Vietnamese Chinese
What Makes Chinese so Vietnamese?
An Introduction to Sinitic-Vietnamese Studies
(Ýthức mới về nguồngốc tiếngViệt)
DRAFT
Table of Contents
dchph
(Continued)
Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán
Bùi Khánh-Thế
1. Dẫn nhập1.1. Quá trình hình thành và phát triển tiếng Việt, xét theo quan điểm giao lưu (interchange) và tương tác (interaction), là quá trình tiếp xúc ngôn ngữ (TXNN). Ở thời kì hình thành đó là sự giao lưu và tương tác giữa các thứ tiếng thị tộc, bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc để hợp thành hạt nhân của tiếng Việt. Bắt đầu thời kì phát triển, cùng với các bước lưỡng phân(1), là những giai đoạn tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ ngoại lai - được hiểu như các thứ tiếng ngoài gia đình ngôn ngữ Nam Á (AA) và Nam Thái (AT) (P.Benedict, 1996). Ở thời kì phát triển, sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán hay Việt–Trung (từ đây gọi chung Việt–Hán) là dài lâu nhất và hình thái tiếp xúc cũng có nhiều kiểu loại nhất. (Xem thêm ở phần 2)
1.2. Trong bài viết này có mấy từ (ngữ) khoá sau đây được sử dụng: tiếp xúc ngôn ngữ, ứng xử ngôn ngữ, yếu tố gốc Hán. Thuộc số đó có từ (ngữ) đã quen thuộc, nhưng khi xuất hiện trong bài viết này một đôi trường hợp mang một sắc thái hơi khác.
Tiếp xúc ngôn ngữ là “sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận kề nhau về mặt địa lí, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” (O.S. Akhmanova, 1966). TXNN còn được hiểu là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự TXNN được quy định bởi nhu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v. thúc đẩy” (V.N.Jarceva, 1990). Với tình hình TXNN ở Việt Nam, cũng như với một số nước từng có sự xâm lược và chiếm đóng của một thế lực ngoại quốc, ta còn có thể thêm vào đoạn dẫn trên: nhu cầu giao tiếp giữa cư dân bản địa với những người thuộc bộ máy cai trị và đội quân xâm lược hoặc chiếm đóng ngoại quốc. Trong hình thái TXNN này, sự ứng xử ngôn ngữ của cư dân bản địa là vấn đề hết sức tế nhị. Trong nhiều trường hợp nó làm nổi rõ bản sắc dân tộc của cả một nền văn hoá.
Ứng xử ngôn ngữ (Language Treatment) có nội dung khái niệm thuộc lĩnh vực xã hội ngôn ngữ học. Cách diễn đạt này được xem là tương đương với Kế hoạch hoá ngôn ngữ (Language Plan/Planning). Ứng xử ngôn ngữ là sản phẩm của những quyết định có ý thức về sự lựa chọn mã (code) trong hoạt động giao tiếp (John Gibbons, 1992 ). Ứng xử ngôn ngữ mang tính xã hội được thể hiện trong chính sách ngôn ngữ của nhà nước hoặc một tổ chức xã hội. Chẳng hạn chính sách ngôn ngữ hiện nay của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; chính sách ngôn ngữ của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện trong Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943. Ứng xử ngôn ngữ cũng có thể là sự lựa chọn của một người về ngôn ngữ mà mình dùng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn từ. Sự ứng xử ngôn ngữ của mỗi người được quy định bởi nhiều nhân tố vừa khách quan vừa chủ quan, trong đó nhân tố chủ quan có tính quyết định. Ứng xử ngôn ngữ là một thành phần về ứng xử văn hoá. Do đó, truyền thống văn hoá, truyền thống ứng xử ngôn ngữ của cộng đồng, của dân tộc có ảnh hưởng quan trọng đến thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thành viên trong cộng đồng.
Yếu tố gốc Hán không chỉ là những từ bắt nguồn từ tiếng Hán xưa nay được gọi là từ Hán - Việt. Trong bài này yếu tố gốc Hán được hiểu là tất cả những đặc điểm hoặc thành tố ngôn ngữ nào mà qua sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán tiếng Hán có thể có ảnh hưởng đến tiếng Việt ở mặt này hay mặt khác. Chẳng hạn các đặc điểm về ngữ âm, đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp, các thành tố từ vựng ngữ nghĩa. Tuy trong bài viết này các thành tố từ vựng ngữ nghĩa là ngữ liệu được đề cập đến nhiều hơn, nhưng các phương diện khác của tiếng Hán cũng sẽ được nhắc đến khi cần.
1.3. Trong nhiều trường hợp bài viết sử dụng các dẫn liệu ngôn ngữ rút từ những công trình đã công bố và được thừa nhận rộng rãi của các tác giả khác cùng với những ngữ liệu mà người viết bài này dùng trong các lập luận của mình. Đề cập đến một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội - ngôn ngữ học, khi cần thiết chúng tôi cũng đụng chạm đến những dẫn liệu thuộc các lĩnh vực ngoài ngôn ngữ để làm rõ thêm cho những lập luận liên quan với hiện tượng nội tại ngôn ngữ.
2. Tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán
2.1. Các giai đoạn tiếp xúc và đặc điểm
Trong khoa học nói đến thời kì hoặc giai đoạn tức là bàn về sự phân kì có tính lịch đại (diachronic division of events into periods) về diễn tiến hay quá trình phát triển của một hiện tượng, một sự kiện nào đó. Mỗi sự phân kì nhằm vào một/vài mục đích nhất định và có tiêu chí định hướng cho sự phân kì. Sự phân kì hiện tượng TXNN dựa vào các hình thái tiếp xúc, điều kiện xã hội - lịch sử và hệ quả mà sự TXNN dẫn tới về mặt cấu trúc cũng như về chức năng xã hội của ngôn ngữ.
2.2. Theo các định hướng trên đây ta có thể hình dung sự phân chia quá trình tiếp xúc Việt–Hán thành sáu giai đoạn (hoặc thời kì):
- Giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang chuyển sang Âu Lạc.
- Giai đoạn Triệu Đà sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào Nam Việt.
- Giai đoạn Nam Việt bị Đế quốc Hán khuất phục và lãnh thổ cũng như cư dân Âu – Lạc (từ đây gọi một cách quy ước là Việt Nam) (2) trong cương vực Nam Việt cũng bị đế quốc Hán thôn tính. Trong chính sử Việt Nam giai đoạn này được gọi là Thời kì Bắc thuộc.
- Giai đoạn nền độc lập (trong lịch sử có khi gọi là nền tự chủ) Việt Nam được khôi phục và xây dựng nhà nước Việt Nam theo chế độ vương quyền.
- Giai đoạn Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa Pháp trên đất Việt Nam.
- Giai đoạn Việt Nam giành quyền độc lập từ tay thực dân Pháp cho đến nay.
2.2.1. Có thể xem giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang (VL) và từ VL chuyển sang nhà nước Âu - Lạc (ÂL) là khởi điểm quá trình TXNN trên miền đất Việt thời kì mở cõi, dựng nước này. Đây là thời kì của các huyền thoại và giả thiết, giống như ở bất kì dân tộc và đất nước nào trên thế giới. Vì vậy nơi đây tồn tại nhiều truyền thuyết, huyền thoại và trên cơ sở đó mà các nhà nghiên cứu đã có những giả thiết khác nhau về dân tộc Việt Nam hiện nay và về quá trình hình thành vùng khai nguyên của Việt Nam hiện đại. Tiếp cận từ lí thuyết TXNN ta có thể hình dung trước hết đó là quá trình tiếp xúc giữa các ngôn ngữ bản địa mà kết quả là sự hình thành của tiếng Việt thời cổ(3) . Tiếp theo đó là sự tiếp xúc với các thứ tiếng đến từ ngoài vùng đất khai nguyên.
Về mặt này giả thiết mà K.W.Taylor đưa ra, theo tôi, là đáng chú ý hơn cả. Trong sách Sự ra đời của Việt Nam, ngay trang đầu chương I, tác giả đã dựa vào truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân trong Lĩnh Nam Chích Quái (LNCQ) và Đại Việt sử kí toàn thư (TT), để giải thích cuộc hôn phối giữa hai nhân vật huyền thoại này. K.W. Taylor hình dung rằng Lạc Long Quân là một người dòng dõi đế vương vốn ở phương bắc, Trung Hoa (A Monarch from the North, China...) từ biển xâm nhập vào lục địa và khi nhận thấy nơi đây không có vua bèn xưng vương để cai quản. Nhưng cư dân địa phương không chấp nhận và nhân vật ngoại bang này buộc phải ra đi(4) . Qua mối liên kết tượng trưng đó ta có thể hiểu: đây là sự tiếp xúc Việt–Hán đầu tiên trong lịch sử. Có điều là giai đoạn tiếp xúc này ắt là không lâu bền và chưa tạo nên tác dụng gì sâu sắc về mặt ngôn ngữ, nếu có.
Cách hình dung như K.W.Taylor, theo tôi, rõ ràng là có sức hấp dẫn, và cách hiểu dựa vào sự hình dung ấy là hợp lô gích. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đều thuộc phạm trù huyền thoại và giả thuyết, gắn với giai đoạn dã sử, phải chờ đợi những cứ liệu hiện thực chứng minh. Dẫn sao giả thuyết này cũng gợi cho ta một hướng suy nghĩ lí thú.
2.2.2. Trong lịch sử Việt Nam giai đoạn Triệu Đà chinh phục và sáp nhập Âu Lạc vào phạm vi quốc gia Nam Việt rồi chia đất đai Âu Lạc ra làm hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân được xác định là từ 179 đến 111 TCN. Vốn là con nhà tướng gốc Hán, cuối đời nhà Tần, Triệu Đà lên thay Nhâm Ngao cầm quyền, rồi khi nhà Tần bị diệt, tự xưng làm Nam Việt Vương. Việc Triệu Đà có thể tập hợp để làm chỗ dựa cho quyền lực của mình những người Hán từ phía bắc di cư vào cương thổ này (K.W.Taylor, tr.23-24; Phan Huy Lê, 1983, tr.234) chứng tỏ số lượng cư dân gốc Hán ở đây đã có một số lượng đáng kể. Và với tư cách những thành phần cư dân trong cùng phạm vi quốc gia Nam Việt, dĩ nhiên người dân Âu Lạc có quan hệ giao tiếp với toàn bộ cư dân của quốc gia này, trong đó gồm cả bộ phận người Hán. Sự giao tiếp này hẳn là có giới hạn. Lịch sử Việt Nam ghi nhận. Sứ giả nhà Triệu tiến hành lập sổ cư dân Giao Chỉ, Cửu Chân... "Giúp việc sứ giả, có thể có một số quan chức, cả Hán lẫn Việt” (sđd tr.234). Từ sự kiện đó có thể suy ra, đây là lần đầu tiên sử sách ghi lại có sự TXNN Việt–Hán. Đặc điểm của sự TXNN Việt–Hán trong giai đoạn này là nó được gộp trong bối cảnh tiếp xúc chung với các ngôn ngữ trong “quốc gia li khai” Nam Việt, ở đó bao gồm các ngôn ngữ của các dân tộc thuộc Bách Việt. Tiếng Hán lúc này một mặt là ngôn ngữ của giới cầm quyền và mặt khác là tiếng nói của một nhóm dân di cư từ phương bắc tới. Sự cai trị của nhà Triệu chưa kịp đụng chạm nhiều đến cơ cấu xã hội Âu Lạc trước đó. Do vậy ảnh hưởng ngôn ngữ qua sự tiếp xúc có tính đa hướng hơn là song phương Việt–Hán và chưa sâu sắc mấy.
2.2.3. Giai đoạn từ khi Nam Việt bị đế quốc Hán khuất phục trở đi trong sự phân kì của các tác giả khác nhau có cách gọi không giống nhau đối với phần lãnh thổ và cư dân trước đây thuộc Âu - Lạc. Với mục đích nghiên cứu của mình, tôi tán thành cũng như dùng theo cách phân kì của John DeFrancis và gọi chung là giai đoạn Bắc thuộc.
Đặc điểm của giai đoạn TXNN Việt–Hán này về mặt văn tự và tiếng nói đã được John DeFrancis và Nguyễn Tài Cẩn chỉ rõ (Mặc dù Nguyễn Tài Cẩn chỉ giới hạn “vào khoảng các thế kỉ 8,9”, TLTK đã dẫn, tr.8. H Maspéro chỉ ghi chung là trước thế kỉ 10). Một đặc điểm khác về chính trị – xã hội nên được lưu ý là giai đoạn này không phải diễn ra xuyên suốt, mà bị cách quãng bởi hai cuộc khởi nghĩa, đánh đuổi quân xâm lược giành lại quyền độc lập.
1. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Hai Bà Trưng lên ngôi các năm 40-43 Công nguyên.
2. Cuộc khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân (542-602) Giai đoạn này chính sách Hán hoá của phương bắc ngày càng được đẩy mạnh và được các quan thái thú thực hiện chính sách đó triệt để tại miền đất họ chiếm đóng. Số lượng người Hán ở đây không chỉ có các quan chức trong bộ máy cai trị, đội quân chiếm đóng, mà cả gia đình con em của họ. Ngoài ra còn có lớp người Hán theo chính sách di dân cũng lần lượt kéo đến định cư nơi đây. Họ bao gồm những người lao động thường, người có tay nghề thuộc các nghề nghiệp khác nhau. Dù hình thái cư trú trên miền đất cùng chung sống này là thế nào (biệt lập của người Hán, kề cận với các đơn vị hành chánh cư dân Việt, hay có mức độ sống xen kẽ nhất định) thì cũng đều phải có sự giao tiếp Hán – Việt. Chính do đó mà sự TXNN Hán – Việt trở nên ngày càng sâu sắc hơn. Hệ quả của sự TXNN này là trong sinh hoạt ngôn ngữ và trong đời sống xã hội hình thành tình thế các cộng đồng Hán di cư đến kết giao với các cộng đồng cư dân bản địa, tạo nên hình thái song ngữ song văn hoá Việt–Hán.
2.2.4. Các giai đoạn tiếp theo của quá trình tiếp xúc Việt–Hán, tuy cách gọi của John DeFrancis có ít nhiều không giống với những sự phân kì của H.Maspéro, Nguyễn Tài Cẩn, D.J.Whitfield, nhưng ở ông các nhận xét về trạng huống ngôn ngữ và văn tự hầu như không có gì khác. Trạng huống đó vào thời kì Bắc thuộc (111 TCN đến 939 CN) là trong xã hội Việt Nam có hai ngôn ngữ Việt và Hán, và một văn tự là chữ Hán hoạt động trên mọi lĩnh vực giao tiếp. Kế đến là:
1/ Giai đoạn độc lập, xây dựng chế độ vương quyền (939-1651) Hai ngôn ngữ: Việt và Hán
Hai hệ thống văn tự: chữ Hán và chữ Nôm Chữ Hán được tiếp tục sử dụng với hình thức Hán – Việt. Xây dựng chữ Nôm theo loại hình chữ ghi ý (ideographic).
2/ Giai đoạn độc lập dưới chế độ vương quyền và có một bộ phận cư dân theo công giáo (1651-1861)
Hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Hán
Ba hệ thống văn tự: chữ Hán – Việt, chữ Nôm và chữ La tinh hoá, tức là dùng hệ chữ viết La tinh ghi tiếng Việt.
3/ Giai đoạn trở thành thuộc địa Pháp (1861-1945)
Ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp
Bốn hệ thống văn tự: chữ Hán–Việt, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.
4/ Giai đoạn độc lập dân tộc, từ 1945 đến nay
Một ngôn ngữ: tiếng Việt
Một văn tự: chữ Quốc ngữ.
(John DeFrancis, xem phần Mục lục)
Điều đáng nhấn mạnh là, tuy mức độ có khác nhau, nhưng sự TXNN Việt–Hán vẫn tiếp tục ở tất cả các giai đoạn đã nêu. Trên cơ sở đó mà chúng ta có thể thảo luận về thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thế hệ người Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử TXNN.
3. Thái độ ứng xử ngôn ngữ của người Việt
3.1. Không giống như một số quốc gia hoặc dân tộc khác, thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thế hệ người Việt không bị ảnh hưởng của chính sách do bộ máy cai trị của thế lực chiếm đóng ngoại bang hoặc tâm lí dân tộc cực đoan. Ngược lại, theo ý chúng tôi, thái độ ứng xử đó được chi phối bởi tiềm thức về nhu cầu giao tiếp xã hội. Tiềm thức này ngày càng tăng do thực tiễn giao tiếp xã hội cho thấy giá trị đích thực của các yếu tố gốc Hán, nói chung là tiếng Hán, chứ không phải do sự áp đặt, ép buộc từ một chính sách của lực lượng chiếm đóng.
3.2. Ứng xử ngôn ngữ đầu tiên của người Việt được quy định, có thể nói, một cách khách quan bởi nhu cầu giao tiếp với lớp người Hán di cư vào đất Việt. Trong Sự ra đời của Việt Nam, K.W. Taylor tỏ ra khách quan khi có nhận xét đại ý: Không phải tất cả người Hán di cư đến miền đất Âu Lạc trước đây đều thuộc tầng lớp quan quyền. Nhiều di dân là lính tráng (ở lại sau khi mãn hạn lính), những người lao động bình thường, những người thợ có tay nghề. Tầng lớp di dân ở vị trí xã hội thấp này có xu hướng kết nhập với giới xã hội người Hán còn ở lại làm ăn sinh sống sau cuộc hành quân Mã Viện. Nhiều người Hán di cư có xu hướng kết hợp giá trị Hán chính thống của họ với các đặc điểm xã hội tại chỗ. Điều này được thể hiện trên thực tế bằng các cuộc hôn nhân hỗn hợp và các hoạt động của người Hán di cư với tư cách đại diện cho cộng đồng từng khu vực trong các cuộc khởi nghĩa địa phương nổ ra vào thế kỉ thứ hai.
Hoàn toàn có lí khi cho rằng người Hán di cư dần dần trở thành các thành viên thuộc xã hội tại chỗ. Họ gầy dựng cuộc sống của riêng mình theo mô thức văn hoá Hán. Họ mang đến Việt Nam vốn từ ngữ và kĩ thuật Hán, nhưng họ phát triển tất cả theo quan điểm riêng, dựa rất nhiều vào di sản thuộc miền đất họ đến sinh sống. Tiếng Việt tiếp tục tồn tại, và lẽ đương nhiên là sau một vài thế hệ, con cháu người Hán di cư nói tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong giao tiếp. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, có thể nói, hầu như tách biệt hoàn toàn với văn minh Hán, và xã hội Hán–Việt tồn tại như một chi thể của thế giới văn hoá tự trị. Người Hán di cư trải qua quá trình “Việt Nam hoá” một cách có hiệu quả hơn (more effectively) là người Việt Nam bị Hán hoá (John DeFrancis, p.53).
Về phần mình, ngoài sự giao tiếp và quy hợp ở các tầng lớp dưới của xã hội, một số nhân vật ở tầng lớp trên do yêu cầu của hoàn cảnh hoặc chức trách, cũng có thể do chủ động, tiếp xúc ngày càng sâu bền hơn với ngôn ngữ, văn tự và nói chung là văn hoá Hán. Đó là khi các Thái thú Hán, bắt đầu từ Sĩ Nhiếp, cho mở trường dạy học. Đầu tiên người học ở các trường này chủ yếu là con em quan chức Hán, kế đó trường cũng dần dần thu nhận thêm viên chức Việt; và cuối cùng con em các gia đình Việt khá giả cũng được đến học. Từ cơ hội ấy mà dần dần hình thành tầng lớp trí thức Việt xuất thân từ Hán học, trong số này đã có những nhân tài xuất hiện. Và “Như thế nhân tài nước Việt cũng được tuyển dụng như người Hán, mở đầu là Lí Cầm, Lí Tiến” (Dẫn theo bản dịch tiếng Việt: Đại Việt sử kí toàn thư, Hà Nội, 1983, tr.182) (5) .
3.3. Sau thời Bắc thuộc, sang giai đoạn tự chủ xây dựng chế độ vương quyền của mình, các triều đại phong kiến Việt Nam dùng tiếng Hán–Việt, chữ Hán như ngôn ngữ và văn tự văn hoá đương nhiên của Việt Nam. Dấu chỉ của thực tế đó là những văn kiện chính thức hoặc huyền thoại, cắm mốc cho các sự kiện lịch sử, đều bằng tiếng Hán–Việt và ghi lại bằng chữ Hán: Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, bài thơ thần Nam quốc sơn hà vang vọng trên bờ sông Như Nguyệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, và Bình Ngô đại cáo và Quân trung từ mệnh tập dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi thời Lê. Trong lĩnh vực phục hưng nền văn hoá dân tộc tiếng Hán–Việt và chữ Hán là công cụ để ông cha ta thời Lí – Trần xây dựng cả một gia tài văn học chữ Hán đồ sộ. Nền giáo dục cổ điển Việt Nam bắt đầu từ triều Lí (1076) cũng được xây dựng theo mô hình Nho học, ngôn ngữ dùng trong giáo dục cũng là tiếng Hán–Việt và chữ Hán. Các học quan, thày dạy đều xuất thân từ Hán học. Nền giáo dục này góp phần chủ yếu đào tạo nên các thế hệ trí thức hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống một quốc gia độc lập thời phong kiến Việt Nam tồn tại mãi đến triều Nguyễn.
Nếu khảo sát hệ thống từ ngữ dùng trong quá trình xây dựng chế độ phong kiến Việt Nam – từ tên gọi các cơ chế tổ chức, hệ thống quan chức, hệ thống luật pháp v.v. – ta có thể thấy số từ ngữ Hán–Việt chiếm phần lớn. Đó cũng là tình hình trong lĩnh vực khoa học quân sự, lĩnh vực kinh tế và nhiều ngành khoa học xã hội khác. Nói tóm lại trong giai đoạn này tiếng Hán và chữ Hán là ngôn ngữ và văn tự của nền hành chánh và của giới trí thức Việt Nam giống như tiếng Hi lạp và La tinh đối với xã hội Châu Âu thời kì tiền hiện đại. Trong quá trình đó người Việt Nam vừa sử dụng vừa chọn lọc từ vốn từ ngữ vay mượn ấy để làm phong phú cho ngôn ngữ và văn hoá của mình.
3.4. Một trong những biểu hiện thành công của quá trình tiếp biến văn hoá và TXNN Việt–Hán là sự xây dựng chữ Nôm Việt Nam (khoảng thế kỉ 13). Từ thành công đó một nền văn học Hán–Nôm ra đời tiếp tục giai đoạn văn học cổ điển sáng tác chỉ bằng tiếng Hán–Việt và chữ Hán. Các nhà văn hoá Việt Nam xuất thân từ Hán học là tác gia lớn, vừa có tác phẩm bằng tiếng Hán–Việt, chữ Hán, vừa sáng tạo những kiệt tác bằng tiếng Việt và chữ Nôm như Nguyễn Trãi, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu... Họ cùng với đông đảo tác giả khuyết danh của các truyện thơ Nôm làm phong phú cho kho tàng văn chương chữ Nôm, góp phần chung vào dòng văn học Hán–Nôm xuất hiện từ thế kỉ 15 trở đi. Hiện tượng văn hoá ấy là một bước phát triển mới của thái độ ứng xử ngôn ngữ đúng đắn ở người Việt Nam.
3.5. Có chữ Nôm, rồi chữ Quốc ngữ được chế tác và được điển chế hoá dần bằng các từ điển, sách ngữ pháp(6) , số người biết chữ Quốc ngữ ngày càng tăng, đầu tiên là trong giáo dân, trong nhà thờ công giáo. Tiếp đến là các viên chức trong bộ máy của chính quyền thuộc địa. Từ đầu thế kỉ 20 chính quyền thuộc địa có quyết định bãi bỏ nền giáo dục cựu học. Hệ thống giáo dục tân học, tức theo mô hình hiện đại Tây phương được thiết lập từng bước trên toàn cõi Việt Nam. Giới trí thức tân học Việt Nam lần lượt tăng lên về số lượng và chất lượng và dần dần chiếm ưu thế trong xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà đã có lời than:
Nào có
ra gì cái chữ Nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co...
Nhưng nhìn vào tầng sâu của văn hoá xã hội Việt Nam thì không phải như vậy. Những trí thức cựu học như Nguyễn Lộ Trạch, Trần Quý Cáp, Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... vẫn là những đại thụ về mặt tinh thần trong xã hội. Chữ Hán, tiếng Hán vẫn tiếp tục được các vị ấy sử dụng để trước tác nhằm giáo dục tinh thần yêu nước của đồng bào (Hải ngoại huyết thư), bàn thảo về những điều làm cho dân giàu, nước mạnh (Thiên hạ đại thế luận), bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
Trong quá trình tiếp nhận nền giáo dục theo kiểu mới để xây dựng nền khoa học kĩ thuật cho mình các trí thức tân học, cũng không phải vì thế mà bỏ quên vốn quý có nguồn gốc Hán. Tiêu biểu cho thái độ ứng xử ngôn ngữ này là cố GS. Hoàng Xuân Hãn với đề nghị của ông nên “lấy gốc chữ Nho” làm một trong ba “phương sách đặt danh từ khoa học”. Phương sách ấy hiện nay vẫn còn nguyên giá trị và trở thành một trong những quy tắc xây dựng thuật ngữ khoa học kĩ thuật đang phát triển rất nhanh chóng ở nước ta và khoa học kĩ thuật Việt Nam ngày càng tiếp cận nhiều với khoa học kĩ thuật qua các ngôn ngữ Ấn - Âu.
3.6. Về thái độ ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán, nhân vật văn hoá tiêu biểu nhất là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Trên cơ sở của truyền thống văn hoá Hán học của gia đình, Người bước vào lịch sử hấp thụ thêm nguồn học vấn phương Tây, tích luỹ sự hiểu biết từ tinh hoa của nhiều dân tộc, nhiều đất nước trên bước đường hoạt động cách mạng. Dầu vậy, trong quá trình tiếp thu những bài học cách mạng từ Người, những lời giáo huấn của Người, và nhất là đọc các tác phẩm trong di sản của Người, chúng ta luôn luôn cảm nhận được qua vốn văn hoá đa dạng đó, tinh hoa văn hoá, tinh hoa ngôn ngữ Hán được Người tinh lọc, tiếp biến thành các giá trị Việt Nam. Trong tù Người viết Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù). Người dùng danh ngôn, tục ngữ Hán khi trao đổi ý kiến với các bậc đại nho Việt Nam. Trong kháng chiến Người cũng đã có những bài thơ tuyệt tác viết bằng chữ Hán. Thái độ ứng xử ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các yếu tố gốc Hán là lĩnh vực có ý nghĩa khoa học lớn, vượt ngoài khuôn khổ bài viết nhỏ này và phải là một đề tài nghiên cứu riêng.
________________
(1) Trong bài Thử phân kì lịch sử thế kỉ 12 của tiếng Việt; tác giả Nguyễn Tài Cẩn viết: “Tiếng Việt có một lịch sử chỉ khoảng hơn 12 thế kỉ. Sự hình thành tiếng Việt là một kết quả của 2 bước lưỡng phân, một trước, một sau. Bước lưỡng phân đầu là bước chia ngôn ngữ mẹ Proto – Việt – Chứt thành hai nhánh: nhánh Việt – Mường ở phía bắc và nhánh Pọng – Chứt ở phía Nam... Ảnh hưởng của tiếng Hán không những mạnh ở Bắc hơn Nam mà ở đồng bằng sông Hồng cũng mạnh hơn ở miền núi. Do đó lại nảy sinh một bước lưỡng phân thứ hai bắt đầu từ khoảng thế kỉ 18, tạo ra sự đối lập giữa hai ngôn ngữ mới, một bên là Proto Việt, một bên là Proto Mường" (N.T.Cẩn, 1998, tr.7)
(2) Trong lịch sử, tuỳ từng thời kì lịch sử tên gọi chỉ
nước Việt Nam hiện nay có sự thay đổi Giao Châu, Giao
Chỉ, Đại Cồ Việt, Đại Việt... Tên gọi Việt Nam về
sau mới xuất hiện. Tuy nhiên, để tiện cho việc trình bày,
trong bài này chúng ta có thể lấy tên gọi Việt Nam mà
hiện nay đang dùng để đại diện chung cho tất cả các tên
gọi có trước, nếu không có nhu cầu phân biệt chính xác.
Thảo luận về đề tài này, chúng
tôi sử dụng các công trình của một số tác giả. Ở
những công trình đó, căn cứ vào những chỗ dựa ít
nhiều khác nhau, các tác giả đã đề nghị cách phân kì
tuỳ theo sự tiếp cận của mình.
I. Dựa vào sự hình thành tiếng Hán–Việt, cuốn An Nam dịch ngữ và cuốn từ điển Alexandre de Rhode (1651), H.Maspéro chia thành:
A) Proto Việt trước thế kỉ 10
B) Việt tiền cổ: thế kỉ 10 (hình thành tiếng Hán - Việt)
C) Việt cổ: thế kỉ 15 (An Nam dịch ngữ)
D) Việt trung đại: thế kỉ 17 (từ điển A.de Rhôde 1651)
E) Việt hiện đại: thế kỉ 19
(Dẫn lại theo Nguyễn Tài Cẩn, 1998, tr.8)
II. Dựa vào thế tương tác giữa các ngôn ngữ, văn tự có sự tiếp xúc với nhau trong mỗi giai đoạn N.T.Cẩn (1998) có bảng phân kì:
A) | Giai đoạn Proto Việt | Có 2 ngôn ngữ: tiếng Hán (khẩu ngữ của lãnh đạo) và tiếng Việt; 1 văn tự: chữ Hán | Vào khoảng các thế kỉ 8, 9. |
B) | Giai đoạn tiếng Việt | Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt (khẩu ngữ của lãnh đạo) và văn ngôn Hán; 1 tiền cổ văn tự: chữ Hán | Vào khoảng các thế kỉ 10,11,12 |
C) | Giai đoạn tiếng Việt cổ | Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Hán; 2 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm | Vào khoảng các thế kỉ 13, 14, 15, 16 |
D) | Giai đoạn tiếng Việt trung đại | Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Hán; 3 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm và chữ Quốc ngữ | Vào khoảng các thế kỉ 17, 18 và nửa đầu thế kỉ 19 |
E) | Giai đoạn tiếng Việt cận đại | Có 2 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt và văn ngôn Hán; 4 văn tự: Pháp, Hán, Nôm, Quốc ngữ | Vào thời gian Pháp thuộc |
G) | Giai đoạn tiếng Việt hiện nay | Có 1 ngôn ngữ: tiếng Việt; 1 văn tự: chữ Quốc ngữ | Từ 1945 trở đi |
III. John DeFrancis (1977) trong Colonialism and Language Policy dựa vào sự thể hiện chính sách ngôn ngữ từ 111 TCN trở đi chia sự phát triển tiếng Việt thành 4 giai đoạn với các đặc điểm về trạng huống ngôn ngữ và văn tự khác.
IV. Keith W.Taylor (1983) trong sách The Birth of Vietnam, tuy không trực tiếp đề cập đến sự phân kì về quan hệ tiếp xúc Hán - Việt nhưng những cứ liệu của tác giả này về thời kì hình thành Việt Nam trước khi bị đế quốc Hán xâm chiếm và đặt ách thống trị cũng có nhiều cứ liệu và ý tưởng soi sáng cho sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán.
(3). Cách dùng “tiếng Việt thời cổ” ở đây được hiểu như tiếng nói của “người Việt Cổ” (L.sử I) về hạt nhân đầu tiên của tiếng Việt hiện đại mà ngành ngôn ngữ học lịch sử Việt Nam chưa có những công trình nghiên cứu vượt khỏi các giả thuyết.
(4). Theo Taylor, qua huyền thoại Âu Cơ–Lạc Long Quân ta có thể biết về quan niệm trong dân gian xưa về quan niệm huyết thống giữa các vua Hùng và Lạc Long Quân (LLQ). LLQ từ phía biển thâm nhập vào đồng bằng sông Hồng. Đến đây LLQ chế phục “các yêu quái” trong miền rồi khai hoá họ, dạy họ trồng trọt, bắt đầu biết ăn mặc. Sau đó trở về biển cả và dặn lại rằng khi nào gặp nguy khó thì hãy lên tiếng và LLQ sẽ trở lại… Rất có thể Lạc Long Quân là hoàng tử xứ biển cả và Âu Cơ là một Mị Nương của vùng núi đồi. Khi Lạc Long Quân ra đi, Mị Nương ở lại và sinh hạ các vua Hùng. Người Việt Nam đời nối đời xem Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ tiên của mình.
Taylor viết tiếp: Huyền thoại bao quanh câu chuyện Lạc Long Quân và Hùng Vương ngụ ý về một nền văn hoá từ đất liền hướng ra phía biển. LLQ là nhân vật văn hoá mang nền văn minh đến từ biển. Nhân vật này chạm trán với quyền lực từ đất liền, liên kết với đối thủ ấy bằng một cuộc hôn nhân và cuối cùng kẻ vốn là đối thủ trở thành mẹ của người thừa kế mình. Chủ đề về nhân vật văn hoá bản địa có cách ứng xử để vô hiệu hoá sự đe doạ từ phương bắc bằng cách dung hợp cội nguồn chính thống của nền văn minh ấy cũng phù hợp với mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc (K.W.Taylor, 1977, tr.1).
(5) Lí Cầm là người Giao Châu, đậu tiến sĩ, làm quan đến Tư lệ hiệu uý. Lí Tiến đậu tiến sĩ, là người Giao Chỉ đầu tiên giữ chức thứ sử năm 187 CN, dưới triều Hán.
(6) Cuốn Từ điển Việt–Bồ–La, có phần giới thiệu về cơ cấu tiếng Việt ở đầu sách do A.de Rhode biên soạn và ấn hành năm 1651 là công trình đầu tiên. Từ đó dần dần loại sách này ngày càng xuất hiện nhiều hơn để cung ứng cho nhu cầu học chữ Quốc ngữ, học tiếng Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- O.S. Akhmanova (1969). Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (bằng tiếng Nga). Nxb Từ điển Bách khoa Xô viết Moskva.
- Paul Benedict (1996). Interphyla Flow in Southeast Asia, In Proceeding of the Forth. International Symposium on Languages and Linguistics. 8 - 10, 1996. Vol. V, pp.1579-1590.
- Bùi Khánh Thế (2000). Tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán và hệ quả tích cực của quá trình đó đối với sự phát triển tiếng Việt. Kỉ yếu Hội thảo Việt–Trung.
- John DeFrancis (1977). Colonialism and Language Policy in Vietnam. Monton Publishers - The Hague, Paris. New York.
- John Gibbons (1992). Sociology of Language. In International Encyclopedia of Linguistics, Vol.4, pp.22-24, William Bright (Editor in Chief).
- Hứa Tuyên (1994). Sơ lược về việc sử dụng chữ Hán ở Việt Nam và Đông Á.
- V.N.Jarceva (chủ biên, 1990). Từ điển bách khoa về ngôn ngữ học (bằng tiếng Nga). Nxb Từ điển Bách khoa Xô Viết Moskva.
- Nguyễn Đình Đầu (1997). Công lao của G.S Hoàng Xuân Hãn trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nền quốc học nước ta bằng chữ quốc ngữ và tiếng Việt. Trong Kỉ yếu Hội nghị khoa học: Chữ quốc ngữ và sự phát triển chức năng xã hội của tiếng Việt, tháng 3/1997, tr.174-184.
- Nguyễn Tài Cẩn (1998). Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ, số 6/1998, tr.7-12.
- Tập san khoa học, A.Annals of HCM University, số 1/1994.
- Keith Weller Taylor (1983). The Birth of Vietnam. University of California Press, Berkeley, Los Angeles - Oxford.
- Danny J.Whitfield (1976). Historical and Cultural Dictionary of Vietnam. The Scarecrow Press, Inc. Metuchen, N.J.
Theo Tập san khoa học Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), số 38 (2007), trang 3–10.
Yueren Ge (越人歌)
and the Vietnamese language
(Tiếng Việt trong bài Việt Nhân Ca)
Author: liketolearn
The Yueren song was a song in Yue language recorded in the 6th century BC by 鄂君子皙 Ngạc quân tử tích. This song has been extensively studied by Chinese historians and linguists for many decades because it's one of the few pieces of Yue language left.
This afternoon, I spent about 2 hours to examine the language in this song and I found it fit into modern Vietnamese quite well.
Before going into details, I want you to keep in mind the following:
1) This song was recorded approximately 2500 years ago, therefore you can't expect any modern language to fit perfectly into the song because all languages have changed a lot after 2500 years;
2) Vietnamese language has gone under heavy influence from Chinese and therefore many ancient Viet words were replaced by Chinese words. As a result, sometimes you can't find a modern Viet word that match the word in the Yueren song because that word was replaced by a Sino-Viet word;
3) The recording of the sound of the words in the Yueren song couldn't be 100% exact. Think about it, if you're a Chinese who doesn't know any English and you are to record the sound of an English song using Chinese characters, can you be 100% accurate in the recording of the sound?
4) The song couldn't be translated literally or word-for-word into Chinese. Think about translating a Chinese song to English and vice versa, you have to modify the song a lot in order for it to make sense in the language that it's translated into;
5) The song was recorded while it was being sung by a Yue girl; therefore, the tones of the word could be distorted or misheard because of the melody of the song.
6) The reconstruction of Chinese characters by linguists can never be exact but only close to the original sound.
Now let's take a look at the Yueren song.
滥兮抃草滥予?
昌枑泽予?
昌州州湛[饣甚]
州焉乎秦胥胥
缦予乎昭澶秦逾渗
惿随河湖
Here are two Chinese translations I found:
1) 晚今是晚哪?
正中船位哪?
正中王府王子到达。
王子会见赏识我小人感激感
天哪知王子与我小人游玩。
小人喉中感受
2) 今夕何夕兮?搴洲中流。 今日何日兮?得与王子同舟。
蒙羞被好兮,不訾诟耻。 心几顽而不绝兮,得知王子。
山有木兮木有枝,心悦君兮君不知。
Here, I'll stick to the first translation because it's simpler. If you have any other translated version of this song, please share it with me.
Now let's see how the words in this song match Vietnamese. I will post each sentence in Chinese characters first, then Mandarin pinyin, then Sino- Vietnamese, then Old Chinese Reconstructions of Karlgren and Starostin (characters that have no reconstruction would be put in a bracket [ ] with a question mark next to it), then I'll list the possible translations of the sentence, then I'll match them with Vietnamese words.
I use the Old Chinese reconstruction of Karlgren and Starostin because these are the only two that I have access to.
The first sentence is 滥兮抃草滥予?
Mandarin pinyin: làn xi biàn căo làn yú?
Sino-Vietnamese: Lạm hề biện thảo lạm dư?
Old Chinese Reconstruction of Karlgren: glâm jiei b'ian ts'ôg glâm dio
Old Chinese Reconstruction of Starostin: [滥?] g(h)ēj b(h)rens shūʔ [滥?] Ła
This sentence was translated as "Which day is it today?" or "Which night is it tonight?"
The word 滥 reads Lạm in Sino-Vietnamese. Karlgren reconstructed this word as glâm and it was matched with the word haemx in Zhuang language, which also means "night". I don't know what reason Karlgren gave for the reconstruction of a [g] before [lam], but with this reconstruction, it could go glam -- > gam --> gham --> haem in Zhuang language.
Well, in Vietnamese language, we also have the word hôm, which could mean "night" or "day", depending on which word it goes with.
In the phrase "đêm hôm khuya khoắc", hôm there means "night".
In the phrase "sao hôm", hôm there also means "night" (sao hôm = evening star).
In the phrase "hôm nay", however, hôm means "day". Hôm nay = today; hôm qua = yesterday.
In the phrase "sớm hôm", hôm there means "night".
(sớm = early, morning; hôm = night; sớm hôm = from morning to night)
Vietnamese "hôm" is undoubtedly related to Zhuang "haem" (night), but Vietnamese "hôm" can mean both "day" and "night". And perhaps because of this reason, the Chinese translations have both "which day is it today?" and "which night is it tonight?"
But besides "hôm", Vietnamese also has the word "đêm", which means "night" as well. However, unlike the word "hôm" which could mean both "day" and "night, the word "đêm" only means "night".
The initial of the word "đêm" is very close to the initial of 滥 in Chinese and Sino-Vietnamese (Lạm). We know that Vietnamese đ has a "flapping" sound that makes it sound similar to [l] and it is usually mispronounced as [l] by Chinese Vietnamese. If any Vietnamese lives near a Chinese community in Vietnam, they will know that the first-generation Chinese in Vietnam usually say "li lâu" instead of "đi đâu", "ở lây" instead of "ở đây". It seems that Chinese can't pronounce the Vietnamese đ and change it to l. Besides, interchanging of [t], [d] and [l] is common. Therefore, we can make a connection between Vietnamese "đêm" (night) and 滥 lam (supposed to mean "day" or "night").
Furthermore, Vietnamese "hôm" and "đêm" sound quite similar and could be a split from glam (reconstructed by Karlgren)
glam ~ gam ~ gham ~ ham ~ hôm
glam ~ lam ~ đam ~ đêm
Hôm nay = today ; hôm qua = yesterday
Đêm nay = tonight; đêm qua = yesterday night
So now we see the connection between 滥 (glam) and Vietnamese hôm and đêm.
Next, let's look at the word 兮. This word was constructed as jiei by Karlgren and as g(h)ēj by Starostin.
Chinese linguists matched this word with the word "neix" in Zhuang, and though I don't know Zhuang language, I suppose that neix goes with haemx must mean "tonight" or "today" in Zhuang language?
To be honest, I don't know how they could match jiei with nei. I suppose they followed a pattern that is similar to that of 人 [jan] in Cantonese and [nan] in Teochew? Anyway, for your information, Vietnamese language does also have the word "này" which means "this". Hôm nay = today ; đêm nay = tonight. (Nay is just a variant of the word "này").
Still, I want to talk about the reconstruction of g(h)ēj by Starostin.
g(h)ēj sounds like the word "kia" in Vietnamese, which means "that". Putting the word "kia" after the words "đêm" and "hôm", we have "đêm kia" (that night) and "hôm kia" (that day, the day before yesterday). So the meaning of "kia" in modern Vietnamese is a little bit different from the meaning of 兮 g(h)ēj. (this)
However, as I said, languages have changed a lot over 2500 years and what meant "this" 2500 years ago could mean "that" today. Besides, for your information, Vietnamese people do have a tendency of switching the meaning "this" to the meaning "that" just by changing the tone of the words.
Examples:
này = this ; nấy = that
cái này = this one; cái nấy = that one
đây = here ; đấy = there
ở đây = at here; ở đấy = at there
With the above examples, I want to show you that the meaning of "this" and "that" can change slightly over time, and it is possible that the word "kia" used to mean "this" in ancient Viet language, but in modern Viet language it means "that".
So to sum it up, the word 兮 can be either "này" or "kia" in Vietnamese language.
If it's này, then you have "hôm/đêm nay", which means "today" (or tonight). If it's kia, then you have "hôm/đêm kia", which means "that day" (or that night); but languages evolve over time so you can assume that it used to mean "this day" (or this night) in ancient Viet language.
Now let's skip to the end of the sentence. You have the phrase 滥予 at the end of the sentence.
If the phrase 滥兮 means "this night", then the phrase 滥予 should mean "which/what night" (So you can have the translation "which night is tonight?")
The word 予 is reconstructed as dio by Karlgren and Ła by Starostin. This word 予 is supposed to mean "which" or "what".
In modern Vietnamese we have the word "nào" for "which", and "gì, chi, sao" for "what".
The word "nào" sounds close to dio and Ła. It is known among linguists that many modern Vietnamese n came from [d].
For example:
nắng (sunny) <-- đắng (In Mường language, it's still đắng)
nước (water) <-- đác
náng (palm, sole) <-- đáng
Therefore, it is possible that modern Viet nào came from đào, and therefore very close to dio or Ła
Also, Vietnamese language has the word "đâu" which means "where". Both nào and đâu sound similar and both are interrogative words, so perhaps they were once used interchangeably, or perhaps they both stemmed from the same interrogative word in the ancient time used for all "what, where, which, who".
In summary, 滥予 could be "đêm/hôm nào" or "đêm/hôm đâu" in Vietnamese (assuming that "đâu" used to be an interrogative word with the same function as "nào").
Now back to the middle of the sentence with the phrase 抃草. The old pronunciation of these words were reconstructed as b'ian ts'ôg by Karlgren and b(h)rens shūʔ by Starostin. The phrase 抃草 (b'ian ts'ôg or b(h)rens shūʔ) sounds like "biết chắc" or "biết chăng" in Vietnamese.
biết sounds like b'ian and b(h)rens except for the ending, but remember that the song was recorded when it was being sung by a Yue girl, so it was possible that the -t ending was changed to the -n ending because the music note was long. Even today if you listen to Vietnamese songs, you'll notice that - p, -t, -c, -ch endings are changed into -m, -n, -ng, -nh endings respectively when the music notes are long or when the pitch of the notes are slightly off from the pitch of the tones. To the ears of Vietnamese, they are still -p, -t, -c, -ch (because we are used to words in the our language), but to the ears of foreigners they'll sound more like -m, -n, -ng, -nh.
chắc sounds like ts'ôg and shūʔ. The ʔ in shūʔ could be equivalent to -k ending.
Vietnamese chăng probably has origin from the word chắc. Today, "chăng" in Vietnamese is a questioning word. "Chắc" literally means "sure" but it can be used as a questioning word like "chăng" too. For examples:
- Cậu biết cô ấy là ai chắc? (You know who she is, sure?)
- Cậu biết cô ấy là ai chăng? (You know who she is, not?)
- Biết chắc anh ấy đang làm gì? (know what he is doing? (questioning one's self))
- Biết chăng anh ấy đang làm gì? (know what he's doing? (questioning one's self))
- Chắc cậu bé đã trưởng thành (perhaps, the little boy has grown up)
- (Phải) chăng cậu bé đã trưởng thành (perhaps, the little boy has grown up)
So you see that at first, "chắc" (which literally means "sure") was used as a questioning word. Later, this questioning word developed into "chăng". So now, we have the word "chăng" that has similar function as the word "chắc" in term of questioning, but it doesn't carry the meaning "sure" of the word "chắc".
Anyway, when you place the phrase "biết chắc" or "biết chăng" into the sentence, it makes perfect sense even in modern Vietnamese.
滥兮抃草滥予 - glâm jiei b'ian ts'ôg glâm dio
Đêm nay biết chắc đêm nào? or Đêm nay biết chăng đêm nào?
The main idea of the sentence is "tonight is what night?" but it's not simply that. It could be translated as "Does anyone know which night is tonight?" But she's not asking anyone. She's asking herself. It's hard to translate it perfectly into another language because of that ambiguous questioning created by the phrase "biết chắc" or "biết chăng", yet this kind of questioning is what Vietnamese use in their folk songs and poetry all the time.
Now, let's look at the next sentence: 昌枑泽予?
Mandarin pinyin: chang hù zé yú?
Sino-Vietnamese: Xương hộ trạch dư?
Old Chinese Reconstruction of Karlgren: t'iang g'o d'àk dio
Old Chinese Reconstruction of Starostin: Thaŋ g(h)ā(ʔ)s [泽?] Ła?
This sentence was translated as "正中船位哪?" (which honorable person is inside the boat?)
The character 昌 was reconstructed as t'ang or thang and I matched it with the word "trong" in modern Vietnamese which means "inside".
The word trong came from tlong and tlong sounds quite similar to thang.
The word 枑 was reconstructed as g'o or g(h)ā(ʔ)s and I matched it with the word "ghe" in modern Vietnamese which means "a small boat"
So 昌枑 (t'iang g'o) would be "tlong ghe" (inside the boat) in Vietnamese.
泽 (d'ak or lak) could be match with the word "là" in Vietnamese (though the endings are off), which means "to be".
If so, then 予 (dio) would take the meaning of "who". (昌枑泽予?= Inside the boat is whom?)
It's possible that in the ancient time there was one common interrogative word that was used for all "which, what, who, where". That's why in the above sentence 予 means "which/what" but in this sentence it means "who".
I said above that 予 could be matched with the word "đâu" or "nào" in modern Vietnamese.
So 昌枑泽予 when matched with Vietnamese would be "trong ghe là nào (ai)" .
However, there's another possibility that 泽 (d'ak or lak) was a Yue word used to indicate an honorable person. However, in modern Vietnamese, this word has been lost and replaced by the Sino-Viet word "vị" 泽.
If so, then 予 would take the meaning of "which/what" as in the above sentence.
It's also possible that 泽 (d'ak or lak) was a combination of the phrase "là ngài". Ngài could sound like "gài". (note that ngài was an older form of "người").
"Là gài nào?" could have been misheard in the song and became "lag nao", especially when the note on "là" was long and the note on "gài" was quick.
If so then 昌枑泽予 (t'iang g'o làk dio) would be "tlong ghe là-gài nào?" (Which person is inside the boat?)
Next: 昌州州湛[饣甚]
Mandarin pinyin: chang zhou zhou shèn?
Sino-Vietnamese: xương châu châu thậm?
Old Chinese Reconstruction of Karlgren: t'iang tiôg tiôg kâm
Old Chinese Reconstruction of Starostin: Thaŋ [州州] d(h)ǝmʔ
This sentence was translated as "正中王府王子到达" (Inside the boat, the prince comes)
The word 昌 has been matched with the "trong" (inside) in modern Vietnamese.
州州 was reconstructed as "dio dio". This word probably meant "the prince" in ancient Yue language, but we know that words for prince or royal people in modern Vietnamese are all Sino-Vietnamese: hoàng tử, vương tử, vương tôn etc. So it's understandable that we can't find a Viet word to match with this. The closest word I can think of is "chúa" but then it's controversial whether chúa has Viet origin or Han origin (though chúa is a Sino-Viet word, many SEA languages have words that are similar to the word chúa, so perhaps this was originally a native Viet word?).
湛 was reconstructed as d(h)ǝmʔ by Starostin and I matched it with the word "đến" in modern Vietnamese, which means "to come".
(Sidenote: Karlgren reconstructed 湛 as kam but I don't know how he could fit the k- in there and I can't find a Viet word to match it if it was kam)
Chinese linguists matched this word with the Zhuang word daengz (which I suppose mean "to come" too).
Viet đến and Zhuang daengz are similar anyway as the -n ending in Vietnamese is linked to the -ng ending in many other languages.
For example:
Viet chân (leg) --- Yao ching --- Thai ʒǝ:ŋ.A --- Khmer ʒaǝŋ
Viet bùn (mud) --- Thai pung (mud)
Viet đèn (light) --- Chinese 燈 đăng
Viet đền (to compensate) --- Chinese: 償 thường
Viet tên (name) --- Chinese 姓 tính (surname)
Viet chôn (burry) --- Chinese 喪 tang
So 昌州州湛 (t'ang dio dio d(h)ǝmʔ) when matched with Vietnamese would be "[bên] trong, chúa chúa đến" (Here I just use the word "chúa" which means "lord" in Vietnamese for 州州 though I know it's controversial)
Next sentence: 州焉乎秦胥胥
Mandarin pinyin: zhou yan hu qín xu xu
Sino-Vietnamese: châu yên hồ tần tư tư
Old Chinese Reconstruction of Karlgren: tiôg gian g'o dz'ien siwo siwo
Old Chinese Reconstruction of Starostin:[州] ʔan wā ʒ́in sa sa
This sentence was translated as 王子会见赏识我小人感激感激
The word 州, as said above, means the "prince" or some term for a royal person. The closest Viet word to match this is chúa but it's doubtful.
I matched the word 焉 (gian or ʔan) with "nghiền" in modern Vietnamese.
Nowadays, the word "nghiền" in Vietnamese means "to addict". But the meaning "to love" and "to addict" is not much different. In the ancient Yue language it probably meant "to love something a lot" (as I said, meaning of words could change a lot after more than 2500 years)
The word 乎 was reconstructed as g'o by Karlgren and wā by Starostin.
I matched 乎 with the word "qua" in Viet, which means "I, me". Though today, this word is rarely used in Vietnamese, the Muong people still have the word "qua" for "I, me".
秦 and 胥胥 were probably some Yue words to describe emotions and I admit that many words for emotion in Vietnamese today are Sino-Vietnamese, therefore it was hard for me to find some pure Viet words to match 秦 and 胥胥. Nevertheless, I tried and here are what I come up with.
I matched 秦 (dz'ien or z'in) with "thẹn" in Vietnamese (also a variant "tẽn"). Remember that Viet t- and th- came from [s] or initials that are similar to [s]. So thẹn and tẽn were something like sẹn and xẽn.
Modern Vietnamese "thẹn" or "tẽn" means "feeling shy" or "ashamed"…as when a man asks a young woman to go on a date with him, she shyly says "yes"…"thẹn thùng" is a word usually used to describe girls or young women when they feel shy and have blushful face.
I matched 胥 (sa or siwo) with the word "xao" in Vietnamese.
In modern Vietnamese, we have the word "xao xuyến" (or "xuyến xao") to describe an emotion (usually for some kind of love, some kind of longing), which the Vietnamese-English dictionary translates as "stirred, excited".
"Xao động" in Vietnamese is "agitated"
胥胥 would be "xao xao" in Vietnamese
Perhaps 秦 was a duplicate of 胥 "xao" (as in "xuyến xao"). Duplicating a word is a common phenomenon in Vietnamese (xao xuyến, bồi hồi, băn khoăn, vu vơ, lộng lẫy, xót xa…)
So 州焉乎秦胥胥 (tiôg gian g'o dz'ien siwo siwo) when matched with Vietnamese would be "chúa nghiền, qua thẹn [và] xao xao" (vương tử yêu, thiếp thẹn và thấy xao xuyến) ~ the prince loves, I feel shy but happy
Next sentence: 缦予乎昭澶秦逾
Mandarin pinyin: màn yú hu zhào chán qín yú shèn
Sino-Vietnamese: Man dư hồ chiêu thiền tần du sấm
Old Chinese Reconstruction of Karlgren: mwân dio g'o t'jog d'ân dz'ien diu ts'âm
Old Chinese Reconstruction of Starostin: [缦] Ła wa taw dan ʒ́in lo [渗]
This sentence was translated as: 天哪知王子与我小人游玩。
The word 缦 was reconstructed as mwân by Karlgren. Chinese linguists matched this word with the word ngoènz in Zhuang language to mean "day" (ngoenz sounds like ngày in Vietnamese).
I matched this word with "buổi" in Vietnamese. The meaning of "buổi" is similar to "hôm" and "ngày" but it refers to only half of a day. We have phrases like "buổi trước", "buổi ấy" (mean "the day before", "that day"). Perhaps a variant of "buổi" is "bữa". Bữa means "day", and it also means "meal, repast". We also have phrases like "bữa trước", "bữa ấy" (equivalent to "buổi trước" and "buổi ấy").
b in buổi matches with m in mwan.
u in buổi matches with w in mwan
ô in matches with a in mwan
The only thing that seems strange is the -i and the -n ending.
Now I want to point out that there is a pattern of interchanging of [n] ending and [ i] ending from Chinese to Vietnamese as well as from other languages to Vietnamese.
Examine the following cases:
Chinese 鮮 (Sino-Viet: tiên) ~ Vietnamese tươi "fresh"
Chinese 線 (Sino-Viet: tuyến) ~ Vietnamese sợi "string, filament"
Chinese 奔 (Sino-Viet: bôn) ~ Vietnamese vội "to be in hurry, haste"
You see the [n] ending in Chinese and Sino-Vietnamese turn out to be [i] in native Vietnamese.
Why does that happen?
Because many [n] ending in Old Chinese was [r]. Examples:
鮮 shar ---> shan ---> sjen ---> tiên in Sino Viet
線 sor --> son --> sjwèn --> tuyến in Sino Viet
奔 poǝ̄rs --> poǝ̄n --> bôn in Sino Viet
If in Chinese [r] became [n] ending, in Vietnamese, it became [i]
鮮 shar --> shai --> suoi --> tươi in Vietnamese
線 sors --> sợi in Vietnamese
奔 poǝ̄rs --> pội --> vội in Vietnamese
The pattern of [r] becoming [i] in Vietnamese can also be seen in the following cases:
Chinese 唆 sōr ---> Vietnamese xui, xúi "to urge, to incite, to induce"
Chinese 熯 sŋārʔ ---> Vietnamese sấy "to dry or burn over fire"
There was a time when Chinese confused the [r] ending with the [n] ending; later both [r] ending and [n] ending were merged to become [n] ending.
So buổi could have been something like bwor and was transcribed as 缦 mwân into Chinese.
The variant "bữa" (means "day, meal") further supports an ancient form that is similar to bwor
Furthermore, Viet "buổi" and "bữa" are connected to "ngày" through "mwân" and the Zhuang word "ngoenz".
Chinese linguists link mwan to ngoenz in Zhuang.
Yet mwan sounds similar to buổi and bữa in Vietnamese.
While Zhuang ngoenz sounds similar to Viet ngày.
Tai language has the word *ŋa:i.A for "morning meal" and *ŋwa.A for "yesterday" and *ŋwan.A for "day".
Note that the meaning of "morning meal" and "day" are similar to the meaning of "bữa" (meal, day) in Vietnamese.
So in the old time, the word could have been something like ŋbwar. Then this word was splitted into several different words.
In Vietnamese, it's ŋbwar --> ŋar --> ngày (day) and ŋbwar --> bwar ---> bữa and buổi (meal, day, half a day)
In Zhuang, it's ŋbwar ---> ŋwar ---> ngoan (day)
In Thai, it's ŋbwar ---> ŋwar --> ŋwaj (morning meal) and ŋbwar --> ŋwar --> ŋwan (day)
When the Chinese recorded this word in the Yueren song, they heard ŋbwar and recorded it as mwan.
予 was already matched with đâu or nào in Vietnamese. 缦予 (mwân dio) would be "buổi nào" or "bữa nào" or "ngày nào"
乎 was already matched with "qua" in Vietnamese. But in this case, I suggest that it means "we" instead of "I, me" (Like "ta" could mean both "I" and "we" in Vietnamese).
昭澶 was reconstructed as taw dan in Starostin and t'jog d'ân by Karlgren.
I matched this word with "đu đưa" in Vietnamese.
In modern Vietnamese, the phrase "đu đưa" is used to describe the motion of "swaying back and forth". You can "đu đưa" on a swing, a cradle, and of course on a boat in the middle of a river too.
đu sounds similar to taw and t'jog as reconstructed by Starostin and Karlgren.
đưa was probably something like dur or dor and was transcribed as d'ân by Chinese (as said above, there was a time when Chinese confused -r ending with -n ending).
This is similar to the case of "chua" (sour). Modern Viet chua was probably from something like "chur", similar to 酸 śūr in Old Chinese. But later when -r ending was confused with -n ending, Chinese changed it to son then swan (toan in Sino-Vietnamese).
Similarly you can argue that "mưa" (rain) was something like mur or bur (~ mul, mol, mun, mon, bul, bol, bun, bon in other languages).
mây (cloud) was from something like mar or mor (~ mal, mol, man, mon in other languages).
But let's set this aside and back to the Yueren song.
In the phrase 逾渗, 逾 was reconstructed as diu by Karlgren and lo by Starostin.
I matched 逾 with the word "trôi" in Vietnamese which means "flowing, drifting"
We know many tr- in modern Vietnamese came from bl-
Examples: trăng <-- blăng; trời <-- blời; trái <-- blái; tro <-- blo
Therefore, it is very possible that Vietnamese trôi came from blôi.
Traces of blôi can be seen in the word bơi lội (swimming). Today bơi and lội are two separate words and can go alone, but they usually go together and were probably a split from the word blôi (meaning "to drift, to flow")
Another Viet word that is related to blôi and lội is nổi ("to float").
So to sum it up.
blôi --> bơi and lội (both mean "to swim" but the meanings are slightly different)
blôi --> trôi (means "drifting, flowing")
blôi --> nổi (nổi "floating")
blôi in ancient Vietnamese could have all of the above meanings (drifting, flowing, floating, swimming) and it also sounds close to 逾 "lo"
渗 was reconstructed as ts'âm
I matched this word with the word "suối" in Vietnamese which means "stream", though the endings are different. The -m ending in ts'âm was probably some kind of suffix. In Vietnamese today, we have the phrase "suối mơ" which means "dreamy stream" used to describe beautiful scenaries. The Yue girl probably sang "súi mơ" (assuming that Viet language at that time didn't have complicated vowels like uối), but the note on súi was long and the note on mơ was quick, so it got recorded as "súm"
So 逾渗 (lo ts'âm) when matched with Vietnamese would be "blôi súi-mơ" (means: drifting a long a dreamy stream or floating on a dreamy stream).
So to sum up, the sentence 缦予乎昭澶秦逾渗 (mwân dio g'o t'jog d'ân dz'ien lo ts'âm) when matched with Vietnamese would be "buổi nào qua [lại] đu đưa thẹn trôi suối-mơ" (which could be roughly translated to English as "will there be another day when we can be together on the swaying boat, drifting along the beautiful stream").
If some of you wonder why I didn't incorporate the word "thẹn" (shy, shyly) into the English translation, it's because it would sound awkward in English if I do. However in Vietnamese, it sounds perfectly fine. Like "thẹn bước trên đường" (shyly walk on the road), "thẹn trôi trên sông" (shyly flow along the river).
The last sentence: 惿随河湖 Old Chinese Reconstruction of Karlgren: ziek zwie g'â g'o
Old Chinese Reconstruction of Starostin: [惿随] ghāj ghā
This sentence was translated as: 小人喉中感受。
When I look at the phrases "ziek zwie" and "g'â g'o", I think of "tức thở" and "nghẹn ngào" in Vietnamese.
Since many Vietnamese t came from s, tức thở would be xức sở in Old Vietnamese. Though "xức sở" is not exactly like "ziek zwie", it is quite close.
"tức thở" in modern Vietnamese means to feel suffocatting, unable to breath.
"nghẹn ngào" in modern Vietnamese means to feel choked by tears, choked with emotion.
(nghẹn means "choked", ngào is a duplicate of nghẹn; but "nghẹn ngào" means to be choked with emotion).
"nghẹn" has an -n ending so it doesn't match much with 河 g'â or ghāj.
河 was probably "ngạt", which means the same thing as "nghẹn"
"ngạt ngào" matches with 河湖 "g'â g'o" more than "nghẹn ngào"
or perhaps 河湖 g'â g'o was "ngạt cổ"? (cổ means "throat")
The phrase "nghẹn ngào" in modern Vietnamese (which means to be choked with emotion, to be overwhelmed with emotion, so much that makes a person unable to talk) probably stemmed from some old Viet phrases like ngạt cổ or nghẹn cổ (ngạt/nghẹn = choked; cổ = throat).
So 惿随河湖 when matched with Vietnamese would be "tức thở nghẹn ngào" (to be so overwhelmed with emotion that a person feel choked and unable to talk, speechless).
Now let's look at the whole song:
滥兮抃草滥予?glâm jiei b'ian ts'ôg glâm dio?
昌枑泽予? t'iang g'o d'àk dio?
昌州州湛 t'iang tiôg tiôg dâm
州焉乎秦胥胥 tiôg gian g'o dz'ien siwo siwo
缦予乎昭澶秦逾渗 mwân dio g'o t'jog d'ân dz'ien lo ts'âm
惿随河湖 ziek zwie g'â g'o
Vietnamese:
Hôm nay biết chắc hôm nào?
Trong ghe là-ngài nào?
Trong ghe, chúa chúa đến
Chúa nghiền, qua thẹn xao xao
Buổi nào [chúng] qua [lại] đu đưa thẹn trôi suối-mơ
[Ôi thiếp thấy] tức thở nghẹn ngào
English translation of Yueren song based on Vietnamese
Is there anyone know which night it is tonight? (or Is there anyone know which day it is today?)
Who is that person inside the boat?
Oh, Inside the boat is the prince
Being cherished by the prince, I feel shy but also stirred and happy.
Will there be another day when we can be together on the swaying boat, shyly drifting along the beautiful stream?
Oh I'm so overwhelmed with emotion.
Ok, that's it.
I know my "decoding" of the Yueren song based on modern Vietnamese language is not 100% solid and there may be some flaw or mistake in it, but please give me a break (as in don't be too harsh when you criticize my mistakes) as I am comparing a song written in a language that existed 2500 years ago transcribed into another language by non-native speakers of the original language with a modern language that has undergone much influence from Chinese. I don't think any expert linguist can match that language in Yueren song perfectly with any modern language, let alone an 18-year-old Vietnamese girl like me. But I just want to share what I've found…So any comment or correction on this?
liketolearn
Age: 20 years old
Location: Southern California
Interests: Asian history and culture
Main Interest in CHF: Asian History
Specialisation / Expertise: Vietnamese language
Source: http://www.chinahistoryforum.com/index.php?/topic/
30242-yueren-ge-%26-36234%3B%26-20154%3B%26-27468%3B-and-vietnamese-language/
VIỆTNHÂN CA
Author:Đỗ N. Thành
Nhạn Nam Phi
Năm nầy bảo với năm xưa
Thương chàng hoàng tử thương chiều chiều xưa
Sớm chiều em hận tương tư
Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.
(Đỗ N. Thành dịch)
PHÁT HIỆN LẠI VỀ VIỆT NHÂN CA (越人歌)
by Thanh Đo
Việt nhân ca quá nổi tiếng. Sau khi được đưa vào phim và hát thì nổi lên phong trào tìm hiểu Việt nhân ca trong dân gian chứ không còn là chuyện của các chuyên gia nghiên cứu văn hóa. Nổi tiếng vì có thể nói đó là bài thơ tình đầu tiên, bài dân ca xuất hiện sớm nhất được ghi nhận trọn vẹn, cách nay khoảng 2800 năm…
Tóm tắt về bối cảnh ra đời của Việt nhân ca: Lưu Hướng (刘向) là cháu bốn đời của Lưu Giao (刘交). Lưu Giao là em của Lưu Bang (刘邦) cao tổ của nhà Hán. Lưu Hướng là tác giả của sách Thuyết uyển (说苑). Sách có chương kể chuyện “Tương Thành Quân Thủy phong chi nhật” (襄成君始封之日). Tương Thành Quân là Sở Tương Vương (楚襄王) tên hiệu là Hùng Hoành (熊橫). Trong câu chuyện có nhắc đến Ngạc Quân Tử Tích (鄂君子皙) là vua Sở Hùng Ngạc (楚熊咢) dùng thuyền dạo mát ngoạn cảnh thì có người chèo thuyền hát bài dân ca Việt. Ngạc Quân Tử Tích nhờ người ghi lại và phiên dịch ra tiếng "Sở" là bài "Việt nhân ca".
Nguyên văn đoạn đó như sau:
"襄成君始封之日,衣翠衣,带玉剑,履缟舄(舄:xi4,古代一种双层底加有木垫的鞋;缟舄:白色细生绢做的鞋),立于游水之上,大夫拥 钟锤(钟锤:敲击 乐 鼓的锤子),县令执桴(桴:鼓槌)号令,呼:“谁能渡王者于是也?”楚大夫庄辛,过而说之,遂造托(造托:上前求见)而拜谒,起立曰: “ 臣愿把君之手 ,其 可乎?”襄成君忿然作色而不言。庄辛迁延(迁延:退却貌)沓手(沓:盥之误字,盥手即洗手)而称曰:“君独不闻夫鄂君子皙之泛舟于新波 之中也?乘青 翰之舟 (青翰:舟名,刻成鸟形的黑色的船),极(:man2,上艹下两;芘:bi4。芘:不详为何物,疑为船上帐幔之类),张翠盖而检 (检 :插上) 犀尾 ,班(班 ,同“斑”)丽袿 (袿:gui1,衣服后襟,指上衣) 衽 (衽:ren4,下裳),会钟鼓之音,毕榜枻(榜:船;枻,yi4,桨。榜枻:这里指代船工)越人拥 楫而歌, 歌辞曰:‘滥 兮抃草滥予,昌枑泽予昌州州,饣甚州州焉乎秦胥胥,缦予乎昭,澶秦踰渗,惿随河湖。’鄂君子皙曰:‘吾不知越歌,子试为我楚说之。’于是 乃召 越译,乃楚说之 曰:‘今夕何夕兮,搴中洲流。今日何日兮,得与王子同舟。蒙羞被好兮,不訾诟耻。心几顽而不绝兮,知得王子。山有木兮木有枝,心说君兮 君不知。’ 于是鄂君 子皙乃揄修袂,行而拥之,举绣被而覆之。鄂君子皙,亲楚王母弟也。官为令尹,爵为执圭,一榜枻越人犹得交欢尽意焉。今君何以踰于鄂 君 子皙,臣何以独不 若榜枻之人,愿把君之手,其不可何也?”襄成君乃奉手而进之,曰:“吾少之时,亦尝以色称于长者矣。未尝过僇(僇:lu4,羞辱)如此之 卒也 。自今以后,愿以 壮少之礼谨命。”
Dịch nghĩa:
“Ngày đầu tiên Tương Thành Quân được phong quan tước, mặc áo đẹp, đeo kiếm ngọc, mang cao guốc, đứng phía trên dòng nước, đại phu gõ nhạc, đánh trống. Lệnh rằng: "Ai có thể đưa bổn vương lên đò?" Sở đại phu Trang Tân bước lên phía trước bái kiến, đứng thẳng nói rằng: "Thần nguyện nắm tay của quân vương, có được không ?" Tương Thành Vương phẫn nộ, mặt biến sắc và im lặng. Trang Tân mất mặt, phủi tay nói rằng: " Quân vương không nghe qua chuyện Ngạc Quân Tử Tích dạo thuyền trên làn sóng mới sao? Trên thuyền Thanh Hàn, cắm cờ xí, khoác áo choàng đẹp. Trong tiếng chuông trống, người chèo thuyền là người Việt đã hát. Lời hát là "Lạm hề biện thảo biện dư, xương Hoàn trạch dư xương châu châu, Thực thẩm châu châu yên hô tần tư tư, mạn dư hô chiêu, thẳn tần du sâm, đề tùy hà hồ ." Ngạc Quân Tử nói: " Ta không hiểu Việt ca, thử cho ta hiểu bằng tiếng Sở." Thế là cho người phiên dịch, bằng tiếng Sở nghiã là: "Kim tịch hà tịch hề, khiên trung châu lưu, kim nhật hà nhật hề, đắc dĩ vương tử đồng Chu. mông tu bị hảo hề, bất hiềm cấu sĩ. tâm kỷ phiền nhi bất tuyệt hề, tri đắc vương tử. Sơn hửu mục hề mục hửu chi, tâm thuyết quân hề quân bất tri.” "Nghe xong, Ngạc Quân Tử Tích xăn tay áo, đến ôm lấy, dùng mền thêu mà đắp lên. Ngạc Quân Tử Tích là em cùng mẹ với Sở vương, làm quan Lịnh-Doãn, tước vị cao sang, mà còn có thể cùng vui tận hết ý với người chèo thuyền Việt. Nay sao quân vương lại do dự hơn Ngạc Quân Tử Tích, thần tại sao không bằng người chèo thuyền, muốn nắm tay quân vương, tại sao lại không được ?" Tương Thành Quân đưa tay ra bước tới, nói: "ta từ nhỏ đã được người lớn khen đàng hoàng, chưa từng bất ngờ gập qua cảnh nầy. Từ nay về sau xin nghe lời chỉ dạy của tiên sinh."
Chính nhờ đoạn văn này mà Bài ca của người Việt còn tới ngày nay. Từ văn bản Hán ngữ đã nhiều người dịch ra tiếng Việt. Và đây là bản dịch có thể được coi là chuẩn:
Việt nhân ca
(Bản dịch Việt ngữ trên Diễn Đàn của Viện Việt Học)
Đêm nay đêm nào chừ, chèo thuyền giữa sông
Ngày này ngày nào chừ, cùng vương tử xuôi dòng.
Thẹn được chàng mến yêu chừ, nào chê phận thiếp long đong
Lòng rối ren mà chẳng dứt chừ, được gặp chàng vương tông
Non có cây chừ, cây có cành chừ; lòng yêu chàng chừ, chàng biết không?
Hơn hai nghìn năm nay, giai thoại vẫn nằm trong sách. Bao thế hệ đã đọc và ngợi ca đều bằng lòng với bản dịch mà chưa ai nghiên cứu nguyên văn của bài ca tức là bản tiếng Việt! Phải chăng đó là thứ ngôn ngữ bị mai một mà bao tháng năm do không hiểu được nên lớp lớp tài tử văn nhân bằng lòng với cái bóng, cái hình?
Biết bao nhiêu chuyên gia ngôn ngữ học cuả nhiều thế kỷ cận đại đã bỏ công nghiên cứu Ký âm của Việt Nhân Ca là ngôn ngữ gì? Tập hợp cuả tập thể nghiên cứu Việt nhân ca gồm những người am hiểu hầu hết các ngôn ngữ, họ dẫn chứng là ký âm của Việt nhân ca có thể giãi thích bằng tiếng nói các dân tộc : Tráng tộc 壮族、Đồng Tộc 侗族, Bố y Tộc 布依族, Thái tộc 傣族, Thủy tộc水族, Mao Nam tộc 毛南族, Hạ lào tộc 仫佬族, Lê tộc 黎族...Vì các dân tộc nầy đều có nguồn gốc từ Cổ-Việt-Tộc 古越族。Và cuối cùng thì Thuyết Ký âm Việt Nhân Ca được kết luận là của người Choang-Tráng Tộc ...
...Hiện giờ Việt nhân ca được biết như là bài dân ca của dân tộc "Choang", được ghi lại bằng ký âm bởi người Sở thời Xuân-Thu.* Một số ý kiến cho rằng lịnh doãn nước Sở là Ngạc Quân Tử Tích sau khi nghe bài hát của người Việt rồi nhờ người phiên dịch ra tiếng Sở. Sở quá rộng lớn nên Bắc Sở thường tự xưng là Kinh Sở và Nam Sở tự xưng là Tương Sở hay Tượng Sở. Trong lịch sử xưa có khi Nam Sở tách ra độc lập là nước Dương Việt. Nếu ngược thời Xuân thu đi về xa nữa, thì tận xa xưa có “lịnh doãn" của nước Sở là Tử Văn vào triều đình nhà Chu nói chuyện bằng tiếng Sở mà nhà Chu xưng là Hoa lại không ai hiểu... Điều nầy được ghi nhận trong Sử ký. Xin quí vị xét kỹ yếu tố câu chuyện nầy mà đừng lầm rằng tiếng Sở là tiếng Hoa. Ngay cả "lịnh-doãn" nước Sở nghĩa là gì thì người Hoa cũng không biết, nên chỉ ghi chú: quan "lịnh-doãn" là chức quan tương đương với "tể tướng" hay gọi là "thừa tướng". Thực ra lịnh- doãn (令尹) là từ đa âm cổ: quan lịnh-doãn hay quan loãn là quan loan là quan lang chỉ có trong tiếng Việt và người Việt mới hiểu. Quan chức người Việt thời Hùng Vương được gọi là quan lang là loan, khi ký âm bằng chữ vuông thì biến thành lịnh - doãn (令尹). Thời Xuân thu vẫn dùng ngôn ngữ Việt làm tiếng phổ thông giữa các quốc gia nhỏ ở Trung Nguyên và gọi là Nhã ngữ. Nhã ngữ là Việt ngữ mà ngày nay cũng bị gọi là Hoa ngữ, đã đơn âm hóa nên nhiều người lầm tưởng "Việt" "Hoa" là hai ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ "Trữ-la" thôn thì thực ra là "Tử la" thôn có nghĩa là “thôn Tả". "Trả" “tả” hay "trái" chính là "Tó" (Triều Châu), “Chỏ" (Quảng Đông), "Chò" (Bắc Kinh) dù chung một gốc mà sau khi biến âm thì vùng nầy lại không hiểu ngôn ngữ vùng kia.
*Điều quan trọng cần lưu ý, là nhà nghiên cứu cổ nhạc cuả các dân tộc ở Trung quốc là ông Phùng Minh Tường đã khẳng định "Việt Nhân ca" bị cho là tiếng Choang thật sự không ổn! vì tìm hết các thể điệu Dân Ca cuả Choang không hát được "Việt Nhân ca" trong khi đó là 1 bài dân ca. nhưng ông ta cũng không tìm ra được "Việt nhân Ca" là của Dân tộc nào.
* Ký âm tiếng Việt của bài ca được ghi lại là:
滥兮抃草滥予 Lạm hề biện thảo lạm dư
昌枑泽予昌州州 Xương hằng trạch dư xương châu châu
饣甚州焉乎秦胥胥 Thực thầm châu yên hồ tần tư tư
缦予乎昭 Mạn dư hồ chiêu
澶秦逾渗惿随河湖 thìn tần du sâm, đề tuỳ hà hồ
(Bản ký âm nầy khi phiên ra Hán-Việt thì thường bị thiếu một chữ ở câu số 3:"饣", đó chính là chữ 飠-Thực.)
Phiên dịch ra Hán Việt cho một bài dùng chữ tượng hình cổ để "phiên âm" tiếng Việt thì sẽ rất là khó vì có chữ không còn được dùng nữa, nên không có trong từ điển. Mà dù cho có tra tự điển thì chưa chắc đúng bởi vì giọng đọc ở các địa phương khác nhau. Thêm nữa, cách nhau đến ngàn năm thì tiếng nói và cách viết của một số chữ có thể thay đổi và lại biến âm theo từng miền ngôn ngữ v v... Bản ký âm nầy cho đến nay vẫn bị cho là phiên âm để ghi lại tiếng "Choang" tức là tiếng "Thái" của Tráng tộc.
Nay tôi xin trình bài "Phục nguyên" những chữ ký âm cuả Việt Nhân ca như sau :
Chữ đã ghi lại Việt nhân ca được thể hiện bằng 33 chữ. Xin trình bày lại và xếp theo ý tôi:
滥兮抃草滥予昌枑泽予昌州州飠甚州焉乎秦胥胥缦予乎昭澶秦踰渗惿随渗惿随 ...河湖。
- Đó là tiếng Việt, xin sắp xếp lại, vì rất quan trọng, cho đúng thơ lúc -bát , 6-8: (chú ý 2 chữ có gạch nối là 1 chữ "đa âm")
滥兮抃-草滥予 Lạm hề biện-thảo lạm dư
昌枑泽-予昌州州飠 Xương hoàng trạch-dư xương châu thực
甚州焉乎-秦胥胥 Thẩm châu yên hô-tần tư tư
缦予乎-昭澶秦踰渗惿-随 Mạn dư hô-chiêu thìn tần du sâm đề-tùy.
...河湖。 Hà Hồ.
* Để dịch bài này từ tiếng Việt xưa ra tiếng Việt nay : xin giải thích những ký âm của Việt nhân ca:
滥 : "Lạm" là "Lam" hay "nam" tức là "Năm", "L" và "N" thường là biến âm, ngày nay màu "Lam" tiếng Triều Châu là "Nam". Rất nhiều nơi ở Quảng, Triều, Việt thường lẫn lộn "L" và "N".
兮: Hề... hầy, nầy, nè, đây... nhiều biến âm.
抃草: Biện-thảo là từ đa âm của "bảo".
予: "Dư" còn có âm "ia" (Triều Châu, Bắc kinh): Năm "dư" có thể như ngày nay là "năm kia", "năm Xưa" ;
昌: ký âm "xương" là "thương". Ngày nay tiếng Quảng Đông-thuần Việt là "Sẹc", Triều Châu-thuần Mân Việt là "Siaiê".
枑: "Hằng" hay "Hoàng".
泽予: "Trạch-Dư" hay "Trạch-Dử" là "Trử” hay "Tử",
飠: Thực, tiếng Quảng Đông à sực, Bắc kinh à Sữa: phát âm như là "Xưa".
甚 : Thẩm hay Thậm là Sẩm, sửm, sơm tiếng tiếng Quảng Đông, và Bắc kinh "Sum" phát âm như "Sớm".
州: Châu, phát âm Mân Việt -Triều Châu thì đọc là "Chiêu", "Chiệu" như "Chiều".
焉: (zen) Hiện nay phiên âm là "Yan" phát âm tiếng Bắc Kinh như em.
乎秦: "Hô-tần" đa âm, là "Hận" đơn âm.
乎昭: "Hô-chiêu" đa âm là "Hiểu" đơn âm.
澶: "Thẳn" hay "Đặng" hay "được". Nếu tra tự điển và phiên dịch là "Thìn" hay "chiền" là không đúng! Bên trái là bộ "Thủy" và bên phải là chữ "Đàn", đọc là "Thẳn" hay "đặng" và nghĩa là "nước xối... thẳng, thông, đặng". Tiếng Quảng Đông: "Thànn", Tiếng Triều Châu: "thànn" hay "thạnn".
胥胥: "tư tư" là Tương Tư.
秦踰: Tần Du, là ký âm "tình duyên" hay "tình yêu", 秦 là Tsình của tiếng Triều Châu ngày nay, 踰, du, Duyè (Quảng đông), Dua (Triều Châu).
渗: "Sâm" là Sâu, tiếng Quảng Đông ngày nay "sâu" vẫn là "Sâm".
惿随: "Đề-Tuỳ" đa âm là "đùy" đơn âm, là "đầy"
河- Hà: Hò 湖- Hồ: Hớ
Như vậy, nghĩa Việt của bài ca như sau:
Năm nầy bảo năm xưa
Thương Hoàng tử thương chiều chiều xưa
Sớm chiều em hận tương tư
Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.
....Hò Hớ.
Theo khảo cứu của tôi thì Việt nhân ca là thơ lục bát của tiếng Việt, phù hợp với câu hò của dân ca Việt. Nếu thể hiện bài ca bằng thể lục bát ngày nay thì sẽ là:
Hò... ... hớ...
Năm nầy bảo với năm xưa
Thương chàng hoàng tử thương chiều chiều xưa
Sớm chiều em hận tương tư
Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.
Việc khảo cứu và giải mã bí mật của Việt nhân ca, đối với tôi rất là dễ bởi vì tôi biết chữ tượng hình người Hoa đang dùng vốn là chữ Việt. Khi nghiên cứu cổ sử, tôi thường đọc theo nhiều phương ngữ khác nhau là Bắc Kinh, Quảng Đông, Triều Châu, Hán Việt. Vì thế có thể nói, nhìn vào Việt nhân ca là thấy được bài thơ Việt liền! Thích thú với chi tiết 2800 năm về trước, tiếng Việt đã dùng "biện- thảo" là "bảo" , "nầy" kia, "nầy" xưa, "thương chiều chiều xưa", "em hận tương tư" v v... Nhưng có điều tôi chưa biết "Hò...hớ" là nghĩa gì và cũng chưa bao giờ nghĩ đến sẽ tìm hiểu "Hò......Hớ" là gì! Vậy mà Việt nhân ca bản gốc đã làm tôi kinh ngạc và "ngộ" ra rằng "Hò...hớ" là dân ca của người Việt khi gắn bó với sông hồ, với ghe, thuyền: Hò...Hớ nghĩa là "Hà 河" ..."Hồ 湖 "