Ziendan TiengViet
TRANGNHÀ VNY2K
TRANGCHỦ   Ghidanh   Ðăngnhập   Danhsách thànhviên
Xem thưriêng   Banquảntrị   Tìmkiếm   Thắcmắc chung

PHIẾMLUẬN VỀ CÁINGHÈO VÀ THINHÂN
:: Diễnđàn tiếngViệtHọcthuật - nghiêncứuHọcthuật vănhoá
Tácgiả
Tiểumục bàiđăng trước | bàiđăng kế »
admin

Ziendan.net

Hồsơ
Gianhập: Sep.15.2002
Nơicưtrú: Global Village
Trìnhtrạng: [hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
IP: IP ghinhập
PHIẾMLUẬN VỀ CÁINGHÈO VÀ THINHÂN


Bắc Giang

Một điều làm tôi ngạc nhiên là đa số các thi nhân Việt nam đều.. nghèo như nhau, nghèo từ khi mới sinh ra, nghèo từ khi biết làm thơ, chưa có một khảo cứu nào chứng minh được thi nhân nghèo trước khi tập tễnh làm thơ hay làm thơ rồi thì bị con ma nghèo nó ám ảnh suốt cuộc đời. Nhưng điều đáng khích lệ của thi nhân là càng nghèo càng làm nhiều thơ và có những bài thật hay.

Tôi được hân hạnh quen một ông thi sĩ nhà rất nghèo lại thêm gia đình lục đục, vợ con nheo nhóc, nhưng thơ của ông ta thật tuyệt vời, đến khi ông ta bước vào mười năm đại vận mới, ăn nên làm ra, gia đình hạnh phúc trở lại, thì hồn thơ của ông ta hầu như .. tịt luôn, có cố gắng cũng không làm đựơc bài thơ nào ra hồn . Thế mới biết tiền bạc và thơ văn không thể nào đi chung với nhau được, đôi khi có vài ông bà nhà giầu thỉnh thoảng cũng nhả ra ba vần thơ.. con cóc rẻ tiền ra cái vẻ ta đây cũng có tâm hồn .. dzăng nghệ! , nhưng không làm sao .. ngửi được , đâu đó thoang thoảng mùi " Câu thơ Thi Xã, con thuyền Nghệ An", thật tội nghiệp cho văn học Việt Nam !

Nghèo không phải là bệnh dịch nguy hiểm mà nó lây hết từ thi nhân này sang thi nhân khác không cách chi ngăn chặn nổi!!! Chưa ai biết một cách chính xác thi nhân ở thế kỷ hai mươi mốt này có còn nghèo như ngày xưa không? Hay bệnh nghèo còn lan tràn một cách kinh khủng ở các nước A¨ châu nữa không ? Cũng chưa có một thống kê chính xác về tình trạng của các thi nhân Việt nam ở Hải ngoại giầu nghèo ra sao? Có một điều chắc chắn là thi sĩ Việt Nam Hải ngoại nào miệng cũng "giả vờ" than nghèo nhưng vẫn đủng đỉnh .. xe hơi nhà lầu:

Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò

Chẳng như cụ Tú Xương:

Quanh năm ăn quịt chơi lường mà thôi

Siêu vi trùng nghèo, nếu có, còn quái ác hơn siêu vi trùng HIV, chắc phải đợi đến thế kỷ hai mươi hai, hai mươi ba mới hy vọng tìm ra và chữa trị nổi và thi nhân thì vẫn .. nghèo như thường lệ :

Gạo cứ lệ ăn đong bữa một
Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi.

Ðã nghèo lại mắc phải cái .. eo! Cái "eo" của cụ bà Tú Xương mặc dù đã .. bị "diet" cẩn thận và nhỏ như "eo" của các cô đào chiếu bóng ( có khi còn nhỏ hơn) nhưng tội nghiệp cứ " quen dạ đẻ cách năm đôi" làm cho đã nghèo lại càng nghèo thêm. Cái nghèo của cụ Tú là cái nghèo chung của thi nhân , đa số, nếu tôi không muốn nói 99% thi nhân đều lâm cảnh nghèo , có người nghèo đến cùng cực , đến tận xương tận tủy, cái nghèo hầu như cha truyền con nối từ đời ông nội, ông ngoại cho tới đời con cháu, nghèo lắm lúc phát .. nhục! Nghèo lắm lúc chạy long tóc gáy:

Bạc đâu ra miệng mà mong được
Tiền chửa vào tay đã hết rồi
Van nợ lắm khi tràn nước mắt
Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi

Một người tài hoa như cụ Tú mà trời bắt phải nghèo , phải van xin khất nợ, phải chạy ăn từng bữa cơm , lúc nào cũng khư khư ôm chiếc áo bông cũ bạc mầu, nắng cũng như mưa, đông cũng như hè, bố con rách rưới từ trên xuống dưới, vợ chồng ngao ngán nhìn nhau mà tủi cho thân phận .. thi nhân!

Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông
Tưởng rằng ốm dậy hóa ra không
Một tuồng rách rưới con như bố
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng.

May mà cụ Tú sinh ra vào thưở xa xưa, thưở mà chưa có những bộ quần áo lộng lẫy St. John, những chiếc ví da cá sấu Chanel, những bộ trang phục diêm dúa Victoria Secret, những chai nước hoa thơm phức .. Giò! Chứ nếu cụ sinh chậm chỉ hơn một trăm năm thì với ba mươi mấy tuổi, thi cử long đong , ở cái xã hội kim tiền này bằng cấp không có , tiền bạc rỗng tuếch, thì không những chỉ bán ba luống vườn hoang mà có khi vào một buổi sáng đẹp trời nào đó còn lãnh thêm một cái giấy .. ly dị của cụ bà không biết chừng:

Kể đã ba mươi mấy tuổi rồi
Tôi ngồi tôi nghĩ cái thằng tôi
Mấy khoa hương thí thi không đậu
Ba luống vườn hoang bán sạch rồi!

Nhưng không vì nghèo mà thi nhân mất đi cái hào hoa phong nhã, cái thú ăn chơi phóng khoáng của cuộc đời:
Bài bạc, kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ trăm khoanh

Ðã mang tiếng là thi nhân thì phải .. biết đủ thứ! Cái " biết" của cụ Tú là:
Biết chăng cũng chẳng biết gì
Biết ngồi nhà hát, biết đi ả đầu
Biết thuốc lá, biết trà tầu
Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi.

Có ai tự hào biết nhiều hơn thi nhân , triệu phú, tỷ phú may lắm cũng chỉ biết bằng ấy ngón ăn chơi , hơn nữa , đã là thi nhân thì không phải lo đến kế sinh nhai mà vẫn thong dong ngao du sơn thủy :

Tiền bạc mặc thây con mụ kiếm
Ngựa xe chẳng có lúc nào ngơi

Cái hào hoa phong nhã, cái ung dung của thi nhân là ở chỗ đó. Tiền bạc? Của cải? Danh vọng? Ðịa vị? chỉ là phù du , sống cho chính mình mới là cuộc sống vĩnh cửu,sống trong thế giới của thơ văn mới là cuộc sống đầy thi vị. Ðời sống chỉ có "ba vạn sáu nghìn ngày" thì thi nhân có đủ ba vạn sáu nghìn câu thơ trác tuyệt, còn các nhà triệu phú, tỷ phú lãnh đủ.. ba vạn sáu nghìn nỗi lo âu !

Thi nhân còn gì nữa? Còn mấy vần thơ? Còn trời ? Còn non ? Còn nước? Bán hết, bán để tự mình mang cái nghèo của mình ra diễu cợt, trào phúng, cũng chẳng cần phải đợi người đời chê cười :

Khi túng toan lên bán cả .. trời
Trời cười, thằng bé nó hay chơi.

Ðến như Uy Viễn Tướng Công Nguyễn công Trứ cũng không tránh khỏi cảnh nghèo, cái nghèo làm cho Tướng Công nhiều phen điêu đứng :

Quân tử lúc cùn thêm thẹn mặt
Anh hùng khi gặp cũng khoanh tay

Có ai không đau đớn , có ai không chán chường,bất lực trước cái nghèo.Cái nghèo như là cái nghiệp của những kẻ tài hoa, đôi khi cũng là nỗi hổ thẹn của người quân tử:

Mang danh tài sắc cho nên nợ
Quen thói phong lưu hóa phải vay

Nhưng nghèo mà vẫn không biến, nghèo mà vẫn can đảm chịu đựng , nhẫn nại, khí tiết để un đúc tinh thần phấn đấu, đó là niềm hãnh dịên của mộät hàn nho.Uy Viễn Tướng Công đứng trước định mệnh, đứng trước sự nghiệt ngã của trời đất cũng đành phải bó tay mà than thân ,trách phận:

Còn trời, còn đất, còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này.

"Có lẽ ta đâu mãi thế này" cũng là câu tự an ủi, đặt niềm hy vọng vào ngày mai trời lại sáng của một nho sĩ dù nghèo nhưng vẫn an phận bên ao thu lạnh lẽo với chiếc thuyền câu cá bé tẻo teo, dưa muối sống cho qua ngày:

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa giầu-chè chả dám mua
Cần kiệm thế mà không khá nhỉ
Bao giờ cho hết khỏi đường lo

Cả một chiều dài văn học hơn bốn ngàn năm tôi chưa thấy một thi sĩ nào vỗ ngực khoe cái giầu sang phú quý mà chỉ an phận với số phận hẩm hiu của mình:

Cũng chẳng giầu mà cũng chẳng sang
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng

Làm thi sĩ mà được "làng nhàng" cũng là .. vui lắm rồi! Tôi không biết các ngành nghề khác ( văn sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, kịch sĩ .. ) có khấm khá hơn không, thôi đành:

Bắc thang lên hỏi ông trời nhỉ
Trêu ghẹo người ta thế nữa thôi?

Bắc Giang

-----------------------------
We are the advocates of the new Vietnamese2020 language reform!

Apr.25.2003 01:13 am
Ðềtài nầy đãcó 0 bàitrảlời kểtừ Apr.25.2003.
Xếp đềtài nầy vào mục cần theodõi  Email cho ngườiquen  In đềtài nầy ra giấy

Trảlời nhanh

NOT ALL THE CHINESE RULERS LEARN THE SAME THE LESSONS OF VIETNAM'S HISTORY. LET'S TEACH THEM ANOTHER ONE, A CHINA 911 STYLE!
Flag counter for this page only -- reset 06262011

Diễnđàn cổvũ sửađổi cáchviết ChữViệt2020 mới!
ziendan.net | vny2k.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com
©2002-2024 vny2k.com