Trinh Nhat |
Ziendan.net
|
|
Hồsơ |
Gianhập:
| Feb.14.2004 |
Nơicưtrú:
| Australia |
Trìnhtrạng:
|
[hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
|
IP:
| IP ghinhập |
|
Trịnh Nhật -- Bắt được mùa xuân tình cờ!
Xuấtxứ: http://talawas.org/nn/n168.html Trịnh Nhật Bắt được mùa xuân tình cờ! Nhân chuyện độc giả Hoài An mới đây gửi một lá thư cho ông Lương Thư Trung trong đó vị độc giả này nêu một vài thắc mắc về việc “tu chỉnh văn tự” đến cụ Hoài Nguyên, thầy cũ của ông Trung, tôi đã có cái may mắn như thi sĩ Vũ Hoàng Chương: “Lật ngược càn khôn lần đáy túi, Bắt được mùa xuân tình cờ!” “Mùa xuân tình cờ” của tôi ở đây là một bài tôi dự định phỏng vấn ông thầy cũ về “tiếng Việt trước thềm thiên niên kỉ mới.” Câu hỏi đã soạn sẵn, chờ trực để được trả lời, với hi vọng Thầy tôi sẽ làm sáng tỏ quan niệm của ông về việc cải cách chính tả tiếng Việt, nhưng rất tiếc là việc chưa thành thì ông đã sớm vĩnh viễn ra đi vào cuối Thu năm 2000, tại miền Bắc California, Hoa Kì. Câu hỏi vẫn còn đây, nhưng lời đáp thì vẫn để trống đó. Nhân dịp này tôi xin chuyển những câu hỏi này lên diễn đàn để quí vị độc giả khắp Năm Châu nào quan tâm đến tiếng mẹ đẻ sẽ đáp thay cho người đã chết. Hỏi: Kính thưa Giáo sư Nguyễn Ðình Hoà [1] qua những bài báo, những điện thư của GS mà tôi đã được đọc trên báo chí Việt ngữ đăng tại Mĩ, tôi nhận thấy GS bày tỏ mối quan tâm và qua đó ông đã đưa ra một số đề nghị liên quan đến vấn đề thống nhất chính tả và cải cách quốc ngữ. Như vậy hóa ra công trình chuyển tả, thiết lập hệ thống văn tự cho tiếng Việt của các giáo sĩ Dòng Tên phương Tây ngay từ thuở ban đầu, cách nay ba thế kỉ, chưa được hoàn chỉnh hay sao? Ðáp: ? Hỏi: Khi nói đến thống nhất chính tả, cải cách chữ quốc ngữ, GS đã dựa vào tiêu chuẩn, (phương ngữ, âm tiết, dấu thanh điệu…)và bình diện (ngữ âm, âm vị, ngữ/hình vị, ngữ ý, chính tả…) nào để thống nhất, để cải cách? Ðáp: ? Hỏi: Trước những tiến bộ của khoa học điện tử, dân chúng toàn cầu sống trong hậu bán thế kỉ 20 đã may mắn được hưởng lợi khá nhiều về mặt thông tin mà chữ viết, in ấn đóng vai trò chính yếu. Thưa GS, việc thống nhất chính tả, cải cách chữ quốc ngữ sẽ mang lại những lợi ích gì thực tiễn hơn nữa? Ðáp: ? Hỏi: Ðứng trước một đất nước Việt Nam không có một Viện Hàn lâm Ngôn ngữ có thẩm quyền, đứng trước một cộng đồng người Việt hải ngoại sống rải rác trên toàn cầu mà ở đó tiếng Việt không phải là tiếng bản địa, GS hi vọng gì khi gióng lên tiếng nói cải cách chữ quốc ngữ trong khi thói quen vốn dĩ đã được coi là bản chất thứ hai (second nature) của con người? Ðáp: ? Hỏi: Nói đến chuyện cải cách, tức là nói đến chuyện đổi mới, đi tìm cái mới, tôi xin mượn lời thi sĩ Trần Hồng Châu, tức Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, nguyên Khoa trưởng Ðại học Văn khoa Sài gòn trước năm 1975, mới đây trả lời câu hỏi của Hoàng Nguyên Nhuận, chủ trương tờ Chuyển Luân, xuất bản tại Sydney, về cái ‘mới’, cái ‘gọi là mới’ như sau: “Cách đây nửa thế kỉ, Lê Ta (Thế Lữ) đã nói đại ý trong Phong Hóa: ‘Nhiều khi cái ‘mới’ chỉ là chỗ ẩn náu của cái bất tài, cái a dua, lập dị của con người không có gì để nói. Ai cũng phải cố gắng đi tìm, đi tới cái ‘mới’ đích thực nhưng đâu phải dễ! Nhưng nó phải là một nhu cầu luôn luôn được nâng đỡ bởi tài năng.’” GS nghĩ sao về câu trả lời này và tác động của nó đối với việc GS muốn thực hiện cho thiên niên kỉ mới? Ðáp: ? Tôi rất mong được quí vị độc giả của talawas cho biết ý kiến thay cho Thầy tôi. Riêng những vị nào đã gom góp được những bài viết trước đây của GS Nguyễn Ðình Hoà, GS Bửu Khải [2] , GS Dương Ðức Nhự [3] , GS Cao Xuân Hạo [4] v..v… liên quan đề tài “tu chỉnh văn tự” nêu trên, xin làm ơn trích dẫn chuyển đến diễn đàn talawas để chúng ta được rộng đường dư luận. Ða tạ. Sydney, 2004 Úc-đại-lợi tập tễnh bước vào Ðông © 2004 talawas -------------------------------------------------------------------------------- [1] Khoa trưởng Ðại học Văn khoa Sài-gòn 1957, tác giả cuốn Vietnamese/Tiếng Việt không son phấn (1997, 289 trang, John Benjamins North America) và vào những năm cuối thập niên 1990 ông thường xuyên giữ mục “Dùng Từ dùng Chữ cho đúng” của tờ tuần báo Thời Báo, xuất bản tại Oakland, Bắc California) [2]2 Tiến sĩ Ngôn ngữ học tại Georgetown University, Hoa-kì, 1972. Tác giả của một số bài viết về tiếng Việt đăng trong Tập San Chuyên Môn Bách Hợp (Hội Chuyên Gia Việt Nam) và Journal of Vietnamese Studies, (Australian Association of Vietnamese Studies) vào thập niên 1990. [3]Nguyên Giáo sư Ðại học Huế trước năm 1975. Tác giả “Ðổi mới chữ quốc ngữ” đăng trong Tạp chí Văn Học, số 69, tháng 11, 1991. [4]Giáo sư Ngôn ngữ học tại Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả “Mấy nhận xét về chữ Quốc ngữ” lấy trong cuốn sách Tiếng Việt, văn Việt, người Việt (nxb Trẻ 2001, tr.107-113) đã đăng trên talawas 12-5-2002
-----------------------------
Hãy sống cho tình!
|