abcd |
Ziendan.net
|
|
Hồsơ |
Gianhập:
| Nov.4.2002 |
Nơicưtrú:
| Global Village |
Trìnhtrạng:
|
[hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
|
IP:
| IP ghinhập |
|
Hồi trẻ, Hồi trung niên, và Hồi đó
BS Ðỗ Hồng-Ngọc Có người nói cuộc đời chia ra làm 3 lúc: "hồi trẻ", "hồi trung niên" và "hồi đó". Khi ta dùng từ "hồi đó" hơi nhiều để nhắc lại những chuyện xưa thì đó là dấu hiệu của tuổi già. André Maurois nói Thậm chí có khi ta chấp nhận tuổi đã cao đấy, tóc đã bạc đấy nhưng vẫn có 1 trái tim không già. Không muốn già! Tôi ( tác giả) đã có lần mắc phải sai lầm khi viết 1 bài báo gọi Gs Trần văn Khê là một ông già dễ thương lúc ông mới 78 tuổi! Do vậy mà bị 1 độc giả - Ông Khai Trí - viết thư cự nự: "Không có cái gì gọi là già!!" Vì theo ông, lúc 20 - 30 tuổi, người ta còn quá trẻ, 30 - 40 đang trẻ, 40 - 50 hãy còn trẻ, 50-60 trẻ không ngờ, 60-70 trẻ lạ lùng và trên 70 là trẻ vĩnh viễn! Có gì gọi là già đâu? Một nhóm thầy thuốc Pháp (...) cũng viết: Năm tháng không có nghĩa lý gì, nó chỉ là yếu tố phụ. Có những người già lúc mới 20 vì không có niềm tin, không hy vọng và những người ngoài 80 còn trẻ vì đầy ắp những niềm tin và hy vọng, những kế hoạch không chỉ cho năm sau, tháng sau, mà còn cho ngày mai, ngày mốt& Và họ khẳng định: Tâm hồn không bao giờ già - nó trẻ vĩnh viễn. Người ta chỉ già khi người ta chấp nhận nó. Và họ khuyên đừng bao giờ nói Hồi đó, Hồi của thời tôi, vì thời của ta vẫn còn đó thôi, vẫn tiếp diễn đó thôi, và hiện nay ta vẫn có cái thời của ta đó chứ. Age is mostly a matter of mind&If you don't mind, it doesn't matter.1 cách chơi chữ thật tuyệt. André Maurois trong Nghệ thuật già cũng cho 1 thí dụ: Thử vượt cái dốc này xem nào, cái dốc mình vẫn vượt hồi nhỏ. À, được đó chứ. Tới đỉnh rồi, vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Có điều hơi hổn hển! À, mà hồi nhỏ, cũng hổn hển đó thôi! (...) Ông cũng viết : Sau năm sáu chục năm trời nếm trải những thành công và những thất bại, hỏi ai còn có thể giữ được nguyên vẹn những điều sung mãn thời trẻ. Ði vào hoàng hôn của cuộc đời, như đi vào vùng ánh sáng đã điều hòa, ít chói chang hơn, mắt khỏi bị lóa bởi những màu sắc rực rỡ của bao ham muốn&Người ta nhìn mọi vật đúng với thực chất của nó. (...) Tháng 7 năm 1996 tại Brazil, một Hội Nghị quốc tế về Tuổi già đã đưa ra 1 tuyên ngôn là Tuyên Ngôn Brazil theo đó già là 1 giai đoạn tất yếu, phổ quát, liên quan đến mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. (...) Hội Nghị khẳng định già là 1 tiến triển bình thường của cuộc sống. Vấn đề được đặt ra là làm sao có được sự công bằng cho toàn thể người già trên thế giới vì có nhiều bất công giữa những người già ở những châu lục khác nhau, giàu nghèo khác nhau, môi trường, và điều kiện sống khác nhau nên tuổi thọ, bệnh tật và chất lượng cuộc sống rất khác nhau, Hội nghị cũng không đưa ra cột mốc nào cụ thể để xác định khi nào thì người ta già! (...)Vì không có cột mốc nào, nên không có một định nghĩa già đầy đủ, duy nhất. Về sinh học chẳng hạn, hiện tượng tích tuổi bắt đầu từ rất sớm, ở ngay giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, và là 1 tiến trình kéo dài suốt đời người.(...) Tuổi tác ( năm tháng) là 1 tiêu chí định nghĩa già 1 cách trừu tượng như mỗi ngày chia ra 24 giờ, mỗi giờ chia ra 60 phút. Có những phút thật dài, mà có những ngày ngắn ngủn. Tuy nhiên, từ năm 1980, Liên hiệp quốc coi tuổi 60 trở lên là tuổi già trong 1 quần thể dân số. Chia thì chia vậy để có 1 khái niệm, cơ sở để tạo điều kiện giúp đỡ người trên 60 sống khoẻ, sống vui thôi. Còi 60 đã già chưa thì còn nhiều tranh luận! Tóm lại, từ tuổi 60, ta có quyền mỉm cười và nói Già ơi, chào bạn! vì ta đang tập tễnh bước vào nhóm của những người cao tuổi do Liên Hiệp Quốc áp đặt!
-----------------------------
BETA TESTER
|