Ziendan TiengViet
TRANGNHÀ VNY2K
TRANGCHỦ   Ghidanh   Ðăngnhập   Danhsách thànhviên
Xem thưriêng   Banquảntrị   Tìmkiếm   Thắcmắc chung

Công dụng của Y trong việc thành tạo chữ quốc ngữ
:: Diễnđàn tiếngViệtVNY2K - Vietnamese2020Tánthành cảicách
Tácgiả
Tiểumục bàiđăng trước | bàiđăng kế »
Nguyen Phuoc Dang

Ziendan.net

Hồsơ
Gianhập: Aug.5.2007
Nơicưtrú:
Trìnhtrạng: [hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
IP: IP ghinhập
Công dụng của Y trong việc thành tạo chữ quốc ngữ

Nguyễn Phước Đáng

Trong tiếng Việt, chữ cái Y là nguyên âm, như 9 nguyên âm khác a, e, ê, i, o, ơ, ô, u, ư.
Trong hệ thống chữ quốc ngữ, không có Y là bán nguyên âm.

Nghiên cứu chữ Việt mà nói tới bán nguyên âm Y, là chịu ảnh hưởng nặng nề ngôn ngữ Anh, là không thoát ra khỏi cái vòng tròn ảnh hưởng do các nhà ngôn ngữ ngoại quốc vẻ ra.

Chữ đơn quốc ngữ có chừng 6 nghìn chữ. Nhưng chỉ có 12 cách thành tạo chúng. Nói cách khác, bất cứ chữ đơn quốc ngữ nào cũng nằm trong 12 cách tạo chữ mà thôi.
Nguyên âm có 4 công dụng trong việc tạo chữ:

1) đứng một mình tạo được chữ, sao y, ý kiến, tiếng gà gáy ò ó o.
2) đứng đầu chữ: anh, em, ơn, ông
3) đứng cuối chữ: ba, mẹ, cô, chú dì...
4) đứng giữa chữ: than thân, tin tức...

Phụ âm có 2 công dụng trong việc tạo chữ:

1) đứng đầu chữ: tu tại gia... sống hạnh phúc.
2) đứng cuối chữ: an ổn bản thân

Xem xét tất cả chữ Việt đang được sử dụng, chúng ta thấy 10 nguyên âm kể trên đều có 4 công dụng để tạo chữ. Nhưng xét nét thật kỹ từng nguyên âm một, thì ta thấy ra nguyên âm Y có chừng phân nửa công dụng so với các nguyên âm khác.

Điều quan trọng bậc nhất và lạ lùng là Y không có công dụng ráp với phụ âm để tạo vần ngược (vần ngược là vần do nguyên âm ráp với phụ âm). Quốc ngữ không có tất cả vần ngược nầy: yc, ych, ym, yn, yng, ynh, yp, yt. Và y cũng không có công dụng ráp với bất cứ nguyên âm nào để tạo ra vần hợp âm. Quốc ngữ không có các vần ya, yu... Hậu quả của điều quan trọng nầy là y không có cơ hội đứng đầu chữ. Quốc ngữ không có các chữ:

- yc, ych, ym, yn, yng, ynh, yp, yt, ya, yu.

Nói cách khác, y có tạo ra được vần ngược, và vần hợp âm thì mới có cơ hội đứng đầu chữ được.

Hậu quả thứ nhì là y không có cơ hội đứng giữa chữ. Quốc ngữ không có các chữ:

- byc, bych, bym, byn, byng, bynh, byp, byt, bya, byu…
- dyc, dych, dym, dyn, dyng,...

Một cách tổng quát, y không tạo ra được vần ngược, vần hợp âm, thì đâu có gì để ráp với phụ âm phía trước để được đứng giữa chữ.

Chỉ bấy nhiêu thôi, thì y chỉ có 2 công dụng, đứng một mình và đứng cuối chữ trong việc tạo chữ:

- Ý kiến, ỷ lại..., kỷ nghệ, ly hương.

Tuy nhiên, chúng ta thấy được mẫu tự y đứng đầu và đứng giữa chữ trong những chữ sau đây:

- yêu thương, yến tiệc, yết kiến, yểm trợ...
- Canh khuya, khuỷu tay, họ Huỳnh...
- Nguyền rủa, tuyết trắng, khuyết điểm, họ Nguyễn...

Lý giải về chuuyện nầy, tôi có ý kiến sau đây:

1) Hệ thống chữ Việt có ghép 2 nguyên âm lại để tạo ra 1 bán nguyên âm. Đó là 3 bán nguyên âm iê, uô, ươ. (Khi có dịp, tôi sẽ viết chi tiết về 3 bán nguyên âm nầy). Bán nguyên âm iê ráp được với các phụ âm sau c, m, n, ng, p, t để tạo ra vần ngược iêc, iêm, iên, iêng, iêp, iêt. Và iê cũng ráp được với nguyên âm u để tạo ra vần hợp âm iêu. Các vần ngược và vần hợp âm đó phần lớn dùng để ráp với các phụ âm đầu để tạo ra chữ.

Nhưng khi các vần ngược và vần hợp âm đó mà ghi được một lời nói thì nó trở thành một chữ. Trong trường họp nầy thì i phải đổi thành y (Qui tắc: Khi chữ có iê đứng đầu, thì i phải đổi thành y).

Do đó ta mới thấy y đứng đầu chữ, trong các chữ yêu, yến, yết, yểm ghi ở trên. Tuy nhiên, thực chất, ở đây y chỉ đóng vai trò tạm thay i mà thôi.

Vậy iêu = yêu, iến = yến, iết = yết, iểm = yểm... (phát âm giống nhau)

Những người muốn cải cách chữ Việt lấy cớ viết với y hay với i đều đọc giống nhau, nên họ đòi viết iêu, iến, iêng, iết, iểm... (Có chữ tàu vị iểu, từ trước tới giờ ai cũng viết với i. Không có ai viết tàu vị yểu cả. Không biết tại sao!)

Không có vần yêc, yêu, yên, yêm, yêt... để ráp với phụ âm phía trước thành chữ tyếc thương, tyểu tử, nyên trưởng, tyềm ẩn, thyết tha.

2) chữ việt không có vần ya, yu, mà chỉ có vần ia, iu. Hai vần nầy khi ráp với các phụ âm khác thì không thay đổi gì cả, nhưng khi ráp với vần xuôi có u như khu, hu... thì i phải đổi thành y. Nếu không đổi thì chữ Huỳnh phải viết là Huình (Đó là tên Ông Huình Tịnh Của khi xưa) Viết với y hay với i, 2 chữ đều đọc giống nhau. Chữ khuya viết không đổi i thì sẽ thành khuia. Khuya = khuia (phát âm khu+ya hoặc khu+ia đều ra tiếng giống nhau).
Trong trường hợp thứ 2 nầy, y cũng tạm thay i mà thôi.

3) Như trên đã trình bày không có vần yên, mà chỉ có vần iên. Nhưng khi đem vần iên ráp với vần xuôi có u nh ngu, thu, xu,... thì i phải đổi thành y:

- Nguyễn, thuyền, xuyến --> ngu+yễn, thu+yền, xu+yến... (Qui tắc: Khi vần ngược có iê ráp với nguyên âm u hay với vần xuôi có u thì i phải đổi thành y)

Các chữ nầy mà không thay đổi i thì sẽ thành:

- Nguiễn, thuiền, xuiến, phát âm vẫn giống Nguyễn, thuyền, xuyến.

Vậy, Ông Huình Tịnh Của, Ông Nguiễn Hữu Ngư viết tên 2 Ông với họ Huình, họ Nguiễn không phải là không có nghĩ suy về ngôn ngữ.

Không biết vì lý do gì mà nguyên âm y cũng không có mặt trong khá nhiều vần xuôi. Chữ Việt không có các chữ như vầy:

- by, chy, dy, đy, ny, ngy, nhy, phy, ry, thy, try, xy.

Tuy có vài người có tên Nguyễn Dy Niên, Trần Văn Ry, tác giả Thy Thy, nhạc sĩ Đynh trầm Ca… Nhưng những chữ Dy, Ry, Thy, Đynh không có nghĩa gì trong tiếng Việt.
Tóm lại, xét nét thật kỹ thì thấy nguyên âm y có còn ít hơn phân nửa công dụng trong việc tạo chữ so với các nguyên âm khác.

Kính,

Nguyễn Phước Đáng

-----------------------------
Suadoi Cachviet ChuViet

Aug.5.2007 11:31 am
Ðềtài nầy đãcó 0 bàitrảlời kểtừ Aug.5.2007.
Xếp đềtài nầy vào mục cần theodõi  Email cho ngườiquen  In đềtài nầy ra giấy

Trảlời nhanh

NOT ALL THE CHINESE RULERS LEARN THE SAME THE LESSONS OF VIETNAM'S HISTORY. LET'S TEACH THEM ANOTHER ONE, A CHINA 911 STYLE!
Flag counter for this page only -- reset 06262011

Diễnđàn cổvũ sửađổi cáchviết ChữViệt2020 mới!
ziendan.net | vny2k.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com
©2002-2023 vny2k.com