Ziendan TiengViet
TRANGNHÀ VNY2K
TRANGCHỦ   Ghidanh   Ðăngnhập   Danhsách thànhviên
Xem thưriêng   Banquảntrị   Tìmkiếm   Thắcmắc chung

"Góp Ý Ðôi Ðiều" về "Sửađổi Cáchviết TiếngViệt"
:: Diễnđàn tiếngViệtVNY2K - Vietnamese2020Tánthành cảicách
Tácgiả
Tiểumục bàiđăng trước | bàiđăng kế »
dchph

Ziendan.net

Hồsơ
Gianhập: Nov.15.2002
Nơicưtrú: Global Village
Trìnhtrạng: [hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
IP: IP ghinhập
"Góp Ý Ðôi Ðiều" về "Sửađổi Cáchviết TiếngViệt"


"Góp Ý Ðôi Ðiều" về "Sửađổi Cáchviết TiếngViệt"


Ngươiviết : Nguyễn Phước Đáng


Người bên kia đầu dây tự giớithiệu là Lê-Bình. Anh chưa quen biết tôi, nhưng anh nghe một bạn văn nói rằng tôi quantâm đến chuyện cảitiến chữ Việt mà gọi phone đến làmquen, chỉ cho tôi website www.vn2yk.com, đềnghị tôi tìm đọc thử những bài viết cảicách của nhiều tácgiả.

Ngay sau cuộc điệnđàm, tôi tìm đọc những thứ ấy. Từ những bài viết đó, tôi cảmhứng viết bài góp ý nầy. Cái cảmhứng đầutiên là biết được đang có một nhóm trẻ Việtnam (tôi kể 40- 50 là trẻ, dĩnhiên dưới 40 cũng là trẻ), tại quê người, đấm mình trong Tâyhọc, mà còn quantâm đến chữnghĩa nước nhà. Từ lâu, tôi cứ nghĩ chắc chỉ còn một số rất ít những người lớn tuổi còn lưuluyến quốcngữ mà thôi. Tôi mừng lắm vì thấy mình không quá lẻloi trong việc đềnghị cảitiến chữ Việt. Mình đâu còn mấylămhơi để đi suốt con đường cảitiến. Đám trẻ mới là lựclượng đạt được thànhquả mongđợi.

Tôi đọc hầu hết những bài viết loại đó trong Vny2k. Có thể nói tuy nhiều bài, nhưng chỉ có một đềnghị duynhứt là viết dính liền những từ đaâmtiết. Trong bài viết nầy, tôi chútrọng nhiều đến bài “Sưađổi Cáchviết ChữViệt”(Chữ Việt năm 2020) của tácgiả dchph và bài “Ngônngữ & Trítuệ” của Nguyễn-Cường. Tôi đọc ít ra là 2 lần mỗi bài: lần đầu để biết nộidung bài viết, lần sau tôi ngừng từng chập để ghi ra những chỗ cần góp ý.

Cảmnhận trước hết của tôi là những người chủxướng viết dính liền là những người chịu ảnhhưởng Tâyhọc quá nặng. Theo tôi, viết có gạch nối triệtđể các từ ghép là đủ rồi. Tôi nói triệtđể có nghĩa là viết có gạch nối luôn cả những từ ghép Nôm. Trước kia, trong Nam là trước 75, mọi người từng viết có gạch nối những từ ghép, nhưng chỉ những từ ghép Hán-Việt mà thôi. Tôi đềnghị, nếu viết có gạch nối, thì nên viết có gạch nối luôn những từ ghép Nôm, vì lý nào mà từ ghép nầy (Hán-Việt) viết có gạch nối mà từ ghép kia (Nôm) lại không (Viết vậy là không nhấtquán). Do quá thathiết với chủtrương mới nầy, nên, theo tôi, những người chủxướng nóng vội, có vẻ như thiếu nghiêncứu đầy đủ trước. Ý tôi muốn nói là quí vị chưa đưa ra rõràng quitắc viết dính liền. Quí vị có nói viết dính liền những từ ghép, nghĩa là những chữ ghi lại lời nói đaâm. Có nói như vậy, nhưng khi đọc bài của quí vị, tôi có cảmgiác quí vị viết dính liền tuỳ hứng, nghĩa là quí vị viết dính những từ, theo tôi, không phải là từ ghép, nghĩa là cắt rời ra những chữ viết liền nhau đó, thì hai hay nhiều chữ đó vẫn có nghĩa, đứng một mình được. Số chữ được quí vị viết dính liền như vậy nhiều, nhiều lắm, ghi ra không xuể. Tôi đọc và ghi ra được chừng hơn nửa bài của quí vị thì đã đầy trang giấy rồi, nên tôi bỏ cuộc, không ghi ra hết.

Dưới đây, tôi chép ra một số từ nêu trên, nhiều được đến đâu hay đó:

Chép ra từ bài viết của tácgiả dchph:

Cáchviết, chữViệt, chậmnhất, khácnhau, đólà, chữviết, cầnphải, khôngphải, nàođó, khôngđược, nhưlà, manglại, câuhỏi, nhậnthấy, Háncổ, bướcpháttriển, nhưvậy, khôngcòn, chorằng, từxưađếnnay, từsongâmtiết, gióheomay, ngủlibì, dốtđặccánmai, cờbayphấtphới, cáchnhìn, đềuđược, tựhỏi, gầnnhư, gạchnối, nếucóchăng, đichung, theokiểunày, khôngngừng, thêmvàođó, cọngthêmvới, bỏthìgiờ, trongbài, cầnđược, thiênvề....

Chép ra từ bài viết của tácgiả Nguyễn-Cường:

Đấngthiêngliêng, câutrảlời, quánhiều, mẫusốchung, thídụnhư, dùngđể, nghegiảng, bàihọc, còncó, trínhớ, câychuối, sauvườn, bằngcáchnào, saucùng, lậplại, gầngiốngnhư, băngngang, cảhai, bêntrái, đưatay, gạtđi, nếucó, vậtlạ, trướckhi, ngoàiýmuốn, đisâu, cũngxin, chorõ, sựhiểulầm, chỉmớilà, chưađủ, cáchkhác, cáichuyện, chưacóai, đưaqua, trướckhi, vốnsẵn, tínhtrời, sinhrađời, khoảngchừng, ngaytạiđây, máyvitính, màbâygiờ, ngaytrên,...

Tôi thật tình không biết các chữ theokiểunày, cọngthêmvới, bỏthìgiờ, cũngxin, chỉmớilà, sauvườn, băngngang, bêntrái, đưatay... quívị viết dính liền là theo nguyêntắc nào. Tôi nghĩ chắc quí vị dịch sang tiếng Mỹ, và thấy chữ nào Mỹ viết có một chữ mà chữ Việt mình có nhiều chữ thì nhiều chữ đó phải viết dính lại mới đúng phép. Nếu đúng như vậy thì thật là ngâyngô (và như tôi viết ở đầu bài là quí vị chịu ảnhhưởng Mỹ hay ngoạiquốc quá nặngnề)

Xin phép nhắc lại, do thấy những chữ viết dính liền như vậy quá nhiều, nên tôi có cảmtưởng quí vị viết theo cảmhứng mà không theo một quitắc nhấtquán nào cả. Tôi cho rằng quí vị nóng vội, vì quí vị kêu gọi nhiều người viết theo lối mới như quí vị, mà quí vị không nghiêncứu đưa ra quitắc để người ta có thể theo đó mà làm được.

Bâygiờ, tôi xin bàn thêm về chuyện đaâm và đơnâm trong lời nói và đaâmtiết và đơnâmtiết trong chữ viết. Tôi phânbiệt trong lời nói thì có lời đơnâm và có lời đaâm, còn chữ viết thì có chữ đơnâmtiết và chữ đaâmtiết, nghĩa là chữ có một vần hay chữ có nhiều vần (âmtiết=vần) Chữ có 2 vần, 2 âmtiết, thì còn gọi là chữ songâmtiết.

Trong sách “Tiếng Việt & Chữ Việt”(1) có bài viết “Đơn hay Đa”, tôi viết đạikhái như vầy:

“Nếu từ ngônngữ và từ tiếng chỉ có nghĩa là lời nói thôi, không gồm chữ viết trong đó, thì tôi rất đồngý với Giáosư Nguyễn Đình-Hoà là ‘tiếng Việt là ngônngữ đatiết (đaâmtiết)’ ”

Tôi viết tiếp ở đoạn sau:

“Chữ viết Việtnam (hay chữ quốcngữ hiện đang dùng) thuộc loại chữ đơntiết. Baogiờ ta viết dính chùm như vầy kiếntrúcsư, câulạcbộ, kịchtácgia... lúc đó ta sẽ có quyền nói lại ‘Ngônngữ Việtnam (tiếng nói và chữ viết) đaâmtiết như chữ Pháp và Mỹ’ ”

Tôi viết trong sách rằng tiếng nói của bất cứ dântộc nào cũng đaâm. Vậy xét đơn hay đa là xét trên chữ viết chứ không phải xét trên lời nói. Tôi nói theo suyluận có dẫngiải, nhưng bị nhàvăn Diệu Tần (tức Giáosư ngônngữ Nguyễn Tinh Vệ) phêbình là là không chắc. Ông hỏi tôi có nghiêncứu hết các thứ tiếng trên thếgiới chưa, mà dám quảquyết là tấtcả đều đaâm? Tôi chịu thua, vì nềntảng suyluận của tôi đúng là không vữngchắc trước câu hỏi cụthể như vậy. Nay tácgiả dchph cũng nghĩ là tất cả ngônngữ trên thếgiới đều đaâm. Tôi nhớ lại câu hỏi của nhàvăn Diệu Tần. Và không biết dchph dựa vào tàiliệu nào hay cũng chỉ căncứ vào suyluận như tôi?

Trong quyển sách “Quốcngữ Lưuvong” sắp in xong, tôi phátbiểu đạikhái là từ trước khi có chữ quốcngữ, ta có chữ Hán (đọc theo giọng Việt) và chữ Nôm. Hai thứ chữ đó là loại đơntự (mỗi chữ đọc ra một tiếng mà thôi). Cái ảnhhưởng đơnâm, đơntự đó bámvíu lấy dântộc ta cho đến bâygiờ, dù ngày nay ta có thứ chữ kýâm dùng hệthống mẫutự Latin. Từ trước, người xưa vẫn biết lời nói của dân mình là đaâm, nên đã từng dùng dấu gạch nối để liênkết số chữ rời (đơntự) ghi lại lời nói đaâm thành từ ghép, một hìnhthức khác của từ đaâmtiết, dunghoà cái ảnhhưởng đơnâm và nhucầu đaâm. Ngày nay, đaiđạsố lại bỏ dấu gạch nối, biến chữ viết thành thứ chữ đơntiết. Đó là một chuyểnbiến không phải là thiếu căncơ, nói một cách khác nặng lời hơn như lời phêphán của ông Đoàn Xuân “Chữ Việt không có gạch nối là chữ sơkhai”(1) Mà vôtình người ta pháthiện thấy viết thiếu dấu gạch nối không sao cả, không làm người đọc hiểu khác với ý người viết. Một lần thấy vậy, nhiều lần thấy vậy và gần như tấtcả các lần đều thấy vậy, nên mọi người mạnh tay bỏ luôn dấu gạch nối. Mà quả đúng như vậy. Bây giờ trên 90% sáchvở, báochí trong nước, ngoài nước viết không có gạch nối, mà mọi người đọc đều hiểu đúng với ý người viết. Vậy nhìn chữ Việt đang dùng mình phán được một câu như đinhđóngcột là “chữ Việt đơn âm tiết” (Tuynhiên, xét thật kỹ thì có một số khá lớn chữ Việt đang lưuhành là songâmtiết mà tôi đặt tên cho nhóm chữ đó là chữ hoàâm. Đó là các chữ Nguyễn, Hoàng, Tuấn, Tuyết, Thoảng... Mỗi chữ có hai âmtiết: Nguyễn có âmtiết Ngu và âmtiết yễn (vần xuôi Ngu và vần ngược yễn). Đọc 2 âmtiết liền lại thì ra Nguyễn; Hoàng = Ho+àng; Tuấn = Tu+ấn; Tuyết = Tu+iết, Thoảng = Tho+ảng...)

Dưới tên tựa chính “Sửađổi Cáchviết ChữViệt”, tácgiả dchph thêm tên tựa phụ “ChữViệt Năm 2020”, người đọc hiểu đây là tiênđoán của tácgiả, đến năm 2020 thì chữ Việt sẽ được viết như vậy. Tôi nhậnđịnh đó là một tiênđoán không thấy được. Dưới đây là lậpluận cho lời nhậnđịnh của tôi:

Tôi là người đang rất thathiết với chuyện cảitiến chữ viết quốcngữ, bỏ tiền in quyển “Tiếng Việt & Chữ Việt”, không lấy lại được vốn, lại sắp sửa bỏ tiền in quyển “Quốcngữ Lưuvong”, chắc cũng khó lấy lại được vốn, để mong phổ biến ước vọng cảitiên của mình. Trong quyển sau, tôi in 4 bài bằng lối viết dính liền các từ ghép. Như vậy, tôi là người đang đấm mình trong cách viết và đọc các chữ viết dính liền. Tôi có quitắc để tuân theo mà viết dính liên. Vậy mà tôi không tin là đạiđasố người Việt chấpnhận chuyện viết dính liền. Quitắc để viết dính liền không có gì rắcrối cả, chỉ tómgọn có một câu “Viết dính liền những từ kép” Xácđịnh rõ hơn thì thêm địnhnghĩa “Từ kép là nhiều từ đơn ghép lại, nếu cắt rời ra thì từng từ đơn đó không đủ nghĩa, không đúng với ý người viết” Đơngiản như vậy, nhưng không thựchiện nổi, vì ngay những nhàvăn nhàbáo cũng mùmờ về từ kép, nhứt là từ kép Nôm. Vănsĩ, kýgiả, những người sửdụng chữnghĩa hằng ngày mà còn như vậy, thì mọi người bìnhthường khác còn tệ hơn biết bao. Tôi đọc trôichảy những chữ viết dính liền của quí vị gần bằng tốcđộ đọc chữ bìnhthường. Nhưng tôi đoán nhiều người không đọc dễdàng như vậy. Và đọc khókhăn, không thoảimái thì người ta không đọc. Đọc mà còn vậy, thì viết còn khókhăn hơn nữa. Tôi có cảmgiác là quí vị chỉ nhắm vào đốitượng là những nhà ngônngữhọc, mà giới nầy có được bao nhiêu người. Vậy cái thờihạn 18 năm nữa chữ Việt viết dính liền được phổcập rộngrãi là không thựctế, là khôngtưởng.

Giảvụ, nếu đềnghị cảicách nầy được Hànlâmviện quốcgia chấpnhận đi nữa, thì thờigian 18 năm cũng không đủ để thựchiện nổi. Côngviệc đàotạo độingũ giáoviên thật camgo và lâu dài...

Nói là nói vậy cho hết lẽ, nhưng tôi rất hoanngênh ýkiến cảicách của quí vị. Tôi hoanngênh vì lýdo hợplý, tiếng nói đaâm thì chữ viết cần đaâmtiết cho phùhợp, chứ không phải vì tin vào lời suyđoán rằng dântộc có chữ viết đaâmtiết thôngminh, thànhcông hơn dântộc có chữ viết đơnâmtiết. Chuyện thôngminh, tiếnbộ, thànhcông... tuỳthuộc vào nhiều yếutố khác quantrọng hơn là chữ viết. Những thínghiệm mà tácgiả Nguyễn-Cường nêu ra trong bài viết nghe có vẻ khoahọc, nhưng tôi không tin là đúng như vậy. Nhiều người chắc cũng không tin “đổi chữ viết thành đaâmtiết thì sẽ làm cho dântộc mình tiếnbộ hơn”. Tôi tin “đổi chêđộ thành tựdo, dânchủ thì chắc dântộc mình khá hơn mọi mặt kể cả mặt trítuệ”.

Tácgiả dchph có gợi ý phươngthức cảicách dùng s thay cho chữ sĩ, để gắn vào phía sau những chữ thi, ca, nghệ, văn... mà thành ra this (thisĩ), cas (casĩ), nghệs (nghệsĩ), văns (vănsĩ)... dùng f thay chữ phi để gắn vào phía trước những chữ nghĩa, lý, quânsự, chínhphủ mà thành ra fnghĩa (phinghĩa), flý (philý), fquânsự (phiquânsự), fchínhphủ (phichínhphủ)... Làm như vậy là ta có tiếpvĩngữ, tiếpđầungữ như chữ Pháp, chữ Anh. Những ýtưởng cảicách như vậy làm lộ rõ chuyện chịu ảnhhưởng nặng ngôn ngữ Pháp, Anh.

Quốcngữ, chữ Việt ta đang dùng, là thứ chữ kýâm, dùng kýhiệu Latin ghi lại tiếng nói, nó có những quiước âm nào ráp với âm nào thì ra tiếng gì. Nay ta lại quiước một lần nữa một âm thay cho một chữ, s=sĩ; f=phi z=gia, th=thuật... thì loạn rồi. Những quiước loại nầy chỉ dành cho tốcký mà thôi. Ghi bằng tốcký rồi, sau đó phải chuyển lại thành chữ thường người khác mới đọc được. Bắt mọi người đọc chữ tốcký thay cho chữ thường là vôlý và khôngtưởng.

Tôi là người hiểu thấuđáo cách viết dính liền cảicách của quí vị, bằngchứng là tôi viết trôichảy được bài nầy theo cách viết đó, và có lẽ còn chuẩn hơn quí vị, tôi không viết dính liền quá đáng như những chữ tôi đã chép ra ở trên. Tuynhiên, tôi chưa cổxuý cho việc nầy, vì còn nhiều vấnđề cần cẩnthận xét lại, như chuyện xé rời các chữ đaâmtiết ra để dạy đọc và viết cho con trẻ, rồi sau đó mới nhập lại. Tôi nghĩ, để rời ra dạy con trẻ dễ và mau biết đọc biết viết hơn. Nói về mặt toàn dân thì chuyện dạy cách nào cho mau đọc được, viết được là điều cầnthiết. Từ đọc được, viết được đến hiểu được ýnghĩa chữ viết không khó. Đi con đường chữ đơnâmtiết nhanh gọn hơn con đường chữ đaâmtiết.

Còn về mặt thica nữa. Thica thuần Việt có vè (mỗi câu bốn tiếng), thơ lụcbát (câu sáu tiếng rồi câu tám tiếng), thơ songthấtlụcbát (hai câu bảy tiếng, rồi câu sáu tiếng, đến câu tám tiếng) Thơ chịu ảnhhưởng của Tàu là thơ ngũngôn (mỗi câu năm tiếng), thơ thấtngôn (mỗi câu bảy tiếng), thơ Đườngluật (bài tám câu, mỗi câu bảy tiếng) Từ trước mỗi chữ Tàu, mỗi chữ Việt là một tiếng. Nay các chữ đaâmtiết có từ hai đến ba, bốn, năm tiếng, chừng làm thơ phải xé rời ra chăng để đếm xem câu thơ thừa thiếu tiếng ra sao! Câu đối nữa! Mà thica, câu đối là một khuvực vănhoá trong tâmhồn dân Việt, thiếu không được. Tôi nghĩ, quívị chưa nghiêncứu đủ mọi khía cạnh khác, mà chỉ cảtin vào một phỏngđoán không chắc là “thứ chữ đa âmtiết làm con người thôngminh, tiếnbộ hơn” rồi hốihả viết dính liền chữ Việt lại, không cần nhìn trước ngó sau.

Tôi chântình góp ý với quí vị và đềnghị cùng quí vị có nhiệttâm về vụ nầy “quí vị hãy họp nhau thảoluận, củngcố lập luận vữngchắc, tìm cho ra quiđịnh nhấtquán về từ ghép” để có cho kỳ được một quitắc chấpnhận được, rồi in thành một tập sách như là một luậnán ngônngữ vậy, côngbố cho nhiều người biết, rồi chờđợi khi nào quốcgia có Hànlâmviện, chánhthức trình luậnán đó để được cứuxét. Theo tôi, cảicách viết dính liền chữ đaâmtiết chỉ thựchiện được trên tầmcỡ quốcgia. Quí vị đang có tưtưởng cảicách tầmcỡ như vậy là một hảnhdiện tolớn. Tôi rất kínhtrọng quí vị trên phươngdiện nầy. Chúc quí vị thànhcông./-

San Jose, đầu Xuân 2002 (3/2002)

Nguyễn Phước Đáng*

Tel: (408) 929- 7318


(1) Tiếng Việt & Chữ Việt của Nguyễn Phước Đáng, xuấtbản năm 2001


(1) Nguyênvăn “có hai loại tác-phẩm, một là của những người dùng Việt-ngữ sơ-khai và hai là của những người dùng Việt-ngữ tiến-bộ” Ông Đoàn Xuân phán rằng viết không có gạch nối từ kép là dùng Việtngữ sơkhai.


* Đềnghị quí vị tìm đọc quyển Tiếng Việt & Chữ Việt của tácgiả, xuấtbản năm 2001 và quyển “Quốcngữ Lưuvong” sẽ phát hành vào tháng 5/2002

-----------------------------

Dec.14.2002 19:41 pm
Ðềtài nầy đãcó 0 bàitrảlời kểtừ Dec.14.2002.
Xếp đềtài nầy vào mục cần theodõi  Email cho ngườiquen  In đềtài nầy ra giấy

Trảlời nhanh

NOT ALL THE CHINESE RULERS LEARN THE SAME THE LESSONS OF VIETNAM'S HISTORY. LET'S TEACH THEM ANOTHER ONE, A CHINA 911 STYLE!
Flag counter for this page only -- reset 06262011

Diễnđàn cổvũ sửađổi cáchviết ChữViệt2020 mới!
ziendan.net | vny2k.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com
©2002-2023 vny2k.com