Cuong Nguyen |
Ziendan.net
|
|
Hồsơ |
Gianhập:
| Nov.14.2009 |
Nơicưtrú:
| Sacto US |
Trìnhtrạng:
|
[hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
|
IP:
| IP ghinhập |
|
Giải Mã Thời Gian
Nguyễn Cường Rằng xưa có gã từ quan, lên non tìm động hoa vàng ... ngủ say! (Thơ Phạm Thiên Thư) Đa số chúng ta có một lúc nào đó trong quá khứ, cảm nhận được những hiện tượng về sự thay đổi bất thường của thời gian, tuỳ theo hoàn cảnh và môi trường sống, nhất là tuỳ theo tuổi đời của mỗi người. Khi còn niên thiếu hay trẻ tuổi, hầu như ai cũng đều có cảm nhận như thời gian kéo dài lâu hơn, nếu so với hiện tại lúc tuổi đời đã lớn hơn rất nhiều. Einstein có lần đã nói đùa với các sinh viên, khi được hỏi về thời gian tính trong thuyết tương đối: “Thời gian kéo dài lâu hơn khi bạn đang chờ người yêu đến!” Nhưng phải nói phương Đông chính là nơi chốn phát xuất ra trước những câu chuyện vượt thời gian, được ghi chép lại trong văn chương truyền khẩu. Cách đây hơn ngàn năm, trong các sách truyện hay Kinh Thư của Trung Hoa đều có ghi lại các điển tích về văn học như “Giấc mộng Kê vàng”, Tôn Ngộ Không trong “Tây-Du-Ký” hay những chuyện huyền thoại lạc vào thiên thai mà sau này, trong văn chương truyền khẩu cuả văn hoá Việt đều có dùng để tham khảo và kể lại với nhân vật chính đã cáo quan về hưu, có tên là Từ Thức. Riêng với những trường hợp cá nhân, không ít lần đã xảy ra trong nhịp sống của mỗi người, đa số chúng ta chắc cũng đã từng chiêm nghiệm được những thay đổi khác thường về thời gian tính. Cụ thể như là những lúc ngủ trưa (hay còn gọi là ngủ ngày) chỉ trong vài mươi phút, nhưng đôi khi chúng ta lại có thể thấy được những giấc mơ tưởng chừng như kéo dài hàng giờ hay lâu hơn. Nếu nhớ lại cảm giác đôi lúc phải ngồi trong những lớp học nhàm chán hay tại các buổi hội thảo không mấy thích thú, thì 5, 10 phút sau cùng thường cho ta có cảm tưởng như kim đồng hồ chạy quá chậm hay thời gian kéo dài quá lâu. Tất cả các hiện tượng khác thường nói trên đều có thể tạm thời giải thích dựa trên hai yếu tố: Khả năng tư duy và đồng hồ sinh học trong mỗi cá nhân con người. Bài viết ngắn này sẽ giới thiệu một lý thuyết hay khái niệm mới lạ về cơ cấu vận hành của bộ máy “Đồng hồ Sinh học” (ĐHSH) trong mỗi con người chúng ta, và nhân đó sẽ giải thích luôn các hiện tượng tâm lý về thời gian tính nói trên. Thuyết thời gian Nói chung lý thuyết về thời gian, với mục đích dùng để minh chứng, người viết chỉ muốn nhắc lại một định luật cơ bản về thời gian trong Vật lý: Thời gian (T) là một hàm số tỷ lệ nghịch với năng suất (P). Năng suất càng cao thì thời gian càng ngắn, hay ngược lại, theo công thức vật lý như sau: P = W/T (P = Năng suất; W = Công-Tổng cộng; T = Thời gian) Cụ thể cho dễ hiểu, nếu một người làm một công việc mất 8 giờ, thì hai người cùng làm chỉ mất khoảng chừng 4 giờ. Một người đi bộ từ A đến B mất nhiều thời gian hơn nếu so với một người chạy, và nếu dùng xe đạp thì thời gian còn rút ngắn hơn nữa. Trong thí dụ trên, nếu có thắc mắc cho là người đạp xe khỏe hơn, nghĩa là sẽ xử dụng năng lượng ít hơn người chạy bộ (?) Nhận xét trên không hẳn là đúng, vì muốn có chiếc xe đạp đã phải tốn kém, xử dụng nhiều công sức hay năng suất cuả ai đó để chế tạo ra nó rồì. Tóm lại, vấn đề chính là phải hiểu nghĩa của “Năng Suất” có thể hiện diện dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả đôi khi tương phản với nhau, như vật chất (Matter) hữu hình với mắt thường nhìn thấy được và năng lượng (Energy) vô hình không thấy được. Trở lại chuyện thời gian, theo các nhà tâm lý học có hai loại thời gian tiêu biểu là thời gian tâm lý và thời gian vật lý. Thời gian vật lý thường không thay đổi nhiều theo quy ước chung, tiêu chuẩn của trái đất quay đúng một vòng cho một ngày, chia ra 24 giờ hay 1440 phút, hay 86400 giây (Chính xác nhất là dùng tiêu chuẩn của đồng hồ nguyên tử đặt tại viện đo lường quốc tế Thụy Sĩ, Switzerland). Nhưng thời gian vật lý cơ bản được tin cậy nhất, đã ám ảnh và ăn sâu vào trong trí nhớ cuả các sinh vật hay con người cả hàng trăm triệu năm trước khi có đồng hồ, chính là sự di chuyển của mặt Trời mọc lên từ hướng đông và lặn về hướng tây, hay nói chung là Ngày và Đêm. Tuy vậy, thời gian tâm lý lại đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mọi cá nhân con người, làm cho chúng ta nhiều khi có cảm nhận là thời gian đã đi quá mau hay quá chậm trong một khoảng khắc nào đó của cuộc đời. Đáng chú ý nhất là liên hệ trực tiếp giữa thời gian tâm lý và chu kỳ sinh hoạt các gen (DNA) cuả những tế bào trong cơ thể. Đơn giản cho dễ hiểu, tạm gọi chu kỳ sinh hoạt của các gen đó là Đồng Hồ Sinh Học (ĐHSH). Đồng Hồ Sinh Học Trong từng tế bào của mỗi cá nhân từ khi sinh ra đời đều có sẳn một “Đồng hồ” để định vị thời gian hay còn gọi là ĐHSH. Tuy các nhà khoa học chưa biết rõ những cấu tạo hay đặc điểm của ĐHSH như thế nào, nhưng dựa vào các kinh nghiệm thực tế với những tri thức khoa học sẵn có, chúng ta có thể hình dung ra được như sau: ĐHSH này là một kết hợp khá phức tạp giữa các tế bào bộ nhớ (Memory) và chủng tử di truyền (DNA), luôn chi phối và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tâm sinh lý hay hoạt động của mỗi sinh vật. Cụ thể thí dụ như cây bông Mai chỉ nở hoa vào mùa xuân là vì do ĐHSH của giống cây Mai cảm nhận được khí hậu hay nhiệt độ thay đổi, ấm dần lên vào những ngày gần Tết. Đi sâu vào chi tiết hơn cho con người, ĐHSH có thể có ảnh hưởng đến thời gian tính trong chu kỳ sinh ra, phát triển, lão hoá và bị huỷ diệt cuả từng tế bào, dùng riêng cho tất cả các bộ phận quan trọng trong cơ thể chúng ta hay của những loài sinh động vật trên trái đất. Mặt khác, dựa vào một số các dữ kiện khoa học đã được chứng minh, có thể tin rằng ĐHSH được điều khiển bởi bộ nhớ và truyền đi thông tin đến từng tế bào qua hệ thống dẫn truyền của các sợi giây thần kinh. Nói chung, ĐHSH bao gồm một số các họat động chính được ghi nhận chi tiết như sau: Nhịp độ “chạy” mau hay chậm của ĐHSH tùy thuộc rất nhiều vào thời gian tâm lý và chịu ảnh hưởng tác động riêng biệt đến tư duy của cá nhân con người theo một tỷ lệ nghịch. Nếu tư duy làm việc nhiều thì ĐHSH sẽ chậm lại hay chạy rất chậm, nhưng ít khi ngừng hẳn luôn, trừ một vài trường hợp đặc biệt như bị bất tỉnh hay hôn mê trong một thời gian khá lâu dài. Hiểu cách đơn giản hơn như sau: Tư duy và ĐHSH con người giống như một hệ thống máy móc thường xuyên thay phiên nhau làm việc không ngừng trong trạng thái tỉnh thức, bao gồm công việc xử lý và thu nhận hàng tỷ mẫu thông tin (bytes, bit of information) hay những tín hiệụ nhận đươc và gởi đi trong một thời gian ngắn. Theo những đặc tính tự nhiên nói trên, ĐHSH sẽ chạy tối đa khi bộ máy tư duy trong đầu ngưng nghĩ, hoặc do số lượng các tín hiệu làm việc trong nảo bộ giảm xuống ở mức quá thấp, dưới một mức độ chấp nhận nào đó. Cụ thể thí dụ như chuyện dùng chung một đoạn đường ray của xe lửa thường và xe lửa tốc hành. Nếu xe này đang dùng đường ray thì xe kia phải dừng lại chờ đợi hay chạy sau chậm hơn. Đường ray trong thí dụ trên có thể ví như những mạng lưới giây thần kinh trong não bộ dùng để dẫn truyền các tín hiệu hay mệnh lệnh. Sau một ngày làm việc hay sau một số những chu kỳ họat động, ĐHSH sẽ tự điều chỉnh lại và dùng dữ kiện đó cho những thời điểm sau, v.v. Thí dụ: Nếu ngày hôm nay ĐHSH chạy được tổng cộng 6 giờ và đến ngày hôm sau lại chạy được 9 giờ, kết quả sẽ cho ta có cảm tưởng như ngày hôm sau kéo dài lâu hơn (50 %) ngày trước đó, và não bộ sẽ ghi lại trong bộ nhớ dữ kiện 9 giờ để làm chuẩn cho thời gian so sánh với ngày kế tiếp sau, v.v. Đó là lý do giải thích cho câu nói khá quen thuộc mà chúng ta đều có nghe qua: “Kiếm việc gì làm để ‘Giết’ thời gian”. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh là chỉ có những việc làm về tư duy trí tuệ mới thật sự ‘Giết’ thời gian nhiều hơn là những việc làm cơ bắp hay lao động chân tay. Bởi khi dùng lao động chân tay nhiều thì đương nhiên lao động về trí óc sẽ nghỉ hay giảm xuống và đương nhiên ĐHSH sẽ tự động gia tăng làm việc hay chạy nhiều hơn. Một hiện tượng khác cho cảm giác sai lầm về thời gian thường xảy ra cho những tù nhân được minh chứng qua câu nói: “ Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Thật vậy, đa số các tù nhân thường không có khả năng về tư duy nhiều nhất là trong hoàn cảnh bị tù đày, ĐHSH của họ chỉ biết đếm lịch thời gian và do đó phải làm việc nhiều hơn bình thường, nên cho cảm tưởng một ngày của họ kéo dài quá lâu. Hệ luận tiếp theo sau là sự liên hệ giữa ĐHSH với các bộ phận trọng yếu trong cơ thể. Dựa vào những đặc tính di truyền của các gen (DNA) trong gia tộc, mỗi bộ phận trong cơ thể con người đều có một khoảng thời gian nhất định nào đó cho đời sống, theo luật đào thải của thiên nhiên. Con số thời gian của đời sống này còn có thể thay đổi ít nhiều tuỳ theo môi trường sống và xã hội. Theo lý thuyết về sinh vật học, mỗi tế bào chỉ có thể sản sinh ra tế bào mới trong một số lần giới hạn nhất định nào đó mà thôi. Do đó, một khi cơ thể già yếu, số tế bào khoẻ mạnh bị chết dần và không còn được thay thế hay có đủ khả năng làm việc cho các bộ phận trọng yếu. Gan, Thận, Tim, Phổi, vv trong cơ thể sẽ bị yếu di hay không còn đủ khả năng chống lại độc tố của các loại vi trùng xâm nhập. Kết quả là sinh mệnh bị đe doạ hay có thể chấm dứt luôn. Nhưng bằng cách nào, các tế bào trong cơ thể nói trên biết được thời gian tính để hành động? Câu trả lời dĩ nhiên là tùy thuộc rất nhiều vào ĐHSH hay là vấn đề của di truyền (DNA). Cơ thể chúng ta thay đổi rất nhiều về vật lý từ lúc mới sinh ra cho đến tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn niên thiếu này, do khả năng tư duy còn rất yếu kém nên chịu ảnh hưởng tác động hoàn toàn của ĐHSH về thời gian. Từ đó, chúng ta có cảm tưởng như thời gian lúc còn trẻ tuổi kéo dài lâu hơn. Sau tuổi thanh thiếu niên, khả năng tư duy mới bắt đầu hoạt động mạnh và tăng dần ảnh hưởng lên, DHSH làm việc ít lại, cho chúng ta có cảm tưởng là thời gian bị rút ngắn lại và mau hơn. Như vậy có thể tạm kết luận là DHSH trong mỗi người chúng ta làm việc theo quy luật sau: Nếu não bộ chúng ta làm việc hay tư duy nhiều, DHSH sẽ làm việc ít hơn, cho ấn tượng là thời gian qua mau hay ngắn hơn, ảnh hưởng nhiều đến chuyện kéo dài “thời gian làm việc” hay “tuổi thọ” của những bộ phận chính yếu trong cơ thể. Đơn giản cho dễ hiểu, nếu có hai cái máy xe mới như nhau, nhưng một máy chạy 4 giờ/ngày trong khi cái còn lại chỉ chạy chừng 1 giờ/ngày, thì không cần phải là nhà tiên tri cũng đoán được máy nào bi hư hay chết trước. Lý thuyết nói trên vừa được xác nhận một cách gián tiếp và tình cờ bởi những nhà nghiên cứu về bệnh mất trí nhớ (Alzheimer). Theo kết quả nghiên cứu nói trên thì những người cao niên nếu thường xuyên luyện tập trí nhớ bằng những trò chơi dùng trí óc nhiều, thì bệnh mất trí nếu có, sẽ xuất hiện chậm hơn so với những người không chơi. Sau cùng, chuyện “Từ Thức lạc Thiên Thai” có thể được lý giải theo hai (2) trường hợp sau đây: Trường hợp đầu là có thể ông uống rượu say, bị té ngã làm chấn thương nảo bộ và mất đi một phần trí nhớ, nên lạc trong rừng và quên luôn đường về, dù vẫn còn khả năng tự tìm kiếm lấy thức ăn, cho đến lúc ông hồi phục lại trí nhớ sau một thời gian dài để tìm lại được đường về nhà. Cụ thể minh chứng như một chuyện tương tự đã xảy ra cho hai cha con người Dân tộc vùng núi ở miền Trung, và họ phải sống trong rừng rậm hơn hai mươi năm. Trường hợp thứ hai là có thể nhân vật Từ Thức “ngủ say” vì do té ngã và mất tri nhớ hoàn toàn, nhưng do may mắn được một đàn khỉ Dã nhân hay một nhóm bộ lạc người rừng nuôi ăn cho đến ngày phục hồi được trí nhớ và “tỉnh lại”. Trong cả hai trường hợp tuy rất hiếm nhưng có thể xảy ra, DHSH cuả ông bị “tạm ngừng họat động” trong một thời gian dài lâu hay chạy rất chậm, đã giúp kéo dài thời gian lão hoá lâu hơn cho Từ Thức. Nên nhớ là tuổi thọ trung bình vào thời đó trong vòng trên dưới 40, và nếu như Từ Thức sống trên rừng tới 80 hay 90 tuổi thì khi trở về lại quê cũ, những người biết ông kể cả họ hàng con cháu chắc không có ai còn sống. Lý thuyết nói trên cũng giải thích được tại sao đa số những người “trí thức” thường có tuổi thọ trung bình cao hơn trong xã hội, nếu so với những người lao động chân tay, thường bị lão hoá sớm hơn, nên trông như già trước tuổi. Trong cả hai trường hợp tiêu biểu cho người tù nhân và người làm việc chân tay, cả hai đều cảm thấy thời gian như kéo dài lâu hơn do vì quá chú trọng nhiều về thời gian, nên ĐHSH của họ làm việc nhiều hơn. Đồng thời, những người trẻ tuổi vì chưa có nhiều kiến thức cho tư duy làm việc do não bộ chưa phát triển đầy đủ, nên khả năng tư duy yếu kém chậm hơn, ĐHSH phải chạy nhiều hơn bình thường, làm cho những người trẻ tuổi có cảm tưởng như là thời gian kéo dài lâu hơn mong muốn. Nguyễn Cường Sacto, 03/2014
- Ngườihiệuđính:
Cuong Nguyen vào ngày Mar.29.2014, 10:18 am -----------------------------
Tôi ủnghộ phươngán cảicách chữviết đaâmtiết trong tiếngViệt.
|