Cuong Nguyen |
Ziendan.net
|
|
Hồsơ |
Gianhập:
| Nov.14.2009 |
Nơicưtrú:
| Sacto US |
Trìnhtrạng:
|
[hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
|
IP:
| IP ghinhập |
|
Tản mạn về bản Cương Lĩnh Chính Trị
Một số các bài viết đóng góp ý kiến cho bản Cương Lĩnh Chính Trị của đại hội XI từ tác giả Bùi Đức Lai, được cho phổ biến công khai trên báo mạng Tuần ViệtNam, đã gây nhiều ắn tượng tốt về tinh thần thảo luận có tính phản biện của các nhà trí thức và học giả trong cũng như ngoài nước. Ấn tương nhất chính là tác giả đã mạnh dạn phê bình những "sai lầm" về học thuyết của các cưu lãnh đạo, kể cả Chủ Nghĩa Xã Hội theo mô hình Xô Viết và các nước Đông Âu. Tuy vậy, điều đáng ngạc nhiên nhất là tác giả của các bài viết đã gián tiếp cho thấy, đa số các nhà nghiên cứu hay lý thuyết gia chính trị vẵn còn có những cái nhìn duy ý chí, quá chủ quan về sự thành công hay thất bại của Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH) hay Chủ Nghĩa Tư Bản (CNTB). Trong tinh thần thảo luận nghiêm túc và thông thoáng, với sự khuyên khích và mời gọi từ diễn đàn cùa ViêtNam Net thông qua mạng Tuần ViệtNam, người Viết xin có một vài ý kiến tản mạn về các bài viết nói trên. Trước hết, một tiền đề được đặt ra đây là các nghiên cứu gia hay học giả trong cũng như ngoài nước đểu có khái niệm về cơ cấu vận hành của hai thuyết CNTB và CNXH rồi, không cần phải dài dòng dẫn chứng ra thêm nữa. Từ đó, dưới cái nhìn của lịch sử theo "Duy Vật Biện Chứng", CNTB có khái niệm bảo vệ quyền tư hữu hay của cải riêng của một cá nhân, hay dành riêng cho các nhóm thiểu số nhỏ. Trong khi đó CNXH chú trọng nhiều vào việc bảo vệ tài sản công hay của cải chung cho toàn xã hội. Thực tế cho thấy cả hai đều có một số các ưu điểm và nhược điểm gần như là đối cực với nhau, ưu điểm của thuyết này lại có thể trở thành nhược điểm của thuyết kia, hay ngược lại. Cụ thể thí dụ như CNTB nặng phần đề cao chủ nghĩa phát triển cá nhân tối đa một cách liều lĩnh, tạo động lực cho xã hội thăng tiến mau chóng. Ngược lại, CNXH chú trọng vào cộng đồng đồng tiến, tuy có chậm tiến hơn nhưng giữ được thế quân bằng và ổn định xã hội. Vấn đề ở đây không phải là dùng cái nào tốt hay xấu hơn, mà là dùng cái nào ở vào thời điểm nào thì cho kết quả tốt hơn(?). Hiểu được như vậy nên ông Đặng Tiểu Bình bên Trung Quốc mới có câu nói để đời cách đây hơn 30 năm, “Mèo Trắng hay Mèo Đen không thành vấn đề...!?” Nhưng dù có hiểu rõ chuyện "Mèo Trắng Mèo Đen", hay tinh vi hơn là ẩn mình trong chính sách "Kinh tế thị trường, định hướng xã hội chũ nghĩa", thì vẫn còn có vấn đề chủ quan "thiên vị" trong sự lụa chọn: Cái nào? Mèo trắng hay Mèo Đen đi trước? Có lẽ một ý tưởng mà nhiều nhà nghiên cứu đã từng nói đến, bắng cách này hay cách khác, là đa số con người thường hay dễ bị nhầm lẫn giữa "Cứu cánh" và "Phương tiện". Thật vậy, CNTB hay CNXH không phải là mục tiêu tối hậu mà con người hay đất nước phải “định hướng” về hay tìm đến. Giàu mạnh, văn minh, dân chủ, công bằng, tự do, hạnh phúc mới chính là những mục tiêu cuối cùng của con người. Sai một ly di một dặm. Nếu kết quả cuối cùng không thành công như theo ý muốn là bởi vì chưa thu nắm hết tinh hoa của nền triết học đông Phương: Dịch Lý hay lý thuyết học về "Âm Dương chi vị Đạo". Thử hỏi nếu bây giờ còn có ai đó muốn dùng dòng điện "DC một chiều" thay vì là điện AC (2 chiều) trong nhà, thì có cho hiệu quả kinh tế tốt không, chưa nói đến có dùng được không? Bởi vậy nên ngay từ đầu bài viết này đã khẳng định, các nhà nghiên cứu về lý luận đã không nhận dạng rõ thực chất của vấn đề, hiểu sai nhầm, lạc pha giữa hiện tượng và bản chất, khi cho rằng "CNXH theo mô hình Sô Viết hay Đông Âu đã sụp đổ hay thất bại hoàn toàn "! Không! hoàn toàn sai lầm! CNXH cũng như CNTB không bao giờ sụp đổ hay thất bại cả, vì từ bản chất của nó chỉ là một phương tiện! Chì có chế độ Sô Viết hay các nhà cầm quyền Đông Âu thất bại và bi thay thế mà thôi! Hơn nữa, nếu có ai muốn dùng từ bị "Sụp đổ" hay "Cách Mạng" thì chính là vì chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền, không còn có đảng nào khác để chuẩn bị thay thế khi cần đến! Cụ thể, nếu như nước Mỹ chỉ có một đảng Cộng Hòa cầm quyền duy nhất, thì cuối năm 2008 sau khủng hoảng kinh tế, chắc chắn đã có hiện tượng giống như vậy, và không ít người đã có thể vui mừng tuyên bố: “CNTB thất bại và chính quyền Mỹ bi sụp đỗ!”( Dĩ nhiên là TT Bush đã có thể bị thay thế bỡi một ai đó ngoài đảng) Nhưng may mắn cho nước Mỹ là đã có một đảng Dân Chủ bầu ra để thay thể như hiến pháp quy định. Tương tự, Vương triều Czar của Nga Hoàng có thể vẫn còn tồn tại đến ngày nay nếu đã biết khôn khéo từ bỏ bớt quyền lực và tổ chức lại chế độ Dân chủ Đại Nghị như bên Anh Quốc hay Nhật Bản. Lịch sử đã chứng minh rõ ràng là CNTB, biến dạng thoái trào từ các chế độ phong kiến, cũng đã từng bị thất bại (như Marx đã tiên đoán) ở các quốc gia đang phát triển hay thuộc địa cũ và đã bị thay thế nhiều lần bởi CNXH. Tiên đoán về một thế giới tương lai của loài người sẽ tiến dần đến CNXH không hẳn là sai, nhưng cần phải kể thêm vào CNTB. Bill Gates hay Warren Buffett suốt đời đi theo CNTB lo làm giàu nhât nhì trong thiên hạ, nhưng cuối đời cùng phải hứa hẹn theo con đường CNXH dể phân phối lại tài sản cho nhân dân còn nghèo đói. Khách quan cho thấy các chế độ Xô Viết hay Đông Âu đã bị đật trên cổ xe chỉ có một bánh là CNXH, trong khi các nước Tây phương biết đật nhà nước trên những cổ xe hai bánh CNTB và CNXH. Nói cách khác, bản chất CNXH và CNTB thật sự là hai trạng thái đối cực nhưng hổ tương và là nhu cầu cần thiết phải có trong bất cứ xã hội nào cùa loài người văn minh và tiến bộ. Xu thế thời đại mới về tương lai nhân loại sẽ chắc được ổn định và phải được vận hành “đồng nhịp và song hành” trên hai bánh xe lich sử của CNXH và CNTB. Sau cùng và trên hết, cái mà đất nước ViệtNam thật sự cần, không hẳn là CNXH hay CNTB, mà chính là một chủ nghĩa Thông Minh về Trí Tuệ. Nguyễn Cường 9/2010
-----------------------------
Tôi ủnghộ phươngán cảicách chữviết đaâmtiết trong tiếngViệt.
|