Cuong Nguyen |
Ziendan.net
|
|
Hồsơ |
Gianhập:
| Nov.14.2009 |
Nơicưtrú:
| Sacto US |
Trìnhtrạng:
|
[hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
|
IP:
| IP ghinhập |
|
Thủy Điện Sông Tranh 2 -- Sự Cố và Nguyên Nhân
Nguyễn Cường Khoảng đầu năm nay (3/12) khi đọc các bản tin về sự cố rò rỉ nước ở công trình Thủy Điện Sông Tranh (TĐST2) , cùng với những thông tin của các chuyên gia đề nghị khẩn trương khắc phục chống thấm nước, vv, rất là hiệu nghiệm, làm cho đa số người đọc cảm thấy hài lòng và hầu như quên đi không nghĩ tới nữa. Nhưng mới gần đây, một loạt các sự kiện nghiêm trọng xày ra tiếp diễn nhau tai TĐST2 với các vụ động đất lớn hơn tới 4.2 độ Rit, làm cho người viết và chắc là cũng có rất nhiều người phải quan tâm vì do kinh nghiệm trong lãnh vực hiểu biết chuyên môn hay nghề nghiệp. (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/510614/Cac-chuyen-gia-hang-dau-khao-sat-nguyen-nhan-dong-dat.html) Ấn tượng đầu tiên sau khi đọc lại và tìm hiểu kỹ hơn 20 bài viết thông tin mới nhất từ các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ ngành xây dựng, địa chất, kể cả tư vấn nước ngoài Colenco (Thụy Sĩ), là chưa có ai xác định rõ nguyên nhân chính gây ra hơn 50 trận đông đất lớn nhỏ trong vòng hơn 1 năm qua tại TĐST2. Chỉ có Viện Vật lý Địa Cầu đưa ra lời giải thích là dựa vào trên ba đới đứt gãy trong vùng địa tầng nằm sát với TĐST2. Tuy vậy, đó không phải là một giải thích có thể thuyết phục được vì ba đới đứt gãy đã có từ hơn hàng ngàn năm, nhưng đã không hề có một loạt các chấn động nhiều như vây trước khi TĐST2 được xây dưng và bắt đầu hoạt động! Do đó, nếu dựa vào tất cả diễn biến trong hơn một năm qua và một chuổi các dữ kiện có thể kiểm chứng được, thì nguyên nhân chính và trực tiếp gây ra là do sức nặng gần hơn 3 triệu tấn hay 1.100.000 mét khối bê tông, kể cả một khối lượng nước khổng lồ cao gần 80 mét, áp đặt lên kết cấu địa tầng (Site Geology) hiện đang có tại khu vực TĐST2. Bước kế tiếp, muốn hiểu rỏ nguyên nhân tạo ra liên tiếp các động đất kích thích hay các cơn địa chấn nhẹ, chúng ta hay ngay cả chuyên gia cũng cần phải xét đến cấu trúc của các lớp địa tầng ngay dưới lòng hồ chứa nước và đập thủy điện. Công việc đầu tiên phải xem xét ngay là "Báo cáo sơ khởi khả thi về địa chất cho dự án"(Preliminary Geotechnical Design Report/ Final Geotechnical Design Report)đã được chuẩn bị bởi các Kỹ Sư tư vấn thiết kế (Consulting Engineers) khởi đầu cho dự án. Mấu chốt quan trọng chính yếu ở đây là đơn vị tư vấn thiết kế nhận thầu công tác đã cho thực hiện bao nhiêu mủi khoan thăm dò lòng đất, ở những vị trí nào và với độ sâu là bao nhiêu(?) Với kích thước của TĐST2, thường độ sâu của các mủi khoan là từ 50 - 100m, sâu nhất là ngay dưới nền móng của chân đập. Kết luận sơ khởi trong khi chờ thêm chi tiết về điều tra địa chất: Dù nền móng của TĐST2 tốt xấu như thế nào chưa biết, nhưng dựa vào những dữ kiên xảy ra trong vòng hơn 6 tháng qua, có thể kết luận sơ khởi với mức độ khá tin cậy được (trên 90% xác xuất đúng) là: · Động đất kích thích hay liên tiếp hơn 50 cơn địa chấn xảy ra là do sự sụp đổ của nhiều hay ít, các tầng lớp đất đá nằm sâu dưới lòng hồ hay dưới hạ nguồn. Các tiếng nổ lớn do chấn động va chạm vào nhau khi một tầng đất lớn phía trên đổ sập xuống và đập vào tầng đất dưới. Sự kiện xảy ra đúng như lý thuyết giải thích về Động đất. · Các lớp đá trầm tích (Sedimentary Rocks) dưới lòng hồ, mà đa số hay một phần thuộc loại đá vôi (Limestone), rất dễ bị các mạch nước ngầm làm cho phân hủy (decomposed) yếu đi. Sau đó, các lớp đá vôi phân hủy sẽ bị soi mòn và bị dòng nước ngầm cuốn trôi đi, chừa lại một khoảng trống trong lóng đất. Lý thuyết trên giải thích hiện tương thiên nhiên tạo thành các hang động ngầm rộng lớn dưới lòng đất, qua chứng nghiệm về đặc tính cấu trúc điạ chất của các vùng núi đá trầm tích (Limestone) chạy dài từ khu vực Quảng Bình tới Qui Nhơn, xuất hiện những hang động như Phong Nha-Kẻ Bàng lớn nhất thế giới(?). · Kích thước quá to lớn của TĐST2 nhất là với hồ chứa nước với thủy đầu cao tới hơn 80 mét đã tạo ra một áp lực nước (nhân tạo) cao gấp hơn 10 lần áp lưc nước bình thường tự nhiên của sông Tranh khi chưa xây đập. Do đó, hiện tương sói mòn, xâm thực lòng đất xuất hiện mau chóng nhanh hơn thay vì phải mất cả trăm năm để soi mòn tự nhiên do mạch nước ngầm thiên nhiên. · Nếu tất cả những dữ kiện và lý thuyết đưa ra đúng như đã trình bày, không sớm thì muộn trong vòng 1, 2 năm, các lớp đất đá nền móng của lòng hồ và đập thủy điện sẽ bị soi mòn và từ từ sụp xuống (settlement, consolidation), xuất hiên thêm ra nhiều vết nứt mới và lớn hơn trên thân đập, dẫn tới nguy cơ có thể làm cho thân dập bị sụp đổ hoàn toàn. Đề Nghị tạm thời trong khi chờ quyết dịnh cưối cùng của chủ đầu tư và chính quyền sở tại. 1) Tạm ngưng việc tích nước cho đầy hồ. Nếu có thể giảm xuống hay xả nước ra hết, cho đến khi có thẩm định và giám sát kỹ thuật cuối cùng được chấp nhận. 2) Duyệt xét lai toàn bộ hồ sơ " Báo cáo sơ khởi khả thi về địa chất cho dự án ", nhất là chi tiết địa chất của các mũi khoan theo chiều sâu. Nếu thấy còn chưa đủ thông tin, các chuyên gia hay tư vấn kỹ thuật về địa chất (Geotechnical) cần đề nghị thực hiện thêm một số các mũi khoan sâu hơn. Cần thêm tối thiểu là 4 mũi khoan, hai mũi ở hai bên dưới chân đập, hai mũi ở giữa, trước và sau hồ chứa nước. 3) Lắp đặt thêm các chỗ "quan trắc định vị" như một số tư vấn kỹ thuật đã đề nghị (Survey Monuments-Monitoring. Không phải là máy đo địa chấn như một số vị đã hiểu nhầm!) nhất là vùng ở ngay dưới chân đập. Có hai loại chính : 1) Loại đo độ sai lệch góc nghiêng SI (Slope Indicators) gắn liền sau khi vừa làm xong một mũi khoan. 2) Loại "trụ chuẩn" (Survey Monuments) dùng để đo sai lệch về cao độ (elevation), tọa đô ngang và dọc. Xây dựng các đập thủy điện để có thêm năng lương sạch là một công việc cần nên làm, nhất là cho các nước có lợi thế địa hình trên cao nguyên nhiều núi non như ViệtNam. Tuy nhiên, nếu cấu tạo địa chất tại địa phương không thích hợp, thì chắc chắn hâu quả sẽ là không những hao tốn tài nguyên thiên nhiên mà tính mạng và tài sản của hàng vạn dân lành sẽ bị đe dọa và ảnh hưởng. Nguyễn Cường , P.E. 9/12 Hiện tượng thấm xuất hiện ở vị trí khe co ở hạ lưu đập như hiện nay là không được . Tại các vị trí công nhân thi công trám, bịt ở phía hạ lưu đập chính thuỷ điện Sông Tranh 2, từng dòng nước tiếp tục bắn ra thành “vòi rồng” với cường độ mạnh. Courtesy: www.boxitvn.net/
- Ngườihiệuđính:
Cuong Nguyen vào ngày Sep.11.2012, 21:10 pm-----------------------------
Tôi ủnghộ phươngán cảicách chữviết đaâmtiết trong tiếngViệt.
|