadanh bảnđịa đãcósẵn mà lại đặt những tên mới nhưvậy nếu chúng không mang một ýnghĩa đặcbiệt nàođó với cưdân ởđó? Thànhphần dânsố từđó cũng phảnảnh mộtcách chừngmực, thídụ, bảnsắc người thuộc Tỉnh Hàđông khácvới người vùng Tỉnh Sóctrăng, dân Thuậnhoá dĩnhiên là có những nét cábiệt khácvới dân Phanrang.

Ngàyxưa ngườiTàu phươngBắc gọi những người phươngNam là "NamMan", nóichung là "man" là "mọi". Tổtiên của những ngườiKinh sống ở vùng đồngbằng SôngHồng ngay từxưa lại cũng dùng từ "mọi" để chỉ người dânthiểusố ngườiThượng sống trên miềnthượngdu, mà họ cóthể đãtừng là chủnhânông của vùng đồngbằng ruộnglúa màumỡ và chỉvì họ bị đànáp, tànsát, truyđuổi, bấthợptác với ngườiHán thốngtrị chonên đãbỏchạy lên miềnnúi rừngthiêngnướcđộc (sosánh những biếncố xungđột sắctộc ở miền Tâynguyên đã đẩy hàngngàn người thuộc dântộc thiểusố gốc Mon-Khmer sang Cambốt 10 năm trướcđây.) Nếu quảthật là họ cùng gốc với tổtiên của ngườiKinh sinhsống ở vùng bìnhnguyên thì ngườiKinh đã không gọi những ngườiThượng bằng cái danhtừ "mọi" mộtcách trịchthượng có tínhcách miệtthị nhưvậy (ngượclại cũng thế, Việtkiều sống ở Cambốt trong lịchsử đã bị cápduồn baolần?), trongkhiđó lịchsử chothaây ngườiViệt baogiờ cũng tửtế với "Hoakiều" sốngchung với họ mặcdù mẫuquốc của họ đã liêntục hiếpđáp dânViệt trong suốt chiềudài lịchsử dựngnước và giữnước! Trước những biếncố dẫnđến cuộc chiếntranh biêngiới giữa Việtnam và Trungquốc năm 1979, nhànước Việtnam longại về một viễntượng "độiquân Tàu thứnăm" ở trongnước nên đã có chínhsách mởcửa biêngiới và côngkhai khuyếnkhích, nhưng không épbuộc, Hoakiều rờibỏ Việtnam. Bấygiờ chỉcó mộtsốít khoảng 100 ngàn kiềudân chấpnhận trởvề cốquốc của chaông mấy đời trước qua ngã Namquan và Móngcái, còn số hàngtrămngàn người cònlại đều theochân ngườiViệt chọn quêhương thứba khác trên thếgiới. Tínhcảthảy trong thậpniên 1975-85, khi ngườita nói hơn một triệu người dânViệt bỏnướcrađi, cónghĩalà hơn nửatriệu ngườiHoa đãđược baogồm trongđó. Khi sang địnhcư ở nướcngoài, Hoakiều Việtnam tỵnạn vẫn giữ sự giaodu làmăn vơi ngườiViệt hơnlà ngườiTàu đến từ các xứkhác. Như ta đã biết, ngườiHoa sinhsống trong những nước ĐôngnamÁ rất nhiều, Philuậttân, Namdương, Tháilan, và đặcbiệt là ở Mãlai với dânsố Hoakiều chiếm trên 33 phầntrăm (thốngkê chínhthức) sovới người gốcMãlai bảnxứ, mà sựhoàchủng ở những xứ đó cólẽ sẽ không lặplại những gì đã xảyra ở xứta -- ngườiHán thốngtrị và xôđuổi dânbảnđịa lên miền rừngnúi -- vì lịchsử chothấy khi kinhtế của những xứ đó mỗikhi cóđiều trụctrặc gặp khókhăn là Hoakiều ởđó bị "làmthịt" theo đúng nghĩađen của từ này. Lịchsử ghinhận trong quákhứ đãcó hàng trămngàn Hoakiều bị tànsát ở Philuậttân, Mãlai, và Namdương. Chuyệnnày đã xảyra ngaycả trong thờiđại ngàynay tại Namdương thời thậpniên 60 và chỉ mới 10 năm trướcđây chodù đasố ngườiHoa ở xứđó đều mang tênhọ ngườiNamdương! Trongkhiđó, theo thốngkê chínhthức thì có baonhiêu "Hoakiều" ở Việtnam? Chỉ mới hơn 1 phầntrăm dânsố! Nếuthế, ta cóthể đặt câuhỏi là dânTàu từ phươngBắc xuống Việtnam từxưanay đã biếnđiđâu hếtrồi? Rõràng là số dânTàu dicư đến Việtnam trongsuốt hơn haingàn nămnay đã biếnthành một thànhtố khôngphânbiệtđược trong cái tổngthể cấuthành dântộc Việtnam. Về mặt thểchất, bạn đã đến Mỹ và tự quansát và đã thấy, trẻcon Việtnam ngaycả của của thếhệ thứnhất sanh ở Việtnam nhưng lớnlên ở Mỹ đềucó vócngười caolớn, trắngtrẻo, và chúng thường bị nhìnlầm là ngườiTàu giữa đámđông dânÁchâu như ngườiViệt thuộc thếhệ chachú mới đến, ngườiPhi, hay ngườiCampuchia nàođó. Dođó, những lýluận bàncải về nguồngốc dânViệt thuộc giốngdân NamÁ (aka "BáchViệt") cóphải là từ lụcđịa xuống hay từ các hảiđảo miềnNam lên 10 ngàn nămtrước (?) thì khôngănnhậpgì tới sựkiện quantrọng là sựhoàchủng là giữa "Hántộc" từ phươngBắc xuống với "Việttộc" chora dântộc Việtnam ngàynay vềmặt dântộchọc.

Vìvậy cách luậngiải "ngườiViệt là sựhoàchủng của ngườibảnxứ (tứclà dânLạcViệt thuộc BáchViệt) với "ngườiHán-tạppínlù"" có liênhệ mậtthiết với sựkiện ngườiViệt mang họ Tàu, nếukhông, làmsao ta lýgiải được sựkiện mỗingười trong chúngta đều mang họ Tàu? Cóngười chorằng nhiều họ đãđược vua thưởngcho vì cócông. Nhưng triềuđại Việtnam chỉcó ngầnấy họ, nhàTrần, nhàLê, nhàNguyễn... Còn họ của mấy ôngvua thì các ngài lấyđâura, xin của ai, ai thưởng cho? Họ của ngườiViệt chỉcó nămba chục họ đổlại, còn họ Tàu bên Tàu thì nhiềukhôngkểxiết, khôngphải trămhọ mà cả hàngngàn họ. Ta nhận thấyrõ họViệt là một "sub-set" của hàngngàn họ Tàu kia. Thựcra ta cóthể làmnghiêncứu và truynguyên ra những họ Việt tươngđồng cùnggốc của những họ của những nhóm ngườiHoa gốc Quảngđông và Triềuchâu, của những nhóm khác có tổtiên làmquan bên Tàu bị đàyải điđến chốn của bọn "mandimọirợ", và của những người thuộcvào số người cònlại khác để giúp ta cóthể quyra là có nguồngốc từ dândicư đã đến từ miềnNam nướcTàu, cũngnhư từ những đám línhviễnchinh hỗnhợp đủ các sắctộc bênTàu có tổtiên đã bị "Hánhoá" (mà tôi gọilà "ngườiHán-tạppínlù") trướckhi thừalệnh đến xâmchiếm vùngđất Giaochỉ. Đasố những kẻthahương đó -- phầnlớn là những traitráng xuấtthân cùngđinhcựckhổ -- đã địnhcư vĩnhviễn ở vùngđất mới nơiđây. Nênnhớ là thờixưa giaothông rất khókhăn, cóngười cảđời cólẽ chưabaogiờ rờixa quá 50 câysố khỏi làngmạc của họ, khi họ đã đếnđây rồi họ sẽ khómà có phươngtiện để trởvề cốquốc. Saukhi địnhcư lậpnghiệp họ đã lấyvợ ngườibảnxứ và hoànhập vào dòng "Việttộc", sanh cháu sanh chít, tấtcả dođó đều mang họ Tàu. Kháiniệm "Hánhoá" là một từ lộingược dòngthờigian baogồm luôncả đasố người trong đám 500 ngàn línhviễnchinh của Tần Thỉ-Hoàng xuống chinhphục miền NamViệt và đasố những ngườiđó đã bị "Tầnhoá" (Tàuhoá?) trướckhi bị nhàHán "Hánhoá". Nóiđinóilại kếtluận chủyếu vẫnlà phầnlớn dânViệtnam chúngta ngàynay là hậuduệ của dânbảnxứ đã hoàchủng với những ngườiTàu ("ngườiHán-tạppínlù") đến vùngđất nầy ròngrã từ hơn haingàn năm đỗlạiđây, tínhluôn thờiđiểm kểtừkhi nướcViệt giànhđược độclập từ năm 936, và nhưvậy dântộc Việtnam đã thựcsự thànhhình như ta thấy ngàynay là cái tổngthể hoàhợp chủngtộc của "thổdân" và ngườiđếnsau từ phươngBắc trong suốt mộtngàn năm Bắcthuộc và của những triềuđại tiếptheo sauđó. Hãy sosánh cái "melting pot" của nướcMỹ, hay đúnghơn là của các nước NAMMỸ, vì ta cóthể nhậnthấy môhình chủngtộc của phầnđông dânsố các nước châuMỹLatinh sau chỉ 300 năm bị người Tâybannha thốngtrị và đồnghoá, thànhphần "Hispanic" (dânbảnxứ hợpchủng với ngườiTâybannha datrắng) đasố manghọ Tâybannha và nói tiếngTâybannha, còn dânbảnđịa vẫnlà dânbảnđịa, có sựphânbiệt rõràng, và ở xứta, dânbảnđịa chínhlà "dânThượng".

Nếuthế tạisao ngườiViệt lại không "ưa" ngườiTàu? Bạn có "ưa" ngườiTàu ở Việtnam không? Khônghỏi nầy thật khó trảlởi. Nóiđúngra là ta khôngưa cái nướcTàu khổnglồ phươngBắc thườngxuyên ănhiếp nướcta chứ khôngphải cánhân Hoakiều nàocả. Bằngchứng là ngườidân xứta đã sống rất hoàđồng với nhiều cộngđồng ngườiHoa chungquanh, đasố là hậuduệ của những người mới dicư đếnsau cở từ 500 năm đỗlại đây, đólà ngườiQuảngđông, ngườiHẹ, ngườiHảinam, ngườiPhúckiến, và người Minhhương baogồm ngườiTriềuchâu, mà trên thốngkê chínhthức thiểusố ngườiHoa ở Việtnam mới hơn khoảng 1 phầntrăm dânsố. Bởi những lýdo lịchsử, nướcViệt dườngnhư lúcnào cũng ởtrong tưthế chuẩnbị để đốiđầu với những đedoạ uyhiếp từ anhTàu (để chỉ Trungquốc) vì anhta quámạnh xưanay, nhấtlà vào thờiđiểm của thếkỷ 21 ngàynay. Ttừxưađếnnay nướcViệt lúcnào cũng phải hoàhoãn tìmcách phòngvệ để khỏibị Bắcthuộc mộtlầnnữa. Ngàynay nhànước ta chơi với anhTàu nhưng, dânta cũngnhư ngườiĐàiloan, ngườiTângiaba, người Mãlai -- về mặt thờigian thì họ thuộc thờicậnđại -- khôngai muốn trựcthuộc Trungquốc hết mặcdù thànhtố ngườiTàu ở những xứ này rấtlà đôngđảo. Môhình chủngtộc của Việtnam chínhlà hìnhảnh của Đàiloan sau haingàn năm nữa, nếu xứ nầy còn tồntại như một thựcthể riêngbiệt như ta thấy ngày hômnay, dân của xứ này sẽ không nhận họlà "ngườiTàu" mà họ sẽ tự xem mình là dânĐàiloan (ngàynay đãthế) mặcdù thànhphần dânbảnxứ ("thổdân") Đàiloan rấtlà ít (nếu bạn sang Đàiloan và thấy rấtnhiều người nhaitrầu bỏmbẻm khắpnơi, đólà hậuduệ của dânPhúckiến, là hậuduệ của sắctộc ÂuViệt trong tộc BáchViệt đã hoàchủng với "ngườiHán-tạppínlù" chứ khôngnhấtthiết phàilà "thổdân" gốc Austronesian).

Cóphải nói nhưvậy mọingười trong chúngta mang họ Tàu đều có tổtiên là ngườiTàu hết à? Trảlời thoảđáng câuhỏi nầy chưacó nghiêncứu đứngđắn nào trựcdiện với vấnđề mộtcách kháchquan (khôngcó đầuóc thiên Tàu hoặc bài Tàu) và khoahọc (nhưlà lập bảng môhình gene-DNA -- khônghiểusao các ông khoahọcgia nhàta vẫncòn chưa thựchiện nổi dựán nầy -- cũngnhư đồngthời tiếnhành những nghiêncứu mớimẻ về lịchsử cổđại của các dântộc thuộc tộc Báchviệt như đã được ghichép rảirác và tảnmạn trong cổthư của Tàu nhưng chưacó nghiêncứu nào nhắcđến chúng, khôngcứphải nhaiđinhailại những điều đãcósẵn từ Hoàng Lê Thôngnhất Chí, Đạinam Sửlược, Việtnam Sửlược, v.v...) Tómlại, dưới mắtnhìn của tôi, ngườiViệt của nướcViệt ngàynay chínhlà hậuduệ của một tổngthể thànhtựu và kếttủa từ đám cháuchít của dânbảnđịa -- tính luôncả những nhóm đã bị hoàchủng hoàntoàn trướcđó -- họ là những ngườigốcTàu đã hoàntoàn "Annamhoá" từ nhiềuđời liêntục trongsuốt hơn haingàn năm trước và đã trởthành "ngườiKinh" hay "dântộcKinh". Trong thờiđại ngàynay cứ đơngiản nhìn quanh bạn những ngườiquenbiết là bạn thấyngay tỷlệ Tàu/Việt khácao, đólà chưakể những người gốcTàu đã hoàntoàn Việthoá. Thídụ, bênngoại của tôi, nguyên cũng là người gốc Hảinam và ôngngoại tôi vẫncòn nói trọtrẹ tiếngViệt, nhưng nay tấtcả giađình phía cậudì cùng anhemcậumợ đều đã trởthành ngườiViệtnam 100 phầntrăm, và dĩnhiên là cái họ Diệp chưahề bị thayđổi. Còn "ngườiThượng", họ là ai? Họ chínhlà những ngườidân bảnđịa bị đẩylên vùng miềnthượngdu (tổtiên của Mạc Đặng-Dung là người cóthể thuộc dântộcTày -- Dai, Tai, Thai -- mà có sách gọilà dântộcĐản thờicổđại), trongsốđó cócả "ngườiMường" (gầngũi với ngườiViệtnhất, và Vua Lê Lợi cóthể là người gốcMường) là nhữngngười bấthợptác với những ngườichủ mới trên đấtđai của họ, là giaicấp thốngtrị của nhàHán bắtđầu trướchơn thuở vùngđất Giaochỉ được đổitên thành Giaochâu vàokhoảng năm 197.

Dođó từ câuchuyện nguồngốc họ P. của tôi và họ Diệp bênngoại tôi, nói thêm dămbacâu nhànđàm về họ Huỳnh của bạn, rồi nếu có tán thêm về họ Khổng, họ Đỗ, họ Võ, họ Cao, họ Đoàn, họ Trịnh, họ Lâm, họ Lê, họ Lưu, họ Phạm, v.v.. cuốicùng kếtluận tấcả vẫn đềulà những họ Tàu. Và nóichung, khôngcó họ nào là họ Việtnam thuầntuý cả, kểcả họ Nông. Ngườita cũng chorằng họ Nông là họ của ngườiNùng nhưng thựcra đó cũnglà họTàu! Nói về ngườiNùng, nhưđãkểtrên, đâylà nhóm dântộc thiểusố cómặt khắpnơi từ trên miền thượngdu Bắcbộ ở Việtnam trảidài đến suốtcả vùng miềnnam Trungquốc. Dântộc nầy ở Trungquốc ngàynay ngườita gọilà tộc Tráng, dù họ vẫn giữ bảnsắc riêng thuy đasố bâygiờ cũng đãbị Hánhoá khánhiều, tấtcả hầunhư ai cũng đều mang họ Tàu như ta. Cũngnhư sắctộc LạcViệt, tổtiên của dânNùng là một thànhphần của các dântộc BáchViệt của trên 4000 năm trước nằm trên địabàn miềnNam Trunghoa vượtqua bên tảngạn Sông Dươngtử lêntận đến vùng thuộc Tỉnh Sơnđông miền Đôngbắc nướcTàu trướckhi ngườiHán bànhtrướng đến chiếmlĩnh và đồnghoá. Trong thờiđại ngàynay, dântộc Tráng (Nùng) là một dântộc có sốdân thiểusố đôngnhất thếgiới, hơn 20 triệu người, sống trong một lãnhthổ mà họ khôngcó quốcgia riêng (quốcgia riêng của họ ngàyxưa đã bị thaythế bằng nướcSở cáchđây trên 2500 năm). Địabàn tậptrung của dântộc nầy ngàynay nằm trong khuvực tựtrị của Tỉnh Quảngtây, Trungquốc. Ngàyxưa, ngườiNùng là người bấthợptác với ngườiHán, số người chấpnhận sựHánhoá, ngàynay đã trởthành ngườiQuảngđông, ngườiPhúckiến! Tôi đã từng hoàinghi là ngườiViệt cổđại của tổtiên dântộc Việtnam ngàynay có máumủ quanhệ với dânNùng nhưng luậncứ nầy chỉ căncứ trên những sựkiện vănhoá như divật trốngđồng mà chotới ngàynay họ vẫncòn sửdụng vào các dịp lễlạc (họ còn có cả chuyệncổtích về nguồngốc trốngđồng), sựtích nỏthần, và vềmặt ngônngữ, ngữpháp của tiếngNùng có cấutrúc danhtừ đitrước hìnhdungtừ đisau, và vếttích nầy vẫncòn hằndấu trong tiếngQuảngđông, thídụ, "gàcồ" họ gọilà "cáycông" (tiếng Phướckiến, Triềuchâu, và Hảinam cũng đềucó cáchnói tươngtự.) Cóđiều là khi tôi nghiêncứu từnguyên đã không tìmthấy sựtươngđồng nào đángkể với các cụmtừ cơbản giữa tiếngNùng và tiếngViệt, cólẽ vì từnguyên tiếngViệt đã bị Hán lấnát gầnhết.

Sởdĩ tôi dàidòng nhưvậy vì vấnđề ngônngữ và dântộc đều có mốiquanhệ mậtthiết vớinhau, vídụ, sự táchrời ngườiKinh và ngườiMường từ ngườiViệtcổ bảnxứ giốngynhư sựtáchrời của tiếngViệt ra khỏi ngữchi Việt-Mường. Thựcra nhậnthức này chỉ nảysinh trong tôi sau những cốgắng truytìm nguồngốc tiếngViệt, cụthể hơn, đólà từnguyên tiếngViệt có gốcHán. Tôi nhậnthấy sự hìnhthành dântộc Việtnam và tiếngViệt có rấtnhiều điểmchung, đólà cáinền BáchViệt, còn cụthể thì tôi vẫn chưabiết cái nềnnguyênsinh (aborginal stratrum) của LạcViệt tiếpcận với thànhphần sắctộc thiểusố nào ngàyxưa để bắt câycầu nối bị đứtđoạn bắtđầu từlúc dân LạcViệt saukhi đã trảiqua hết sự caitrị của 18 đời Hùngvương -- kéodài tốiđa là 500 năm, tuổithọ thờiđó khôngcao -- tìnhhình ở xứ Giaochỉ thờibấygiờ đã rasao trướckhi hoànhập vào nước NamViệt của Triệu Đà? Đám dânbảnxứ có ngónchân giaonhau đã biệtdạng chốnnào khi nhàHán đến caitrị xứ nầy? "50 con lênnúi?" Dântộc đó cólẽ phải biết trồnglúa, ăntrầu, nhuộmrăng, xâmmình, đánhcá, luyệnđồngthau, đúc trốngđồng, v.v... tuỳtheo thờiđiểm và khônggian mà ta xácđịnh là muốn bắtnguồn vùng Hồnam Độngđìnhhồ hay chỉ tính từ vùng Châuthổ Sông Hồng, mà ở cả hai vùng đều cómặt những người thuộc sắctộc Môn (thuộc Mon-Khmer) vì trong tiếngViệt đã giữlại những dấuấn đángkể vì ngoài sự vaymượn từvựng do sựgiaotiếp ra còn phải có mối liênhệ cậtruột nàođó trướckhi ngườiHán tới.

Bànđến vấnđề ngônngữ, sự hìnhthành một dântộc thường điđôi với sự hìnhthành tiếngnói của dântộc đó. Những yếutố cấuthành tiếngViệt hiệnđại, trong quátrình pháttriển, yếutố mạnh sẽ lấnát những yếutố yếu. Dođó, nghiêncứu về nguồngốc dânViệt cầnphải có sựhỗtrợ của những thànhquả nghiêncứu về tiếngViệt. Và ngượclại đốivới tộcHán cũng thế vì ngườita cũng đã tìmthấy rất nhiều dấuvết từ "BáchViệt" trong tiếngHán (như yếutố Mon-Khmer trong tiếngViệt). Bàiviết nầy chẳng phảilà bài nghiêncứu về Việtngữ chonên những kếtluận vắntắc nêura ởđây là hệluận rúttỉa từ những nghiêncứu của vấnđề đó màra. Tuy những nhàngữhọc Tâyphương ngàynay -- theo thiểný, có điều phiếndiện và thiếu "ngữcảm", tuylà "Tây" nhưng khôngnhấtthiết mấy ổng đúng vì đasố dựavào thôngtin do "informants" hay "thôngdịchviên" cungcấp, sửdụng côngcụ ngữhọc ẤnÂu mộtcách máymóc và cứngnhắc cũngnhư không "master" ngônngữ liênhệ mà họ nghiêncứu -- đều kếtluận là tiếngViệt có nguồngốc NamÁ (Austroasiatic, aka "Báchviệt") thuộc ngữhệ Mon-Khmer, ngữchi Việt-Mường pháttriển từ tiếngViệtcổđại, haylà "Vietic". Trong tiếngViệt hiệnđại tấtcả những thànhtố tiếngHán cổđại và hiệnđại đều hiệndiện rõnét và được sửdụng tíchcực, nhấtlà vềmặt từvựng, baogồm luôn những từ cănbản, trongkhiđó tiếngViệt lại cáchxa rấtnhiều với những ngônngữ thuộchệ Mon-Khmer. Dùlà trong bấtcứ ngônngữ nào trên thếgiới ngàynay đều có những yếutố vaymượn ngoạilai, nhưng những từ cơbản dùng trong sinhhoạt hằngngày cũngnhư những kháiniệm để chỉ nhự sựvật và hiệntượng xungquanh ítkhi cósự vaymượn. Dođó sựtươngđồng của những từ cơbản này trong tiếngViệt với nhiều phươngngữ tiếngHán cho thấy mốiquanhệ của chúng không chỉ đơngiản là sựvaymượn thuầntuý mà cóthể có mốibànghệ vì lýdo cả hai dântộc Hán và Việt, nhưđãkểtrên, hìnhthành do sựhoàchủng lẫnnhau. Sựkiện nầy chora kếtquả phảnánh rõnét trong hầuhết các phươngngữ tiếngHán và tiếngViệt. Giốngnhư vềmặt dòngmáu sắctộc, càng tiến về phươngNam, yếutố "Hán-phươngBắc" loãngdần và yếutố "bảnđịa-phươngNam" đậmlên. Cách sửdụng từvựng ở miềnBắc Việtnam chođến ngàynay vẫncòn bị ảnhhưởng tiếngHán, cả cổđại và hiệnđại, mộtcách mạnhmẻ trongkhi tiếng miềnNam biếnâm và kếtnạp nhiều ngữtố bảnđịa, thídụ "lợn" (HánViệt "độn") đốilập với "heo" (HV "hợi"), ngan | ngỗng, giời | trời, giăng | trăng, bố | tía, mợ | mẹ, xơi | ăn, tiểu | đái, đéo | đụ ... chodù trong tiếngNam vẫn còn lưugiữ những âmvị cổ như Việt | "Jiệt", vô | "dô"... Đồngý là sốđếm "một" đến "năm" trong tiếngViệt đồngnguyên với các thứ tiếng Mon-Khmer, nhưng khôngcó ôngTây nào biết "bánhchưng", "bánhdày", "dưahấu", "đậuphụng", "bắp", "chảlụa", "ruốc"... đều  đồngnguyên với tiếngHán. Câuhỏi đặtra ởđây là nếu trên 90 phầntrăm từvựng trong tiếngViệt có mốiquanhệ trựctiếp với tiếngHán, thànhphần dânViệt cóphải có cùng tỷlệ?

Nhiều chủngtộc khác trên thếgiới ngàynay như là ngườiẤnđộ, ngườiChâuMỹLatinh, như ngườiTàu và ngườiViệt hiệnđại (tôi cốý lặplại ởđây), đều có nguồngốc hợpchủng! Tôi và bạn và những ngườiViệtnam ngàynay chỉ khácnhau ởchỗ là tổtiên của mỗingười trong chúngta dicư đến nơinầy trước và sau mà thôi, giốngnhư dân của Hợpchủngquốc Hoakỳ vậy. Người mà ta chínhthức gọilà "Hoakiều" hay "ngườiHoa" là những người có tổtiên mới đến từ Tàu thờigian saukhi TriềuMinh bênđó bị NhàMãnThanh thôntính. Mộtvài thếhệ nữa, những ngườiHoa này sẽ trởthành ngườiViệtnam hoàntoàn, haynóiđúnghơn, một ngườiTàu Việtnam, hoặclà "ngườiViệt gốcHoa", giốngnhư bênMỹ họ gọi "ngườiMỹ gốcHoa", "ngườiMỹ gốcViệt", và thếhệ thứhai thứba sinhđẻ ở Mỹ sẽ đơngiản gọilà ngườiMỹ. Giốngnhư lời bànluận của anh NTK về sựhìnhthành của nướcMỹ và ngườiMỹ, thuở bansơ bắtđầu từ dânAnh dicư nổilên làmcáchmạng dành độclập. Thựctế là ngườiMỹ thuởbanđầu là ngườigốcAnh và saukhi họ giànhđược độclập nướcAnh và ngườiAnh vẫnlà ngườiđồngminh tựnhiên của họ. Mộttrongnhững lýdo là điềukiện địalý xaxôi, ĐếquốcAnh không vóitay tới Mỹ được để thuộcđịahoá lầnnữa. Và nướcnầy vẫncòn đang trong tiếntrình trưởngthành để trởthành một nước hợpchủng đúngnghĩa. Nếu ta cứ giảdụ rằng những ngườiMỹ đếntrước là ngườidavàng, thì thựcthể chủngtộc sẽ khôngcòn sựphânbiệt nàonữa, ychang như sự cấuthành thànhphần dântộc Hán hay Việtnam. Tôi đưa sựkiện hìnhthành nước Hiệpchủngquốc Hoakỳ, nhưng chưatới 300 năm, để chúngta dễdàng nhậnthấy dânHán ởbên Trungquốc ngàynay là một tổngthể hợpchủng "hiệpchủngquốc" đãcó và hìnhthành trongsuốt hơn 5000 năm (NhàÂn bị nhàHạ tiêudiệt, nhàThương lấy nhàHạ, nhàChâu hạ nhàThương, rồi nhàChâu bị suyyếu trong thời "Xuânthu chiếnquốc", nhàTần hùngmạnh lên diệt nhàChâu ("Đôngchu liệtquốc") tómthu thiênhạ -- đasố là dân có nguồngốc BáchViệt -- rồi bị nhàHán tiêudiệt, Hánhoá tấtcả dân các nước xong họ tiếptục bànhtrướng xuống phươngNam. Dođó ta thấy dânHán tứclà cáitổngthể hoàhợp đó, là cái "tạppínlù" nátnhứ chínrục từ cái nồisúp với mọithứ raucỏ thịtthà trongđó. Phảinói đâylà nồi súpde hoặc nốiápsuất mới đúng, thứgì bỏ vào đều bị tanrục: dânRợ, dânNamman, dânKim, dânMãnchâu, dânMôngcổ, và suýtnữa là dânNhật khi họ xâmlăng Trungquốc trong thời Đệnhị Thếchiến (chodù họ cógọi là ĐạiĐôngÁ, Xứ Mặttrời mọc hay lặn haylà cái chichi gì chăng nữa thì cái thànhtố "Hán" vẫn cònđó bấtkể dưới danhxưng nào. NướcViệt maymắn là Vua Quangtrung không sống đủlâu để thựchiện giấcmộng lấylại hai vùngđất LưỡngQuảng, nếu thànhcông và ngaycả chodù có thâutóm cả nướcTàu và gọi nướcnầylà nước ĐạiViệt đichăngnữa thì bảnchất của nó vẫn là "Hán" như ta đã lặpđilặplại nhiềulần ởtrên. Got the ideas, my buddy? Phải hiểu lịchsử hìnhthành nướcTàu từxưađếnnay nhưthếnào mới khôngcó những kháiniệm lệchlạc về ngườiTàu.

Dođó ngàynay khi chúngta bànvề ýđồ bànhtrướng với "chủnghĩađếquốcmới" của Trungquốc, cũng đang nớirộng quađến những nước Phichâu, ta biếtrằng là trong tâmthức ngườiTàu ("ngườiHán hiệnđại") baogiờ cái ýtưởng bànhtrướng về phươngNam vẫnlà conđường lýtưởngnhất và cầnthiết để sinhtồn. Vìvậy, mốiđedoạ "Bắcthuộc kiểutânthời" là một hiệnthực mà Việtnam phải đốiđầu thườngtrực, nếukhông, 100 năm hay 200 năm nữa xứta khôngchừng sẽ trởthành một tỉnh của Trungquốc, khôngkhácgì Quảngđông ngàynay. Nhưđãnóitrên, dânQuảngđông bảnxứ 2200 nămtrước cóthể là cùng gốc với ngườiNùng -- giốngnhư Việt và Mường vậy -- sau bị "ngườiHán" thốngtrị và Hánhoá nay trởthành "Đườngnhân" haylà "Thòngdành". Sởdĩ họ thường tựxưng nhưvậy làvì didân từ khắpnơi vào vùng nầy nhiềunhất xảyra vào đời nhàĐường, tiếngQuảngđông là tiếng biếndạng của tiếngnói từ đời nhàĐường xâydựng trên cáinền "tiếngNùng cổđại". Trong đám bạn của ta có LVD và HHQ là người cóthể ngườiQuảng gốcNùng đó, bạnhiền ạ. Tôi khôngnghĩ là có nhiều ngườiViệtnam hiểurõ nướcTàu và ngườiTàu như tôi đã trìnhbày, ở mỗi thờiđại ngườiHán mỗi khác, và đasố những cáinhìn hạnhẹp nôngcạn của những tay kỳthịchủngtộc nàynọ chỉ lặpđilặplại những quanđiểm và cáinhìn của những những tay kỳthịchủngtộc khác. Và đâylà bàiviết để những ngườiđó hiểu sâuhơn chútnữa nếu họ chịu suygẫm về những luậnđịnh của tôi. Nếu không biết địch là gì và cũng chẳng biết ta là ai luôn, lúc đụngtrận bị thua là cáichắc.

dchph
SF 5/2010

 

 APPENDIX

Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán

• Bùi Khánh Thế

1. Dẫn nhập

1.1. Quá trình hình thành và phát triển tiếng Việt, xét theo quan điểm giao lưu (interchange) và tương tác (interaction), là quá trình tiếp xúc ngôn ngữ (TXNN). Ở thời kì hình thành đó là sự giao lưu và tương tác giữa các thứ tiếng thị tộc, bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc để hợp thành hạt nhân của tiếng Việt. Bắt đầu thời kì phát triển, cùng với các bước lưỡng phân(1), là những giai đoạn tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ ngoại lai - được hiểu như các thứ tiếng ngoài gia đình ngôn ngữ Nam Á (AA) và Nam Thái (AT) (P.Benedict, 1996). Ở thời kì phát triển, sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán hay Việt–Trung (từ đây gọi chung Việt–Hán) là dài lâu nhất và hình thái tiếp xúc cũng có nhiều kiểu loại nhất. (Xem thêm ở phần 2)

1.2. Trong bài viết này có mấy từ (ngữ) khoá sau đây được sử dụng: tiếp xúc ngôn ngữ, ứng xử ngôn ngữ, yếu tố gốc Hán. Thuộc số đó có từ (ngữ) đã quen thuộc, nhưng khi xuất hiện trong bài viết này một đôi trường hợp mang một sắc thái hơi khác.

Tiếp xúc ngôn ngữ là “sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận kề nhau về mặt địa lí, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” (O.S. Akhmanova, 1966). TXNN còn được hiểu là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự TXNN được quy định bởi nhu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v. thúc đẩy” (V.N.Jarceva, 1990). Với tình hình TXNN ở Việt Nam, cũng như với một số nước từng có sự xâm lược và chiếm đóng của một thế lực ngoại quốc, ta còn có thể thêm vào đoạn dẫn trên: nhu cầu giao tiếp giữa cư dân bản địa với những người thuộc bộ máy cai trị và đội quân xâm lược hoặc chiếm đóng ngoại quốc. Trong hình thái TXNN này, sự ứng xử ngôn ngữ của cư dân bản địa là vấn đề hết sức tế nhị. Trong nhiều trường hợp nó làm nổi rõ bản sắc dân tộc của cả một nền văn hoá.

Ứng xử ngôn ngữ (Language Treatment) có nội dung khái niệm thuộc lĩnh vực xã hội ngôn ngữ học. Cách diễn đạt này được xem là tương đương với Kế hoạch hoá ngôn ngữ (Language Plan/Planning). Ứng xử ngôn ngữ là sản phẩm của những quyết định có ý thức về sự lựa chọn mã (code) trong hoạt động giao tiếp (John Gibbons, 1992 ). Ứng xử ngôn ngữ mang tính xã hội được thể hiện trong chính sách ngôn ngữ của nhà nước hoặc một tổ chức xã hội. Chẳng hạn chính sách ngôn ngữ hiện nay của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; chính sách ngôn ngữ của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện trong Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943. Ứng xử ngôn ngữ cũng có thể là sự lựa chọn của một người về ngôn ngữ mà mình dùng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn từ. Sự ứng xử ngôn ngữ của mỗi người được quy định bởi nhiều nhân tố vừa khách quan vừa chủ quan, trong đó nhân tố chủ quan có tính quyết định. Ứng xử ngôn ngữ là một thành phần về ứng xử văn hoá. Do đó, truyền thống văn hoá, truyền thống ứng xử ngôn ngữ của cộng đồng, của dân tộc có ảnh hưởng quan trọng đến thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thành viên trong cộng đồng.

Yếu tố gốc Hán không chỉ là những từ bắt nguồn từ tiếng Hán xưa nay được gọi là từ Hán - Việt. Trong bài này yếu tố gốc Hán được hiểu là tất cả những đặc điểm hoặc thành tố ngôn ngữ nào mà qua sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán tiếng Hán có thể có ảnh hưởng đến tiếng Việt ở mặt này hay mặt khác. Chẳng hạn các đặc điểm về ngữ âm, đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp, các thành tố từ vựng ngữ nghĩa. Tuy trong bài viết này các thành tố từ vựng ngữ nghĩa là ngữ liệu được đề cập đến nhiều hơn, nhưng các phương diện khác của tiếng Hán cũng sẽ được nhắc đến khi cần.

1.3. Trong nhiều trường hợp bài viết sử dụng các dẫn liệu ngôn ngữ rút từ những công trình đã công bố và được thừa nhận rộng rãi của các tác giả khác cùng với những ngữ liệu mà người viết bài này dùng trong các lập luận của mình. Đề cập đến một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội - ngôn ngữ học, khi cần thiết chúng tôi cũng đụng chạm đến những dẫn liệu thuộc các lĩnh vực ngoài ngôn ngữ để làm rõ thêm cho những lập luận liên quan với hiện tượng nội tại ngôn ngữ.

2. Tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán

2.1. Các giai đoạn tiếp xúc và đặc điểm

Trong khoa học nói đến thời kì hoặc giai đoạn tức là bàn về sự phân kì có tính lịch đại (diachronic division of events into periods) về diễn tiến hay quá trình phát triển của một hiện tượng, một sự kiện nào đó. Mỗi sự phân kì nhằm vào một/vài mục đích nhất định và có tiêu chí định hướng cho sự phân kì. Sự phân kì hiện tượng TXNN dựa vào các hình thái tiếp xúc, điều kiện xã hội - lịch sử và hệ quả mà sự TXNN dẫn tới về mặt cấu trúc cũng như về chức năng xã hội của ngôn ngữ.

2.2. Theo các định hướng trên đây ta có thể hình dung sự phân chia quá trình tiếp xúc Việt–Hán thành sáu giai đoạn (hoặc thời kì):

  • Giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang chuyển sang Âu Lạc.
  • Giai đoạn Triệu Đà sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào Nam Việt.
  • Giai đoạn Nam Việt bị Đế quốc Hán khuất phục và lãnh thổ cũng như cư dân Âu – Lạc (từ đây gọi một cách quy ước là Việt Nam)(2) trong cương vực Nam Việt cũng bị đế quốc Hán thôn tính. Trong chính sử Việt Nam giai đoạn này được gọi là Thời kì Bắc thuộc.
  • Giai đoạn nền độc lập (trong lịch sử có khi gọi là nền tự chủ) Việt Nam được khôi phục và xây dựng nhà nước Việt Nam theo chế độ vương quyền.
  • Giai đoạn Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa Pháp trên đất Việt Nam.
  • Giai đoạn Việt Nam giành quyền độc lập từ tay thực dân Pháp cho đến nay.

2.2.1. Có thể xem giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang (VL) và từ VL chuyển sang nhà nước Âu - Lạc (ÂL) là khởi điểm quá trình TXNN trên miền đất Việt thời kì mở cõi, dựng nước này. Đây là thời kì của các huyền thoại và giả thiết, giống như ở bất kì dân tộc và đất nước nào trên thế giới. Vì vậy nơi đây tồn tại nhiều truyền thuyết, huyền thoại và trên cơ sở đó mà các nhà nghiên cứu đã có những giả thiết khác nhau về dân tộc Việt Nam hiện nay và về quá trình hình thành vùng khai nguyên của Việt Nam hiện đại. Tiếp cận từ lí thuyết TXNN ta có thể hình dung trước hết đó là quá trình tiếp xúc giữa các ngôn ngữ bản địa mà kết quả là sự hình thành của tiếng Việt thời cổ(3). Tiếp theo đó là sự tiếp xúc với các thứ tiếng đến từ ngoài vùng đất khai nguyên.

Về mặt này giả thiết mà K.W.Taylor đưa ra, theo tôi, là đáng chú ý hơn cả. Trong sách Sự ra đời của Việt Nam, ngay trang đầu chương I, tác giả đã dựa vào truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân trong Lĩnh Nam Chích Quái (LNCQ) và Đại Việt sử kí toàn thư (TT), để giải thích cuộc hôn phối giữa hai nhân vật huyền thoại này. K.W. Taylor hình dung rằng Lạc Long Quân là một người dòng dõi đế vương vốn ở phương bắc, Trung Hoa (A Monarch from the North, China...) từ biển xâm nhập vào lục địa và khi nhận thấy nơi đây không có vua bèn xưng vương để cai quản. Nhưng cư dân địa phương không chấp nhận và nhân vật ngoại bang này buộc phải ra đi(4). Qua mối liên kết tượng trưng đó ta có thể hiểu: đây là sự tiếp xúc Việt–Hán đầu tiên trong lịch sử. Có điều là giai đoạn tiếp xúc này ắt là không lâu bền và chưa tạo nên tác dụng gì sâu sắc về mặt ngôn ngữ, nếu có.

Cách hình dung như K.W.Taylor, theo tôi, rõ ràng là có sức hấp dẫn, và cách hiểu dựa vào sự hình dung ấy là hợp lô gích. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đều thuộc phạm trù huyền thoại và giả thuyết, gắn với giai đoạn dã sử, phải chờ đợi những cứ liệu hiện thực chứng minh. Dẫn sao giả thuyết này cũng gợi cho ta một hướng suy nghĩ lí thú.

2.2.2. Trong lịch sử Việt Nam giai đoạn Triệu Đà chinh phục và sáp nhập Âu Lạc vào phạm vi quốc gia Nam Việt rồi chia đất đai Âu Lạc ra làm hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân được xác định là từ 179 đến 111 TCN. Vốn là con nhà tướng gốc Hán, cuối đời nhà Tần, Triệu Đà lên thay Nhâm Ngao cầm quyền, rồi khi nhà Tần bị diệt, tự xưng làm Nam Việt Vương. Việc Triệu Đà có thể tập hợp để làm chỗ dựa cho quyền lực của mình những người Hán từ phía bắc di cư vào cương thổ này (K.W.Taylor, tr.23-24; Phan Huy Lê, 1983, tr.234) chứng tỏ số lượng cư dân gốc Hán ở đây đã có một số lượng đáng kể. Và với tư cách những thành phần cư dân trong cùng phạm vi quốc gia Nam Việt, dĩ nhiên người dân Âu Lạc có quan hệ giao tiếp với toàn bộ cư dân của quốc gia này, trong đó gồm cả bộ phận người Hán. Sự giao tiếp này hẳn là có giới hạn. Lịch sử Việt Nam ghi nhận. Sứ giả nhà Triệu tiến hành lập sổ cư dân Giao Chỉ, Cửu Chân... "Giúp việc sứ giả, có thể có một số quan chức, cả Hán lẫn Việt” (sđd tr.234). Từ sự kiện đó có thể suy ra, đây là lần đầu tiên sử sách ghi lại có sự TXNN Việt–Hán. Đặc điểm của sự TXNN Việt–Hán trong giai đoạn này là nó được gộp trong bối cảnh tiếp xúc chung với các ngôn ngữ trong “quốc gia li khai” Nam Việt, ở đó bao gồm các ngôn ngữ của các dân tộc thuộc Bách Việt. Tiếng Hán lúc này một mặt là ngôn ngữ của giới cầm quyền và mặt khác là tiếng nói của một nhóm dân di cư từ phương bắc tới. Sự cai trị của nhà Triệu chưa kịp đụng chạm nhiều đến cơ cấu xã hội Âu Lạc trước đó. Do vậy ảnh hưởng ngôn ngữ qua sự tiếp xúc có tính đa hướng hơn là song phương Việt–Hán và chưa sâu sắc mấy.

2.2.3. Giai đoạn từ khi Nam Việt bị đế quốc Hán khuất phục trở đi trong sự phân kì của các tác giả khác nhau có cách gọi không giống nhau đối với phần lãnh thổ và cư dân trước đây thuộc Âu - Lạc. Với mục đích nghiên cứu của mình, tôi tán thành cũng như dùng theo cách phân kì của John DeFrancis và gọi chung là giai đoạn Bắc thuộc.

Đặc điểm của giai đoạn TXNN Việt–Hán này về mặt văn tự và tiếng nói đã được John DeFrancis và Nguyễn Tài Cẩn chỉ rõ (Mặc dù Nguyễn Tài Cẩn chỉ giới hạn “vào khoảng các thế kỉ 8,9”, TLTK đã dẫn, tr.8. H Maspéro chỉ ghi chung là trước thế kỉ 10). Một đặc điểm khác về chính trị – xã hội nên được lưu ý là giai đoạn này không phải diễn ra xuyên suốt, mà bị cách quãng bởi hai cuộc khởi nghĩa, đánh đuổi quân xâm lược giành lại quyền độc lập.

1. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Hai Bà Trưng lên ngôi các năm 40-43 Công nguyên.

2. Cuộc khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân (542-602) Giai đoạn này chính sách Hán hoá của phương bắc ngày càng được đẩy mạnh và được các quan thái thú thực hiện chính sách đó triệt để tại miền đất họ chiếm đóng. Số lượng người Hán ở đây không chỉ có các quan chức trong bộ máy cai trị, đội quân chiếm đóng, mà cả gia đình con em của họ. Ngoài ra còn có lớp người Hán theo chính sách di dân cũng lần lượt kéo đến định cư nơi đây. Họ bao gồm những người lao động thường, người có tay nghề thuộc các nghề nghiệp khác nhau. Dù hình thái cư trú trên miền đất cùng chung sống này là thế nào (biệt lập của người Hán, kề cận với các đơn vị hành chánh cư dân Việt, hay có mức độ sống xen kẽ nhất định) thì cũng đều phải có sự giao tiếp Hán – Việt. Chính do đó mà sự TXNN Hán – Việt trở nên ngày càng sâu sắc hơn. Hệ quả của sự TXNN này là trong sinh hoạt ngôn ngữ và trong đời sống xã hội hình thành tình thế các cộng đồng Hán di cư đến kết giao với các cộng đồng cư dân bản địa, tạo nên hình thái song ngữ song văn hoá Việt–Hán.

2.2.4. Các giai đoạn tiếp theo của quá trình tiếp xúc Việt–Hán, tuy cách gọi của John DeFrancis có ít nhiều không giống với những sự phân kì của H.Maspéro, Nguyễn Tài Cẩn, D.J.Whitfield, nhưng ở ông các nhận xét về trạng huống ngôn ngữ và văn tự hầu như không có gì khác. Trạng huống đó vào thời kì Bắc thuộc (111 TCN đến 939 CN) là trong xã hội Việt Nam có hai ngôn ngữ Việt và Hán, và một văn tự là chữ Hán hoạt động trên mọi lĩnh vực giao tiếp. Kế đến là:

1/ Giai đoạn độc lập, xây dựng chế độ vương quyền (939-1651) Hai ngôn ngữ: Việt và Hán

Hai hệ thống văn tự: chữ Hán và chữ Nôm Chữ Hán được tiếp tục sử dụng với hình thức Hán – Việt. Xây dựng chữ Nôm theo loại hình chữ ghi ý (ideographic).

2/ Giai đoạn độc lập dưới chế độ vương quyền và có một bộ phận cư dân theo công giáo (1651-1861)

Hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Hán

Ba hệ thống văn tự: chữ Hán – Việt, chữ Nôm và chữ La tinh hoá, tức là dùng hệ chữ viết La tinh ghi tiếng Việt.

3/ Giai đoạn trở thành thuộc địa Pháp (1861-1945)

Ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp

Bốn hệ thống văn tự: chữ Hán–Việt, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.

4/ Giai đoạn độc lập dân tộc, từ 1945 đến nay

Một ngôn ngữ: tiếng Việt

Một văn tự: chữ Quốc ngữ.

(John DeFrancis, xem phần Mục lục)

Điều đáng nhấn mạnh là, tuy mức độ có khác nhau, nhưng sự TXNN Việt–Hán vẫn tiếp tục ở tất cả các giai đoạn đã nêu. Trên cơ sở đó mà chúng ta có thể thảo luận về thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thế hệ người Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử TXNN.

3. Thái độ ứng xử ngôn ngữ của người Việt

3.1. Không giống như một số quốc gia hoặc dân tộc khác, thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thế hệ người Việt không bị ảnh hưởng của chính sách do bộ máy cai trị của thế lực chiếm đóng ngoại bang hoặc tâm lí dân tộc cực đoan. Ngược lại, theo ý chúng tôi, thái độ ứng xử đó được chi phối bởi tiềm thức về nhu cầu giao tiếp xã hội. Tiềm thức này ngày càng tăng do thực tiễn giao tiếp xã hội cho thấy giá trị đích thực của các yếu tố gốc Hán, nói chung là tiếng Hán, chứ không phải do sự áp đặt, ép buộc từ một chính sách của lực lượng chiếm đóng.

3.2. Ứng xử ngôn ngữ đầu tiên của người Việt được quy định, có thể nói, một cách khách quan bởi nhu cầu giao tiếp với lớp người Hán di cư vào đất Việt. Trong Sự ra đời của Việt Nam, K.W. Taylor tỏ ra khách quan khi có nhận xét đại ý: Không phải tất cả người Hán di cư đến miền đất Âu Lạc trước đây đều thuộc tầng lớp quan quyền. Nhiều di dân là lính tráng (ở lại sau khi mãn hạn lính), những người lao động bình thường, những người thợ có tay nghề. Tầng lớp di dân ở vị trí xã hội thấp này có xu hướng kết nhập với giới xã hội người Hán còn ở lại làm ăn sinh sống sau cuộc hành quân Mã Viện. Nhiều người Hán di cư có xu hướng kết hợp giá trị Hán chính thống của họ với các đặc điểm xã hội tại chỗ. Điều này được thể hiện trên thực tế bằng các cuộc hôn nhân hỗn hợp và các hoạt động của người Hán di cư với tư cách đại diện cho cộng đồng từng khu vực trong các cuộc khởi nghĩa địa phương nổ ra vào thế kỉ thứ hai.

Hoàn toàn có lí khi cho rằng người Hán di cư dần dần trở thành các thành viên thuộc xã hội tại chỗ. Họ gầy dựng cuộc sống của riêng mình theo mô thức văn hoá Hán. Họ mang đến Việt Nam vốn từ ngữ và kĩ thuật Hán, nhưng họ phát triển tất cả theo quan điểm riêng, dựa rất nhiều vào di sản thuộc miền đất họ đến sinh sống. Tiếng Việt tiếp tục tồn tại, và lẽ đương nhiên là sau một vài thế hệ, con cháu người Hán di cư nói tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong giao tiếp. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, có thể nói, hầu như tách biệt hoàn toàn với văn minh Hán, và xã hội Hán–Việt tồn tại như một chi thể của thế giới văn hoá tự trị. Người Hán di cư trải qua quá trình “Việt Nam hoá” một cách có hiệu quả hơn (more effectively) là người Việt Nam bị Hán hoá (John DeFrancis, p.53).

Về phần mình, ngoài sự giao tiếp và quy hợp ở các tầng lớp dưới của xã hội, một số nhân vật ở tầng lớp trên do yêu cầu của hoàn cảnh hoặc chức trách, cũng có thể do chủ động, tiếp xúc ngày càng sâu bền hơn với ngôn ngữ, văn tự và nói chung là văn hoá Hán. Đó là khi các Thái thú Hán, bắt đầu từ Sĩ Nhiếp, cho mở trường dạy học. Đầu tiên người học ở các trường này chủ yếu là con em quan chức Hán, kế đó trường cũng dần dần thu nhận thêm viên chức Việt; và cuối cùng con em các gia đình Việt khá giả cũng được đến học. Từ cơ hội ấy mà dần dần hình thành tầng lớp trí thức Việt xuất thân từ Hán học, trong số này đã có những nhân tài xuất hiện. Và “Như thế nhân tài nước Việt cũng được tuyển dụng như người Hán, mở đầu là Lí Cầm, Lí Tiến” (Dẫn theo bản dịch tiếng Việt: Đại Việt sử kí toàn thư, Hà Nội, 1983, tr.182) (5).

3.3. Sau thời Bắc thuộc, sang giai đoạn tự chủ xây dựng chế độ vương quyền của mình, các triều đại phong kiến Việt Nam dùng tiếng Hán–Việt, chữ Hán như ngôn ngữ và văn tự văn hoá đương nhiên của Việt Nam. Dấu chỉ của thực tế đó là những văn kiện chính thức hoặc huyền thoại, cắm mốc cho các sự kiện lịch sử, đều bằng tiếng Hán–Việt và ghi lại bằng chữ Hán: Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, bài thơ thần Nam quốc sơn hà vang vọng trên bờ sông Như Nguyệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, và Bình Ngô đại cáoQuân trung từ mệnh tập dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi thời Lê. Trong lĩnh vực phục hưng nền văn hoá dân tộc tiếng Hán–Việt và chữ Hán là công cụ để ông cha ta thời Lí – Trần xây dựng cả một gia tài văn học chữ Hán đồ sộ. Nền giáo dục cổ điển Việt Nam bắt đầu từ triều Lí (1076) cũng được xây dựng theo mô hình Nho học, ngôn ngữ dùng trong giáo dục cũng là tiếng Hán–Việt và chữ Hán. Các học quan, thày dạy đều xuất thân từ Hán học. Nền giáo dục này góp phần chủ yếu đào tạo nên các thế hệ trí thức hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống một quốc gia độc lập thời phong kiến Việt Nam tồn tại mãi đến triều Nguyễn.

Nếu khảo sát hệ thống từ ngữ dùng trong quá trình xây dựng chế độ phong kiến Việt Nam – từ tên gọi các cơ chế tổ chức, hệ thống quan chức, hệ thống luật pháp v.v. – ta có thể thấy số từ ngữ Hán–Việt chiếm phần lớn. Đó cũng là tình hình trong lĩnh vực khoa học quân sự, lĩnh vực kinh tế và nhiều ngành khoa học xã hội khác. Nói tóm lại trong giai đoạn này tiếng Hán và chữ Hán là ngôn ngữ và văn tự của nền hành chánh và của giới trí thức Việt Nam giống như tiếng Hi lạp và La tinh đối với xã hội Châu Âu thời kì tiền hiện đại. Trong quá trình đó người Việt Nam vừa sử dụng vừa chọn lọc từ vốn từ ngữ vay mượn ấy để làm phong phú cho ngôn ngữ và văn hoá của mình.

3.4. Một trong những biểu hiện thành công của quá trình tiếp biến văn hoá và TXNN Việt–Hán là sự xây dựng chữ Nôm Việt Nam (khoảng thế kỉ 13). Từ thành công đó một nền văn học Hán–Nôm ra đời tiếp tục giai đoạn văn học cổ điển sáng tác chỉ bằng tiếng Hán–Việt và chữ Hán. Các nhà văn hoá Việt Nam xuất thân từ Hán học là tác gia lớn, vừa có tác phẩm bằng tiếng Hán–Việt, chữ Hán, vừa sáng tạo những kiệt tác bằng tiếng Việt và chữ Nôm như Nguyễn Trãi, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu... Họ cùng với đông đảo tác giả khuyết danh của các truyện thơ Nôm làm phong phú cho kho tàng văn chương chữ Nôm, góp phần chung vào dòng văn học Hán–Nôm xuất hiện từ thế kỉ 15 trở đi. Hiện tượng văn hoá ấy là một bước phát triển mới của thái độ ứng xử ngôn ngữ đúng đắn ở người Việt Nam.

3.5. Có chữ Nôm, rồi chữ Quốc ngữ được chế tác và được điển chế hoá dần bằng các từ điển, sách ngữ pháp(6), số người biết chữ Quốc ngữ ngày càng tăng, đầu tiên là trong giáo dân, trong nhà thờ công giáo. Tiếp đến là các viên chức trong bộ máy của chính quyền thuộc địa. Từ đầu thế kỉ 20 chính quyền thuộc địa có quyết định bãi bỏ nền giáo dục cựu học. Hệ thống giáo dục tân học, tức theo mô hình hiện đại Tây phương được thiết lập từng bước trên toàn cõi Việt Nam. Giới trí thức tân học Việt Nam lần lượt tăng lên về số lượng và chất lượng và dần dần chiếm ưu thế trong xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà đã có lời than:

Nào có ra gì cái chữ Nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co...

Nhưng nhìn vào tầng sâu của văn hoá xã hội Việt Nam thì không phải như vậy. Những trí thức cựu học như Nguyễn Lộ Trạch, Trần Quý Cáp, Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... vẫn là những đại thụ về mặt tinh thần trong xã hội. Chữ Hán, tiếng Hán vẫn tiếp tục được các vị ấy sử dụng để trước tác nhằm giáo dục tinh thần yêu nước của đồng bào (Hải ngoại huyết thư), bàn thảo về những điều làm cho dân giàu, nước mạnh (Thiên hạ đại thế luận), bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

Trong quá trình tiếp nhận nền giáo dục theo kiểu mới để xây dựng nền khoa học kĩ thuật cho mình các trí thức tân học, cũng không phải vì thế mà bỏ quên vốn quý có nguồn gốc Hán. Tiêu biểu cho thái độ ứng xử ngôn ngữ này là cố GS. Hoàng Xuân Hãn với đề nghị của ông nên “lấy gốc chữ Nho” làm một trong ba “phương sách đặt danh từ khoa học”. Phương sách ấy hiện nay vẫn còn nguyên giá trị và trở thành một trong những quy tắc xây dựng thuật ngữ khoa học kĩ thuật đang phát triển rất nhanh chóng ở nước ta và khoa học kĩ thuật Việt Nam ngày càng tiếp cận nhiều với khoa học kĩ thuật qua các ngôn ngữ Ấn - Âu.

3.6. Về thái độ ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán, nhân vật văn hoá tiêu biểu nhất là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Trên cơ sở của truyền thống văn hoá Hán học của gia đình, Người bước vào lịch sử hấp thụ thêm nguồn học vấn phương Tây, tích luỹ sự hiểu biết từ tinh hoa của nhiều dân tộc, nhiều đất nước trên bước đường hoạt động cách mạng. Dầu vậy, trong quá trình tiếp thu những bài học cách mạng từ Người, những lời giáo huấn của Người, và nhất là đọc các tác phẩm trong di sản của Người, chúng ta luôn luôn cảm nhận được qua vốn văn hoá đa dạng đó, tinh hoa văn hoá, tinh hoa ngôn ngữ Hán được Người tinh lọc, tiếp biến thành các giá trị Việt Nam. Trong tù Người viết Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù). Người dùng danh ngôn, tục ngữ Hán khi trao đổi ý kiến với các bậc đại nho Việt Nam. Trong kháng chiến Người cũng đã có những bài thơ tuyệt tác viết bằng chữ Hán. Thái độ ứng xử ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các yếu tố gốc Hán là lĩnh vực có ý nghĩa khoa học lớn, vượt ngoài khuôn khổ bài viết nhỏ này và phải là một đề tài nghiên cứu riêng.

________________

(1) Trong bài Thử phân kì lịch sử thế kỉ 12 của tiếng Việt; tác giả Nguyễn Tài Cẩn viết: “Tiếng Việt có một lịch sử chỉ khoảng hơn 12 thế kỉ. Sự hình thành tiếng Việt là một kết quả của 2 bước lưỡng phân, một trước, một sau. Bước lưỡng phân đầu là bước chia ngôn ngữ mẹ Proto – Việt – Chứt thành hai nhánh: nhánh Việt – Mường ở phía bắc và nhánh Pọng – Chứt ở phía Nam... Ảnh hưởng của tiếng Hán không những mạnh ở Bắc hơn Nam mà ở đồng bằng sông Hồng cũng mạnh hơn ở miền núi. Do đó lại nảy sinh một bước lưỡng phân thứ hai bắt đầu từ khoảng thế kỉ 18, tạo ra sự đối lập giữa hai ngôn ngữ mới, một bên là Proto Việt, một bên là Proto Mường" (N.T.Cẩn, 1998, tr.7)

(2) Trong lịch sử, tuỳ từng thời kì lịch sử tên gọi chỉ nước Việt Nam hiện nay có sự thay đổi Giao Châu, Giao Chỉ, Đại Cồ Việt, Đại Việt... Tên gọi Việt Nam về sau mới xuất hiện. Tuy nhiên, để tiện cho việc trình bày, trong bài này chúng ta có thể lấy tên gọi Việt Nam mà hiện nay đang dùng để đại diện chung cho tất cả các tên gọi có trước, nếu không có nhu cầu phân biệt chính xác.

Thảo luận về đề tài này, chúng tôi sử dụng các công trình của một số tác giả. Ở những công trình đó, căn cứ vào những chỗ dựa ít nhiều khác nhau, các tác giả đã đề nghị cách phân kì tuỳ theo sự tiếp cận của mình.

I. Dựa vào sự hình thành tiếng Hán–Việt, cuốn An Nam dịch ngữ và cuốn từ điển Alexandre de Rhode (1651), H.Maspéro chia thành:

A) Proto Việt trước thế kỉ 10

B) Việt tiền cổ: thế kỉ 10 (hình thành tiếng Hán - Việt)

C) Việt cổ: thế kỉ 15 (An Nam dịch ngữ)

D) Việt trung đại: thế kỉ 17 (từ điển A.de Rhôde 1651)

E) Việt hiện đại: thế kỉ 19

(Dẫn lại theo Nguyễn Tài Cẩn, 1998, tr.8)

II. Dựa vào thế tương tác giữa các ngôn ngữ, văn tự có sự tiếp xúc với nhau trong mỗi giai đoạn N.T.Cẩn (1998) có bảng phân kì:

A) Giai đoạn Proto Việt Có 2 ngôn ngữ: tiếng Hán (khẩu ngữ của lãnh đạo) và tiếng Việt; 1 văn tự: chữ Hán Vào khoảng các thế kỉ 8, 9.
B) Giai đoạn tiếng Việt Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt (khẩu ngữ của lãnh đạo) và văn ngôn Hán; 1 tiền cổ văn tự: chữ Hán Vào khoảng các thế kỉ 10,11,12
C) Giai đoạn tiếng Việt cổ Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Hán; 2 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm Vào khoảng các thế kỉ 13, 14, 15, 16
D) Giai đoạn tiếng Việt trung đại Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Hán; 3 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm và chữ Quốc ngữ Vào khoảng các thế kỉ 17, 18 và nửa đầu thế kỉ 19
E) Giai đoạn tiếng Việt cận đại Có 2 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt và văn ngôn Hán; 4 văn tự: Pháp, Hán, Nôm, Quốc ngữ Vào thời gian Pháp thuộc
G) Giai đoạn tiếng Việt hiện nay Có 1 ngôn ngữ: tiếng Việt; 1 văn tự: chữ Quốc ngữ Từ 1945 trở đi

III. John DeFrancis (1977) trong Colonialism and Language Policy dựa vào sự thể hiện chính sách ngôn ngữ từ 111 TCN trở đi chia sự phát triển tiếng Việt thành 4 giai đoạn với các đặc điểm về trạng huống ngôn ngữ và văn tự khác.

IV. Keith W.Taylor (1983) trong sách The Birth of Vietnam, tuy không trực tiếp đề cập đến sự phân kì về quan hệ tiếp xúc Hán - Việt nhưng những cứ liệu của tác giả này về thời kì hình thành Việt Nam trước khi bị đế quốc Hán xâm chiếm và đặt ách thống trị cũng có nhiều cứ liệu và ý tưởng soi sáng cho sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán.

(3). Cách dùng “tiếng Việt thời cổ” ở đây được hiểu như tiếng nói của “người Việt Cổ” (L.sử I) về hạt nhân đầu tiên của tiếng Việt hiện đại mà ngành ngôn ngữ học lịch sử Việt Nam chưa có những công trình nghiên cứu vượt khỏi các giả thuyết.

(4). Theo Taylor, qua huyền thoại Âu Cơ–Lạc Long Quân ta có thể biết về quan niệm trong dân gian xưa về quan niệm huyết thống giữa các vua Hùng và Lạc Long Quân (LLQ). LLQ từ phía biển thâm nhập vào đồng bằng sông Hồng. Đến đây LLQ chế phục “các yêu quái” trong miền rồi khai hoá họ, dạy họ trồng trọt, bắt đầu biết ăn mặc. Sau đó trở về biển cả và dặn lại rằng khi nào gặp nguy khó thì hãy lên tiếng và LLQ sẽ trở lại… Rất có thể Lạc Long Quân là hoàng tử xứ biển cả và Âu Cơ là một Mị Nương của vùng núi đồi. Khi Lạc Long Quân ra đi, Mị Nương ở lại và sinh hạ các vua Hùng. Người Việt Nam đời nối đời xem Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ tiên của mình.

Taylor viết tiếp: Huyền thoại bao quanh câu chuyện Lạc Long Quân và Hùng Vương ngụ ý về một nền văn hoá từ đất liền hướng ra phía biển. LLQ là nhân vật văn hoá mang nền văn minh đến từ biển. Nhân vật này chạm trán với quyền lực từ đất liền, liên kết với đối thủ ấy bằng một cuộc hôn nhân và cuối cùng kẻ vốn là đối thủ trở thành mẹ của người thừa kế mình. Chủ đề về nhân vật văn hoá bản địa có cách ứng xử để vô hiệu hoá sự đe doạ từ phương bắc bằng cách dung hợp cội nguồn chính thống của nền văn minh ấy cũng phù hợp với mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc (K.W.Taylor, 1977, tr.1).

(5) Lí Cầm là người Giao Châu, đậu tiến sĩ, làm quan đến Tư lệ hiệu uý. Lí Tiến đậu tiến sĩ, là người Giao Chỉ đầu tiên giữ chức thứ sử năm 187 CN, dưới triều Hán.

(6) Cuốn Từ điển Việt–Bồ–La, có phần giới thiệu về cơ cấu tiếng Việt ở đầu sách do A.de Rhode biên soạn và ấn hành năm 1651 là công trình đầu tiên. Từ đó dần dần loại sách này ngày càng xuất hiện nhiều hơn để cung ứng cho nhu cầu học chữ Quốc ngữ, học tiếng Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. O.S. Akhmanova (1969). Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (bằng tiếng Nga). Nxb Từ điển Bách khoa Xô viết Moskva.
  2. Paul Benedict (1996). Interphyla Flow in Southeast Asia, In Proceeding of the Forth. International Symposium on Languages and Linguistics. 8 - 10, 1996. Vol. V, pp.1579-1590.
  3. Bùi Khánh Thế (2000). Tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán và hệ quả tích cực của quá trình đó đối với sự phát triển tiếng Việt. Kỉ yếu Hội thảo Việt–Trung.
  4. John DeFrancis (1977). Colonialism and Language Policy in Vietnam. Monton Publishers - The Hague, Paris. New York.
  5. John Gibbons (1992). Sociology of Language. In International Encyclopedia of Linguistics, Vol.4, pp.22-24, William Bright (Editor in Chief).
  6. Hứa Tuyên (1994). Sơ lược về việc sử dụng chữ Hán ở Việt Nam và Đông Á.
  7. V.N.Jarceva (chủ biên, 1990). Từ điển bách khoa về ngôn ngữ học (bằng tiếng Nga). Nxb Từ điển Bách khoa Xô Viết Moskva.
  8. Nguyễn Đình Đầu (1997). Công lao của G.S Hoàng Xuân Hãn trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nền quốc học nước ta bằng chữ quốc ngữ và tiếng Việt. Trong Kỉ yếu Hội nghị khoa học: Chữ quốc ngữ và sự phát triển chức năng xã hội của tiếng Việt, tháng 3/1997, tr.174-184.
  9. Nguyễn Tài Cẩn (1998). Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ, số 6/1998, tr.7-12.
  10. Tập san khoa học, A.Annals of HCM University, số 1/1994.
  11. Keith Weller Taylor (1983). The Birth of Vietnam. University of California Press, Berkeley, Los Angeles - Oxford.
  12. Danny J.Whitfield (1976). Historical and Cultural Dictionary of Vietnam. The Scarecrow Press, Inc. Metuchen, N.J.

 


Theo Tập san khoa học Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), số 38 (2007), trang 3–10.

 


Diễnđàn TiếngViệt
Ýkiến? Phêbình? Vàođây 

HỌCTHUẬT


   SÁNGTÁC
   BÚTKÝ VIỄNDU
   TÂMTÌNH SONGNGỮ


This website advocates the use of Vietnamese2020 for a better way to process Vietnamese information.
Sứmạng chính của trangnhà VNY2K.COM là cổvõ cáchviết mới Việtngữ2020 vì đó là conđường hiệnđạihoá tiếngViệt. 
www.vny2k.com | hocthuat.org | sangtac.net | Han-Viet.org | msool.net


For comments or questions, please post them on ziendan.com
Copyright © 1999-2023  www.vny2k.com.
All rights reserved.
Flag counter for this page only -- reset 06262011