Ziendan TiengViet
TRANGNHÀ VNY2K
TRANGCHỦ   Ghidanh   Ðăngnhập   Danhsách thànhviên
Xem thưriêng   Banquảntrị   Tìmkiếm   Thắcmắc chung

Gia phả, truyền thống và hiện đại
:: Diễnđàn tiếngViệtNguồngốc dânViệtGiaphả họ Việt
Tácgiả
Tiểumục bàiđăng trước | bàiđăng kế »
vuzzan

Ziendan.net

Hồsơ
Gianhập: Mar.26.2004
Nơicưtrú: Quang Nam
Trìnhtrạng: [hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
IP: IP ghinhập
Gia phả, truyền thống và hiện đại


  • Giới thiệu Gia phả

    Theo từ điển Hán Việt Thiều Chửu,
    Gia là; 1 : Ở. 2 : Chỗ ở (nhà). 3 : Vợ gọi chồng là gia 家, cũng như chồng gọi vợ là thất 室. 4 : Ở trong một cửa gọi là một nhà. Như gia trưởng 家長 người chủ nhà, gia nhân 家人 người nhà, v.v. 4 : Có cái học vấn giỏi riêng về một môn gọi là gia. Như văn học gia 文學家, nhà văn học, chính trị gia 政治家 nhà chính trị, v.v. 5 : Tự xưng người tôn trưởng của nhà mình cũng gọi là gia. Như gia phụ 家父 cha tôi, gia huynh 家兄 anh tôi, v.v. 6 : Giống gì nuôi ở trong nhà cũng gọi là gia. Như gia cầm 家禽 giống chim nuôi trong nhà, gia súc 家畜 giống muông nuôi trong nhà.
    Phả là; 1: Phả, sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự. Như gia phổ 家譜 phả chép thế thứ trong nhà họ. 2 : Niên phổ 年譜 phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. Người cùng họ gọi là đồng phổ 同普. Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là phổ huynh đệ 譜兄弟. 3 : Các khúc âm nhạc phải chế ra phả để làm dấu hiệu. Vì thế nên khúc hát gọi là phổ. Ta quen đọc là phả.

    Người Việt Nam ta có câu nói: “Sống lâu, chết nhanh”, nghĩa là khi một con người qua đời, người ta rất mau quên đi. Đến khi đi dự giỗ đầu, chợi nhớ lại, thì mới “ồ, thế mà Ông/Bà ấy đã mất 3 năm rồi, nhanh thật" .
    Cuộc sống là cát bụi, là tạm bợ thôi. Một con người là một hạt cát trong bể cát mênh mông. Tuy vậy, cuộc sống nó cũng có những ràng buộc nhất định về gia đình như ông bà, anh em, con cái,…
    Người Việt có một phong tục rất hay, đó là thờ cúng tổ tiên ông bà. Theo thiển ý của tôi, cha ông ta đã gửi gắm vào đó một quan niệm sống rất hay. Đó là nề nếp gia phong. Thử tưởng tượng trong một ngày giỗ ông bà, người mẹ chỉ đạo dâu rể, con gái lo việc nấu nướng. Người cha lo việc bày biện lên bàn thờ. Nguời con trai phụ giúp khi cha cần sai vặt. Thái độ thành kính với ông bà tổ tiên của người cha trong một không khí trang nghiêm, trịnh trọng, đầm ấm…của một gia đình như thế, truớc hết có tác dụng tạo nên một nề nếp gia giáo trong nhà. Không cần nói, người con trai phải hiểu là, cha mình tôn trọng ông bà mình, thì mình phải tôn trọng cha mình. Cứ thế cứ thế, đời này sang đời khác. Bên cạnh đó, một lễ giỗ là một cơ hội để các thành viên gia đình tụ họp, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. Truyền thống gia đình là một nét đặc trưng của văn hoá Đông Phương.
    Tuy nhiên, làm thế nào để nhớ ngày giỗ kỵ của ông bà ? Bởi thế, nước có sử, nhà có phả. Gia phả là một sổ sách ghi chép tên tuổi, thân thế của một dòng họ, ghi chép thế hệ trong họ và lịch sử tổ tiên. Có gia tộc dòng họ mới có gia phả. Gia phả cần thiết cho mỗi gia đình dòng họ, các ngành khoa học, xã hội… là vật thiêng liêng trong gia đình, dòng họ.

  • Nội dung của một gia phả

    Một gia phả hoàn chỉnh bao gồm những phần sau đây

    • Trước hết, phải có thông tin về người sao lục (biên soạn ) là ai, tên gì, thuộc đời thứ mấy, triều vua nào, năm nào… và tên người tục biên qua các đời cũng có cước chú rõ ràng.
    • Tên tộc họ, địa phương hiện đang sinh sống, các ngày tế lễ như hội mả, tế thu, tế xuân…
    • Tiếp theo, là phả ký hay là gia sử. Nêu nguồn gốc xuất xứ của gia tộc. Gia sử là ghi lại xuất xứ của dòng tộc. Đất nước có lịch sử thì mỗi gia đình cũng có sự tích riêng.
      Gia sử được ghi theo thứ tự như sau:

      • Mục đích ghi gia sử
      • Nhận định của người viết trước những diễn biến của tông tộc
      • Ảnh hưởng của gia tiên với sự phát triển các thế hệ sau
      • Gia sử được tiến hành và hoàn thành trong bao lâu, vào thời điểm nào của đất nước, tộc họ.
      • Khi biên soạn gia sử, phải phối kiểm với những tài liệu lịch sử, như là niên đại hay sự kiện, thời thế…

    • Tiếp theo, là Thuỷ tổ của dòng họ. Ghi rõ tên người mở đầu một dòng tộc,

      • Nguyên quán ở đâu
      • Nơi đó phong cảnh như thế nào
      • Xuất thân làm nghề gì
      • Gia cảnh ra sao
      • Tới đời nào mơí thiên cư và sinh ra các chi nhánh như thế nào
      • Hoàn cảnh di dời nơi cư trú, lập nghiệp ở đâu..
      • Nghề nghiệp tăng trưởng ra sao
      • Công đức với xã hội như thế nào

    • Tình trạng dòng tộc hiện nay, sinh sống ở các nơi nào trong nuớc hay ngoài nước.
    • Sau đó, là phả hệ phát sinh từ Thuỷ Tổ cho đến các đời con cháu sau này. Đây là phần quan trọng nhất của gia phả . Bên cạnh đó là phả đồ, là cách vẽ như một cây, từng gia đình là từng nhánh, từ gốc đến ngọn cho dễ theo dõi từng đời.
      Các quy tắc viết phả hệ như sau:

      • Luôn luôn nhập phả hệ theo hướng từ trên xuống dưới, từ anh qua em. Nghĩa là phải bắt đâu từ thuỷ tổ (đời thứ nhất), sau đó là đời thứ 2 và các anh em ở đời thứ 2..
      • Trong phả đồ, mỗi đời gồm nhiều gia đình. Mỗi gia đình gồm một người con trai trong tộc và một(hoặc nhiều) người dâu. Nếu đó là con gái trong tộc, thì phần cước chú phải ghi rõ thông tin về người rể, và các cháu ngoại. Con cháu ngoại chỉ ghi vào cước chú của người mẹ ( là con gái của tộc ), chứ không được tạo thành một gia đình con mới. ( Vì đây là gia phả phụ hệ, con cháu ngoại sẽ là con cháu nội của tộc họ của người rể, tức là nằm ở tộc họ khác )


    • Đối với mỗi người trong tộc, có những thông tin sau:

      • Tên: Gồm tên huý, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường theo tập quán địa phương? Thuộc đời thứ mấy?
      • Hình ảnh: Có thể có hoặc không có hình ảnh
      • Con trai thứ mấy của ông nào? Bà nào?
      • Ngày tháng năm sinh (có người còn ghi được cả giờ sinh).
      • Ngày, tháng, năm mất? Thọ bao nhiêu tuổi?
      • Mộ táng tại đâu? (có người ghi được cả nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Vào tháng, năm nào?)
      • Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất: Thi đậu học vị gì? Khoa nào? Triều vua nào? Nhận chức vị gì? năm nào? Được ban khen và hưởng tước lộc gì? Sau khi mất được truy phong chức gì? Tước gì? (Đối với những vị hiển đạt thì mục này rất dài. Ví dụ trong Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả, chỉ riêng Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, mục này đã trên mười trang)
      • Vợ: Chánh thất, kế thất, thứ thất... Họ tên, con gái thứ mấy của ông nào, bà nào? Quê ở đâu? Các mục ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên.
      • Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban thưởng riêng thì ghi thêm.
      • Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ con bà nào? Con gái thì cước chú kỹ: Con gái thứ mấy, đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh con mấy trai mấy gái, tên gì? (Con gái có cước chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau).
      • Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng...
      • Những lời dạy bảo con cháu đời sau ( di huấn), những lời di chúc…
      • Ngoài những mục ghi trên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt của các vị tiên tổ, những đôi câu đối, những áng văn hay, những bài thuốc gia truyền...đó là những tài sản quý giá mà chúng ta để thất truyền, chưa biết khai thác.

    • Tiếp theo, là tộc ước. Đây là những quy định-quy ước trong tộc họ, đặt ra nhằm ổn định tộc họ, có công thưởng, có tội phạt , tất nhiên là phải phù hợp với luật pháp chung.
    • Với một tộc họ lớn, có thể có nhiều tông nhánh, chi phái. Phần này sẽ ghi những thông tin chi phái, ai là bắt đâu chi, chi hiện ở đâu, nhà thờ chi…
    • Những thông tin khác về tài sản hương hỏa, bản đồ các khu mộ tiền nhân v.v.


  • Gia phả, truyền thống và hiện đại

    Chúng ta đang ở thời bình trị, ổn định. Thiết nghĩ việc làm trước hết là phài khôi phục truyền thống văn hoá lâu đời đã bị xâm hóa nghiêm trọng sau những thời thăng trầm của đất nước. Giữ gìn và phát huy gia phả là giữ lấy cho con cháu đời sau một mảng văn hóa độc đáo gắn liền với đạo hiếu.
    Tác giả bài viết, với tâm huyết muốn bảo tồn và phát huy gia phả của tất cả các dòng họ ở Việt Nam, xin phép được đề xuất một giải pháp như sau:

    • Có một nơi lưu trữ gia phả chung cho mọi người, nơi đó mọi người dễ dàng viết gia phả của dòng họ nhà mình lên. Và chỉ được xem, chứ không được sửa chữa hay xoá gia phả của tộc khác.
    • Tất cả các gia phả của các dòng họ được sắp xếp, phân loại rõ ràng theo từng địa phương, theo độ lớn, có ghi chú rõ ràng về người quản lý, cũng như thông tin hiện hữu về tộc họ. Nhờ đó, con cháu ở xa hay bị thất lạc có thể dễ dàng thông tin để tìm lại nhau.
    • Cung cấp cho ban quản trị tộc họ một công cụ hữu hiệu để trao đổi, thông tin với người trong họ, bao gồm những thông báo và hình ảnh tộc họ.

    Tác giả, với tinh thấn hoàn toàn " công quả" , đã thử làm một cái website phi lợi nhuận,Việt Nam Gia Phả cho mọi người dùng. Rất mong sự ủng hộ về mặt tinh thần của mọi người




  • Tài liệu tham khảo:

    • Từ điển Thiều Chửu
    • Việt Nam Phong Tục, tác giả Phan Kế Bính
    • Gia Phả, tác giả Phạm Côn Sơn
    • Tinh Thần Gia Tộc, tác giả Phạm Côn Sơn
    • Phong tục tập quán Việt Nam, tác giả Phạm Côn Sơn




-----------------------------
Việt Nam Gia Phả, Nơi lưu trữ Gia Phả miễn phí của người Việt Nam

Mar.26.2004 03:41 am
Ðềtài nầy đãcó 0 bàitrảlời kểtừ Mar.26.2004.
Xếp đềtài nầy vào mục cần theodõi  Email cho ngườiquen  In đềtài nầy ra giấy

Trảlời nhanh

NOT ALL THE CHINESE RULERS LEARN THE SAME THE LESSONS OF VIETNAM'S HISTORY. LET'S TEACH THEM ANOTHER ONE, A CHINA 911 STYLE!
Flag counter for this page only -- reset 06262011

Diễnđàn cổvũ sửađổi cáchviết ChữViệt2020 mới!
ziendan.net | vny2k.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com
©2002-2023 vny2k.com