Vietnamese Chinese
What Makes Chinese so Vietnamese?
An Introduction to Sinitic-Vietnamese Studies
(Ýthức mới về nguồngốc tiếngViệt)
DRAFT
Table of Contents
dchph
(Continued)
Author: abcd posted on 11/20/2012 12:23:41 PM Ý kiến Bạn đọc Nguồn (tiếptheo): https://web.archive.org/web/http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=8358 (2) (DCVOnline không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ bạn đọc) ============================================================= Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 18:27:14 lt Người Việt dĩ nhiên giống người Tàu. Một số sử gia cho Việt Nam là một tộc của Bách Việt ngày xưa sống miền Đông Nam mà nay là của Tàu thì ít ra 1/3 dân Việt Nam giống Tàu Hình dáng - nhìn chung giống giống nhau. Địa hình địa lý - giống nhau lại có chung ranh giới lẻ tất nhiên nhiều nơi mang tên Tàu. Văn Hoá - 1000 năm nô lệ Tàu nên có một số tập tục giống Tàu như Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, lì xì, và chuộng màu đỏ Ca Nhạc - nhạc cụ và ngủ cung Thơ Văn - hình như (?) ngoài thơ lục bát, còn lại bắt nguồn từ thơ Tàu Dã sử - Tam Quốc Chí, Thuỷ Hử, Hán Sở Tranh Hùng, Thiên Long Bát Bộ, thêm một lô any hùng Kinh Kha, Hàn Tín, Quan Công, v.v... mà hầu hết người Việt đều biết Binh Pháp - Nhất nhất phải là Tôn Tử Đạo lý - Khổng Tử, Lão Tử Quay cóp - tuy chưa được như Tàu, nhưng củng thích chế đồ giả, hàng mả. và còn nhiều nửa.... Thành ra người Việtt giống người Tàu "Việtnamese kind of like Chinese" và ngược lại. Tuy nhiên tiền đề của tác giả là "What Make Vietmamese So Chinese?" Câu trả lời đơn giản Vietnamese are not Chinese. Những điểm tương đồng tác giả đưa ra chỉ là bề ngoài và sẻ thay đổi nhất là ở thời đại internet, cable TV, và máy bay phản lực. Những điểm tương đồng cho thấy người Việt giống nhưng vẩn không phải là người Tàu. Việt và Tàu có nhiều điểm tương phản mà tác giả không đưa ra. Những điểm này làm người Việt uniquely Việt và Tàu uniquely Tàu. Điểm khác biệt lớn và quan trọng nhất là tình cảm (what is in their hearts), lý trí (what is in their mind), và attitude. Đơn cử vài th? ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 18:34:29 lt ... Điểm khác biệt lớn và quan trọng nhất là tình cảm (what is in their hearts), lý trí (what is in their mind), và attitude. Đơn cử vài thí dụ: "Đừng bao giờ lập luận rằng : Vì VN có những địa danh mang tên giống bên Tầu, và thấy nhiều người VN mang họ Tầu rồi bảo rằng người VN vốn gốc...Tầu nhá !!!" Ho Hui "Đọc vào, thì người ta nhận ra ngay cái trò "xâm thực văn hoá" của 1 anh Chệt, đội lốt người Việt! Nó cũng tương tự như các bài viết của Trương thái Du, nhằm mưu đồ "đồng hoá Việt Nam" !" Observer "DANNAM đồng ý với bác LEVAN 100% ,bài nầy dụ dỗ hông những nguời việt hải ngoại mà réo gọi ai là nguời Việt hông nên chống TÀU chệt ma phải sống hòa đồng với Tàu chệt" Dan Nam Gần đây đảng cs VN chính thức gọi nước Tàu là "nước lạ", cấm sai. Đả là "nước lạ" thì Vietnamese cannot be so Chinese. Sơ sơ thôi củng thấy rỏ Vietnamese are not so Chinese và ngược lại Chinese are not so Vietnamese bởi những trang web Tàu có những comments tương tự đối với người Việt. Người Việt sẻ sinh, sống và chết cho nước Việt. Người Tàu sẻ sinh, sống và chết cho nước Tàu. "What Makes Vietnamese So Chinese?" Well, ah...ummm.... wrong premise, Vietnamese are not Chinese and vice versa. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 18:52:42 lt Xin lổi hơi dài dòng. Ngắn gọn, trăm sự tại thằng Tây. Ghé vào VN trông cái gì củng giống giống Tàu, lại nhỏ hơn Tàu cả chục lần có lẻ thế nên nó gọi Việt Nam là Indo China, Biểt Đông là China Sea làm chết tên VN. ;p ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 20:09:13 Lê Văn Đổ lỗi cho "thằng" Tây là sai lắm đấy, bác lt. Chẳng qua tại hơi bị dốt và... lười. Khi chúng ngáp phải ruồi, mang vài ba chiếc tàu chiến, mà chiếm được ba nước Đông Dương, mà trước đó không biết là có. Lúc đó họ chẳng biết gọi vùng đất đó là gì nên bảo đó là bán đảo Hoa Ấn, Indo-Chine. Cái tên đó "dính" luôn! Mãi đến sau này, người Pháp vẫn gọi người Việt ở Pháp là "chinois" cho tiện việc sổ sách. Thế mới nói là... lười. Thật ra người Pháp phân biệt rõ ràng đồ ăn Việt và Tàu. Bằng chứng họ thích ăn đồ Việt hơn đồ Tàu. Sau này chuộng cả thức ăn Thái rồi Nhật, nhưng vẫn ít thích ăn đồ Tàu... Họ vẫn thường nói "hôm nay chúng ta đi ăn cơm Tàu" nhưng lại chỉ chọn tiệm cơm Việt Nam mà ăn! Chỉ các nước văn hóa ăn uống không cao như Pháp (như Đức, Mỹ, Úc...) mới có nạn "xập xí xập ngầu" đề bảng "tiệm cơm Tàu Việt", chứ bên Pháp các tiệm cơm Việt chỉ đề là "Restaurant Vietnamien" mà thôi, ít khi có "Chinois" đi cùng! ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 23:22:34 lt Những gì tôi viết pha ít nhiều sarcarsm trong đó, có lẻ thế mà nó hơi confuse cho bác Lê Văn và bác Iljemae. Tôi chỉ có một điểm thôi đó là Vietnamese are not Chinese thành ra câu hỏi tác giả đặt ra "What make Vietnamese so Chinese" tự nó đã sai. Những điểm tương đồng tác giả nêu lên chỉ là bề ngoài, đặc biệt sau 1000 năm bị Tàu đô hộ thì hai nước có một số phong tục tập quán giống nhau là chuyện đương nhiên. Trong thời buổi internet này thiên hạ mượn chử, món ăn, âm nhạc, thơ văn, thời trang, v.v... của nhau là chuyện thường. Thế nhưng mổi sắc dân đều có niềm tự hào riêng và sẳn sàng hy sinh để bảo vệ nó. Thành ra cái làm người Việt và người Tàu khác nhau thì chính ở trong cái tim của họ đấy thôi. Để chứng minh tôi cố tình lôi ra một lô cái giống, nhất là về văn thơ, truyện, binh thư Tàu mà người Việt rất thuộc lòng, thậm chí các cụ ngày xưa thi quan và trạng nguyên củng phải thuộc lòng kinh sử Tàu, nhưng chính những người đấy rết ghét ý tưởng ghép người Việt là Tàu. Thêm một bằng chứng là Tây. Vào VN lối 100 năm thôi, huống hồ anh Tàu 1000 năm, đã có nhiều ảnh hưởng như cafe, bánh mì, bơ, rựu chát, nhảy đầm, âm nhạc, nhạc cụ, kiến trúc Tây, v.v... Chả đổ lổi ai hết, tất cả chỉ là examples cho thấy bị ảnh hưởng bởi một quốc gia không làm sắc dân ấy là người dân của quốc gia đô hộ họ. Mỷ chỉ có 20 năm thôi mà người Việt, nhất là đảng viên cs mê đồ Mỹ, xài tiền Đô, nói tiếng Ăng Lê OK Salem same same number one, nhưng vẩn chẳng thể nào là người Mỹ được. Cái chuyện "nước lạ" là đùa (little sarcastic). p.s. Nếu c ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 23:26:57 lt p.s. Nếu cho tác giả sai vì chỉ đưa ra những tương đồng bề nổi, thì phản biện bằng những tương phản củng bề nổi thì có lẻ hơi... thiếu. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 07:46:34 Lê Văn Lo cái "bề nổi" cũng đủ xì khói rồi (biết người biết ta)! ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-16 07:39:48 Ngoc Boi "Trong thời buổi internet này thiên hạ mượn chử, món ăn, âm nhạc, thơ văn, thời trang, v.v... của nhau là chuyện thường. Thế nhưng mổi sắc dân đều có niềm tự hào riêng và sẳn sàng hy sinh để bảo vệ nó. Thành ra cái làm người Việt và người Tàu khác nhau thì chính ở trong cái tim của họ đấy thôi." LT Ngọc Bội đọc bài cuả anh LT , rất thích thú, nhắm gọn vô đoạn trên, cũng đủ thấy người VN không thể giống người Trung Hoa được, mà chì có người Việt Cộng giống người Trung Cộng như đúc cùng một khuôn vậy, vì người em nhỏ VC phải giống người anh khổng lồ Trung Cộng như đúc cùng một khuôn vậy thôi. May mắn cho người dân Tây Tạng (thí dụ) lại không hề chiụ giống người Trung Cộng, thà chết khối người ra, nhưng vẫn đấu tranh ...không sợ . Như vậy thì không những trong trái tim người VN không thể có tí gì giống người Trung Cộng, mà lý trí và lòng dũng cảm cuả họ cũng chẳng hề sợ giống CS tí tẹo nào cả, bằng chứng là chúng ta đã có cả nam nữ anh hùng đứng lên đánh đuổi giặc tàu từ ngàn năm nay kia mờ . Hiện nay trong nước vẫn còn người bị vixi bắt giam tù chỉ vì họ chẳng chiụ cho cs đúc khuôn họ , bị sỉ nhục, cầm tù; Họ vẫn biểu lộ "Tánh Việt Nam" cuả họ ra. Thân thể con người khi chết có thể tiêu tan rữa nát; Nhưng tinh thần yêu nước,bảo vệ giống nòi Việt Nam vẫn LƯU TRUYỀN HÀNG NGÀN NĂM NAY RỒI... Cám ơn anh LT, chúc sức khoẻ anh . Kính. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 19:40:59 Iljimae ....Những điểm khác biệt và quan trọng nhất là tình cảm , lý trí và attitude mà anh It đơn cử vài ví dụ , tôi cho là nó ko hoàn toàn chính xác để đơn cử , vì đó chỉ là những quan điểm cá nhân , đã là những quan điểm cá nhân thì đâu có thể chứng mính đó là sự khác biệt về tình cảm , lý trí và attitude của cả một dân tộc .. Anh có thể đưa ra tình cảm của người dân Việt là gì ? anh biết được tình cảm của người dân Tầu ??? lý trí của người dân Tầu ??? Attitude của người dân Tầu ??? để có thể so sánh với người Việt ...Còn cái sai nữa , trầm trọng hơn anh cho rằng đảng cs VN gọi nước Tầu là nước lạ .... anh kết luận đã là nước lạ thì người Việt ko phải người Tầu .....heeeeeeeeee ...Thực ra như thế này : đảng Việt Cộng gọi Tầu là nước lạ...ko có nghĩa nó coi Tầu là nước lạ , mà là khiếp nhược , hèn yếu ... anh lại đem đó là ví dụ cho đơn cử lý trí , tình cảm , thái độ của người dân Việt.. Đã là nước lạ vẫn hàng ngày đón tiếp , quỳ gối ..miẹng nói nước lạ nhưng tay vãn cúi đầu .. gọi da bảo vâng .... ..Muốn chứng minh một dân tộc này khác với dân tộc kia , phải đi từ nguồn gốc , cuội nguồn , từ nền văn hoá dân tộc ..ko phải cái j giống , giống thì là giống.... Nói 1 cách khác nền văn hoá Việt anh hưởng từ 1000 năm nô lệ giặc Tầu ( những cái mà anh viết là giống ở trên )... Nhưng có thể đặt câu hỏi trước 1000 năm nô lệ thì người dân Việt có những cái giống ...giống đó ko ??? có tài liệu lịch sử nào trước 1000 năm nô lệ của người Viêt ko? tác giả là ai ???? ...Còn vấn đề nừa là những chú Tây ba lô , anh cho là tại thằng tây mắt xanh , ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 19:48:10 Iljimae ...Còn vấn đề nừa là những chú Tây ba lô , anh cho là tại thằng tây mắt xanh , mũi ló ..đến VN gập cái j cũng giống tàu cho nên gọi VN là Indo-China và biển đông là China -sea ..Cái này theo tôi những chú Tây ko sai vì khi đến xâm lược VN thì ngôn ngữ Việt lúc đó dùng là j ???? chữ Nho hay chữ Nôm ??? chữ nho được ai truyền bá đến VN ??? chữ nho và chữ tầu khác nhau như thế nào ? ...cho nên Tây balo goi như thế ko sai.. còn chữ tôi và anh đang viết đây có phải cũng tại thằng Tây ...hết hay sao ???heeê .....Anh Đào Công Khai viết: Nếu người dân Việt có can đảm bỏ đi cái tết VN thì mới có khả năng loại trừ văn hoá Tầu... Chưa chắc như vậy : vì có nền văn hoá , tự bản thân nó ko chỉ bao gồm cái Tết ..mà còn dính dáng đến phong tục , tập quán , văn chương , lễ hội ,...tôn giáo...như vậy thì phải bỏ hết hay sao ?...Nền văn hoá Viêt bị ảnh hưởng và rất giống với nền văn hoá của các nước Đông-Á ( ko phải đông nam -á) khác với nền văn hoá Miên-lao- Thái- Miến-Inđo ..ảnh hưởng và có 1 ít di truyền từ Ấn. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 22:33:25 Tâm Việt Đông Tây Nam Bắc - Xuân Hạ Thu Đông - Y Phục Quần Áo v...v... cũng đều là từ chữ Nho chuyển sang âm Latin. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 22:16:18 Iljimae ...Đất nước Tôi wa nhỏ bé ..nhưng thật đẹp biết bao...xin mời các bạn cùng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn ,xem lại vùng quê , nơi cha ông ta ngày xưa đã mở đường khai khẩn , nhất là những bạn sống ở miền bắc , miền trung Viêt Nam chưa từng trôi giạt về phương nam . Chưa bik về một miền sông nước bao la ..Nhất là những chiếc võ lãi đó ( chạy F1) khi tôi còn là 1 thiếu nhi, đã từng đưa tôi ra thuyền lớn vượt đại dương , trong cơn mưa ,giống y chang clip phim các bạn xem dưới đây ( của nhóm quay phim từ Canada), biết đâu có những bạn đã từng đi qua ... Về phương nam lắng nghe lục bình trôi..đàn ai gieo.. Nói như TG:Tôi đến đó chỉ duy nhất 1 lý do...để cảm nhận sự liêng thiêng của đất nước , vùng đất của tổ tiên người Việt đã đổ mồ hôi và máu hàng trăm năm khai phá... đất nước tôi thật nhỏ bé và cũng thật đẹp bik bao... -Đây là đồng lúa- Đây là giòng sông - đây là biển - đây là tận cùng đất Việt... NHỮNG NẺO ĐƯỜNG VIỆT NAM [www.youtube.com] TẬN CÙNG CỦA ĐẤT VIỆT [www.youtube.com] ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 22:34:49 Iljimae ...Núi non hay cao nguyên hay rừng thẳm, tôi sẽ đi mọi nơi , mọi chốn...tôi sẽ đi để tìm hiểu về cội nguồn Viêt Nam... Tôi lại đi ...Tập này xin gọi là nhắn ai đi về .. xuôi Nam một chuyến lòng thoả chí ..tang bồng một kiếp có mấy khi.... Mời các bạn cùng em đến thăm quê em nhá !..xem lại những vùng đất phương nam...một thưở mà tiền nhân đã xuôi Nam khai phá ... NHẮN AI ĐI VỀ.....NƠI ẤY [www.youtube.com] NHỮNG NẺO ĐƯỜNG QUÊ.. [www.youtube.com] ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 18:39:03 Đào Công Khai VN và Tàu có những tương đồng và tương phản. Đúng, và tác giả cũng rất đúng khi đưa ra những điểm tương đồng về chủng tộc và lịch sử giua người VN và Tàu. Những điểm tương phản, có chứ; nhưng tác giả không đưa ra, đó là quyền của tác giả. Tác giả muốn chờ you đưa ra đó. Tôi cũng vậy, không muốn đưa ra những điểm tương phản giữa Tàu và VN, bởi vì bà con nói hết rồi. Nhưng thiệt tình mà nói, có những điểm tương phản quan trọng thì người ta lại không chịu đưa ra. Chẳng hạn anh nào cũng chửi Tàu nhưng mà lúc nào cũng khoái coi phim Tàu, năm nào cũng ăn tết Tàu... ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 20:29:20 Lê Văn Lần đầu tiên tôi nghe một người Việt nói "ăn tết Tàu" đấy, chứ từ lúc sinh ra đến giờ tôi chỉ nghe nói "tết Ta, tết Tây" thôi! Theo tôi, Tàu chính cống ngày xưa xửa xừa xưa không hề ăn Tết (Nguyên Đán), họ chỉ ăn Tết Trung Thu thôi, và ăn lớn lắm. Tại sao? đó là do thời tiết. Hoa Nam thời tiết khác xa Hoa Bắc, miền Nam Á mùa xuân đến trước phía bắc. Tháng Một tháng Hai, ở Bắc Kinh tuyết còn cao bằng đầu thì "mừng Xuân" cái nỗi gì?! Do đó, có thể nói Tết là của Ta - tức là của các giống dân sống phía Nam Dương Tử (Trường Giang), trong đó có người Việt. Họ trồng lúa gạo (ruộng nước), ăn cơm; người Tàu gốc trồng lúa mì (ruộng khô), ăn bánh bao, mì sợi... Nông dân chọn tiết Nguyên Đán để làm Tết, vì đó là lúc nghỉ xả hơi, ăn chơi... sau một năm làm lụng cực nhọc... Chủ yếu, Tết ta có ý nghĩa linh thiêng, theo đạo thờ Ông Bà. Đó là lúc tổ tiên, ông bà về đoàn tụ với con cháu. Ba ngày Tết, trong nhà lúc nào cũng phải hương khói, bánh trái sẵn sàng... Đó mới là ý nghĩa chính của ngày Tết. Tàu chỉ lì xì (mừng tuổi) và ăn nhậu. Họ có đón ông bà không? Tóm lại, người Tàu phương bắc, người Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương v.v. vốn đâu có Tết mà bảo là ta ăn tết Tàu? ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 21:53:08 van Fremont Không thèm ăn tết Tầu mà người Việt còn có chữ Tết để chỉ "new year", phần người Tầu phải dùng chữ Chinese New Year. Xứ SJ chúng tôi, vài năm trước đúng ngày mùng 1 tết, tờ SJM cho chạy trên trang nhất hàng chữ Happy Chinese New Year bên trái, bên phải là Happy Tết (hay chúc mừng Tết, không nhớ rõ). Còn vụ mê phim Tầu là không có tôi. Những ngày dân Sàigòn mê mệt với Lý Tiểu Long, Vương Vũ, Khương Đại Vệ ... tôi vẫn khoái rạp Vĩnh Lợi chuyên chiếu phim "Tây" như: Red Sun, Getaway, Easy Rider ...tài tử Jean Paul Belmondo, Alain Delon, Charles Bronson ... Sau khoảng 10 năm sống ở Mỹ, tôi bắt đầu chán thức ăn và nhà hàng Tầu, nhất là món "Tỉm Xấm". Cho tới nay tôi là người nổi tiếng trong gia đình và bạn bè là kỳ thị thức ăn Tầu. Tôi khoái nhà hàng Mỹ có lẽ vì khoái uống hơn ăn. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 22:13:51 Tâm Việt Có nhiều người Tàu nói với tôi Lì Xì là phiên âm của chữ Lucky. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 21:17:53 mythanh Bác ĐCK khi không nghiễm nhiên grant cho cái Tết Âm lịch là Tết Tàu. Lạ thật ! Theo mt người Việt mình dùng chữ Tết Ta để phân biệt với Tết Tây, ngày ta v/s ngày tây, lịch ta/lịch tây, etc... Chẳng qua là có hai loại lịch tại VN, âm lịch và dương lịch. Âm lịch là tính theo mặt trăng, dương lịch theo mặt trời ( hihi hy vọng mt hổng có sai chỗ này). Vậy thì ngày đầu năm âm lịch hay dương lịch là ngày Tết giản dị có thế thôi. Và VN ta từ xa xưa, nhất là nông thôn, dân chài quen nhìn trăng tính ngày, thường dùng âm lịch thì tất nhiên sẽ mừng ngày đầu năm (Tết) âm lịch. Gọi là Tết Ta, giản dị có thế thôi. Tàu họ mừng ngày đầu năm âm lịch thì chắc là cũng vì họ quen xài âm lịch. Đâu có nghĩa là ai theo phong tục của ai? Phong tục mừng Tết của Tàu và của ta có giống nhau không? Chưa chắc ! Nếu nói múa lân là phong tục của Tàu thì đúng. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 00:04:48 Đào Công Khai Tết đó chính là phong tục của Tàu, và nó lan sang VN chính là từ ảnh hưởng của văn hoá Tàu... nhưng you cứ khăng nhận cái tết đó là của ta, của you; vậy chính you đã thừa nhận những ảnh hưởng của Tàu nơi bản thân you rồi. Toi cung chiu anh huong cua van hoa Tau chu. Sinh ra va lon len o VN thi lam sao thoat khoi dieu do. O day minh ban luan de noi len su that va de doi pho voi nhung su that. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 02:00:09 mythanh Nói thì phải có dẫn chứng, không thì phải có lý có lẽ, còn nói không sách mách không chứng rồi lại ... khăng khăng bảo người khác là "khăng khăng" thì ... ai nói chẳng được? Tiễn một năm cũ, chào một năm mới, là chuyện ... thiên kinh địa nghĩa, most of the world làm như vậy. Vậy là cả thế giới theo phong tục Tàu à? Đừng nói là phương Tây không có Tết chỉ có ... New Year. Đã giải thích là vì họ xài Dương lịch, còn VN và Tàu xài âm lịch (theo mặt trăng). Còn "phong tục" chào Năm Mới vào ngày đầu năm vưỡn là như nhau thui. Chán bác ĐCK này quá! Bác muốn phán "Tết là phong tục Tàu" thì cũng phải có giải thích, có chứng minh chứ, đâu phải cứ ... ngôn rồi kết luận là "sự thật" ! Không hiểu bác có hiểu rõ nghĩa từ "phong tục" không nữa? VN đón Tết với bánh chưng xanh, mai vàng, sum họp về nhà cha mẹ để chúc tuổi, ăn uống... Bên Tàu có mai vàng, dưa hấu, bánh chưng xanh không? Còn nếu bác nói múa lân là VN bắt chước "phong tục" Tàu chào năm mới thì OK, còn nghe khả dĩ. 'Phong Tục" không có nghĩa là dùng chung một ngày đầu năm đâu bác ơi. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 15:30:15 TranCali đck nói chuyện quơ đũa cả nắm. Ở đây hay dân Việt đâu có ai chửi Tàu mà chỉ chửi cái bọn Trung Cộng lợi dụng niềm tự hào dân tộc của dân Tàu để đi lường gạc thiên hạ. Nè phim Tàu thì có Tàu Hồng Kông, Tàu Đài Loan chớ Tàu Trung Cộng xặc mùi lường gạc thì ai thèm coi. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 18:30:24 Tâm Việt Nghe như bài Ngày Về của nhạc sĩ Hoàng Giác Tung cánh chim tìm về tổ ấm nơi sống bao ngày giờ đằm thắm nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi luyến tiếc bao ngày xanh. Tha thiết mong tìm về bạn cũ nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây mờ khuất xa xôi nghìn phương ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 19:57:12 oc Các nền văn minh văn hoá lớn của nhân loại đếm đi đếm lại cũng chỉ trên đầu ngón tay thôi . Ông Tây mũi lõ nào mà chẳng không Anglo thì cũng Gaulois hay German - Chủng tộc . Không văn minh La Mã thì cũng Hy Lạp ? Các nước như Nhật , Đại Hàn , VN, Singapour dù muốn dù không cũng chịu ảnh hưởng văn minh Nho Giáo khá rõ nét . Nhưng có lẽ thế giới chẳng ai thắc mắc khi phân biệt người Nhật với người Tàu . Người Đại Hàn với người Tàu . Nhìn vô là biết ngay . Họ có điểm tương đồng , mà họ cũng có nhiều dị biệt . Người Tàu và người Đại Hàn biết cách nêu bật lên điểm dị biệt đó . Có thể nhờ họ giàu . Nhưng đừng quên rằng họ cũng từng nghèo . Có những cái tầm thường , nhỏ , nhưng đó chính là nét đặc sắc của một dân tộc . Và chính nhiều nhiều cái nhỏ đó hợp thành một cái lớn bản sắc dân tộc họ . Bây giờ , cứ nhìn hủ kim chee là dân Mỹ nói ngay : Korean . Hể ăn sushi là người ta bảo liền : Japanese . Không lộn không lẹo . Ngay cả 2 quốc gia cùng chung chủng tộc China là TQ và Taiwan , nếu để ý chút xíu sẽ biết họ từ đâu đến . Vì vậy , theo tui , vấn đề huyết thống vào thời điểm hiện tại của thế giới rất tương đối và mơ hồ . Ở thời điểm mà người ta quý trọng những giá trị nhân bản như Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền Văn Minh Lịch Sự . Tất nhiên , về mặt quốc gia , bài học tự hào lịch sử vẫn còn giá trị nhân văn của nó . ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 20:00:17 oc Ai chơi nhạc lý đều biết : với 7 notes căn bản , chỉ cần thay đổi các thang bậc cung âm là bài nhạc hoặc của dân Tây , Hoặc của dân Đức , Hoặc của dân Anh . Mà 7 notes đó hoàn toàn giống nhau . Cũng vậy , với 5 notes cung thương của ngũ cung , chỉ cần nhấn nhá cung bậc khác nhau là trở nên nhạc Tàu hay nhạc Việt hay nhạc Nhật ngay . Cái khác nhau không nằm ở 7 notes , 5 notes . Cái khác nhau nằm ở chổ biết NHẤN chổ nào BUÔNG chổ nào . ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 20:10:57 TTLân Paris Tôi cố kiên nhẫn đọc cho xong bài này mà bụng tôi nó điên tiết cả lên. Sao lại có những người có những lập luận nông cạn thế này nhỉ??? Nếu theo t/g là tên nhiều vị thế VN mang tên gốc Tàu là VN nguyên thủy là Tàu , thì theo lập luận này, 100% người Âu Mỹ mà chọn tên (first name) theo truyền thống Kitô giáo (christian names) đều là gốc Do Thái cả!!!! Tôi, mũi tẹt da vàng nhưng được rửa tội với một tên thánh nguồn gốc ở thánh địa Do Thái ra, và bao nhiêu người không đạo gì ráo mà họ (có rất nhiều người Tàu) có những tên như David, Michael, Sarah vv..vv là họ gốc gác Do Thái ráo chọi đấy các bạn ạ!!! Quả là ngộ...nị nhỉ!! Đúng là tào lao như...Tàu. Đã muốn bàn nguồn gốc mà nói chuyện lãng xet nhạt như nước ốc thì đụng nọc chúng tôi, chúng tôi sẽ nói ngược lại vấn đề và chứng minh rằng : VN không những không lấy nguồn từ văn hóa Tàu, mà miền Nam nước Tàu nguyên thủy là đất Bách Việt bị TQ xâm lăng, có nghĩa là 1/3 dân tộc Tàu là bắt nguồn từ giòng dõi Việt mà ra! t/g đã đi ngược vấn đề. t/g nói riêng, và người Tàu nói chung, khi TQ yếu thì họ muốn nhận làm công dân của xứ nơi họ di cư, bây giờ TQ mạnh thì tự hào và muốn làm cha thiên hạ. Làm thế nào mà ai theo t/g để cải hóa chữ Quốc Ngữ?? Lại ra trò để bôi nhọ văn hóa VN hay sao??? Tiếng Quốc Ngữ của chúng tôi cứ để yên cho chúng tôi, t/g cứ cải huấn tiếng Hán của t/g đi... ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 21:12:34 Lê Văn Đúng là khi tôi nghe có ngưòi nói, tiếng Việt hơn một nửa - hay nhiều hơn - là lấy của Tàu. Hoặc nói, tiếng và chữ của Tàu, ta không có quyền "đòi hỏi" gì cả, chỉ xài ké v.v. là tôi giận... điên người! Người Pháp vốn có tiếng nói riêng, nhưng nay chỉ còn mẫu tự La-tinh, chữ cũng đầy tiến la-tinh trong đó. Tiếng Anh cũng thế. Thế như người Ý - sống ở mảnh đất phát xuất ra tiếng La tinh, có bào là người Pháp, người Anh vốn là con cháu của người Ý hay không? Họ có đòi các dân tộc kia một là thành người Ý, hai là trả hết "chữ nghĩa" lại cho họ? Trên thế giới có hàng trăm ngàn ngôn ngữ khác nhau - có lẽ không ai biết con số gần đúng - thế nhưng có bao nhiêu thứ chữ viết? Vấn đề là con người chọn chữ viết nào tốt với họ nhất, dễ học nhất để dùng thôi. Đó là cái khôn của họ. Người Việt, khi chưa biết mẫu tự la-tinh, chế ra chữ Nôm (nói "tiếng" Nôm là không chính xác, thật ra vẫn là tiếng Việt, nhưng viết bằng chữ Nôm) - vốn là mượn chữ Tàu, có âm tương tự với tiếng Việt mà viết ra. Rất khó học và vẫn phải biết chữ Tàu! (Người Nhật, Đại Hàn cũng làm như thế, sao không ai nói họ là Tàu?) May mắn có các ông cố đạo người Bồ đã dùng chữ của họ mà diễn âm tiếng Việt, rồi trở thành "quốc ngữ". Trước dó, số người biết đọc ở VN rất nhỏ, nhưng từ khi có "quốc ngữ" thì trong thời gian ngắn số người biết đọc chữ lên vọt. Đó là cái may mắn vĩ đại, mà cha ông chúng ta đã không tận dụng được. Nhưng chúng ta bây giờ làm gì hơn chưa mà còn than khóc là mất... tiếng Tàu?! ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 21:57:42 Tâm Việt Nhờ có thứ chữ Latin nên việc tuyên truyền chống Pháp trở nên hữu hiệu, ngoài ra văn học Việt Nam mới bắt đầu nở rộ. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 21:47:21 Nguyen^~ Bao? Tu* "Thực tế là người Mỹ thuở ban đầu là người gốc Anh và sau khi họ giành được độc lập nước Anh và người Anh vẫn là người đồng minh tự nhiên của họ. Một trong những lý do là điều kiện địa lý xa xôi, Đế quốc Anh không vói tay tới Mỹ được để thuộc địa hoá lần nữa" => Người Mít ban đầu là gốc Tẫu, nên bây giờ nếu coi Trung Cộng là đồng minh truyền thống thì là qwa la phải phải dzồi ! Tác giả chí nêu 2 chữ "Chệt" và "Tàu", quên béng có một chữ đáng xài hơn nhiều đó là chữ TẪU (tờ - âu - ngã - tẫu) cũng như gọi Tây là Tẩy vậy . Nhà ngôn ngữ học này coi bộ hơi bị thiếu chữ đa :)) ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 21:37:10 Đào Công Khai Bởi vì quý vị nói quý vị chống Tàu, nhưng cứ ăn tết Tàu, coi phim Tàu, mua hàng Tàu, và kính trọng văn hoá Tàu, từ cái hay cũng như những cái dở của văn hóa đó nên tôi mới có ý kiến. Bởi vì tôi cũng ghét nước Tàu, nhưng không ghét người dân Tàu, về phương diện cá nhân. Nhưng người dân Tàu họ tập trung lại thành một cộng đồng, một xã hội, hay một thế lực thì thực sự tôi ghét họ, cũng như người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới. Tôi cũng bị ảnh hưởng văn hoá Tàu, nhưng cái gì hay tôi giữ và cái gì dở hoặc phi nhân thi tôi ghét. Tôi thấy phim Tàu nó chiếu về cảnh chế độ phong kiến, thường ca tụng những ông vua là nhân hậu... tôi thấy phi lý quá, vậy mà người VN xem đa số đều say mê và khen hay. Nói chung là phim Tàu nó cũng dựa theo lịch sử của các chế độ phong kiến. Ông vua nào mà sử khen hay thì phim khen hay, còn trái lại những người lao động bị bóc lột nổi dậy chống giai cấp thống trị (mà sử Tàu thường gọi là giặc loạn) thì luôn luôn phim Tàu nó tuyên truyền đó là những kẻ ác. Sử VN cũng tương tự. Lê văn Khôi dưới thời nhà Nguyễn, nổi dậy vì đại nghĩa, nhưng sử Nguyễn gọi nhóm cách mạng của ông ta là Ngụy, chôn sống tất cả trong một hố gọi là MẢ NGỤY. Văn hóa Tàu vào thời xưa, lúc dân VN còn là những bộ lạc lạc hậu thì cái đó là good, và khai hoá cho dân VN, nhưng đến khi có văn hoá Tây Phương mang vào VN thì văn hoá Tàu không còn giá trị nữa, nó trở thành lạc hậu vì văn hoá đó là văn hoá của giai cấp phong kiến, giai cấp thống trị. Đó là văn hoá bất công và kém nhân bản, so với xã hội loài người hôm nay. Người Tàu họ cũng bị bóc lột b? ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 11:43:09 Sean Nguyen Nhầm lẫn giữa phim ảnh trên màn bạc và lịch sử là điều không đáng có! ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 22:08:10 Stephen Chào các bạn : tác giả bài viết này dùng câu "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng" của Tôn Tử để ngụy biện cho cái lý lẽ của hắn ta về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Ý hắn là..."dân Việt cũng là dân Tàu ...nên lãnh hải, bờ biển của dân Việt để cho dân Tàu cai quản cũng vậy thôi".... Chẳng lẽ dân Mỹ, dân Úc cùng có gốc là dân Anh vậy thì.....dẹp..."mẹ nó" cái chính phủ Mỹ và chính phủ Úc luôn chỉ để một chính phủ Anh thôi. Cho dù tất cả dân Việt Nam đều có ...nguồn gốc từ Tàu rồi sao ? chẳng lẽ thế bọn Tàu lại có thể ngang nhiên xâm lược nước Việt Nam được à ? Tôi nghĩ rằng ngày nào văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam còn tồn tại thì ngày đó dân tộc Việt Nam còn tồn tại, 4000 năm lịch sử VN còn tồn tại vì nền văn hóa Việt tồn tại. Tôi khuyên tác giả nên đi gặp nha sỉ một lần để nhổ mấy cái răng sâu giùm chớ miệng có mùi nên viết văn củng khó đọc quá. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 22:25:29 Nguyen^~ Bao? Tu* Giới thiệu trang web của VIỆT SỬ CA (các ca khúc về lịch sử - anh hùng đất Việt - mp3) sunhac.blogspot.com ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 22:50:41 Đào Công Khai Nếu quý vị nói về chủng tộc thì không ai có thể chắc chắn rằng mình là thuần chủng của giống người nào cả. Con người giao lưu với nhau và trộn lẫn chủng tộc với nhau từ khi có những cuộc di cư hoặc viễn chinh, buôn bán với nhau. Nguồn gốc người VN chính cống là ở bên Tàu và họ bị Tàu đánh đuổi phải chạy xuống phía Nam nơi vùng đất VN ngày nay. Tác giả nói đúng. Có những người nghiên cứu trước đây đã xãc nhận rằng người Viet thuần tuý còn tồn tại đến ngày nay chính là đồng bào Thượng. Sau khi Hai Bà Trưng bị thất bại, dân Việt bỏ chạy lên rừng, cùng với những người trước đó đã chạy lên rừng để trốn tránh sự cai trị của quân Tàu, và họ ở đó đến bây giờ rồi người ta gọi họ là đồng bào Thượng. Có những người không thể trốn chạy, hoặc không muốn bỏ chạy thì họ phải sống dưới sự cai trị của người Hán. Rồi họ phải học chữ Hán để ra làm việc với chế độ bảo hộ. Họ sống chung với người Hán rồi lấy vợ lấy chồng với họ, tiếp thu văn hoá của họ. Suôt 1000 năm, có những cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Tàu thì phần nhiều cũng do chính những người Tàu cầm đầu. Lý Bôn, Triệu Quang Phục, không có gì bảo đảm là người VN thuần tuý cả, vì họ xuất thân từ giai cấp quan lại trong chính quyền Tàu bảo hộ. Và nhiều anh hùng khác của VN thời kỳ đó cũng vậy. Biết như thế, nhưng tôi vẫn coi họ THỰC SỰ LÀ NGƯỜI VN. Bởi vì tôi quan niệm vấn đề tổ quốc và đất nước là vấn đề CHINH TRỊ, chứ không phải vấn đề chủng tộc. Tôi có thể gốc Tàu, nhưng về chính trị thì tôi không yêu nước Tàu, do đó tôi phải l ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 12:02:13 Sean Nguyen "Nguồn gốc người VN chính cống là ở bên Tàu và họ bị Tàu đánh đuổi phải chạy xuống phía Nam nơi vùng đất VN ngày nay." Vậy thì phải nói rõ ra thế nào là "nguồn gốc" chứ? Nguồn gốc đâu chỉ có nghĩa là mãnh đất? Và thậm chí có cùng nguồn gốc thì cũng đã sao nào? Đa số người Mỹ Da Trắng có gốc từ Âu Châu, đáng kể nhất là từ Anh, thế mà có khi nào ai đó ngu dại bảo là họ "nô lệ văn hóa" Anh chưa? Ngay cả cái định nghĩa "nô lệ văn hóa" còn không có trong các xã hội văn minh, vì với họ văn hóa là văn hóa, nô lệ hay không là chuyện khác không có liên quan tới văn hóa, trừ phi là mình tự nguyện như nói "nô lệ của tình yêu"... Xin làm ơn phải hiểu, chống Tàu, Chống Tây chống ai cũng được là chống những bản tính xấu như tham lam (xâm lược cũng là tham lam), bully, bất nghĩa, ngạo mạn....chứ không có cái gọi là chống văn hóa của một ai cả, vì có muốn làm cũng chả được, nhưng muốn adopt thì OK. Với nhiều người ở đây có vẻ văn hóa là một thứ "sản phẩm" có copy right không bằng. Kẻ mạnh có thể áp đặt văn hóa nhưng cũng không bao giờ thành không nếu phía nhận không tự nguyện, và rõ ràng là người Việt chưa bao giờ tự nguyện như thế cả, nhưng adopt thì hơi nhiều hơn là sự tự sáng tạo. Đây mới là chổ đáng nói. Dù người Việt như một thói quen adopt liền sửa đổi theo cách riêng của mình nhưng với một cách phải nói khá thô sơ, không được hệ thống lắm, nên có vấn đề truy nguyên khi cần, nên rất khó khăn cho những ai nguyên cứu trên lãnh vực này. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-30 23:59:25 oc Nói tới dân tộc thì không thể bỏ qua văn hoá . Là cái hồn của dân tộc đó . Trong văn hoá có văn nghệ , văn học văn chương v.v... Riêng văn chương , có thi ca . Thật ra, thơ ca văn vần thuần tuý VN không phải chỉ có lục bát và song thất lục bát . Mà còn hò , vè , câu đố . Nói chung là cách gieo vần xen vào giữa - yêu vận , mà Tàu không có . Thơ Tàu gieo vào chữ cuối câu - cước vận . vè trời mưa lâm râm cây trâm có trái con gái có chồng đàn ông có vợ câu đố sù sì da cóc trong bọc trứng vàng (trái mít) Thi ca văn vần VN không chỉ khác cách gieo vần giữa lưng . Còn khác ở hình thức số câu . Như thơ thủ vĩ ngâm - đầu đuôi giống nhau . Thơ yết hậu - câu cuối cùng chỉ có một chữ . Thủ vĩ ngâm Số chữ 6 hoặc 7 , khác thơ Tàu . Câu đầu câu cuối giống nhau . Góc thành Nam lều một gian No nước uống thiếu cơm ăn Con đòi trốn dường ai quyến Bà ngựa gầy thiếu kẻ chăn Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn Triều quan chẳng phải ẩn chẳng phải Góc thành Nam lều một gian Nguyễn Trãi ___ Thơ yết hậu Đối ẩm ngày nao vẫn cứ mơ Đã lèn bên túi một kho thơ Ngọc Hà thảng thổt: lai Kinh á? Chờ! Lão Kiến nỡ lòng độc tửu sao Long Biên bên cháu vẫn đón chào Khề khà dăm vại cho thỏa chí Nao ! (Thơ trên net) ______ Sẽ có người bảo ba cái này xưa quá rồi , ai theo nữa ? Vấn đề là chổ đó . Bi kịch cũng là chổ đó . Vấn đề không phải xưa hay nay . Vấn đề là có SÁNG TẠO được ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 00:08:40 oc (tt) ...được cái gì mới trong thể thơ cũ đó . Một bản nhạc xưa được hoà âm theo lối mới , sẽ thành mới . Một món đồ cổ 1000 tuổi, biết trang trí sẽ trở nên vô giá . _____ Trẻ em ở Mỹ , lớp 4th , 5th đã biết cách làm thơ Haiku của Nhật . Điều đó chứng tỏ thơ Haiku ngày nay rất phổ biến trên thế giới . Thơ Hài cú rất đơn giản . Chỉ gồm có 3 câu . Nhưng rất chứa đựng chất thơ . Có lẽ Hài cú cũng đơn giản như 4 câu lục bát của VN thôi . Điều quan trọng là , cả nước Nhật làm thơ Hài cú . Nó như là một thứ Quốc thi . Từ nhà học giả tới người công nhân Nhật đều trân trọng Hài cú như nhau . Có lẽ đó là bài học : người ta sẽ trân trọng cái gì mà ít ra CHÍNH dân tộc anh đang trân trọng ! ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 00:23:41 Đào Công Khai You nói điều đó thì tôi đồng ý. Văn vần mà you trích ở trên chính là tục ngữ, ca dao VN. Đây không phải là giòng văn học chính thống của xã hội VN ngày xưa. Đó là văn chương bình dân, của dân gian được truyền miệng cho tới khi có những học giả VN dùng chữ quốc ngữ để thu thập lại ghi vào trong sách. Mấy cái đó không phải của giai cấp phong kiến mà của người dân ở nông thôn. Đúng, những cái đó là thuần tuý VN. Văn chương trong hệ thống giáo dục VN thời phong kiến không có những loại văn chương bình dân đó. Mà họ chuyên môn viết thơ đường luật, ngũ ngôn hoặc thất ngôn bát cú, hoặc tứ tuyệt. Trước kia họ chuyên làm thơ bằng chữ Hán, sau thời Hồ Quý Ly thì VN mới bắt đầu có văn chương chữ Nôm, nhưng mỗi bài thơ cũng phải kèm theo ít là 2 câu thơ băng chữ Hán. Văn chương chữ Nôm, có tác phẩm vĩ đại nhất của VN là truyện Kiều, nhưng cốt truyện và tình tiết đều mô tả những địa danh và văn hoá của Tàu. Nhân vật Kim Vân Kiều được tác giả mô phỏng lại từ Thanh Tâm Tài Nhân Thi tập của Tàu. Ca dao, tục ngữ, vè... là thuần tuý của VN nhưng tiếc thay chế độ phong kiến không xử dụng để học tập và lưu truyền cho người dân, mà họ chỉ toàn bắt Nho Sĩ phải hoc Tứ Thư Ngũ Kinh của Khổng Tử, học thơ Hán văn của Tàu. Ca dao tục ngữ không được chính quyền phong kiến ngày xưa coi là văn hoá của VN, vì họ chỉ lo nhồi sọ giới trí thức thời đó bằng văn hoá Tàu. Bởi thế nên họ gọi tét Tàu là tết Ta. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 08:14:23 Lê Văn "Ca dao tục ngữ không được chính quyền phong kiến ngày xưa coi là văn hoá của VN, vì họ chỉ lo nhồi sọ giới trí thức thời đó bằng văn hoá Tàu. Bởi thế nên họ gọi tét Tàu là tết Ta. Hiểu... chết liền! :p ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-04 00:51:39 NgoKhong Bác Lê Văn, Lão Đào Công Khải này vốn gốc Tàu nhưng họ Đào không viết với bộ mộc mà viêt với bộ "xẽng" nên phát biểu tả bín lù , cứ coi lão post lâu nay thì biết ... Còn tác giã bài chủ nghe đâu trong lần tái bản (repost) ở trang mạng khác sẽ có chú thích thêm vào một dữ kiện quan trọng là lãnh thổ của Tàu thật ra là đến mũi Cà Mau vì nghe đâu ở đó có một cái miễu , trong miễu có ghi mấy chữ Tàu thờ một anh Ba uống rượu xỉn đi lạng quạng bị xe đụng chết , không tin thì liên lạc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sẽ rõ , nhưng dư luận khác có các anh Ba thì đang cải cho là đó là cái di tích của anh Tướng gốc hoạn quan Chang He khi explored Pacific Ocean để lại nhưng kẹt cái mấy chữ Tàu viết trên đó là kiểu mới (hiện đại) gọn, tiện, bớt nét đi. Nghe đâu các anh Ba đang định kiếm cái bãng khác viết theo kiểu "cóc" cách đây khoãng 2-2500 năm cho có vẽ convincing mốt ti. Riêng tác giã chỉ với cái penname như vậy , bài viết có nội dung tả bín lù, như vậy mà BBT cho đăng thì IMHO có vẽ hơi bị khó hiểu ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-02 00:52:34 nguoivehuu "Bởi thế nên họ gọi tét Tàu là tết Ta." .... Trung Hoa cổ dùng ba bộ lịch lịch nhà Hạ (~2200 BCN); lịch nhà Thương (~1700 BCN) và lịch nhà Chu (~1000 BCN). Đời nhà Thương mới có chữ viết. Nhưng trên trống Ngọc Lũ của tộc Việt có niên đại hơn 4000 năm đã có bộ âm lịch (tính theo mặt trăng). Nếu nói Tết là của Tầu thì ít ra phải chứng minh rằng người Tàu dùng lịch Âm trước Việt, và quan trọng hơn, trước khi dùng lịch âm này tộc Việt ....chả có bộ lịch nào cả. Đó mới là khoa học. Lịch âm, tính theo con trăng phù hợp với các dân tộc trồng lúa nước, tính thủy triều. Người Hán (săn bắn) thường thờ thần Lửa (Mặt trời) và khi chiếm được các vùng định cư của các tộc khác họ cũng chiếm cả những cái hay của các dân tộc ấy. Lịch âm (và Tết kia) nhiều khả năng cũng thuộc về cách này bị gọi là của Tầu. Người Hán hiện đại ngày nay là kết quả lai tạp nhiều dòng giống chứ không còn thuần. Người lai nếu có "bản quyền" về các phát minh từ nguồn gốc cha ông họ thì cũng chỉ hưởng ké cái "bản quyền" ấy từ gốc thuần. Chuyện lịch và Tết có khi cũng vậy, xía phần vô với người Bách Việt (mà dân Việt nay thuộc tộc Lạc Việt coi là duy nhất còn thuần từ Bách Việt-thờ Vua Hùng). Tương tự, những người Tây Ban Nha tới Mexico và tạo ra người lai giữa Maya và Tây Ban Nha (Mêxico ngày nay) cũng không thể khơi khơi nói lịch cổ Dresden Codex của người Maya là của họ chế ra. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 01:06:26 Cam "Cây có cội nước có nguồn mà lị (câu nầy là của Tàu à nha: “Thụ hữu căn thuỷ hữu nguyên”)!" (Trích) Bài trước tôi đọc đến câu trích dẫn thì xì tốp! Bài ni thì chưa đọc chữ nào! Cho nên tôi còm cái còm ni là còm với những cái còm khác chứ hổng.. đọc! Theo chỗ tôi biết thì "mộc hữu bổn, thủy hữu nguyên" tương đương với câu tiếng Việt "cây có gốc (cội) nước có nguồn" chớ "thụ hữu căn.." thì chịu thua! Bác Tâm Việt chạy đâu rùi? Bớ bác! Nội dung 2 câu trên thì tự nó đã xác định Tàu là Tàu và Việt là Việt rùi mà! Các chữ đâu có giống nhau? Qua các còm của các bác tôi nghĩ tác giả là người Việt, nhưng Việt không biết chữ Hán(!) như vừa trưng dẫn, vì câu chữ Hán .. mộc hữu bổn.. rất ư bình dân Nam bộ.., cỡ dốt đặc như tôi mà cũng gõ gõ ra đây được cơ mà! Bên Bí Bi Xì mấy năm trước có bà "Tiến sĩ" Đỗ Thị Bích làm rùm beng chắc các bác còn nhớ? Ậy, ậy.. nếu cộng sản còn độc trị vài ba thập niên nữa thì khỏi cần những bài viết như thế nầy vì lãnh đạo "Đảng ta" hẳn đã rành 6 câu tiếng Tàu và nghi lễ để bẫm bái Thiên Triều khi giáng lâm chú đâu cần gì mấy bài Tàu Tàu Việt Việt như ri? ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 04:15:50 Tâm Việt Tác giả trích dẫn cũng không sai. Nguyên văn của câu: 树有根, 水有源, 我有祖 : Thụ hữu căn, thuỷ hữu nguyên, ngã hữu tổ: Cây có rễ, nước có nguồn, ta có tổ. Cây có cội, nước có nguồn = 核固檜, 渃 固源 (Chữ Nôm). Cội, là gốc tương đương với bổn. Mộc hữu bổn, thủy hữu nguyên: 木右本, 水右源 (Chữ Hán) ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 23:40:59 Cam Cam on bac TV! :) ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 08:08:26 Lê Văn Người Tàu cũng có chữ để chỉ McDonald (tiệm hamburger): 麦当劳 đọc là 'mà dàng lao". Vậy tức là McDonald vốn dĩ phát xuất từ Tàu :p) ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 15:05:39 Tâm Việt 雅虎 yǎhǔ nhã hổ yahoo 利事 lìshì lợi sự lucky 費利克斯 fèilìkèsī phílợikhắctư Felix ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 21:10:29 Cam Chưa thấy bài nào bác LV hăng hái bình lựng như bài ni hỉ! Nói đâu cho xa, có lời bình ngay về tên của bác đây! Lê là từ nhà mẹ Lê, bài học thuộc lòng thời học trò, trong tác phẩm của Khái Hưng(?), hoặc là cháu vua Lê Lợi nên là Việt chính hiệu con nai zàng! Còn Văn, kể cả Văn Tiến Dũng, thì là Tàu búa xua! Như vậy Lê Văn thì không Việt là Tàu, hoặc không Tàu là Việt chứ chạy trốn đi đâu nữa? Còn Cam(?) là từ Cam Túc, nên khỏi nói, Tàu 100% rùi! Ký tên: Đỗ Thị Bít, Tiến sĩ Đại học Gieo. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 02:45:37 Đào Công Khai Chúng ta khác nhau về quan điểm đối với dân tộc và tổ quốc, cho nên lý luận khác nhau. Trên thực tế, ngày xưa tôi cũng là người VN nhưng khi còn ở VN thì chính quyền (dù họ cũng là người VN) nhưng họ đâu có đối xử tử tế với tôi như những người Liên Sô, Trung Hoa, Thuỵ Sĩ, ngay cả Pháp (một dân tộc đã từng cai trị người VN) đâu. Tôi thấy chủng tộc chẳng có gì makes sense trong những sự kiện liên quan với người VN cả. Nó chỉ là những khẩu hiệu rỗng tuyếch tu sau năm 75. Việt Sử, đừng khư khư bám giữ mãi những khẩu hiệu dân tộc, chủng tộc ... cũ rích đó nữa, những thứ đó đã mang biết bao nhiêu thanh niên VN vào Trường Sơn để làm mồi cho B52 Mỹ và để làm gạch đá lót đường cho những tham vọng của những kẻ thống trị mà đến nay họ không cần phải giấu diếm người dân VN nữa. Những kẻ hô hào chủng tộc và dân tộc nhiều nhất rất có thể họ là những kẻ tai sai của ngoại bang, Nga Tàu, và cả Mỹ, kẻ thù của họ, đắc lực nhất. Quan điểm của tôi là bất cứ bạn chủng tộc nào nhưng nếu bạn có cùng hoàn cảnh giống tôi thì bạn có thể cùng tổ quốc và dân tộc với tôi. Mặc dù bạn cùng chủng tộc, nhưng khác ý thức chính trị thì chúng ta chẳng quan hệ gì với nhau cả, nhưng có thể là kẻ thù của nhau. Chinh Quyen Nam Hàn và Bắc Hàn, họ cùng chủng tộc rất rõ ràng, Trung cộng và Đài Loan, vì sao họ không thể thống nhất lại với nhau? ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 03:10:05 Đào Công Khai Người VN sống trong nước, dù là người gốc Việt, gốc Miên, gốc Chàm, gốc Hoa, gốc Bắc, Trung, Nam, hay gốc Pháp, gốc Thượng... đều là người VN, vì tất cả sống chung một hoàn cảnh, một xã hội và một giang sơn giống nhau. Chủng tộc không có gì quan trọng. Bởi thực chất hầu hết người kinh là những người đã lai chủng tộc, phần lớn là lai Tàu. Bị đồng hoá bởi Tàu qua nhiều cách. Thời Hai Bà Trưng, VN lúc đó chưa có QG, chỉ là những bộ lạc di cư từ bên Tàu chạy sang, rồi nhận nước Nam Việt của Triệu Đà là đất nước của mình. Điều này tôi chấp nhận, là vì Triệu Đà dù là người Tàu nhưng ý thức dân tộc của Triệu Đà lại là ý thức độc lập đối với chính quyền Tàu và muốn xây dựng một xã hội cho chủng tộc VN ở phương Nam, nên gọi là nước Nam Việt. Đó là thực tế. Và ý thức quốc gia hình thành từ ý thức chính trị muốn độc lập đối với một thế lực khác luôn luôn muốn nô lệ hoá mình. Triệu Đà là người Tàu, nhưng xứng đáng là anh hùng khai quốc của người VN. Vấn đề quốc gia, tôi nghĩ điểm quan trọng nhất là ý thức chính trị của những người cùng lãnh thổ và hoàn cảnh cần chung lưng với nhau để xây dựng lợi ích chung. Tương tự như vậy, người Hoa chạy loạn Mãn Thanh sang VN, họ muốn chung sống và chung lưng với dân VN để cùng xây dựng xã hội mới trên đất VN, tất nhiên họ phải yêu nước VN hơn nước Mãn Thanh của họ. Cũng như tôi hôm nay, tôi yêu nước Mỹ hơn nước "VN" hay nuoc VC hiện nay của quý vị. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 03:21:56 lt Thư giản tí xíu. Cái chuyện lười thì không chỉ có mấy anh Tây của bác Lê Văn, thiên hạ đôi lúc củng rứa. Thí dụ: 1) How long did the Hundred Years War last? 116 years 2) Which country makes Panama hats? Ecuador 3) From which animal do we get cat gut? Sheep & Horses 4) In which month do Russians celebrate the October Revolution? November 5) What is a camel's hair brush made of? Squirrel fur 6) The Canary Islands in the Pacific are named after which animal? Dog 7) What was King George VI's first name? Albert 8) What colour is a purple finch? Crimson 9) Where are Chinese gooseberries from? New Zealand 10) What is the color of the black box in a commercial airplane? Orange (of course) (lượm đâu đó trên mạng) Tết Tây, Tết Ta của bác MT. Người Việt ăn Tết Tây, mặc quần Tây (chưa nghe nói quần ta ngoại trừ Bác trong quần chúng ta), mang dày Tây, uống rựu Tây, nghe nhạc Tây, nhảy đầm (ông Tây bà đầm), v.v... so "what make Vietnamese soooooo Frenchie?" hihì, see how ridiculous "what make Vietnamese so Chinese" really is. P.S. Thái, Lào, Cambốt, Đại Hàn, Nhật đều đón tết khác ngày, chả biết họ theo lịch nào dậy ta???? ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 04:03:06 mythanh Thái, Lào, Cambốt, Đại Hàn, Nhật đều đón tết khác ngày, chả biết họ theo lịch nào dậy ta???? Hihi đã nói most of the world mà bác lt. Không có chiện gì trên cõi đời này là tuyệt đối hết, phải hông? Nhưng mt cũng mới check thì Nhật cũng đón New Year của họ vào 1/1 đó, chỉ là họ xài lịch Gregorian. Japanese New Year [en.wikipedia.org] ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 18:25:49 TranCali Người Nhật họ khôn nên họ mới synchronize ngày Tết của họ với tư bản cho dễ bề làm ăn dẫn đến dân giàu nước mạnh. Còn nước mình thì nhỏ, khả năng cạnh tranh thị trường thì quá yếu, cộng thêm những ngày ăn Tết dài thì làm sao mà vương lên nổi. Đó là chưa nói ăn nô en và tết tây. Lảm trước chơi sau chứ ăn chơi quài thì sao mà dân giàu nước mạnh được. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 04:10:10 Lê Văn 1. Cười bể bụng, bác lt ui! Tôi cũng biết nhiều cái tên trái khoáy như thế, nhuung bây giờ cố nhớ ra một chuyện cũng không ra. Thôi đàng bịa ra vậy: Bánh "tây" chỉ có ở đâu? Trả lời: ở ngoài Bắc (VN) - đó chính là bánh mì của miền Nam (ta)! 2. Người Việt thành thực, chứ không nhận vơ tất cả của mình (kể cả spaghetti, ravioli...) như Tàu.. Cái gì ta vốn không có, thì nói thật là của người. Thí dụ: bánh tây (như trên), ngô (bắp)... ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 03:54:42 một ngư phủ Thưa, em chịu nhứt những câu sau đây của ông ĐCK: 1) "Trên thực tế, ngày xưa tôi cũng là người VN nhưng khi còn ở VN thì chính quyền 'Việt cộng' (dù họ cũng là người VN) nhưng họ đâu có đối xử tử tế với tôi như những người Liên Sô, Trung Hoa, Thuỵ Sĩ, ngay cả Pháp (một dân tộc đã từng cai trị người VN) đâu." 2) "Cũng như tôi hôm nay, tôi yêu nước Mỹ hơn nước "VN" hay nuoc VC hiện nay của quý vị." Amen! ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 04:55:34 observateur TRÍCH (từ tác giả bài viết): "...nhà Tần hùng mạnh lên diệt nhà Châu (“Đông chu liệt quốc”) tóm thu thiên hạ -- đa số là dân có nguồn gốc Bách Việt -- rồi bị nhà Hán tiêu diệt, Hán hoá tất cả dân các nước xong họ tiếp tục bành trướng xuống phương Nam..." ---------- @Cái trò lập lờ, ĐÁNH LẬN CON ĐEN của tác giả, cũng không bỏ được! Khi viết: "-- đa số là dân có nguồn gốc Bách Việt --" (để chứng minh nhà Tần (hay Tần thủy Hoàng) cũng là VUA, có gốc từ BÁCH VIỆT)! Cả nhà TẦN và ngay cả nhà CHU, cũng không có nguồn gốc từ nhóm BÁCH VIỆT. Họ có NGUỒN GỐC xuất phát từ THIỂM TÂY (có nghĩa là không thuộc BÁCH VIỆT) phía BẮC nuớc Chệt. Khi TẦN (thủy Hoàng)chiếm nhà CHU, bành trướng về phương Nam, xâm lược nhóm Bách Việt thì họ không thành công, thất bại (Đồ Thư tử trận!). Sau khi Tần thủy Hoàng chết, thì nước Tần bị HÁN-SỞ cùng nhau tiêu diệt. Sau đó HÁN diệt luôn SỞ, chiếm luôn nước CHỆT. Một tướng của TẦN thủy Hoàng là TRIỆU ĐÀ (người HÀ BẮC, phía Bắc nước Chệt, không là nhóm BÁCH VIỆT) chạy xuống phương Nam, chiếm cứ 1 số vùng đất như Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Bắc Việt(Âu Lạc), ...., lập nên nước NAM VIỆT (đóng đô ở Phiên Ngung, tức Quảng Châu (thuộc Quảng Đông ngày nay) ). @ Có nghĩa là dân tộc HÁN (phía Bắc) xâm lược nhóm các dân tộc BÁCH VIỆT(phía Nam)! Có đâu là NHÀ TẦN là "-- đa số là dân có nguồn gốc Bách Việt --" !!! (TẦN THỦY HOÀNG, TRIỆU ĐÀ đều không thuộc nhóm dân BÁCH VIỆT! Như tác giả lập lờ đánh lận để "bán thuốc dán" ...) ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 06:12:32 Trần quang Hạ Chỉ cái tên tác giả cũng không rõ ràng, chứng tỏ bài viết không giá trị và nội dung không đáng đọc. Dữ kiện rườm rà, lý luận lăng nhăng và ý đồ rõ ràng kệch cỡm. Bỏ công dịch rất uổng. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 15:27:12 oc Tui là người đầu tiên đã nêu lên nghi vấn nầy (và đã bị một ông Mod của DCV cho là mạ lị tác giả ? ) . Khi viết bài đề tài biên khảo lịch sử , người viết PHẢI có một căn cước rõ ràng . Cũng nên chấm dứt tình trạng LOẠN NGÔN trong lĩnh vực lịch sử . Viết đề tài phiếm hay phóng sự hay sáng tác , thì tên tuổi nghề nghiệp sao cũng được . Những đề tài chuyên môn và nghiêm chỉnh như lịch sử dân tộc thì khác, cần sự minh bạch trong tư cách . ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 07:44:26 Võ Bình Thưa các bác trên diển đàn. Có phải chỉ có giống Lạc Việt mới có ca dao theo thể thơ Lục Bát. Có ai đã nghiên cứu xem ở Châu Á còn có giống dân nào khác có ca dao câu hát theo thể thơ Lục Bát không? Có bác nào biết những bài nghiên cứu đó ở đâu xin chỉ giùm. Thân chào, Võ Bình ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 12:42:07 daubetangthuong Cái thằng giặc Tàu (hay Việt gian) viết bài này nghe cho rõ đây. Mặc kệ tụi bay tuyên truyền cỡ nào, luận cứ có hay đến đâu hoặc thực sự người Việt có cùng gốc với Tàu đi chăng nữa thì người Việt vẫn chống Tàu tới cùng. Sống là con dân Việt, chết làm ma đất Việt là chân lí vĩnh cửu. Một ngày còn hít thở khí trời là một ngày còn chống Tàu, dù chỉ còn một người Việt cũng quyết chống. Tàu đồng nghĩa với thâm độc, thủ đoạn và bất lương nên hễ thấy Tàu ở đây là chống ở đó. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 16:10:04 Caubay Ủa, ông anh dbtt lấy ý của tui hồi nào vậy hè!! Đùa thôi nha ông nhạc sĩ. Tôi cũng chỉ ngắn gọn mà đủ đầy như thế thôi. Vậy có vè như vầy, ông nhạc coi thử phổ thành ca khúc diệt Hán được hôn? Giết không tha Dầu ai nói ngửa nói nghiêng Nước Nam người Việt vẫn riêng một trời Đứa nào xưng ...cậu ông trời Xưng là thiên tử tui mời đi ra Đứa nào lấn chiếm Trường Sa Tui thời bắn bỏ chẳng tha thằng nào Đứa nào phản quốc xé rào Rước ba thằng Chệt đi vào nước ta Đứa nào dâng giặc Hoàng Sa Tui thời chôn sống chẳng tha thằng nào Dầu sôi bắt chảo tui xào Đứa nào rước Chệt đi vào Tây Nguyên Dầu ai nói ngửa nói nghiêng Nước Nam người Việt vẫn riêng một trời... (điệp khúc lặp lợi như trên cho đến khi nào sạch bóng...Tàu khựa thì thôi) ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 08:01:26 Lê Văn Hehehe... thơ này mới gọi là thơ. Mai mốt tôi mà làm bộ trưởng bộ giáo dục thì sẽ bắt học sinh tiểu học học thuộc bài này như cháo chảy :p ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 22:37:47 mythanh Chậc chậc dbtt mí Caubay đúng là tâm đầu ý hợp qwá há. Nhưng dbtt ... hot quá rùi trật "hễ thấy Tàu ở đây là chống ở đó" thì có chết thằng ... Tàu nào đâu? Còn Caubay thì "Đứa nào dâng giặc Hoàng Sa Tui thời chôn sống chẳng tha thằng nào...", trong khi cái thằng chết tiệt (từ năm 1969) Cậu còn chưa chôn nổi, nói chi ... chôn sống? ;p ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 15:07:25 daubetangthuong Ặc, sặc chết vì sis mất thôi. Mình chống Tàu đâu phải chỉ vì mong nó chết hả sis? Dĩ nhiên nếu nó chết thì càng tốt, thế giới này không cần dân Tàu vẫn sống khỏe mà. Nhưng mà nó không chết thì cũng phải khiến cho nó sờn lòng và sáng mắt ra rằng mấy cái luận điệu tuyên truyền của nó không lừa được dân Việt đâu. Chỉ có phản ứng tới cùng và tích cực lại mấy cái bài tuyên truyền ba xu bốc mùi Tàu nồng nặc thì mới có hi vọng cứu nước chứ ngồi im re như sis nó tưởng mình sợ hay tán đồng thì thiệt là nguy hiểm. Lâu ngày bro không lên diễn đàn thấy sis hình như lá gan có vẻ nhỏ đi nhỉ? Sis về nhà lấy ống bơm xe đạp ra bơm cho nó phồng lên lại đi. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 18:13:19 Caubay Tui đùa thôi mà nữ sĩ, cốt chỉ nhấn mạnh cái ý chống Tàu của anh dbtt mà tui nhất trí cao. Chớ "giết người đi rồi ta ở với ai." Mai này "rủi" lên nắm quyền, xưng Cau chủ tịch, tui sẽ phân loại, chú chệt nào ở lậu, tui cho mần... nạn kiều, chú ba nào hợp pháp tui bắt vào quốc tịch VN, không vào quốc tịch thì cấm làm 2000 nghề. Còn cái thây ma thì nhất định phải chôn, không thương tiếc. Nữ sĩ có nhất trí hôn? ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 22:36:19 mythanh Hihi thì mt cũng bày đặt ... cà khịa cho dzui í mà. Chớ cứ dbtt viết nhạc, Caubay làm thơ thì mt lúc nào cũng nhất trí á. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 14:48:24 Đào Công Khai Quần chúng VN nói chung thì lúc nào cũng có lòng yêu nước nồng nàn. Bởi vậy giặc Tàu, Ta^y va My~ som bi ddanh dduoi. Hồi nhỏ khi học Việt Sử tôi rất thắc mắc không hieu nhung mau thuan. An Duong Vuong xây thành cổ loa và có nỏ thần, nên Triệu Đà đánh mãi không được. Cuối cùng Triệu Đà phải dùng kế gửi Trọng Thuỷ sang cưới con gái An Dương Vương để ăn cắp nỏ thần. Nhưng bài học sau lại nói về Triệu Đà làm vua và xây dựng nước Nam Việt. Mới bài trước thì Triệu Đà là quân thù của ta, bài sau thì Triệu Đà là anh hùng. Bây giờ thì đã rõ, nhưng sử Việt vẫn có còn vô số điểm khác không rõ ràng. Chẳng hạn nhà Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn; ai là kẻ anh hùng và ai là kẻ gây điêu linh cho dân VN thời cận đại? Giặc Tây, giặc Mỹ, vai trò của bọn giặc đó như thế nào? Nếu giờ đây ANH HÙNG LIỆT SĨ NGUYỄN VĂN TRỖI HAY BÁC HỒ KÍNH YÊU ta có sống lại để nhìn con cháu Bác đang mở cửa biển để cho giặc Mỹ vào thì Bác sẽ phải đứt gân máu mà chết. Còn Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi mà nhìn thấy cảnh nhân dân Hà Nội hồ hởi tiếp đón tổng thống của Đế Quốc Mỹ thì chắc chắn vị đó sẽ phải tự sát để không bị nhìn thấy cảnh quần chúng phản bội sự "hy sinh" của mình nữa. Cho nên không có gì khó hiểu là người ta có thể chống Đế Quốc Mỹ để yêu nước, nhưng người ta vẫn có thể làm tay sai cho Nga, Tàu, va bay gio lai bám đít Đế Quốc Mỹ để mà yêu nước. Khi cướp được chính quyền thì hành động nào cũng phải hợp lý. Miệng nhà quan có gang có thép. Chém giết người cùng chủng tộc để giành đất thì co' nghĩa là đánh đuổi ngoại xâm, còn bán đất cho Tàu thì có nghĩa là kết t ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 16:04:54 TRANDAI FROM: "Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-Nam [diendan.lyhocdongphuong.org.vn] Theo GS Trần Đại Sĩ trong bài "Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-Nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN" thì BÁCH VIẸT là tổ tiên của Người Tàu do cách đây 20.000 năm đã vưột sông Dương Tù và gây giống với những người Tàu đến từ Châu Phi cách đây 15.000: Gần ðây nhờ các ðồng nghiệp dùng hệ thống ADN, tôi mới biện biệt ðược nguồn gốc tộc Việt, biên cương thời lập quốc của tộc Việt. Hôm nay tôi xin kết luận với các bạn rằng : - Người Trung-hoa không phải là con trời như những vãn gia cổ của họ viết, dù ngày nay họ còn nghĩ như vậy. - Họ cũng không tự sinh ra, rồi tản ði tứ phương. - Không hề có việc người Trung-hoa trốn lạnh hay vì lý do chính trị di cư xuống vùng ðất hoang, tạo thành nước Việt. Trong lịch sử quả có một số người Trung-hoa di cư sang Việt-Nam sau những biến cố chính trị. Như ngày nay ngýời Việt di cư ði sống khắp thế giới. - Lại càng không có việc người Việt gốc từ dòng giống Mã-lai như một vài người ngố ngếch ðưa ra. - Theo sự nghiên cứu bắng hệ thống ADN, từ cổ, giống ngời Trung-hoa, do giống người từ Ðông Nam-á di lên. Những ngưởi Ðông Nam-á lại ðến từ châu Phi qua ngả Nam-á vào thời gian hõn 20.000 nãm trước. - Người châu Phi ðến Bắc Trung-hoa do ngả Âu-châu rồi vào Trung-á, khoảng 15.000 nãm. Rồi hai giống người này tạo thành tộc Hoa. - Tộc Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang, xuống mãi v? ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-03-31 22:44:15 Tâm Việt Tiếng Việt lý thú! Truyện bằng chữ "T" ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 02:16:21 Đào Công Khai "Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm đô hộ Tàu, hàng trăm năm đô hộ Tây. Có hàng trăm miền đất đã bị đồng hoá, trừ Giao Chỉ vẫn còn là một nước riêng. Về văn hoá, thật khó có thể xác định được cái gì là VN, không phải là Tàu, Tây. Trước 75 và sau 75, tôi đã dự nhiều hội thảo về đi tìm bản sắc dân tộc, về truyền thống VN, ai cũng đồng ý cần tìm hiểu để xác định, bảo vệ, nhưng cụ thể là gì thì chẳng ai đồng ý với ai. Tuy nhiên, có một sự thật hiển nhiên xác định sự khác biệt là tiếng nói VN và trải qua lịch sử, người Việt vẫn giữ được tiếng nói riêng của mình. Đó là một thành tích lớn lao hơn cả." trich bai cua gs Nguyen Van Trung Xin giới thiệu với quý vị bài viết của GS Nguyễn Văn Trung, ông thầy ngày xưa của tôi. trích trong: http://www.dunglac.org/upload/article/f__1190210147.htm De tai: NHUNG LUA CHON CAN BAN Dung vo^i. phe binh, hay doc va co gang hieu roi hay suy nghi. Day la mot hoc gia? rat khac biet, rat nhay ben, doc lap va sang tao. ma toi rat thich. ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 07:57:46 Lê Văn "...trải qua lịch sử, người Việt vẫn giữ được tiếng nói riêng của mình. Đó là một thành tích lớn lao hơn cả...". Có thể hiểu là - về văn hóa - người Việt chẳng giữ được gì đáng kể ngoài tiếng nói ("lớn lao hơn cả"). Tưởng gì chứ, người Nhật cũng giữ đưọoc tiếng Nhật, Đại Hàn giữ đưọoc tiếng Đại Hàn, Lào có tiếng Lào, Cam-bu-chia có tiếng Miên... ngày cả người Quảng (Đông) cũng còn giữ được tiếng Quảng... Có gì là ghê gớm? Gớm thay (có là) óc quan sát sâu xa của GS Trung mà thôi! ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 16:51:20 Hữu Sơn Không biết có nên dùng chữ NGU ở đây không? Vì nếu viết chữ NGU thì NQS sẽ mắc công dọn dẹp, còn nếu không dùng thì có thể sẽ đưa đến sự thiếu xót. Nhưng thôi, viết vài chữ như thế thì chắc quí vị cũng hiểu cái ngụ-ý của tui. Chắc trong mỗi chúng ta ai cũng biết, theo lịch-sử Việt Nam thì giòng Bách Việt phát xuất từ Động Đình Hồ, và cứ mỗi lần bị đám rợ "hồ" xâm-lấn thì lại lui xuống phía Nam một chút. Cho đến ngày nay, một giòng của giòng Bách Việt còn lại là Việt Nam và đã lui xuống tận cùng bằng số (xuống nữa thì chỉ có ra biển ở). Đồng thời, cứ mỗi lần xâm-lăng thì bọn rợ "hồ" lại thêm một vùng đất. Và chúng đồng-hóa những giòng khác của nhóm Bách Việt bị kẹt lại. Từ khi bọn rợ "hồ" còn là đám du-mục thì văn-hoá của chúng là văn-hoá du-mục, cho đến khi chúng chiếm được một vùng nào thì chúng lại ăn cướp những gì sẳn có từ những vùng đất đó kể cả văn-hoá. Do đó, những gì mà t/g và một số người cho là Việt Nam vay mượn văn-hoá của đám Hán tộc thì không chắc gì là yếu-tố chắc chắn. Thí-dụ điển-hình nhất, từ khi lũ vẹm cưỡng-chiếm được Miền Nam nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung, thì chúng dùng những ngôn-ngữ của đám "đầu trộm đuôi cướp", nhóm bần cố nông, và đám lớp 3-trường làng để rồi bây giờ cả nước và lẫn người Việt tị-nạn cộng sản dùng theo và lũ vẹm nhồi-xọ đó là "tiếng Việt Nam". Bây giờ những ai mà dùng tiếng Việt của thời "tiền vẹm" và Việt Nam Cộng Hoà thì sẽ bị cho là không "văn minh", "không cấp tiến", "không giống người trong nước", "đám phảm bội tổ cuốc". ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-01 16:55:46 Hữu Sơn U không ai bằng, khi những gì mà chúng ta bị cướp và khi chúng ta sử-dụng lại những cái đó, thì có người lại tự nhận là mình đi "chôm" lại từ kẻ cướp. Uchưa từng thấy! Hữu Sơn ========================================== Re: Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết) 2011-04-03 14:03:11 Hoàng Hựu Đề tài về chủng tộc học là một đề tài đòi hỏi sự nghiên cứu nghiêm túc, cần các bằng chứng lịch sử đáng tin cậy để đi đến kết luận về sự xuất phát, hình thành và phát triển của một dân tộc, một nòi giống. Bài viết của tác giả dchph nặng phần tuyên truyền và bóp méo sự thật. Nhiều kết luận trong bài viết được kết luận một cách hàm hồ, nói lấy được. Về mặt nghiên cứu lịch sử và chủng tộc học, bài viết gần như không có giá trị gì. Ngược lại các kết luận hàm hồ cho rằng "người Việt ta đó chính là người Tàu" chỉ là một lối tuyên truyền rẻ tiền, chỉ có những kẻ "có vấn đề về não trạng" mới tin nổi. Tác giả so sánh người Anh và người Mỹ, người Tàu với người Việt. Nhưng có một sự khác biệt vô cùng lớn lao. Ngày nay người Mỹ - cả chính phủ lẫn dân chúng - dành sự nể trọng có thể nói là cao nhất cho một nước đồng minh - cả về văn hóa lẫn chính trị. Trái lại người Việt tìm cách loại bỏ ảnh hưởng văn hóa Tàu, thiếu hẳn sự nể trọng dành cho người Tàu trên nhiều phương diện. Chính điều này làm người Tàu ghét người Việt hơn. Nếu người Việt ta đó chính là người Tàu thì TẠI SAO Việt Nam có lịch sử chống Tàu hào hùng dù bị Tàu đô hộ cả ngàn năm? Và ngày nay - ngoại trừ lũ Hán gian Ba Đình - người Việt sẵn sàng đổ máu để chiến đấu chống lại sự xâm lăng của bọn bành trướng Hán tặc. ========================================== |
Nguồn (tiếptheo): https://web.archive.org/web/http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=8358 (2) |