Ziendan TiengViet
TRANGNHÀ VNY2K
TRANGCHỦ   Ghidanh   Ðăngnhập   Danhsách thànhviên
Xem thưriêng   Banquảntrị   Tìmkiếm   Thắcmắc chung

Góp ý về bài viết "Cải Cách Tiếng Việt" của Tâm ÐoànViệt
:: Diễnđàn tiếngViệtVNY2K - Vietnamese2020Sửađổi cáchviết chữViệt
Tácgiả
Tiểumục bàiđăng trước | bàiđăng kế »
dchph

Ziendan.net

Hồsơ
Gianhập: Nov.15.2002
Nơicưtrú: Global Village
Trìnhtrạng: [hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
IP: IP ghinhập
Góp ý về bài viết "Cải Cách Tiếng Việt" của Tâm ÐoànViệt

Ngườiviết: Nguyễn Phước Ðáng


Tôi ngán ngẩm, bi quan về chuyện cải tiến chữ Việt bằng cách viết dính chùm, nên từ khá lâu tôi không quan tâm đến nó nữa. Mới đây, bổng tôi nhớ lại, muốn biết xem bây giờ chuyện viết dính chùm đi đến đâu rồi, tôi bèn mở www.vny2k.com lên xem. Tôi đọc được bài mới "Cảicách TiếngViệt: Xâydựng Chữviết và Lốiviết TiếngViệt Tânđại cho Người Việtnam" của tác giả Tâm ÐoànViệt. Tôi cảm hứng viết bài nầy.

Bài viết của ông Tâm ÐoànViệt viết bằng tiếng Việt tân đại, từ ngữ kép viết dính liền, máy computer đếm được 26.015 chữ. Chắc máy đếm chữ dính chùm là một. "Xâydựng chữviết và lốiviết tiếngViệt tânđại", máy đếm được 6 chữ chứ không phải 11 chữ như thông thường nhiều người viết hiện nay. Vậy đem xé rời các chữ ông Tâm ÐoànViệt viết trong bài, thì chắc máy đếm dám lên đến cả 50.000 chữ. Năm chục ngàn chữ kể ra cũng khá dài, nhưng cũng chỉ dài trong khuôn khổ một bài viết biên khảo mà thôi, chứ chưa như là một cuốn sách. Vậy mà ông Tâm ÐoànViệt ghi ra đầy một trang mục lục cho bài viết đó.

Theo mục lục, bài viết chia ra làm 4 phần và lời kết. Phần thứ hai có 2 vấn đề. Vấn đề thứ hai có 4 tiểu mục.

Phần thứ nhất, tác giả kể ra theo thứ tự thời gian trước sau, chữ viết dùng trong ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam: chữ Hán, rồi chữ Hán và chữ Nôm song hành. Sau cùng là chữ quốc ngữ cho tới bây giờ. Tác giả khen chữ Hán vừa ghi được hết lời nói của dân Tàu (Trung quốc) vừa biểu ý, nhìn mặt chữ mà biết ý nghĩa của chữ. Ông nhận định thêm: Nhờ tính biểu ý đó giúp trí tuệ người Tàu tiến bộ để trở thành những con rồng Châu A¨. Nhưng chữ Hán không thích hợp cho dân Việt, vì nó không ghi hết được tiếng nói gốc Việt (thuần Việt). Người Việt có bổ sung khuyết điểm đó, bằng cách chế tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói thuần Việt. Nhưng chữ Nôm chưa hoàn chỉnh. Vả lại muốn đọc được chữ Nôm thì phải thông chữ Hán. Hai khối lượng chữ Hán và chữ Nôm làm cản trở trí tuệ và tiêu hao năng lực dân Việt. Chữ viết quốc ngữ là vị cứu tinh cho dân tộc Việt. Xin trích một đoạn của tác giả:

"Hệthống chữQuốcngữ đã ghilại và thểhiện tiếngViệt mộtcách hoànthiện đầyđủ, chuẩnxác thậtsự dễ học dễ nhớ để đọc thông viết thạo, thaythế cho hệthống chữ Hán-Nôm khổnglồ, phứctạp cựckỳ khóhọc, khó nhớ. Chúngta vôcùng cảmkích, biếtơn những người có công sánglập và truyềnbá chữquốcngữ để dântộc ta có điềukiện thuậnlợi cho mọi tầnglớp nhândân tiếpxúc với ánhsáng trithức mộtcách rộngrãi trên toàn đấtnước như ngàynay."

"... dântộc ấy đã thựchiện một sựthayđổi lớnlao có tầmquantrọng vĩđại là thaythế bộchữ Hán-Nôm vốn đã lạchậu ngày càng trởnên cảntrở sựpháttriển của dântộc bằng hệthống chữLatinh khoahọc, nềntảng trithức của các quốcgia vănminh hiệnđại nhất thếgiới..."


Cho đến chừng mực đó thì chả có gì lạ để góp ý. Nhưng ông Tâm ÐoànViệt nhận định thêm:

"... Tuynhiên do thiếu tính biểuý của chữviết nên nềngiáodục chữQuốcngữ hiệnnay khôngthể tránhkhỏi mộtsố tồntại và hạnchế nhấtđịnh như :

· Tìnhtrạng và chấtlượng giáodục còn thấpkém chưa đápứng được các nhucầu đòihỏi của thờiđại.
· Hiệuquả tiếpnhận kiếnthức của họcsinh chưa cao, tìnhtrạng họcvẹt quaycóp, gianlận trong thicử có
xuhướng ngày càng phổbiến.
· Khảnăng độclập tưduy, sángtạo của họcsinh hạnchế, thiếu tínhchủđộng, tự tìmtòi, suynghĩ trong họctập biểuhiện ở tìnhtrạng họcthêmhọcnếm trànlan, họcsinh tiếpthu bàivở mộtcách thụđộng, sựdạy và học mang tínhchất một chiều thầy đọc trò chép.
· Những hạnchế trong việcdạy và học dẫnđến nhiều hiệntượng tiêucực như: mua điểm, mua bằng, thi kèm, thi hộ, bằng giả, chứngchỉ giả... làm nhứcnhối xãhội."

Những hạnchế trên chỉ là những hiệntượng mang tínhchất thờikỳ, tấtyếu phải trảiqua trong giaiđoạn khởiđầu, chuyểnmình bướcvào thờiđại vănminh, tươisáng của người Việtnam....”

"... Nhưvậy những hạnchế, nhứcnhối trong nếngiáodục chữQuốcngữ hiệnnay là hiệntượng tấtyếu, mang tínhchất thờikỳ do ảnhhưởng của các tàndư vănhóa Hán-Nôm kéodài hàng trăm năm (câunệ sựnômna phứctạp và kiểudạng chữviết từng âm truyềnthống) khôngthể xoábỏ trong phútchốc mà phảicó thờigian tinhlọc, loạitrừ và hoànthiện lâudài.

Ngoàira còn do chúngta chưa thựcsự nhậnthức đúngđắn, chưa khaithác hết ưuđiểm của hệthống chữLatinh tạo điềukiện tốiđa cho sựpháttriển trítuệ của người Việtnam."


Vì đoạn trích dẫn trên, tôi xin góp ý về phần thứ nhứt của tác giả:

Tác giả viết đầy 2 trang giấy lớn có ca ngợi chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, có chỉ ra chỗ kém của mỗi thứ chữ (Khuyết điểm của chữ Hán, chữ Nôm thì mọi người đều thấy biết. Còn khuyết điểm của chữ quốc ngữ mới chỉ là trong tưởng tượng) để rồi ông đưa ra 2 điều để làm nền tảng cho chuyện cần phải thay đổi cách viết chữ quốc ngữ:

1) Chữ Việt viết rời làm mỗi chữ vô nghĩa, từ đó làm ngăn trở trí tuệ người Việt.
2) Chữ Việt viết rời làm cho nền giáo dục hiện nay của đất nước tồi tệ (4 điểm tồi tệ).

Chữ quốc ngữ có 6.000 chữ đơn ứng với 6.000 tiếng đơn người Việt nói ra, không đủ để diễn đạt hết ý nghĩa người ta muốn nói, nên sanh ra chuyện một chữ có nhiều nghĩa. Nói cách khác, dùng một chữ đặt tên cho nhiều thứ trên đời. Chỉ có một chữ "thông" mà nó có nhiều nghĩa, cây thông khác thông thái, khác thông hơi... (Lật từ điển ra thấy vô số chữ có nhiều nghĩa như vậy) Chữ Tàu có cái ưu điểm là mỗi chữ tuy đồng âm, nhưng viết ra, mỗi chữ có mặt chữ khác nhau. Thấy mặt chữ là người ta biết chữ thông đó có nghĩa là gì. Chữ Tàu có tính biểu ý là vậy. Cái gì làm cho chữ Tàu biểu ý? Chữ Tàu có mấy trăm bộ chữ ghi kèm theo phần chánh của chữ. Biết âm của phần chánh, nhìn bộ chữ kế bên, người ta có thể hiểu được nghĩa của chữ đó (Có thể không cần lật từ điển) Chữ quốc ngữ không có khả năng đó. Chữ "thông" đứng một mình không phải là vô nghĩa, nó có 3- 4 nghĩa, nhưng chưa xác định được nghĩa nào, mình phải nhìn trước xem sau xem nó kề cận chữ nào. Thấy chữ phía trước là chữ "cây" hay "rừng" hoặc "ván", thì biết ngay "thông" đó là một loại cây, một loại gỗ. Thấy phía sau có chữ "hơi", chữ "ống cống" thì biết "thông" đó là làm cho thoáng hơi, thoáng ống cống... Tôi viết ra để phân tích thì chậm chạp chứ cái công việc để xác định chữ "thông" nghĩa là gì thật nhấp nháy, nhanh như tia sáng, nếu từ trước ta biết nghĩa của tiếng "thông". Một người ngoại quốc học biết đọc chữ Việt rồi, chưa biết nghĩa tiếng "thông" nào hết mà nhìn mặt chữ "thông" thì vô phương hiểu nghĩa. Nó không tượng hình, biểu ý gì cả. Bạn có viết "câythông", "thônghơi", "thôngthái" thì những chữ dính chùm đó cũng chả giúp họ hiểu được ý nghĩa gì cả các chữ đó, nghĩa là các chữ dính chùm, mà bạn gọi là chữ đaâmtiết, không có biểu ý gì cả. Viết rời hay viết dính liền, chữ Việt đều không có chỗ nào có dấu hiệu biểu ý hết.

Tóm lại, những ai nói rằng chữ viết rời là chữ vô nghĩa, chữ viết dính liền là chữ biểu ý, theo tôi, đó là viết theo tưởng tượng của mình, viết theo áp đặt của mình. Làm một thí nghiệm nhỏ: Một người học chữ Việt đến khả năng đọc thông được chữ quốc ngữ (Cỡ lớp Hai, lớp Ba) nhưng chưa biết nghĩa các chữ "lập, trình, viên", thì khi gặp 3 chữ rời "lập trình viên" hay 2 chữ dính liền "lậptrìnhviên" họ đều bí, không biết nghĩa là gì. Vậy chữ viết rời hay chữ viết dính liền không có tác dụng gì để làm người khác hiểu ý nghĩa của một từ. Nói cách khác, chữ quốc ngữ là thứ chữ ghi âm, không cách nào làm nó trở thành thứ chữ biểu ý được.

Nhận định "chữ viết rời là vô nghĩa" là nhận định sai. Tôi nhắc lại chữ viết rời khả dụng nào cũng có nghĩa. Chữ quốc ngữ (và tất cả các thứ chữ khác cũng vậy) có nhiều chữ viết rời có nhiều nghĩa, nếu nó đứng một mình thì mình không xác định được nó nghĩa gì. Nếu nó đứng trong câu thì chỉ cần một chớp mắt là xác định được nghĩa của nó. Một tác giả, ông Ðoàn Xuân, cho rằng 2 chữ gần nhau mà có dấu gạch nối ở giữa thì cái gạch nối đó làm đống băng nghĩa của 2 chữ rời đó, nghĩa là, nghĩa của 2 chữ đó không dời đổi, dù mỗi chữ có nhiều nghĩa. Từ đó, ông Xuân kêu gọi nên viết có dấu nối các từ kép. Công dụng của dấu gạch nối đúng là như vậy trong việc tạo từ. Chữ Việt không có bộ chữ, nên nhìn vào một chữ có nhiều nghĩa, không ai có thể phân định được nó nghĩa nào, tiền nhân nghĩ ra cách cột trói 2 chữ lại để 2 chữ đó tự xác định ý nghĩa của mình, mà không chạy qua ý nghĩa khác. Bây giờ, những người chủ trương viết dính liền nhằm nhiều mục đích hơn tiền nhân dùng dấu gạch nối. Ngoài chuyện tạo từ kép, ông Nguyễn Cường còn cho thấy chữ dính liền làm cho trí óc người đọc nhanh hơn, vừa thấy mặt chữ đoạn đầu( chưa cần đọc hết ra tiếng thì đã có ý niệm chữ đó có ý nghĩa gì rồi!) Người dùng computer để viết cũng nhanh hơn, vì khỏi gõ 1 hay 2 space. Viết nhanh hơn, đọc nhanh hơn, vậy tiết kiệm được nhiều thì giờ hơn. Thì giờ tiết kiệm đó dồn lại để mỗi người học thêm thì trí tuệ sẽ trí tuệ hơn, làm kinh doanh sẽ có lời nhiều hơn bằng thì giờ có thêm, bằng trí tuệ cao hơn... Chưa nói, chữ dính liền tương ứng với chữ nước ngoài, sau nầy máy sẽ dịch dễ dàng, không sai (tôi thí dụ: tiếng Anh có chữ "university" mình viết dính liền "trườngđạihọc" thì dễ cho máy dịch) Những điều ông Nguyễn Cường làm nền tảng để hô hào viết chữ dính liền nghe ra có khoa học hơn ông Tâm ÐoànViệt, nhứt là ông Nguyễn Cường viết từ tốn, khẳng định nhưng khiêm cung. Ông Nguyễn Cường tính ra được bằng thí nghiệm (ông viết vậy) số thì giờ li ti sai biệt giữa đọc và viết 2 chữ rời với 2 chữ viết liền. Ai tin những điều ông Cường viết thì dễ được thuyết phục để viết dính liền như những nhà cải cách tiếng Việt kiểu đó. Nhưng, theo tôi, tiếc thay, có quá nhiều người chưa tin. Nhứt là người ta không tin tiết kiệm được ngần ấy thì giờ thì trí tuệ mình sẽ khá hơn. Ði chơi cuối tuần, nhởn nhơ sóp-binh, tán gẫu với bạn, nhậu lai rai... nuốt một hơi cả tháng, cả năm dài số thì giờ tiết kiệm được đó!...

Ông Tâm ÐoànViệt kê ra 4 điểm, mỗi điểm chứa nhiều từ để chỉ nền giáo dục tồi tệ của VN hiện nay. Ông qui trách cho chữ viết rời không biểu ý đưa đến tình trạng đó. Mời quí vị độc giả đọc lại đoạn trích dẫn ở trên. Xin quí vị có cười thì cứ cười thoải mái, nhưng xin quí vị đừng cau mày, đổ quạu, văng tục khi đọc thấy điều rất tiếu lâm như vầy:

"Do thiếu tính biểu ý của chữ viết (do chữ viết rời) nên nền giáo dục hiện nay đưa đến những chuyện học vẹt, quay cóp, gian lận trong thi cử, mua điểm, mua bằng, thi kèm, thi hộ, bằng giả, chứng chỉ giả..."

Thưa ông Tâm ÐoànViệt, ông đang ở đâu đây mà thấy ra cái nguyên nhân gây ra những tiêu cực trong nền giáo dục VN hôm nay là do chữ Việt viết rời? Ông khẳng định: Sự tồi tệ về giáo dục, về dân trí tuột dốc như trên xảy ra hôm nay trên đất nước "chỉ là những hiện tượng mang tính chất thời kỳ, tất yếu phải trải qua trong giai đoạn khởi đầu, chuyển mình bước vào thời đại văn minh, tươi sáng của người Việt Nam."

Chánh quyền, chánh thể, chánh sách giáo dục... không chịu trách nhiệm gì hết, đó là chuyện tất yếu phải trải qua, không ai chịu trách nhiệm hết! Chắc ông không thấy biết câu nói đại khái có nghĩa như vầy: "Một ông thầy thuốc sai, giết chết chỉ một người. Một ông thầy giáo sai giết hại một nhóm người. Chính sách giáo dục sai, văn hoá sai giết hại cả nhiều thế hệ của đất nước". Những điều bi quan, hư đốn xảy ra cho giới trẻ hôm nay là phát xuất từ chính sách giáo dục ở quê nhà chứ dứt khoát không phải vì chữ Việt viết rời.

Ông Lê Vĩnh viết một bài báo ngày 3- 9- 2004, với tên tựa Sự lãnh đạo của đảng là nguyên nhân của sự tụt hậu giáo dục hiện nay. Bài viết không dài lắm, nhưng không tiện đưa hết vào đây, vì sẽ làm bài nầy quá dài. Những điều được viết ra là trích từ những phát biểu của những nhà khoa bảng, trí thức, có chức, có quyền, có trách nhiệm trong nước, như các ông Hoàng Tuỵ, Dương Thiệu Tống, Nguyễn Minh Hiến, Ðoàn Văn Thái, Trần Văn Miều. Tôi xin trích dẫn một số ý kiến ghi lại trong bài viết nầy:

"Thanh niên Việt Nam đang tụt hậu từ A đến Z"

"Chỉ số chất lượng giáo dục của Việt Nam đứng hạng chót hay khá hơn là áp chót trong danh sách những nước nầy" (12 nước lân cận trong khu vực A¨ Châu)

"Sau 3 thập niên dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, nền giáo dục cả nước đã đi xuống vị trí học trò của các nước trong vùng" (Từ trước 1975, miền Nam Việt Nam thực hiện tốt đẹp một nền giáo dục vào hàng bậc thầy do Tiến sĩ khoa học Dương Thiệu Tống thiết lập cho Giáo Dục Quốc Tế. Chính Tiến Sĩ Tống phát hiện "nước đàng anh Liên Xô vĩ đại" ăn cắp một chương trình trung học kiểu mẫu, rất hiện đại đó, dịp ông được mời sang tham quan nghiệp vụ năm 1982 tại Nga)

"Các nhà giáo dục và những giới chức chuyên môn đã nêu ra rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng ảm đạm nêu trên của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự lãnh đạo của đảng về "tính chất hồng" của chương trình giáo dục"

"Trong 4 năm đại học thì đã có 2 năm học đại cương 'quá vô bổ', với những môn liên quan đến triết học, kinh tế, chính trị Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội, lịch sử đảng... 2 năm còn lại học chuyên ngành rất sơ sài..." (Một sinh viên cho biết như vậy)

"Nghị quyết của Bộ Giáo Dục đưa môn tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình chính thức và là môn bắt buộc, khiến chương trình đại cương càng nhiều thêm mà nội dung chủ yếu vẫn xoay quanh chủ nghĩa cộng sản. Có những vấn đề cần thiết thì lại không được học mà bắt buộc học những cái không cần" (Y¨ kiến một sinh viên khác)

" Từ đó, điều không nghi ngờ gì nữa là, chính đường lối giáo dục 'hồng hơn chuyên' của đảng trong mọi cấp, tích luỹ từ hàng chục năm qua, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt hậu bi thảm của nền giáo dục Việt Nam ngày nay. Giải quyết được nguyên nhân này thì dần dần sẽ gỡ bỏ được những trở ngại phụ thuộc khác" (Kết luận của bài viết)

Mời ông Tâm ÐoànViệt đọc bài viết "Giáo Dục Nước Ta Ði Ðường Nào" trên Diễn Ðàn Tiếng Việt thuộc Trang nhà vny2k, ông sẽ thấy biết những nhà giáo dục chân chính ở Việt Nam nhận định về sự sa sút của xã hội, dân trí (trí tuệ) Việt Nam ra sao và do đâu (Chưa một nhà trí thức nào quy trách cho chữ Việt viết rời)

Bất cứ người trẻ nào cũng thấy, cũng biết như vậy, chỉ trừ Tâm ÐoànViệt? Tại sao?

Tôi coi những nhận định kỳ quặc của ông Tâm ÐoànViệt là lời biện minh cho chế độ bên nhà. Nhưng tiếc thay, lời biện minh, lời chạy tội đó vô giá trị, trái với mong ước của ông, nó hạ thấp phẩm cách của tác giả.

Tóm lại, hai điểm ông Tâm ÐoànViệt nêu lên, căn cứ vào đó để cổ động viết chữ dính liền là 2 điểm vô giá trị, nguỵ luận. Nền tảng sụp đổ thì còn gì để thuyết phục người khác nghe theo. Chắc chính tác giả cũng biết những gì mình viết không có chưn đứng, luận cứ của mình đứng trên vũng bùn, nên trong những đoạn sau tác giả dùng những từ, những luận điệu áp đặt, chỉ định rằng những người không chấp nhận lối cải tiến chữ Việt bằng cách viết dính liền là "bọn bảo thủ", khẳng định áp đặt rằng "duy trì chữ Việt viết rời là làm thiệt thòi, bất công đối với người tiếp nhận ngôn ngữ, tước bỏ đi cái quyền học tập, quyền tiếp nhận tri thức... đó là tội ác bẩn thỉu đáng lên án..." Ðó là những luận điệu để đấu tố!

Các bạn đang vận động để nhiều người nghe theo cách viết dính liền. Ðối tượng vận động của các bạn không phải là quần chúng nhân dân lao động, vì những người đó đâu có thèm đọc những gì các bạn viết. Ðối tượng của các bạn là những người có chữ nhà đứng phía trước: nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà ngôn ngữ học, nhà... vân vân... Vậy mà các bạn liệt họ vào "bọn bảo thủ", các bạn cho rằng hồi đó tới giờ họ làm những chuyện "tội ác bẩn thỉu", "cản trở trí tuệ", "tước bỏ quyền học tập, quyền tiếp nhận tri thức"... Toàn những lời đao to búa lớn bạn áp đặt cho đối tương bạn muốn thuyết phục. Không biết các nhà trí thức có lương tri trong nước nghe những điều áp đặt đó thì họ phản ứng ra sao. Còn các nhà trí thức có lương tri trong môi trường tự do tại hải ngoại họ nhổ nước bọt trước những lời áp đặt đó!

Phần thứ hai, Tác giả Tâm ÐoànViệt luận bàn về chuyện căn gốc của chữ quốc ngữ. Ông chia ra làm hai vấn đề:

1) Vấn đề thứ nhất, ông muốn phân biệt hệ thống chữ cái với hệ thống âm của tiếng Việt. Cách phát biểu của ông khúc mắc, rườm rà. Thật ra đó chỉ là chuyện ông muốn lấy lại cái tên cho chữ cái có từ thuở xưa: a, bê, xê, dê, đê... Chuyện nầy, riêng tôi rất đồng ý với ông, chỉ khác ý ông ở chỗ tên của 3 chữ cái ă, â và q. Từ xưa ă có tên là á; â có tên là ớ; q có tên là cu. Từ hơn sáu chục năm xa xưa cho đến bây giờ người ta lấy âm của chữ cái đặt tên cho chữ cái nên gây ra sự lầm lẫn. Người ta lấy âm tờ đặt tên cho chữ cái t... (lý ra tên của t là tê)

Nguyên nhân của chuyện tên tê trở thành tên tơ (hay tờ) là do sự cải thiện việc dạy trẻ đánh vần: Trước kia đánh vần chữ ca như vầy xê-a = ca; chữ nhe -> enờ hát e = nhe; chữ trư -> tê erờ ư = trư ... Các nhà giáo dục nhận xét thấy, lấy tên chữ cái để đọc ghép lại (đánh vần) một chữ không hợp lý, không ra được tiếng mà chữ đó ghi âm: xê+a phải ra xa, chớ đâu phải ra ca (đối với trẻ mới đi học). Người ta cho rằng đánh vần một chữ phải đọc âm ráp với âm mới cho ra giống với tiếng nói mà chữ đó ghi lại: âm cơ + ráp với âm a mới ra được tiếng ca. Ðiều nan giải là tuổi Mẫu giáo và tuổi lớp Một không đủ sức phân biệt được tên chữ cái và âm của nó: tên tê mà âm tơ của chữ cái t. Tuổi đó sẽ vô cùng bối rối trước một chữ t mà khi thì đọc là tê, khi lại đọc là tơ. Những nhà giáo dục chọn cách dễ nhứt là tạm thời bỏ hệ thống tên bê, xê, dê, đê... lấy âm bơ, cơ, dơ, đơ đặt tên cho b, c, d, đ... để tránh bối rối cho học sinh. Tôi nói tạm thời, vì học sinh lớp Bốn, lớp Năm đã biết dùng lại hệ thống tên bê, xê, dê, đê. Không có thầy trò nào dạy toán, học toán mà đọc điểm B (bê) là điểm bờ, đoạn thẳng AB (A-bê) là đoạn thẳng A-bờ. Ông Tâm ÐoànViệt thử nhớ lại xem chính bản thân ông từng bắt đầu bằng bờ, cờ, dờ, đờ... rồi chuyển qua bê, xê, dê, đê... từ lúc nào không hay, có phải vậy không? Như vậy, đặt tên chữ cái bằng âm của nó tuy quả thật là không đúng, nhưng chuyện làm đó có lý do chính đáng, và trải qua trên nửa thế kỷ nay chuyện đó cũng chưa gây tác hại nào lớn. Nói vậy cho rõ việc, chứ tôi vẫn đồng ý chuyện đừng lấy âm của chữ cái đặt tên cho chữ cái.

Chữ quốc ngữ chịu ảnh hưởng của nhiều thứ tiếng, nhưng theo tôi, nó chịu ảnh hưởng tiếng Pháp nhiều nhứt. Từ xa xưa ta lấy tên mẫu tự Pháp đặt tên cho mẫu tự quốc ngữ (trừ các mẫu tự d, e, o và mẫu tự mới chế tạo: ă, â, ê, ô, ư, đ... đặc trưng của chữ Việt ), vậy bây giờ ta cứ giữ như vậy: a, bê, xê, dê, đê,... (xin đừng ai đề nghị đổi là bi, xi, di, đi,... vì 80 triệu người đã quen a, bê, xê...) Chuyện phân biệt tên của chữ cái và âm của nó quan trọng là dành cho những người nghiên cứu chữ quốc ngữ, phân tích chữ quốc ngữ... Còn đối với đa số người khác thì không mấy quan trọng. Ngay tới chuyện viết đúng chính tả cũng tuỳ thuộc vào nhiều nguyên do khác, chứ chẳng phải vì chuyện lẫn lộn tên chữ cái và âm của nó.

Về chuyện âm của chữ quốc ngữ còn rất nhiều chuyện cần phải thảo luận với nhau. Ông Tâm ÐoànViệt đưa ra thệ thống nguyên âm, gồm có:

a) các nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư, i, y.
b) Các nguyên âm đôi: ai, ao, au, ay, ây, eo, êu, ia, iu, iê, oa, oe, oi, ôi, ơi, ua, uơ, uâ, uê, uô, ui, uy, ưa, ưi, ưu, ươ.
c) Các nguyên âm ba: oai, uôi, uya, uyê, ươi, ươu.


Cách nghiên cứu chữ quốc ngữ của ông chịu ảnh hưởng của những nhà ngôn ngữ ngoại quốc, đếm nguyên âm trong một chữ rồi gọi là đơn, đôi (nhị trùng âm), ba (tam trùng âm).

Tôi xin đưa ra cách nghiên cứu chữ quốc ngữ của tôi:

Chữ cái là đơn vị ký âm (ký hiệu âm) nhỏ nhứt, tạo ra âm, để từ đó ráp (ghép) với nhau theo qui ước, mà tạo ra chữ để ghi lại tiếng nói. Âm là tiếng phát ra từ 1 chữ cái, hay từ 2 hoặc 3 chữ cái ghép lại theo qui ước tạo âm. Một âm hay nhiều âm ráp lại sẽ tạo ra chữ. Qui ước quốc ngữ chỉ định chánh âm và phụ âm. Chánh âm có nguyên âm và bán nguyên âm. Phụ âm có phụ âm đơn và phụ âm kép. (Trong bài nầy tôi không viết về phụ âm, vì không có gì khác biệt giữa ông Tâm ÐoànViệt và tôi)

Chánh âm gồm có: (gọi là chánh âm, vì nó là âm chánh trong một chữ, thiếu chánh âm thì không thành chữ. Gọi như vậy để đối lại phụ âm, âm ẩn, giúp thêm để tạo chữ. Âm ẩn chứ không phải âm câm)

. 10 nguyên âm (có 4 công dụng trong việc tạo chữ: đứng một mình, đứng đầu chữ, đứng giữa chữ, đứng cuối chữ) có: a, e, ê, o, ơ, ô, u, ư, i, y.

. 5 bán nguyên âm (chỉ có 2 công dụng trong việc tạo chữ: đứng đầu chữ, đứng giữa chữ mà thôi) có 2 bán nguyên âm đơn, ă, â; và 3 bán nguyên âm kép, iê (yê), uô, ươ.

Tất cả những cái ông Tâm ÐoànViệt gọi là nguyên âm kép 2, tôi gọi là vần; nguyên âm kép 3, tôi gọi là chữ ráp vần. (Có những nguyên âm kép 2, kép 3 không gọi là gì được, như uơ, uâ, uya, uyê. Chuyện nầy, tôi sẽ bàn đến trong một cơ hội khác)

Vần là gì? Hai âm (trong đó phải có ít nhứt một chánh âm) ráp lại tạo thành một vần. Một số rất lớn vần đã là một chữ, ghi được một tiếng nói. Thí dụ: ai đó, khóc oa oa, la ơi ới, ưu tư, ụa mửa... Các chữ ai, oa, ơi, ới, ưu, ụa,... là chữ, là vần chứ đâu phải là nguyên âm. Một số vần khác chưa là chữ, được tạo ra để chờ ráp với một nguyên âm hay phụ âm hoặc một vần khác để tạo ra chữ. Thí dụ: ay, ưi, ươi, uôi... chưa ghi lại lời nói nào. Nhưng vần hợp âm ay ráp với phụ âm t tạo thành chữ tay (t+ay); vần hợp âm uôi ráp với phụ âm ng tạo thành chữ nguôi (ng+uôi), vần hợp âm ya ráp với vần xuôi khu tạo thành chữ khuya (khu + ya)... Tôi gọi những chữ cấu tạo như vậy là chữ ráp vần (Có một vần rồi, đem vần đó ráp thêm âm hay vần khác vào). Xin nhắc lại vần là do 2 âm ráp lại. (Chỉ có 2 âm mà thôi, không có vần nào có 3 âm ráp lại). Vần uôi, vần ươu, vần iêu, vần uông, ương, đếm thấy có 3 - 4 chữ cái, nhưng phân tích kỹ thì mỗi vần chỉ có 2 âm mà thôi: vần uôi do bán nguyên âm uô ráp với nguyên âm i (uô +i), vần ương do bán nguyên âm ươ ráp với phụ âm ng (ươ + ng)

Tôi phân biệt có 4 thứ vần trong chuyện cấu tạo chữ quốc ngữ: Vần xuôi, vần ngược, vần hợp âm, vần hoà âm. Vần xuôi, vần ngược là vần do chánh âm ráp với phụ âm, phụ âm phía trước gọi là vần xuôi; chánh âm phía trước gọi là vần ngược. Hai nguyên âm ráp với nhau tạo ra vần hợp âm (ai, ia, oi, ui, eo, êu...) hoặc ra vần hoà âm (oa, oe, uê, uy...)

Chữ ráp vần là gì? Có một vần rồi, đem vần đó ráp với một âm hay một vần khác để tạo thành một chữ. Chữ đó là chữ ráp vần. Thí dụ: lấy vần ai đem ráp với nguyên âm o phía trước ta có chữ oai (o+ai); đem vần ai ráp với phụ âm m ta có chữ mai (m+ai); đem vần ai ráp với vần xuôi tho phía trước ta có chữ thoai, thoải (tho+ai, tho+ải)...

Không thoát ra khỏi chuyện nhị trùng âm, tam trùng âm thì không thể đem lại điều chi mới, gọn và hợp lý trong việc nghiên cứu chữ quốc ngữ. Thoát ra khỏi chuyện nhị trùng âm, tam trùng âm, tôi tìm ra được 12 cách tạo thành chữ đơn quốc ngữ. Nói cách khác, tất cả chữ đơn tiếng Việt đều nằm trong 12 cách tạo chữ mà thôi. (Chuyện nầy cũng dành cho một cơ hội khác)

2) Vấn đề thứ hai, ông Tâm ÐoànViệt phân biệt 2 công việc ghép âm và đánh vần. Ông cho biết, mọi người gọi công việc đánh vần mà thầy cô giáo lớp Một dạy học trò tập đọc từ trước tới giờ là sai, phải gọi là ghép âm mới chính danh. Ông định nghĩa: "Sựghépâm là côngviệc sửdụng hệthống nguyênâm-phụâm để tạo tiếng tậpđọc theo phươngpháp ghépâm quyđịnh đặctrưng của tiếngViệt." (Cái định nghĩa nghe thật là phức tạp)

Ông cho biết công việc đọc tên chữ cái trong một chữ mới là sự đánh vần. Ví dụ: Chữ thanh được đánh vần là tê, hát, a, enờ, hát. Sau đây là góp ý của tôi:

Từ trước tới giờ, trong ngành giáo dục chỉ xài từ ngữ đánh vần chung cho 2 công việc chứ không dùng từ ngữ ghép âm. Tôi phân biệt: đánh vần tập đọc và đánh vần chính tả (tôi còn gọi là đánh vần tắt).

Ðánh vần tập đọc là đọc sát các âm trong chữ để phát ra tiếng của chữ đó: tha -> đánh vần thơ,a (sửa soạn đọc ra âm thơ -- mà chưa thành tiếng -- ráp liền âm a vào thì ra tiếng tha); Thiết -> đánh vần vần iết trước, rối ráp âm thơ với vần iết để ra tiếng thiết (sửa soạn đọc âm thơ -- mà chưa thành tiếng --

-----------------------------

Sep.28.2004 00:44 am
doctiengvietnhutiengkhome
Thànhviên trithức của Ziendan.com

Ziendan.net

Hồsơ
Thànhviên số: 1120
Gianhập: May.12.2010
Nơicưtrú:
Trìnhtrạng: [hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
Tổngsố bàiđăng: 3
IP: IP ghinhập
RE: Góp ý về bài viết
côngan đọc là: cô_ngan hay côn_gan hay công_an.

Đúng là tụibatrợn

-----------------------------

May.12.2010 00:06 am
Ðềtài nầy đãcó 1 bàitrảlời kểtừ Sep.28.2004.
Xếp đềtài nầy vào mục cần theodõi  Email cho ngườiquen  In đềtài nầy ra giấy

Trảlời nhanh

NOT ALL THE CHINESE RULERS LEARN THE SAME THE LESSONS OF VIETNAM'S HISTORY. LET'S TEACH THEM ANOTHER ONE, A CHINA 911 STYLE!
Flag counter for this page only -- reset 06262011

Diễnđàn cổvũ sửađổi cáchviết ChữViệt2020 mới!
ziendan.net | vny2k.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com
©2002-2023 vny2k.com