Author: dchph posted on 8/2/2013 10:27:53 AM
Thân gởi quí vị bài viết dưới đây của BBC Việt Ngữ về trình độ của các phiên dịch trong buổi hội đàm gần đây giữa Obama và Sang, mặc dù bộ sậu BBC Việt Ngữ hiện nay mà đa số xuất thân từ nước Việt Bắc thì Gian(g)có thể hơn 2 vị phiên dịch liên quan nhưng Giỏi thì chưa chắc.
Tuy nhiên, có điều đáng chú ý mà BBC Việt Ngữ đã bỏ sót là trong Youtube videoclip dưới đây quay lại cuộc hội đàm này, ở phút 14:12 Sang đã phát biểu bày tỏ lòng biết ơn (sic) chính phủ Mỹ đã chăm sóc cộng đồng người " Việt gốc Mỹ ", rồi sau đó ở phút 14:24, phiên dịch của Sang lại dịch sai là " Vietnamese American community ". Nếu dịch đúng như Sang nói thì phải là " American Vietnamese Community " và Obama sẽ được dịp há hốc mồm kinh ngạc vì đườmg đường là một vị Tổng Thống Mỹ mà lại không biết là trên đất Mỷ có cả một cộng đồng người Việt gốc Mỹ sinh sống mấy chục năm nay!!! Hahaha!
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=38dKDeJ2828
BBC 26-7-13
Rớt mất 'đối tác toàn diện' vì dịch thuật?
Nguyễn Hùng bbcvietnamese.com Người phiên dịch của Tổng thống Obama đã bỏ qua ý quan trọng của ông về quan hệ 'đối tác toàn diện' với Việt Nam khi dịch lời Tổng thống phát biểu với báo chí sau hội đàm với Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Nguyên văn lời ông Obama nói là: "Nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
"Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục."
Trong khi đó người phiên dịch (tiếng Việt giọng Nam) thuật lại: "Và do đó chúng tôi thấy có những bước mà chúng ta cần có sự tương kính lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau để có thể tiếp tục tìm một đối tác giữa hai nước.
"Điều đó sẽ giúp mở rộng những cái hợp tác trong những lĩnh vực khác ví dụ như là quân sự, về hậu quả thiên tai, khoa học và những cái vấn đề khác, lĩnh vực khác."
Những lời dịch này đã xuất hiện trong video chính thức của Nhà Trắng trên YouTube.
Ngay từ hai câu đầu tiên người phiên dịch cũng đã có biểu hiện luống cuống và bỏ sót ý cho dù không nghiêm trọng như trong hai câu trên.
Mở đầu cuộc gặp ông Obama nói: "Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Lời người phiên dịch tương ứng là: "Tôi rất hân hạnh chào đón Chủ tịch Sang đến đây trong cuộc họp đối thoại song phương. Điều này đã biểu tượng [ấp úng] biểu tượng cho cái sự hợp tác càng ngày càng mạnh mẽ giữa hai và những tiến bộ giữa hai nước. 'Vấn đề hàng hải'
Một ý quan trọng khác của ông Obama là giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông mà ông gọi là Biển Nam Trung Hoa và người dịch hoàn toàn bỏ qua.
Ông nói: "Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển phát sinh ra thời gian qua ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.
Trong khi đó người phiên dịch rút gọn lại thành: "Chúng tôi đã xác định là sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết một số vấn đề hàng hải ở trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tôi hết sức tán thưởng những nỗ lực của Việt Nam làm việc với ASEAN để tiến tới một cái bản nguyên tắc COC để mà giải quyết vấn đề một cách ôn hòa và hòa bình."
Một vấn đề tế nhị khác giữa hai bên là nhân quyền mà ông Obama nói: "Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.
Người phiên dịch thuật lại: "Cả hai hai bên chúng tôi đã có đã đặc biệt đề cập đến vấn đề nhân quyền và chúng tôi hiểu là trong tinh thần tương kính đó chúng tôi đã có nhắc đến cái vấn đề tự do về phát biểu, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Và đôi bên đã cam kết sẽ có những tiến bộ để giải quyết những thách thức đó."
So với phiên dịch của ông Obama, phiên dịch của ông Trương Tấn Sang (tiếng Việt giọng Bắc) truyền đạt sát ý hơn khi dịch sang tiếng Anh.
Mặc dù chỉ dịch sót chút ít nhưng người phiên dịch này đã nói 'I am sorry', 'Tôi xin lỗi' khi dịch nốt ý để sót vào lúc ông Sang đã bắt đầu nói sang câu mới.
Có lẽ ý duy nhất mà phiên dịch của ông Sang chuyển tải không hoàn toàn đúng là khi ông nói về nhân quyền, khiến người nghe bằng tiếng Anh có cảm giác ông Sang coi nhân quyền là hậu quả của chiến tranh để lại.
Người phiên dịch nói: "Chúng tôi cũng bàn về vấn đề hậu quả chiến tranh bao gồm cả vấn đề nhân quyền mà chúng tôi vẫn còn khác biệt về vấn đề này."
Nguyên văn của ông Sang là: "Về lãnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh chúng tôi cũng đã bàn bạc kỹ, kể cả vấn đề về con người mà ý kiến của hai nước chúng ta còn có những điểm khác biệt.
Nhưng khi ông Sang nói (nhầm?) rằng "phần lớn, người Việt gốc Mỹ hết sức thành đạt, kể cả hoạt động chính trị" thì người phiên dịch vẫn nói đúng ý ông định nói là "người Mỹ gốc Việt".
BBC đã dịch lại và có phụ đề cho những gì ông Obama phát biểu trong video có ở đầu bài này.
Trong lịch sử ngoại giao không thiếu những chuyện 'dịch là diệt' hoặc 'dịch sai ý lãnh đạo' gây hậu quả hoặc nghiêm trọng, hoặc đơn giản là gây cười.
Khác với giới lãnh đạo Âu - Mỹ thường xuyên trao đổi và hiểu nhau nhiều, các lãnh đạo châu Á như Việt Nam và Trung Quốc hiếm khi gặp trực tiếp hoặc điện đàm với lãnh đạo Hoa Kỳ nên việc dịch thuật lại càng quan trọng.
Tuy nhiên, cũng phải hiểu một thực tế rằng trong giao tiếp quốc tế, lãnh đạo Hoa Kỳ ngày càng ít khi cần phiên dịch vì đa số các khách nước ngoài đến Mỹ đều trực tiếp trao đổi bằng tiếng Anh.
Trích "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" cuả TS Nguyễn Tiến Hưng.
Phóng viên Die Spiegel: “Thưa tổng thống, tổng thống có còn làm được gì đối với đồng bào của ông không, đối với vấn đề thuyền nhân?”
TT Thiệu: “I have nothing to do for them.”
Die Spiegel in trên báo là: “I have nothing to do with them.”
Nhiều người sau naỳ đọc đoạn phỏng vấn đó đã phaỉ suy nghĩ tại sao TT Thiệu không noí: "I can not do anything for them" hay tốt hơn là more explicit một tí: "In my current situation, I can not do anything for them"
Tam sao thất bản là như vậy.
Phiên dịch impromptu rất khó, một người giỏi ngôn ngữ chưa chắc phiên dịch hay vì nhiều yếu tố hoàn cảnh và tâm lý; không có thời gian suy nghĩ, chỉ dưạ vaò phản xạ. Dịch cho 2 nguyên thủ quốc gia là chuyện quan trọng nên người dịch lại càng căng thẳng, dễ mặ́c sai lầm. Tổng Thống Thiệu khi được Die Spiegel phỏng vấn, câu hỏi đã đưa trước, nghiã là có chuẩn bị vậy mà sau đó đăng báo cũng sai lời ông muốn noí.
Khi đảm nhận trọng trách phiên dịch người dịch đứng trước hai lưạ chọn là translate hay interpret - Trong thời chiến tranh quân đội Mỹ goị những người phiên dịch VN là interpreters. Biên giới giửa translation và interpretation lại không có gì rõ ràng; chắc gì người dịch khi đầu óc phaỉ bận rộn chuyển qua chuyển lại giữa hai ngôn ngữ "HIỂU" hết "ý" cuả speakers để mà interpret? trong trường hợp đó translate thì tốt hơn. Chỉ sau khi cuộc đàm thoại xong, nghe lại ghi âm hay đặt transcript dưới kính hiển vi thì mới thấy sai sót. Đó là nghề cuả truyền thông, cuối cùng cũng chỉ để làm sáng tỏ những sai biệt giưã người noí và người dịch cho công luận posteriorly thôi. Ngồi trong phòng nghe ghi âm và đọc tới đọc lui transcripts là công việc dễ hơn nhiều. Phiên dịch giỏi đoì hoỉ giỏi cả hai ngôn ngữ nhưng còn phaỉ nhanh miệng và quen nghề và ngành mình phiên dịch. Ngôn từ ngoại giao, chính trị lại mập mờ nhiều tones và nuances, không chính xác như kỉ thuật, hay ít ra là thương mại.
Còn khả năng ăn noí cuả các chính khách thì cać nước dân chủ Tây Phương chính trị gia đa số xuất thân từ ngành luật, và được trui rèn trong nghị trường. Họ được chọn cũng nhờ khả năng ăn noí như Kennedy, Clinton, Reagan, Obama... Hùng biện do đó là nghề cuả họ; ngay Fidel Castro cũng xuất thân là một luật sư. Các lãnh đạo VN hiên nay được chọn dưới hệ thống nepotism - có tính kế truyền. Xuất thân cuả họ là khả năng họat động cuả những thành viên hội kín. Khả năng ăn noí cuả họ là đọc khẩu hiệu và ḥoc thuộc chủ trương đường lối cuả tổ chức để phát biểu trong các buổi họp. Do đó khi phaỉ đụng chạm, tiếp xúc, cần sáng tạo, độc lập thì gặp khó khăn; việc họ mắc sai lầm là không thể tránh khoỉ; nhưng không phaỉ họ ngu. Bằng chứng là trong "cai trị" dân chúng họ khôn lanh, quỹ quyệt quá đỗi. Nhưng vì xuất thân như vậy hể ông naò ra ngoaì là có tai nạn ngay. Ông Sang là người ít noí, lại không có cơ hội xuất hiện và cọ xát thực tế, những điều kiện mà ông Dũng dư thưà.
Ngay ông Obama học baì sơ sơ rồi tán với ông Sang rằng HCM như Thomas Jefferson cuả Mỹ đã bị Fox news chỉ trích. Rõ ràng là ông noí hớ. Điêù này còn quan trọng hơn là ông Sang noí "người Việt gốc Mỹ." Nhưng dư luận Mỹ không quan tâm đến VN và cuộc gặp gở này nên chẳng ai "care". Nếu Fox News không noí thì cũng chẳng ai biết cuộc gặp đó noí chi đến câu noí hớ cuả Obama. Nếu như ông Obama gặp Putin mà ca rằng Lenin như Jefferson hay Stalin như Washington thì ông ăn đòn tơi tả ngay.
Dù hùng biện cở naò, phiên dịch tốt tới đâu những đàm thoại cũng bay theo gió, quan trọng là những gì được ghi trên giấy trắng mực đen và ký kết. Chuyện naỳ thì coi như ông Sang không thành công trong chuyến đi naỳ.
Tha cho phiên dịch và cả hai ông Sang ông Obama.
Sources: multiple on the internet |