Printable Version |
+-+ Sáchbáo - phimnhạc |
Author: abcd posted on 2/3/2013 8:10:24 AM Tuyết Duơng sưu tầm [center] [img=http://img108.imageshack.us/img108/3510/1158ha0.jpg][/img][/center] GIA CÁT LUỢNG - NHÀ CHIẾN LUỢC ĐẠI TÀI TAM QUỐC DIỄN NGHĨA. toàn bộ 83 tập xin vui lòng clik vào link duới đây, bạn sẽ đuợc xem trực tiếp từ You Tube liên tục, không cần phải clik lên màn hình cho đến video cuối cùng: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=gSWqpTJ321Q Phim truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa, toàn bộ 84 tập- Hình ảnh rõ ràng và nội dung sát với cốt truyện trong Đệ Nhị kỳ thư của Trung Hoa Tam Quốc Diễn Nghĩa (Hoa giản thể: 三国演义; Hoa phồn thể: 三國演義, Pinyin: sān guó yǎn yì) là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ thứ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc. Tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc diễn nghĩa mà ngày nay nhiều người trong chúng ta biết đến do La Quán Trung viết ra vào khoảng những năm 1330 và 1400 (khoảng cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh). Tiểu thuyết này được viết bằng thứ chữ Hán dễ đọc và được xem là tác phẩm chuẩn mực trong suốt 300 năm. La Quán Trung đã sử dụng phần lớn tư liệu lịch sử trong Biên niên sử Tam Quốc do Trần Thọ biên soạn bao gồm các sự kiện từ thời Loạn Khăn Vàng vào năm 184 cho tới lúc thống nhất ba nước dưới thời nhà Tấn vào năm 280. La Quán Trung đã kết hợp những kiến thức lịch sử này cùng với tài năng kể chuyện hấp dẫn của mình để tạo ra một loạt tính cách nhân vật tiêu biểu. Toàn bộ tiểu thuyết xoay quanh cuộc chiến phân chia quyền lực của ba thế lực phong kiến Ngụy Thục Ngô , với ba người đứng đầu là Tào Tháo , Lưu Bị , Tôn Quyền . Trong đó xen lẫn những giá trị nhân văn về tinh huynh đệ , nghĩa vua tôi , vợ chồng và những âm mưu toan tính , chiến thuật , ngoại giao .... Tác phẩm đã được các nhà làm phim TQ dựng lại với quy mô và tầm vóc to lớn . Phản ánh khá chân thực những nhân vật , cũng như tính cách của họ . Với dàn diễn viên dược coi là gạo cội của TQ , bộ phim đã thu hút rất nhiều lượt người xem khi được trình chiếu tại các nước Đông Nam Á . Năm 1995 bộ phim lần đầu tiên được phát sóng trên truyền hình Singapore , sau đó các nước lân cận khác vào năm 1997 với thời lượng 2 tập 1 tuần . Năm 1999 bộ phim lần đầu tiên được phát sóng trên đài HTV. Gia Cát Lượng (181–234) là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả, kỹ sư lỗi lạc. Trong quân sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như : Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu ngựa gỗ). Tương truyền ông còn là người chế ra đèn trời (Khổng Minh đăng) và món bánh bao. Gia Cát Lượng được biết tới nhiều qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Gia Cát Lượng là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Thục Hán (Tam Quốc), tự Khổng Minh, Gia Cát (諸葛) là một họ kép ít gặp. Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm". Khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo bàn việc thiên hạ. Tháo (Tư Mã Đức Tháo) có nói: "Bọn nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt chỉ có hai người, đó là Phục Long và Phượng Sồ. Phục Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên." Lưu Bị 3 lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp, tôn ông làm quân sư. Lúc bấy giờ là năm 207, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi. Khổng Minh đã giúp Lưu Bị đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu, định Ích Châu, Hán Trung, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía Bắc, Ngô ở phía Tây làm thành thế chân vạc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức Thừa Tướng, một lòng khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán, phía đông hòa Tôn Quyền, phía nam bình Mạnh Hoạch. Nhưng trước thắng lợi đã đạt được, một số sai lầm nghiêm trọng họ cũng đã mắc phải, làm cho nước Thục rơi vào khốn cảnh. Gia Cát Lượng có trách nhiệm chính trong những sai lầm đó. Lần thứ nhất vào năm 219, Quan Vũ lúc bấy giờ trấn thủ Kinh Châu đã đem quân tấn công quân Tào Tháo và chém Bàng Đức, nhưng lại mất cảnh giác với quân của Tôn Quyền mà không để ý rằng Tôn Quyền đang có âm mưu lấy lại Kinh Châu. Kết quả Kinh Châu bị mất và Quan Vũ, Quan Bình (con Quan Vũ) đã bị chết. Đối với việc này, Quan Vũ chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng Gia Cát Lượng không chỉ đạo cho Quan Vũ nên gây sai lầm lớn. Ông chưa nhận thức đủ nhược điểm của Quan Vũ là người nóng tính nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tin tức Kinh Châu thất bại báo về, cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng hối hận nhưng không kịp. Thất bại thứ hai là thất bại Hào Đình vào năm 222. Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi, Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và tháng 7 năm đó, mượn danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ nên đã tuyến bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền. Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược "liên Ngô chống tào của Gia Cát Lượng". Gia Cát Lượng biết rõ đánh Ngô hại nhiều hơn lợi nhưng sợ Lưu Bị nên không dám can ngăn mạnh, vì thế mà thiếu biện pháp ngăn chặn việc Lưu Bị ra quân. Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng :"Tài năng của ông cao hơn Tào Tháo gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như Lưu Thiền con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó". Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiền phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ. Nhà vua Lưu Thiền mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Dưới sự cai trị của ông, nước Thục dần dần mạnh lên. Sau khi trừ bỏ được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía nam để bình định bọn nổi loạn. Gia Cát Lượng ra quan không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch. Ví dụ nổi tiếng về việc Gia Cát Lượng "chiếm lòng người" chính là việc 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch, cho đến khi anh ta thực sự chịu phục. Gia Cát Lượng Bắc phạt cả thảy là 7 năm, phát động 5 lần đánh nhau. Mấy lần xuất quân đều bị thua do nguyên nhân lương thảo không đầy đủ, hoặc sức của địch quá mạnh, hoặc nội bộ của nước Thục mâu thẫn mà nửa chừng lui quân thật bất lợi. Tháng 8 năm 234, do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Vũ Hầu nên đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu. Ông được chôn tại một ngọn núi ở vùng Hán Trung. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất, Lưu Thiền đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong. Suốt hai đời tiên chủ là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc chính trị, quân sự, và kinh tế ở Thục đều do một tay Khổng Minh chủ trương và thi hành. Ông giỏi về binh thư binh pháp, có tài về nội trị, ngoại giao, được xem là văn võ kiêm toàn, tài đức lưỡng bị... nên được hậu thế coi là một tấm gương sáng cho muôn đời, muôn thuở. Lưu Huyền Đức ( Lưu Bị): Lưu Bị (161 – 222), là một vị anh hùng và vị vua có tài lảnh đạo trong TQDN,tất nhiên trong cuộc đời chinh chiến của mình ông cũng có nhiều thất bại ,và thất bại lớn nhất là ở Di Linh vào năm 221, sau lần bại này ông mất năm sau đó. Người ta biết ông như một người chung nghĩa(chung với vua),nhân nghĩa(thương dân như con),biết quí trọng hiền tài(ba lần cầu Khổng Minh).Người có thể lảnh đạo quần long như ông thì trong lịch sử TQ thật chẳng có nhiều. Thế nhưng Lưu Bị trong tác phẩm TQC của La Quán Trung cũng làm ta có nhiều suy nghỉ thêm về nhân vật này. Thứ nhất là Độc(chữ độc đây ko có nghĩa là độc ác,mà hàm ý thâm sâu), khi Tào Tháo đánh bại Lử Bố ở Hạ Phì, liền dẫn Lử Bố lên đài phán xử. Lúc này,ngồi chung với Tào Tháo có Huyền Đức.Vừa thấy Tào Tháo đi ra,Lữ Bố ngỏ lời cầu cạnh Lưu Bị nói giúp cho mình,nhớ đến ân tình xưa trước đây từng nhận anh em,Lưu Bị không nói gì,chỉ khẻ gật đầu,Lử Bố thấy vậy mừng lắm. Tào Tháo vừa trở lại Lữ Bố vội xin hàng.Tháo hỏi Lưu Bị:'việc hôm nay như thế nào?',Lưu Bị trả lời "ngài còn nhớ chuyện Đinh Nguyên(ngày trước Lử Bố giết cha nuôi để theo Đổng Trác), Đổng Trác hay không?" Tháo nghe đến đây liền lập tức kêu mang ra chém. Thật ra nói giúp Lử Bố vài lời thì chẳng có khó khăn gì,nhưng Lưu Bị không muốn sau này phải đối mặt với đạo quân mà chủ tướng Tào Tháo,phó tướng Lử Bố...quả là độc. Thứ hai: tầm tàng bất lộ.Tào Tháo biết Lưu Bị là con rồng dử,nên giử bên cạnh mình ở Trường An.một hôm ông mời Huyền Đức dùng cơm.Trong lúc ăn thì Tào Tháo luận về anh hùng đời này,hắn nói:"thiên hạ này thì chỉ tôi với ông là xứng đáng gọi là anh hùng" nghe đến đây thì Lưu Bị giật mình,làm rơi đôi đũa.lúc đó có tiếng sét đánh,Lưu Bị mượn cớ là tiếng sét làm mình giật mình,Tháo thấy Lưu Bị cũng tầm thường không còn đề phòng gì nữa,hôm sau Lưu Bị xin xuất binh diệt trừ thảo khấu,Tháo lập tức cho đi. Nói đến đây,quả thật Lưu Bị không hề sợ tiếng sét, nhưng cũng chẳng phải sợ câu nói của Tào Tháo cho là mình là anh hùng đâu(tất nhiên làm anh hùng chung với anh Tào thì chết chắc với anh ta), mà chỉ là một động tác giả để Tháo không nghi kỵ mình,cho rằng mình chỉ là ta nhát gan. Giả nhân nghĩa(hơi quá,nhưng nhân vật này tiềm ẩn bên trong tính cách này),từ khi Tào Tháo đóng binh ở kinh đô,Tôn Quyền vững chắc ở Đông Ngô,nếu thật muốn tranh phong Lưu Bị phải có đất cho riêng mình,để tạo thế chân vạt. Mượn tiếng là đi giúp Lưu Chương ở Ba Thục,như kỳ thực sau đó là cướp mất đất người ta. Lưu Bị ngoài mặt kô chụi nhưng trong bụng biết rằng các tướng sỉ của mình sẽ làm giúp cho mình.quả nhiên rồi Bàng Thống,Gia Cát Lượng cũng ra tay.ngày xưa Lưu Biểu nhường Kinh Châu kô lấy,sau này lại cướp đất của Lưu Chương,mượn Kinh Châu không trả(Đời sau hay có câu nói:đừng như Lưu Bị mượn Kinh Châu kô trả), tâm tính của Lưu Hoàng Thúc thật kô đơn giản. Nhớ đến chuyện cầu Trường Bản(208), Hoàng Thúc dẩn theo dân chạy nạn,bị quân Tào truy sát.Triêu Tử Long nhận nhiệm vụ bảo vệ gia quyến Lưu Bị.Quân Tào đuổi đến máu chảy thành sông,mổi người lạc một nơi. TTL một mình trong vòng vây của địch tìm kiếm gia quyến Lưu Bị,đến một bức tường đổ thì gặp Can Phu Nhân(vợ của Lưu Bị) đang bồng A Đẩu,giọt máu của Lưu Bị. Can phu nhân bị thương ở chân,sợ làm cản trở TTL liền nhảy xuống giếng khô cạnh đó tự vẩn.TTL vì cảm đức lớn một mình đột phá vòng vây không mang sinh tử mang A Đẩu về cho Lưu Bị,vừa gặp Lưu Bị thì quì xuống đất,hai tay dâng A Đẩu, tạ tội đã không bảo vệ đc phu nhân.Lưu Bị nhìn TTL mặt đầy khói bụi,máu đẩm chiến bào, liền vứt A Đẩu xuống đất,mắng rằng:"thằng nghiệt xúc này,tí nữa làm ta mất đi một đại tướng),TTL vội chụp lấy A Đẩu, thề rằng chiến đấu đến chết để báo đáp công ơn của chủ công. Năm 229,ông lâm bệnh, chết trên đường hành quân trở về. Qua câu chuyện thấy rõ Lưu Bị rất biết lấy nhân tâm,vợ yêu vừa chết,con mình sau không thương,nở nào vứt xuống đất,vứt con xuống đất để lấy lòng dũng tướng quả là kịch rất giỏi. Nhưng suy cho cùng thì Lưu Bị vẩn là một đại anh hùng,là một nhân quân. TQC hay không chỉ vì cốt chuyện giả sử của nó mà vì mổi nhân vật trong nó,tính cách rất đặc sắc.Một nhân vật đặc sắc khác là Tào Tháo,muốn bàn về nhân vật này e tôi không đủ sức. Muốn đánh giá đc Tào Tháo thì chắc phải khách quan, hắn ta là một tên giang hùng,nhưng cũng là một anh hùng thời loạn. hinhtran Source: http://www.hinhtran.com/forums/viewtopic.php?f=512&t=7650&p=89600#p89600 |
Author: dchph posted on 2/3/2013 8:33:30 AM Xem xong vàođây xem bản quay năm 2010 (Thuyếtminh) http://www.youtube.com/watch?v=HZ7sAgWlbvc Bản phụđề tiếngViệt: http://www.youtube.com/watch?v=ZM5FpUXa6vY |
Author: dchph posted on 2/17/2013 8:27:35 AM Vàodây xem bản phụđề tiếngViệt, Bản HD (nhớ bấm closed caption CC): http://www.youtube.com/watch?v=ddIrjKFPFDA Bản 720p HD tiếngQuanthoại, phụđề tiếngAnh: http://www.youtube.com/watch?v=jHGHLSHq2ZE |
End of Printable Version |