toantoanha9120 |
Ziendan.net
|
|
Hồsơ |
Gianhập:
| Feb.5.2020 |
Nơicưtrú:
| ha noi |
Trìnhtrạng:
|
[hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
|
IP:
| IP ghinhập |
|
Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
Bài 1 (trang 36 sgk Địa Lí 8): Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền? Lời giải: Nam Á có ba miền địa hình khác nhau. - Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km. - Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km. - Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông. Bài 2 (trang 36 sgk Địa Lí 8): 2. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố không đồng đều ở Nam Á? Lời giải: Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình. - Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 – 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình năm dưới 100mm/năm. - Miền đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-mai-lay-a và sơn nguyên Đe-can, như một hành lang hứng gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-rapun-di có lượng mưa rất cao (11000mm/năm), trong khi đó lượng mưa ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm. - Dãy núi Gát Tây chăn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can. Nguồn : soạn địa 8
-----------------------------
|