TRANGNHÀ VNY2K |
|
TiếngViệt Cảitạo | |||
|
Tácgiả |
| ||||||||||||||||||||||
|
TiếngViệt Cảitạo
Bàiviết: Tu Zinh
1/ Giới thiệu chung Tuzinh.com là một website cộng đồng với đề xuất cải tạo, thay đổi ký pháp chữ quốc ngữ hiện nay. Các quy tắc cải tạo và thay đổi theo đề xuất của tuzinh.com giúp chữ viết Tiếng Việt trở nên nhất quán và rõ ràng khúc triết hơn. Chi tiết quy tắc cải tạo mời các bạn xem tại đây Chữ viết hiện nay do các giáo sĩ tây phương tạo nên và truyền bá vào thế kỷ 17 nhằm truyền giáo trong bối cảnh bị o ép của triều đình nhà Nguyễn. Do đó, sẽ không tránh khỏi những khuyết điểm cần được sửa đổi. Một số bất cập lớn hiện tại cần cải tạo như sau: 2/Cải tạo từ ghép Tất cả các ngôn ngữ trên thế giới hiện tại đều là đa ấm tiết, tức 1 từ khi đọc có thể gồm 2 âm tiết trở lên. Ví dụ: School đọc là [sku:l], écouter(ekute )… Tuy nhiên các nhà nghiên cứu phương tây cho rằng tiếng Việt là tiếng đơn âm tiết (monosyllabic) và đơn lập (isolated), là thứ tiếng đơn giản, thô sơ như vùng Bantu ở Phi Châu. Nguyên nhân 1 phần nhận định này nằm ở từ ghép Tiếng Việt. Từ ghép còn làm cho tiếng Việt trở nên khó hiểu với người mới học và với cả máy móc. Giả sử bạn cho Google translate dịch câu “Tôi biết người nào có hay?” (Lời bài hát) Lẽ ra phải dịch là: I know you know nothing? Nhưng Google lại dịch là I know someone who has or. Nếu câu trên chỉ bớt 1 phím space và viết lại là Tôi biết người nàocó hay? Thì chắc chắn khi dữ liệu của Google được cập nhật rằng “nàocó” là 1 từ có nghĩa: “khôngcó” hoặc “không”, thì nó sẽ dịch 1 cách chuẩn xác. Hay như câu thơ “ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương” thì rất nhiều người đều hiểu nhầm canh gà ở đây là canh nấu từ thịt gà (chicken soup), mà không biết canh gà ở đây là 1 từ ghép chỉ giờ gà gáy và nên viết lại là canhgà Thọ Xương. Rõ ràng là khúc triết và tường minh hơn. Và hệ thống từ ngữ tiếng Việt có thêm 1 từ mới là canhgà có nghĩa khác canh gà. Xét 1 câu bình thường: Đứa bé mếu máo nài nỉ mẹ mua cà rem. Câu trên được tạo từ 10 từ, trong đó có tới 5 từ hầu như không có nghĩa Nếu loại bỏ các dấu cách để chuyển từ ghép thành từ dính thì câu trên sẽ viết lại là: Đứabé mếumáo nàinỉ mẹ mua càrem. Rõ ràng cách viết mới này khúc triết khoa học hơn, một người nước ngoài hay 1 đứa bé mới học tiếng việt nhìn vào cũng sẽ thấy được rõ các thành phần chủ ngữ, động từ và vị ngữ của câu và tất cả các từ đều có ý nghĩa. Sẽ có người cho rằng viết như thế thì rối mắt và khó đọc, tuy nhiên nếu ai đã từng học ngoại ngữ thì chắc cũng biết các từ như : football, sunrise, mother-in-law…trong tiếng anh hay lối viết long thòng Informationssystemverarbeitung (information system processing) của tiếng Đức, hay cả chữ Hàn Quốc hyundai = hiệnđại, dongnama=đôngnamá, fanghuo=phónghoả …đều viết liền với nhau và không có bất cứ khó khăn nào. Có thể lúc mới nhìn bạn sẽ không quen khi đọc nhưng dần dần sẽ nhanh quen thôi. Giống như việc người Anh thoáng nhìn mother-i…là đã biết là mẹ vợ, người Đức thoáng nhìn chữ informationssy… là họ đã hiểu là xử lý thông tin hệ thống mà không cần phải đọc hết con chữ loằng ngoằng ấy. Do đó việc thay thế từ ghép bằng từ dính là điều rất cần thiết, chúng tôi sẽ phân tích phương thứ thay thế và những thứ được và mất khi cải tạo ở bên dưới. 2/ Cải tạo ký pháp: a/ Thống nhất sử dụng I, Y Tất cả các từ hay thành tố của từ dính chỉ có 1 nguyên âm và nguyên âm đó là y hoặc I thì thống nhất dung I, trừ trường hợp từ hay thành tố của từ dính chỉ gồm 1 chữ cái I hoặc y thì dung y: - Ví dụ: in ấn, ít nhiều, mĩ thuật, kỉ cương, phi lí, y tế, lợn ỷ, chú ý… - Các từ hay thành tố từ dính khác có từ 2 nguyên âm trở lên thì viết như cũ. - Ví dụ: yên tâm, riêng tư, phiên dịch… b/ Thay thế từ phát âm giống nhau D, GI và ký tự Đ. Hiện tại d và gi đều có phiên âm và cách đọc là /z/. Điều này dẫn đến sự trùng lặp vi phạm quy tắc ngôn ngữ. Do đó , chúng tôi đề xuất thống nhất sử dụng z thay thể cho cả d và gi trong các trường hợp. Điều này còn tránh được một số lỗi chính tả liên quan như Giông/dông tố, dàn/giàn mướp,Giẫm/dẫm đạp…. Ký tự D sẽ thay thế cho Đ và phiên âm là /d/ giống với tiếng Anh. Theo đó các từ trên ghi lại là: Zôngtố, zànmướp, zẫmdạp… c/ Thay thế các từ thừa như Ngh, Gh, Ph, Qu Bỏ ký tự h trong từ Ngh và Gh thành Ng và G: ký tự h không thực sự cần thiết khi cách phát âm Ngh và Ng, Gh và G hoàn toàn giống nhau. Do đó nên loại bỏ từ h tránh nhầm lẫn và đơn giản chữ viết. Thay Ph bằng F: Hiện tại chữ cái P chỉ đi kèm với h thành Ph, do đó thay thế Ph thành F để đơn giản chữ viết hơn và đồng thời cũng đảm bảo tính logic của ngôn ngữ. Chẳng hạn từ: Giết tại sao không là đọc là I ê tờ iết, Gờ iết ….hay ê tờ ết, zi ết …mà lại đọc là ziết… Phương thức thay thế các từ D,Đ,GI,NGH,GH,PH thoạt nhìn trông có vẻ không đẹp. Tuy nhiên đó là do ta nhìn chưa quen mà thôi. 3/ Được và mất khi thực hiện cải tạo tiếng việt: a/ Được: Trước tiên là những giá trị vô hình không đong đếm được như trẻ em, người học tiếng việt sẽ dễ dàng nắm bắt, đỡ mất thời gian hơn. Các máy móc sẽ hiểu tiếng việt dễ dàng hơn, đưa người Việt tiếp cận với văn minh phương Tây tốt hơn. Chẳng hạn hiện tại đơn giản là công cụ Google Dịch, các công cụ phân tích dữ liệu tìm kiếm của Google, dữ liệu chia sẻ của Facebook… và tương lai rất gần là Trí Thông Minh Nhân Tạo ( AI ). Chỉ với những cải tạo nhỏ trên, chúng ta loại bỏ được 100% những tranh cãi về ngữ pháp tiếng Việt. Tăng tính chất logic của ngôn ngữ Việt giúp nó gần với các ngôn ngữ khác hơn. Nếu dung tiếng việt cải tạo, chúng ta sẽ bớt đi được 10% số lượng phím cần nhấn cho 1 văn bản, tương ứng là 10% thời gian làm việc của những người làm việc trên máy tính. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2015 (https://gso.gov.vn ). Cả nước hiện có 52,840,000 người đang làm việc trong đó tỉ lệ lao động có bằng đại học trở lên là 8.5%, cao đẳng là 2.5%. Tương ứng lao động có trình độ cao đẳng trở lên là 11% tương đương 5.8 triệu người. Số lao động này đa số làm việc đều sử dụng máy vi tính. Có người làm việc cả ngày với máy tính, cũng có người chỉ thỉnh thoảng mới dùng máy tính để làm báo cáo, đọc văn bản, chương trình…Ở đây chúng tôi tính bình quân mỗi người chỉ sử dụng nửa giờ trong 1 ngày làm việc để gõ máy tính. Dĩ nhiên số liệu này không có cơ sở chính xác, tuy nhiên tính nửa giờ để quy đồng cho những người làm việc cả ngày và những người lâu lâu mới sử dụng máy tính thì không hề cao. Con số thực tế sẽ còn cao hơn. Với từ mới, tốc độ gõ máy tính tăng lên 10%, tương ứng năng suất trong nửa giờ này tăng lên 10%. Xét mức lương bình quân của đối tượng lao động này khoảng 6 triệu/ tháng. Thì 1/2h làm việc khoảng 6,000,000/26/8/2 =14,423 đồng. Tăng năng suất 10% tương ứng là 1,442 đồng/ ngày/ người. Hay 37,492 đồng/ người/ tháng (26 ngày làm việc). Nhân con số này với 5.8 triệu người thì con số sẽ là: 217.45 tỷ đồng/ tháng, 2,609 tỷ đồng/năm. Con số này chỉ được tính ước lệ để hình dung , con số thực tế chúng tôi tin lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra tốc độ đọc văn bản cũng sẽ tăng lên. Do cơ chế đọc của mắt người là từ trái qua phải và quét từng từ để nắm nội dung, mặt khác khi dính từ thì một dòng thay vì hiển thị 20 từ sẽ hiển thị 22 từ, do đó khi não bộ đã được huấn luyện đọc từ tiếng Việt mới và quen với nó thì tốc độ đọc sẽ tăng lên khoảng 5-10%. Cũng tương ứng năng suất làm việc tăng lên. Lượng mực in, giấy in, chi phí in bảng quảng cáo…sẽ được giảm đáng kể và mang lại giá trị kinh tế nhất định. b/ Mất: Thực tế chúng ta không mất gì cả, chỉ thay đổi thói quen một chút. Trước là trong các văn bản không chính thống như trên mạng xã hội, forum, blog, sms, email… và khi đã quen thì nhà nước sẽ ban hành cho phép sử dụng một cách chính thống. Các sách vở đã in bằng chữ truyền thống không cần in lại, tất cả các bản số hóa sẽ được chuyển đổi qua chữ mới bằng phần mềm nhanh gọn. Phần mềm cực kỳ đơn giản mà chúng tôi đang thử nghiệm tại Tuzinh.com. Tới thời điểm thích hợp thì trẻ em sẽ được học tiếng Việt cải tạo thay vì như truyển thống, các em cũng sẽ đọc tiếng truyền thống hiểu dễ dàng tuy nhiên sẽ không cần thiết vì mọi tài liệu đã được số hóa bằng tiếng cải tạo mới. 4/ Về phương pháp đổi thành từ dính: Về quy tắc thì cực kỳ đơn giản. Hầu như tất cả các từ ghép hiện tại được bỏ khoảng trắng và viết dính với nhau. Chẳng hạn như: Tấtcả chúngtôi đều mongmuốn từdính sẽ thànhcông. Trừ những từ có thể gây hiểu nhầm thì dùng phím – để nối. Ví dụ như: thú-y, chú-ý, thờ-ơ, o-ép, Vốnzĩ zântộc chúngta rất bảothủ, khi gặp những ýkiến mớimẻ mà mình chưa hiểu hết, hoặc đơnzản là khôngthích thì sẽ fảnbác ngaylậptức mà không tìm dược một lýluận xácđáng nào dể fảnbác. Chúngtôi hivọng tuzinh.com sẽ nhậnđược nhiều sựdồngtình cũngnhư fảnbác mộtcách cólýluận rõràng từ ngườidọc. Tài liệu tham khảo: - “Tiếng Lừa Cảitạo” , Tác giả: An Hoàng Trung Tướng - “Sửađổi Cáchviết ChữViệt”, Tác giả: dchph - “Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ”, Nxb Văn Hoá, Hà Nội, 1961 - Tổng cục thống kê: Báo cáo số liệu lao động theo phân ngành và trình độ. - “Từ điển tiếng việt”, Viện ngôn ngữ học, 1988. - “L’Annam Nouveau- Nước Nam Mới”, số 115 ngày 06/03/1932, Nguyễn Văn Vĩnh Source: http://tuzinh.com/index.php?page=zoithieu Tu Zinh ----------------------------- | ||||||||||||||||||||||
Oct.3.2016 13:09 pm |
| ||||||||||||||||||||||
|
RE: TiếngViệt Cảitạo Chỉ nên dổi gi thành j, d thành z, đ thành d, ph thành f, qua thành qoa, goa thành woa, guốc thành wuốc, goát thành woát, quát thành qoát,.... k, ngh, gh di trước i, e, ê (do là âm bẹt), còn lại c, g di với các nguyên âm khác ngoại trừ (oa, uốc, uất,... do di với q, w), ng di với các âm ngoại trừ i, e, ê. y chỉ di với yêu hoặc yết hay yến (do ê là âm bẹt, y dứng dầu dóng vai trò vừa là phụ âm vừa là nguyên âm), ay, uy hoặc dứng 1 mình trong các từ (y, ý, ỷ), còn i thì các từ còn lại như kiêu, tai, tui, ít, ia, i dứng 1 mình (ì, ĩ, ị) VZ: Woa Sinh Tơn là thủ dô của Hoa Kì, dược thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1790. Dịa zanh này dược vinh zự mang tên vị tổng thống dầu tiên Woa Sinh Tơn của Hợp chủng quốc, kết hợp với tên của người khám fá ra châu Mĩ là Cô Lôm Bô thành Dặc khu Cô Lôm Bi A. Sau cải cách các chữ sẽ như sau: đa -> da da-> za gia -> ja "giịa" -> jịa qua -> qoa goa -> woa guốc -> wuốc pha -> fa quy jữ nguyên quen -> qoen quên, quân, quyên jữ nguyên thêm từ pa, pu,... vào cho dầy dủ âm tiết ... khi fát âm j, lưỡi fải dể ở mặt trong hàm răng trên, còn khi fát âm z thì lưỡi fải dể ở mặt trong hàm răng zưới, r thì uốn cong lưỡi + luyến nhẹ (như âm r trong tiếng Trung) ch dặt lưỡi ở mặt trong răng dưới + bật hơi, tr uốn cong lưỡi + bật hơi - Ngườihiệuđính: Woa vào ngày Oct.16.2016, 21:06 pm ----------------------------- | ||||||||||||||||||||||
Oct.16.2016 20:30 pm |
| ||||||||||||||||||||||
Ðềtài nầy đãcó 1 bàitrảlời kểtừ Oct.3.2016. |
| Xếp đềtài nầy vào mục cần theodõi Email cho ngườiquen In đềtài nầy ra giấy
| |
|