Ziendan TiengViet
TRANGNHÀ VNY2K
TRANGCHỦ   Ghidanh   Ðăngnhập   Danhsách thànhviên
Xem thưriêng   Banquảntrị   Tìmkiếm   Thắcmắc chung

Tử hà cường hỉ
:: Diễnđàn tiếngViệtThưgiãn - giảitrí - tánngẫuChuyệncấm đànbà
Tácgiả
Tiểumục bàiđăng trước | bàiđăng kế »
dchph

Ziendan.net

Hồsơ
Gianhập: Nov.15.2002
Nơicưtrú: Global Village
Trìnhtrạng: [hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
IP: IP ghinhập
Tử hà cường hỉ


Lễ mai táng cái đầu con ba ba (LPT Sưu tầm)

Ngày xưa, trước khi có chữ quốc ngữ nước ta đã có một thời kỳ dài dùng chữ Hán tiếng nôm để làm ngôn ngữ chính trong mọi lãnh vực của đời sống kinh tế văn hóa xã hội. Thời ấy ở ngôi làng nọ, có một ông thầy đồ nổi tiếng khắp nơi là người dạy học giỏi. Học trò do thầy dạy đi thi phần lớn đều đổ đạt thành tài, có công danh sự nghiệp nên rất nhiều học trò tìm tới nhà thầy để theo học. Nhà thầy đồ to đẹp và giàu sang phú quý nhưng thầy chỉ có mỗi một cô con gái duy nhất nên gia đình rất cưng yêu. Cô gái đặc biệt rất xinh xắn, duyên dáng, vui tính nghịch ngợm lại còn văn hay chữ đẹp.

Trong số các học trò của thầy, có một chàng trai rất chăm chỉ nhưng nhà ở xa và gia cảnh quá nghèo khó nên xin thầy cho ở lại trong nhà để vừa học vừa phụ giúp mọi công việc đổi lấy miếng ăn và bù vào học phí. Cô gái con thầy đồ thấy dáng vẻ chàng trai khôi ngô tuấn tú mà lại còn siêng năng, thông minh học giỏi nên cũng đem lòng để ý thầm thương.

Một hôm, thầy đồ bận đưa các học trò sang làng bên có chuyện, chỉ còn mỗi anh học trò này phải ở nhà để giả giò làm chả. Làm việc liên tục, tiết trời lại nóng gắt, mồ hôi nhễ nhại ngứa ngáy khó chịu nên chàng trai cởi hết quần áo bên ngoài chỉ còn mặc mỗi cái quần đùi mỏng để giả giò cho dễ.
Hăng say ngồi giả giò chàng trai không để ý “cái ấy” của mình nó đã thò ra ngoài tự lúc nào. Cô con gái của thầy đồ đang xay lúa kế bên bất ngờ nhìn thấy, tuy ngượng lắm nhưng vì đã thầm thương anh ta nên thấy cũng vừa hay hay vừa thích thích. Vốn tính nghịch ngợm cô bèn nghĩ cách dùng văn chương của mình để trêu chọc anh ta.
Cô gái khẻ gọi anh học trò, rồi vừa chỉ vừa hỏi:
- Hà vật ? (cái gì vậy?)

Anh học trò nhìn xuống thì hởi ơi…Biết bị trêu, tuy mắc cở nhưng anh vẫn cố bình tỉnh trả lời:
- Thủ tam tam tử (cái đầu con ba ba chết)

Cô gái thắc mắc hỏi:
- Tử hà bất táng ? (sao chết rồi mà không chôn?)

Anh học trò bèn trả lời:
- Gia bần vô hữu quan tài táng. (nhà nghèo quá không có quan tài để chôn.)

Cô gái thấy thương anh học trò nghèo quá nên liền mở lời nói với anh ta:
- Bán dạ đáo phòng trung, táng sự quan tài nhục. (Nửa đêm nay hãy vào phòng trong, để chôn nó vào trong quan tài thịt)

Được lời như cởi mở tấm lòng, đúng nửa đêm anh ta lén vô phòng cô gái để “táng” cái “thủ tam tam tử” vào cái “quan tài nhục”.

Trong lúc đang làm tang lễ, cô gái hỏi chàng trai:
- Tử hà cường hỉ ? (chết rồi sao còn khỏe mạnh thế?)

Chàng trai vừa thở hổn hển vừa trả lời:
-Táng ư đắc địa, nhi cải tử hoàn sinh. (nhờ chôn đúng vào đất tốt, nên đang chết mà nó sống lại”.

Quá Hạnh phúc và vui sướng cho cái việc làm lễ mai táng cái đầu con ba ba nên sau đó cứ hễ có dịp là anh học trò và cô gái lại cùng hẹn nhau đi chôn cái đầu con ba ba tiếp…cho đến một hôm bị ông thầy đồ bắt gặp…

Sau này dù không thành vợ chồng nhưng lúc nào họ cũng luôn nhớ đến lễ mai táng cái đầu con ba ba như là một kỷ niệm đẹp và khó quên nhất trong cuộc đời.



Câuchuyện nầy do một ngườibạn cópnhặt đâuđó và gởicho tôi, và nó cảmkhái hỏi tôi là tôi cócòn nhớ một câu huyện tươngtự liênquan đến đầurùa (quyđầu) khi tôi và nó đếnthăm Vănmiếu ở Hànội cáchđây gần 15 năm khi chúngtôi tầnngần nhìn những tấmbiađá đặttrên những conrùa. Câuchuyện gìđó nộidung thếnào không quantrọng nhưng với đầuóc bénnhạy về ngữhọc của nó đã quykết được 'quyđầu' thành 'đầucu' trong 'tiếngNôm'. Do sựgợiý của nó, và trongkhi tôi đang làm nghiêncứu về từnguyên gốcHán trong tiếngViệt, nhờđó tôi đã quykếtđược 'quyđầu' thành 'cặt' (cặc) do sựkếthợp ngữâm từ tiếng 'Quanthoại' (tiếng của nhàquan, tiếng của tirềuđình dưới thờiđộhộ của Tàu) /kwi1dow2/ thành /ka6 + d-/ (~>'cặt' ~> 'cặc') (tôi thường lẫn lộn chínhtả của hai chữ nầy bởi lý do này. Đơngiản chỉ một chuyệnnhỏ nhưvậy, và cũng nhờvậy tôi quynạp và tìmra rất nhiều từvựngNôm có gốcHán rấtnhiều, vào tôi đã quyếtđịnh đổi đềtài luậnán của tôi từ 'Introduction to Sinitic-Vietnamese Studies' thành 'What Makes Vietnamese so Chinese?' (Xem http://vny2k.net/vny2k/SiniticVietnamese.htm).
Còn câuchuyện 'Tử hà cường hỉ' trên, chắcchắn ngườikhác tuỳ suytư khácnhau mà cảmkhái khácnhau. Riêng tôi, câuchuyệncấm thuộcloại để cho các bà kểnhaunghe nhưtrên, đốivới tôi với một tưcách suynghĩ của một nhàngữhọc HánNôm, tôi lại càng có thêm cảmkhái khác. Rõràng là nó cho ta thấy hìnhảnh tiếngViệt đã hìnhthành nhưthếnào cáchđây bắtđầu 2200 nămtrước khi nhàHán đemquân xâmchiếm nướcta và đặtáchthốngtrị Hánhóa 1000 năm sauđó. Để dễ hiểu, giảdụ ta đặt trong bốicảnh thựcdân Pháp đã đặt đôhộ 1000 năm trên đấtViệt. Bạn cứviệc dịch những câu tiếngHán trên sang tiếngPháp, xong tưởngtượng, tiếngViệt một ngàn năm saunữa sẽ nhưthếnào? Haylà trong thờiđại này, lấy tiếngAnh làmchuẩn, mởmiệng ra là nói tiếngAnh, mang tiếngAnh ra ma líléo, hai ngàn năm sau tiếngViệt sẽ như thế nào?

Dù bạn có đồngý hay không, đốivới tôi bàiviết trên mang tínhcách 'duyvật biệnchứng kháchquan' chothấy tiếngViệt đã hìnhthành nhưthếnào trongsuốt hơn 2200 năm qua, và ai cũng thấy điềuđó còn phảnánh qua cổvăn Việtnam chứkhông riênggì câuchuyệnvui kểtrên.



-----------------------------

Jun.2.2012 09:23 am
Ðềtài nầy đãcó 0 bàitrảlời kểtừ Jun.2.2012.
Xếp đềtài nầy vào mục cần theodõi  Email cho ngườiquen  In đềtài nầy ra giấy

Trảlời nhanh

NOT ALL THE CHINESE RULERS LEARN THE SAME THE LESSONS OF VIETNAM'S HISTORY. LET'S TEACH THEM ANOTHER ONE, A CHINA 911 STYLE!
Flag counter for this page only -- reset 06262011

Diễnđàn cổvũ sửađổi cáchviết ChữViệt2020 mới!
ziendan.net | vny2k.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com
©2002-2023 vny2k.com