dchph |
Ziendan.net
|
|
Hồsơ |
Gianhập:
| Nov.15.2002 |
Nơicưtrú:
| Global Village |
Trìnhtrạng:
|
[hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
|
IP:
| IP ghinhập |
|
Truyệncổ Dòng BáchViệt
dchph sưutầm và dịchthuật Lời Mởđầu: Ngàynay các nhàdântộchọc đều nhìnnhận, căncứ trên những khảosát khoahọc và thưtịch cổ Trunghoa, những sắctộc thiểusố hiện đang sinhsống tại miềnNam Trunghoa (Hoa Nam) ở các tỉnh Vânnam, Quếchâu, Quảngtây, Hồnam, Quảngđông, Phúckiến... đasố là hậuduệ của các dântộc được ghitrên cổthư với danhhiệu BáchViệt. Truyềnthuyết về dântộc Việtnam cũng thuộc một chiphái của BáchViệt mà những truyềnthuyết và chuyện cổtích của dântộc Việt còn được lưulại đến ngàynay trùnghợp khôngít với những truyện cổtích của một hay nhiều sắctộc thiểusố ở Hoa Nam. Các nhàdântộchọc Trungquốc đã thuthập rấtnhiều truyệntích và đã xuấtbản thành sách. Chúngtôi sẽ xin lầnlượt tuyểnchọn và dịchthuật lại những truyệncổ nầy, bắtđầu bằng những truyện gầngũi và đôikhi tươngtự như truyệncổ Việtnam. Thídụ: truyện Thầncung Bảokiếm, truyện Hậunghệ, truyện Nùng Trí Cao... của dântộc Chuang (Trang), hoặc Chuyện Tấmcám, truyện Bànhcổ hay truyện kiểu Trạngquỳnh của dântộc Maonam... và những truyện khác liênhệ đến lịchsử trốngđồng, tục nhuộmrăng đen v.v... của những dântộc nầy (baogồm cả những truyệncổ của dântộc Kinh -- tức người Việtnam dicư lánhnạn chiếntranh sang Trunghoa khoảng 5 thếkỷ trướcđây -- ở Trunghoa). Phần phánđoán có phải họ cùng một tổtiên của dântộc Việtnam haykhông là để cho độcgiả tự đưara. Lời Giớithiệu về Truyệncổ của Dântộc Chuang (Trang) : Dântộc Chuang là một trong những sắctộc có dânsố nhiềunhất ở Trungquốc ngàynay: 23 triệu người (theo thốngkê dânsố 1982), trongsốđó 22 triệu người tậptrung sống ở tỉnh Quảngtây, số cònlại sống rãirác tại các tỉnh Vânnam, Quếchâu, Hồnam, Quảngđông v.v... Tổtiên của dântộc Chuang trong cổthư mang rất nhiều danhxưng: Bộc, Việt, Ấu, Lạc, Ôhử, Mai, Liêu, Chuang (Trang)v.v... Đời Nhà Minh còn được gọilà người Lang. Têngọi Chuang (Trang) phátxuất từ chữ có âm Zhuang từ đời Nhà Tống. Saunày Trungquốc chínhthức gọilà Zhuang (=Trang trong tiếng Hánviệt, họ chínhlà ngườiNùng). Theonhư cổthư, dântộc Chuang từ thời thượngcổ đã sinhsống quanhvùng Trungnguyên hoàlẫn với các sắctộc khác. Sách "Thượng Thư", cổsử của Trunghoa, trong mục "Mục Thệ" về chuyện Châu Vũ Vương khi chinhphạt Nhà Thương có nhắctới việc người Bộc có thamdự chiếntrận. "Dịch Châu Thư" có đềcập đến danhxưng tênnước hoặc tên dântộc nhưlà "Ấu, Đặng, Nước Quế, Tổntử, Sảnlý, Báchbộc, Cửukhổn" v.v... trongđó các têngọi Ấu, Quế, Tổntử, Bộc đều có liênhệ đến tổtiên của dântộc Chuang ngàynay. Theo ditích khaiquật được, dântộc nầy còncó một lịchsử cổ xaxưa hơn nữa. Thídụ: Thời Đồđácũ có thihài của giốngngười "Liễugiang" mang đầyđủ nét đặctrưng của dântộc Chuang ngàynay. Thời Đồđámới tại dichỉ Ngoạ Bì Nham ở thànhphố Quếlâm, có đào thấy xươngcốt của một giốngngười tươngtự như tướngmạo người Chuang hiệntại. Chứngcớ nầy chothấy 50 ngàn năm trướcđây dântộc Chuang đã cómặt và sinhsống trong vùng này. Ngàynay, người Chuang tựxưng mình với nhiều têngọi khácnhau, thôngdụng nhấtlà Bốchuang, Bốthổ, Bốỷ, Bốbản, Bốviệt v.v... gần 20 têngọi khácnhau. Dântộc Chuang có tiếngnói riêng, thuộc Ngữhệ Hán-Tạng, Ngữtộc Chuang-Đồng, Ngữchi Chuang-Tày. Ướcchừng là khoảng hơn 1000 năm trướcđây, dântộc nầy đã sửdụng chữ Hán để tạo thành chữ riêng của họ gọilà chữ "Thổ Tục Tự" (phươngcách cấutạo giốngnhư chữ Nôm của Việtnam) để kýâm tiếngnói địaphương của họ, chođếnngàynay cakhúc dângian và sách bùachú vẫn còn sửdụng thứ chữ nầy để ghichép. Cóđiều là dântộc nầy có quá nhiều phươngngữ nên cách viết và ghichép không thốngnhất nhau chonên chỉ được dùng trong một phạmvi rất hạnhẹp. Ngàynay họ bắtđầu dùng mẫutự Latin để kýâm tiếngnói của họ. Dântộc Chuang có một lịchsử vănhoá sánlạn khá lâudài. Từ thuở xaxưa đã biết trồnglúa. Tiếng Chuang gọi luágạo là "mao", chữ nầy có ghi trong thưtịch cổ. Tiêuchí nổibật nhất của dântộc Chuang là Trốngđồng. Ngườita đã khaiquật tìmthấy trốngđồng khắpnơi trong tỉnh Quảngtây. Ở phía nam tỉnh nầy dọctheo dòng Tảgiang dài hàngtrăm câysố là những váchnúi có cảthảy khoảng 50 nơi còn lưulại những bíchhoạ ghilại cảnh sinhhoạt thờicổ của dântộc Chuang, nổitiếngnhất là bíchhoạ ở núi Ninh Minh Hoa. Vì lýdo khôngcó văntự chonên nền vănhọc thờicổ của dântộc Chuang không được ghichép lại. Tuynhiên, theo những nghiêncứu gầnđây, thì vào thời Nhà Hán có tácphẩm của Lưu Hướng với bài "Thuyết Uyển", mục "Thượng Thuyết Biên", trongđó có ghichép sựkiện quanhệ đến "Việtnhân Ca", nếu căncứ theo cách kếtcấu ngữpháp của bàica nầy thì xemra tươngtự như ngữpháp hiệntại của tiếng Chuang. Sách "Giaochâu Ngoạivực Ký" của Thời Tamquốc có ghichép chuyện Côngchúa của Vua Lạcviệt, tức là truyện "Thần Cung Bảo Kiếm" của dântộc Chuang, và đó cũng chínhlà truyện "Chiếc Nỏ Thần của An Dương Vương" của dântộc Việtnam. Tổtiên của dântộc Chuang trong quátrình pháttriển lâudài của lịchsử, họ đã sángtạo ra một nền vănhọc truyềnkhẩu dângian phongphú gồm có thầnthoại, truyềnthuyết, truyệncổ, đồngthoại, ngụngôn và cadao. Nền vănhọc truyềnkhẩu nầy, thôngqua những hìnhtượng sinhđộng, ngônngữ chấtphát, thuậtlại nguồngốc của nhânloại, tìmtòi những bíhiểm của thiênnhiên, lýgiải những hiệntượng sinhhoạt của xãhội, phảnánh quanniệm đạođức của dântộc nầy, với một trí tưởngtượng phongphú dồidào, biểulộ những mơước chơnchất mộcmạc. Họ đã dùng trí tưởngtượng phongphú của mình sángtạo nên nhiều thầnthoại, khắcphục và hoàhợ? với thiênnhiên, thídụ như truyện "Hậunghệ bắn Mặttrời". Đốivới những conngười của thờiđại ngàynay khi đọc những thầnthoại nầy cóthể cảmthấy tứccười, nhưng thựcra thầnthoại chính là sảmphẩm của conngười thuở bansơ. Thầnthoại của dântộc Chuang, xuấtphát thànhhình từ ngànxưa từ mãnh đất do tổtiên của dântộc nầy đã sinhsống trênđó sángtạo, biểulộ những mơước và tâmtình của họ, và trên một góccạnh nhấtđịnh những thầnthoại nầy đã phảnánh nhiều mặt đờisống của họ thờicổ. NgườiChuang thời thượngcổ khôngcó chữviết để lưulại dođó muốn tìmhiểu đờisống của họ thời bấygiờ ta chỉ cóthể căncứ vào nguồn vănhọc truyềnkhẩu của họ. Thầnthoại và truyềnthuyết chínhlà chìakhoá giúp ta khaimở cánhcửa bíhiểm của lịchsử nguồngốc của một dântộc, đáng đểcho những nhàxãhộihọc nghiêncứu chứ không đơnthuần chỉ để giảitrí. Trong quátrình đấutranh để sinhtồn, thầnthoại dântôc Chuang ghilại những tấmgương anhhùng không nềhà cáichết. Truyện "Trốngđồng Đỏ" nóivề một vị nữ anhhùng, xem cáichết nhẹtựalônghồng, phảnánh lên tinhthần đấutranh kiêncường bấtkhuất. Truyệncổ của dântộc Chuang có rất nhiều, ở đây chỉ tuyểnchọn một số tiêubiểu đặcsắc của họ, và hiểu biết của người sưutập và tuyểndịch sang Việtngữ về chuyệncổ và thầnthoại Việtnam rất nôngcạn, nên cũng rất cóthể sẽ bỏsót không ít những truyệncổ rất cóthể trùnghợp với những truyệncổ Việtnam. Ngườidịch chỉ biết cậyvào hiểubiết ítỏi của mình để phánđoán mối liênhệ giữa truyệncổ của người Chuang và người Việtnam. Vấnđề đặtra ởđây là nếu có sự trùnghợp về truyềntích dântộc, thì đó là do ngẫunhiên (thídụ như truyện "Tấmcám"), vaymượn lẫnhau (thídụ triện "Hậunghệ bắn Mặtrời") haylà bởilẽ tổtiên của dântộc Chuang và tổtiên của dântộc Việtnam là một nên cùng có những truyềnthuyết nguồngốc dântộc giốngnhau (thídụ truyện "Thầncung Bảokiếm"), nhấtlà khi cứuxét cùngvới những yếutố khác như lịchsử, địalý, ngônngữ và đặctrưng trốngđồng. Trốngđồng là tiêuchí quantrọng nhất của dântộ? Chuang, vì ngàynay cứ mỗinăm họ có một ngày lễhội, người Chuang ănmừng khắpnơi, mang hàngtrăm trốngđồng ra gõ vang múahát; và quantrọng hơn nữa, những trốngđồng nầy đều có điêukhắc những hoavăn giốngynhư trốngđống đồng khaiquật được tại Việtnam. Họ còn có cả truyềnthuyết về "Trốngđồng" mà người Việt khôngcó. Một câuhỏi khác được đặtra: người Việt mình ngàynay không còn biết gì về trốngđồng (chúngta có trốngđồng là do khaiquật màcó chứ không phải được tổtiên truyềnlại, chúngta không biết gì về kỹthuật đúc hay ýthức về vănhoá trốngđồng như sửdụng nó trong lễhội, những gì mà chúngta khaiquật được trên địabàn chúngta đang sinhsống cóphải là thuộc về một dântộc khác?), trongkhiđó người Chuang vẫncòn sửdụng những trốngđồng nầy và nó do tổtiên họ đểlại, và họ xemđó là tiêuchí vănhoá đặcthù của dântộc họ: nhưvậy vănhoá trốngđồng là của họ hay của cả dântộc Việt, là cùng một gốc BáchViệt mà vì những lýdo lichsử như người Hán đôhộ dânViệt quálâu nên dânViệt đã đánhmất hết sởhữu và những ýthức vănhoá trốngđồng? Ngườidịch không dám đưara phánđoán và kếtluận, phầnnầy dànhriêng cho độcgiả phánxét. Xinbấm vàođây để đọc truyện Thầncung Bảokiếm
- Ngườihiệuđính:
dchph vào ngày Feb.15.2003, 15:01 pm -----------------------------
|