Ziendan TiengViet
TRANGNHÀ VNY2K
TRANGCHỦ   Ghidanh   Ðăngnhập   Danhsách thànhviên
Xem thưriêng   Banquảntrị   Tìmkiếm   Thắcmắc chung

China’s growing clout
:: Diễnđàn tiếngViệtTintứcTin... đángkể
Tácgiả
Tiểumục bàiđăng trước | bàiđăng kế »
abcd

Ziendan.net

Hồsơ
Gianhập: Nov.4.2002
Nơicưtrú: Global Village
Trìnhtrạng: [hiệntại không cómặt trên diễnđàn]
IP: IP ghinhập
China’s growing clout

By Fareed Zakaria



As Moscow continues to send its forces into Ukraine, it seems clear that Vladimir Putin’s Russia presents the United States and the West with a frontal challenge. But in the longer run, it is not Russia’s overt military assault but China’s patient and steady non-military moves that pose the larger challenge. Russia is a great power in decline. Its economy amounts to just 3.4 percent of global gross domestic product. China’s is nearly 16 percent and rising, now almost four times the size of Japan’s and five times that of Germany, according to the World Bank.

Presidents Obama and Xi Jinping deserve the accolades they are receiving for their historic agreement on climate change, which suggests that the United States and China are moving toward a new, productive relationship. Except that, even while negotiating this accord, Xi’s government has been laying down plans for a very different foreign policy — one that seeks to replace the American-built post-1945 international system with its own. There is clearly a debate going on in Beijing, but if China continues down this path, it would constitute the most significant and dangerous shift in international politics in 25 years.

It has been widely reported that Xi has presided over a rise in nationalist rhetoric in recent years, much of it anti-American. This is true, but that rhetoric had never gone away. Even in the far more placid Hu Jintao years, one saw the rise of books like “The China Dream: Great Power Thinking and Strategic Posture in the Post-American Era,” which explicitly called on Beijing to seek global primacy — replacing the United States — and provide the world with wiser and more benevolent leadership.

While nationalist rhetoric has been circulating in China for a while, the quantity does seem to have risen sharply. One count done by the Christian Science Monitor found that the number of anti-Western polemics in the official People’s Daily newspaper in 2014 has tripled, compared with the same period last year. Perhaps more important, however, is that China has begun a patient, low-key but persistent campaign to propose alternatives to the existing structure of international arrangements in Asia and beyond. There are those in Beijing who want to move from being anti-American to post-American.

This summer, China spearheaded an agreement with Brazil, Russia, India and South Africa (known collectively as the “BRICS” countries) to create a financial organization that would challenge the International Monetary Fund. In October, Beijing launched a $50 billion Asian Infrastructure Investment Bank, explicitly as an alternative to the World Bank. And last week, Xi declared that China would spend $40 billion to revive the old “Silk Road” trading route to promote development in the region. “As China’s overall national strength grows,” Xi said, “China will be both capable and willing to provide more public goods for the Asia-Pacific and the world.”

China producing more “public goods” — jargon for things that people need and enjoy but cannot pay for (like national parks or clean air) — would be a great step forward. But Beijing seems to want to fund goods in a way that replaces the existing international system rather than bolsters it. And in recent years, China has made determined efforts to exclude one nation from all its plans — the United States. It championed an “East Asia Summit,” a forum that would be free of American influence. (It didn’t work.) In May, Xi gave an important speech on Asian security at the Conference on Interaction and Confidence Building Measures in Asia, an obscure group on which Beijing lavished attention and whose chief merit appears to be the absence of American participation. In that speech, Xi said, “it is for the people of Asia to run the affairs of Asia . . . and uphold the security of Asia.” There is, of course, only one country outside of Asia that clearly plays a central role in upholding the security of the region.

For China to fit into an existing system rubs against its deepest historical traditions. In his recent book, “World Order,” Henry Kissinger notes that China has never been comfortable with the idea of a global system of equal states: “(Historically) China considered itself, in a sense, the sole sovereign government of the world. . . . Diplomacy was not a bargaining process between multiple sovereign interests but a series of carefully contrived ceremonies in which foreign societies were given the opportunity to affirm their assigned place in the global hierarchy.” One in which China sat on top.

These are worrying signs not because Beijing’s efforts will surely succeed. They may not. Many of its plans have drawn opposition. But if China uses its growing clout to keep asking countries to choose between the existing arrangements or new ones, it might create conditions for a new kind of Cold War in Asia. It will certainly help to undermine and destroy the current international order, which has been a platform on which peace and prosperity have flourished in Asia for seven decades.

© The Washington Post Company

Source: http://fareedzakaria.com/2014/11/14/chinas-growing-clout/


Trung Hoa Tìm Cách Bành Trướng Thế Lực

Trong lúc Mạc Tư Khoa tiếp tục gửi quân đội sang Ukraine, cho thấy nước Nga của ông Putin là một thách thức đối với Hoa Kỳ và Tây phương. Nhưng về lâu dài hành vi tấn công bằng quân sự công khai của Nga không đáng lo bằng sự bành trướng phi quân sự, bền bỉ, âm thầm, và đều đặn của Trung Hoa. Đây mới là mối đe doạ đáng lo nhất cho Hoa Kỳ. Nước Nga là một cường quốc trên đà suy yếu. Nền kinh tế của Nga chỉ bằng 3.4% tổng sản lượng toàn cầu. Nền kinh tế của Trung Hoa chiếm gần 16%, và còn tiếp tục tăng thêm. Theo tài liệu của Ngân Hàng Thế giới, hiện nay nền kinh tế Trung Hoa gấp bốn lần kinh tế nước Nhật, và gấp năm lần nước Đức.

Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình xứng đáng được khen ngợi khi họ đạt được thoả ước lịch sử về Thay Đổi Khí Hậu. Nhờ đó, hai nước Hoa Kỳ và Trung Hoa sẽ cùng nhau hướng về một quan hệ mới, xây dựng, hiểu biết nhiều hơn. Ngoại trừ sự kiện này ra, trong lúc còn đang thương thảo hoàn thành thoả ước, chính phủ của ông Tập Cận Bình đã đề ra những kế hoạch thiết lập một chính sách ngoại giao hoàn toàn khác hẳn. Chính sách đó nhằm thay thế hệ thống quốc tế do Mỹ lập ra từ thời sau Thế Chiến Thứ Hai. Tập Cận Bình đòi thay nó bằng một hệ thống quốc tế mới riêng của Trung Hoa. Hiện nay vẫn còn có những thảo luận ở Bắc Kinh, nhưng nếu Trung Hoa nhất định theo đuổi con đường này, họ sẽ tạo nên sự đổi hướng nhiều ý nghĩa, và nguy hiểm nhất kể từ 25 năm qua.

Trong ít năm gần đây, người ta đồn rằng chính Chủ tịch Tập Cận Bình là người cổ vũ, đề nghị cần phải phục hồi tinh thần quốc gia ở Trung Hoa, chủ yếu là để bài Mỹ. Thực vậy, chủ trương tinh thần quốc gia chưa bao giờ biến mất trong lịch sử Trung Hoa. Ngay cả trong những năm im hơi lặng tiếng dưới thời ông Hồ Cẩm Đào, người ta cũng thấy có những cuốn sách như: The China Dream: Great Power Thinking and Strategic Posture in the Post America Era, tạm dịch là Giấc Mơ Trung Hoa: Phong Thái chiến lược và cách suy nghĩ của Cường Quốc vào thời đại hậu Mỹ chế ngự. Điều này chứng tỏ rằng lúc nào Bắc Kinh cũng âm mưu tìm cách chế ngự thế giới – thay thế Hoa Kỳ- để đưa cho thế giới đường lối lãnh đạo mới, nhân hậu và khôn ngoan hơn.

Tuy chủ trương đề cao tinh thần quốc gia mới được loan truyền một thời gian, song số lượng bài viết cổ vũ cho tinh thần yêu nước cực đoan tăng vọt hẳn lên. Nhật báo Mỹ Christian Science Monitor trong một bài bình luận tựa đề là “One Count Does” nhận xét rằng số lượng những bài báo chống Mỹ, chỉ trích Hoa Kỳ đăng trên nhật báo chính thức của Trung Hoa, tờ Nhân Dân Nhật Báo, tăng gấp ba lần trong năm 2014, so với cùng thời gian đó vào năm trước. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả phải nói là Trung Hoa đang bắt đầu một chiến dịch lâu dài, âm thầm, và bền bỉ nhằm thiết lập một hệ thống mới thay thế cho cơ cấu hiện tại của thế giới trong khu vực Á châu, và nhiều nơi khác. Trong hàng ngũ lãnh đạo ở Bắc Kinh có một số người còn muốn đi xa hơn, đi từ chính sách bài Mỹ sang giai đoạn thay thế Mỹ.

Mùa hè năm nay, Trung Hoa khởi đầu một loạt những thoả ước với Ba Tây, Nga, Ấn Độ và Nam Phi, nhóm quốc gia có nền kinh tế đang lên, gọi chung là nhóm BRICS, để thành lập một tổ chức tài chánh đối đầu với Qũi Tiền Tệ Quốc Tế hiện nay. Hồi tháng Mười, Bắc Kinh khởi xướng việc thành lập Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở của Á châu, vốn $50 tỉ đô la, rõ ràng là để thay thế Ngân Hàng Thế Giới. Và tuần trước, Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Hoa sẽ bỏ ra khoảng $40 tỉ đô la để phục hồi Con Đường Tơ Luạ Ngày Xưa , ám chỉ trục lộ thương mại nhằm phát triển giao thương giữa các nước trong vùng. Họ Tập nói thêm rằng: “Trong khi sức mạnh quốc gia của Trung Hoa lớn mạnh, Trung Hoa sẵn sàng và có khả năng cung cấp nhiều sản phẩm lợi ích chung cho vùng Á Châu Thái Bình Dương và cả thế giới.”.

Cụm từ “public goods”, hay sản phẩm công cộng, là một thuật ngữ ám chỉ những nhu cầu của con người cần có để hưởng lạc thú, nhưng không đủ khả năng làm được, ví dụ như công viên quốc gia, không khí trong lành để hít thở- sẽ là bước đầu Trung Hoa muốn thực hiện. Nhưng Bắc Kinh lại muốn làm theo kiểu riêng của mình, nghĩa là bỏ tiền ra tài trợ cho những công trình có dụng đích thay thế hệ thống quốc tế hiện hữu, chứ không phải dùng để cải tiến những gì đang có. Và trong ít năm gần đây, Trung Hoa nhất định cố tình bằng mọi cách gạt một nước ra ngoài, nước đó là Hoa Kỳ. Trung Hoa đứng ra chủ trì Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á một hội nghị nhằm mục đích lôi kéo các nước Á châu ra khỏi ảnh hưởng của Mỹ. (Nhưng không đem lại kết qủa). Vào tháng Năm, Tập Cận Bình đọc một bài diễn văn quan trọng về an ninh Á châu tại Hội Nghị Về Những Biện Pháp Xây Dựng Niềm Tin và Quan Hệ Tương Ứng tại vùng Á châu. Một tổ chức vô danh tiểu tốt, với mục đích không rõ ràng được Bắc Kinh nâng đỡ, làm nổi đình đám. Đặc điểm chính của hội nghị là không có sự tham dự của Mỹ. Trong bài diễn văn này, Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Chính người Á châu phải lo việc của Áchâu…. Và duy trì an ninh cho Á châu.”. Dĩ nhiên, tuy không nói ra, nhưng họ Tập thừa biết rằng có một nước ở ngoài Á châu đang lo duy trì an ninh cho toàn vùng. Nước đó là nước nào ai cũng biết.

Đối với Trung Hoa, để có chỗ đứng trong hệ thống hiện tại là sẽ gây ra sự đụng chạm to với truyền thống sẵn có trong lịch sử Trung Hoa. Trong cuốn sách mới nhất của Henry Kissinger, cuốn: “World Order, hay Trật Tự Thế Giới, Ông Tiến sĩ già này lưu ý rằng Trung Hoa chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên hoàn cầu với vị thế đồng đẳng. Kissinger viết trong sách của ông như sau: “Về phương diện lịch sử, Trung Hoa tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Ngoại giao không phải là phương thức thương lượng giữa những quyền lợi liên quan đến chủ quyền quốc gia, song chẳng qua đó chỉ là một hình thức xác nhận vị thế của nước khác trong cộng đồng thế giới.”. Đứng trên vị trí cao nhất của hoàn cầu là Trung Hoa.

Trên đây là những chỉ dấu khiến thế giới phải lo ngại. Lo không phải vì mưu đồ bá quyền của Trung Hoa sẽ thành công. Không thể có chuyện đó xảy ra được. Nhiều điểm trong kế hoạch của Trung Hoa sẽ gặp sự chống đối. Nhưng nếu Trung Hoa sử dụng kế hoạch bành trướng này, và yêu cầu các nước khác phải chọn hoặc là chấp nhận sự sắp xếp hiện nay, hay chọn cái mới, làm như vậy Trung Hoa sẽ tạo nên tình trạng Chiến Tranh Lạnh mới ở Á châu. Chắc chắn kế hoạch bành trướng của Trung Hoa sẽ phá hỏng, và tiêu diệt trật tự quốc tế hiện nay. Trật tự đó đã làm nền móng để cho hoà bình và thịnh vượng thăng hoa ở Á châu trong suốt bảy thập niên vừa qua.

Bài nhận định cuả Fareed Zakaria trên Washington Post - Nguyễn Minh Tâm dịch


-----------------------------
BETA TESTER

Jan.4.2015 09:42 am
Ðềtài nầy đãcó 0 bàitrảlời kểtừ Jan.4.2015.
Xếp đềtài nầy vào mục cần theodõi  Email cho ngườiquen  In đềtài nầy ra giấy

Trảlời nhanh

NOT ALL THE CHINESE RULERS LEARN THE SAME THE LESSONS OF VIETNAM'S HISTORY. LET'S TEACH THEM ANOTHER ONE, A CHINA 911 STYLE!
Flag counter for this page only -- reset 06262011

Diễnđàn cổvũ sửađổi cáchviết ChữViệt2020 mới!
ziendan.net | vny2k.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com
©2002-2023 vny2k.com