Printable Version


+-+ Dulịch Việtnam và thếgiới
|---+ Thếgiới muônmàu
+-----+ Topic: Ngườibạn Lào Lánggiềng Đángyêu - 8/2012 by dchph


Author: dchph posted on 10/28/2012 4:23:36 PM

[center]
[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos1-TrenDuong9HaLao.jpg][/img]

Tren Duong9 HaLao

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos2-ComtruaODonBGLaobao-TrungchienMoiBuaanLao.jpg][/img]

Comtrua O Cuakhau Laobao - Trungchien Moi Buaan Lao

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos3-CuakhauLaoBao-NuocLaoThanthienChaomungBan-Ravaotuzo.jpg][/img]

Cuakhau LaoBao-Nuoc Lao Thanthien Chaomung Ban - Ravao Tuzo

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos4-SongVoiThiennhien-PhaRungLamray-ChoDenkhiDienkhihoa-Doidoi.jpg][/img]

Song Voi Thiennhien - Pha Rung Lamray - Cho Denkhi Dienkhihoa -Doidoi!

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos5-ZocduongGiobui-MonGaNuong-KhongtheBoqua.jpg][/img]

Zocduong Giobui - Mon Ga nuong - Khongthe Boqua

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos6-DemDautienDiboTrenMotDuongphoOThitranThaket.jpg][/img]

Dem Dautien Dibo Tren Mot Duongpho O Thitran Thaket

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos7-BuoisangBenboMekongOThaketNhinsangBenkiaNuocThai.jpg][/img]

Buoisang Benbo Song Mekong O Thitran Thaket Nhinsang Benkia la Nuoc Thailan

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos8-ChuachienKientrucGiongOThailanVaCambot.jpg][/img]

Chuachien Kientruc Giong O Thailan Va Cambot

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos9-BuoiSangsomOMotgocPhoOVantuong.jpg][/img]

Buoi Sangsom O Mot Gocpho O Vantuong

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos10-TrongMotCongvienVantuong.jpg][/img]

Trong Mot Congvien Vantuong

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos11-BuatruaTrenBeTroiTrenZongMekong.jpg][/img]

Bua Antrua Tren Be Troi Tren Zong Song Mekong

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos12-TrenKhaihoanmonNhinxuongKhuTrungtamTPVantuong.jpg][/img]

Tren Khaihoanmon Nhinxuong KhuTrungtam TP Vantuong

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos13-AntoiONhahangVientiane.jpg][/img]

Antoi O Nhahang Vientiane

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos14-DemOmotKhuphoAnuongOVantuong.jpg][/img]

Dem O mot Khupho Anuong O Vantuong

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos15-ChantuTieuthua.jpg][/img]

Chantu theo DaoPhat Tieuthua

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos16-ChuaBenHoNgoaiNgoaioVantuong.jpg][/img]

Mot Ngoichua Nho Ben Ho Ngoai Ngoaio Savanakheth

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos16A-MotKhuVietkieuOTPSavanakheth.jpg][/img]

Mot Quanan o Khu Vietkieu Tai TP Savanakheth

[img=http://vny2k.net/images/Indochine/Laos17-NhungnguoiBanduongVoiCogaiNuaVietNuaLaoBenGocphai.jpg][/img]

Nhung Nguoi Banduong Voi Cogai Lao Lai Viet Ben Gocphai

[/center]


Author: dchph posted on 12/10/2012 9:35:29 AM

c a o d u y t â m


[center]
[img=http://etetet.net/upload/caoduytam/trangtri/motconduong_cdt.jpg][/img]
[/center]

Vasna Mangkhaseum lắc đầu quầy quậy: “Ông không nên, không thể đi đường đó về Việt Nam được. Có cả vợ con ông theo, rất nhiều rủi ro. Sao ông không đi máy bay cho yên chuyện!” Tôi cười: “Nếu đi máy bay thì tôi đâu cần hỏi cô làm gì? Lý do tôi muốn đi đường đó cô không thể hiểu đâu. Chỉ nhờ cô dò hỏi dùm tôi xem gần đây đã có ai đi đường đó về Việt Nam chưa, có hoạt động gì của người H’mong trong khu vực đó hay không.” Cô gái Lào có bằng kỹ sư hóa học từ Belarus mà không biết xà bông được làm bằng chất liệu gì nói buông xuôi: “Cũng có người Việt Nam qua khai thác gỗ đi đường đó, rất xấu, cả trăm năm nay không sửa chữa tu bổ gì, chưa kể hố bom và đạn phaó tàn phá gần ba mươi năm trước. Người H’mong không ở vùng đó, họ ở tuốt trên Xiêng Khoảng. Thôi, ông để Khambou đưa gia đình ông đi vậy.” Tôi thấy vui trong lòng, ít ra là không có người H’mong. Tuần trước một du khách bạo gan người Anh đã bị bắn chết trên đường lên Luang-Pha-Bang. “Này Vasna, cô vừa nói gần ba mươi năm trước bom và đạn pháo trên đường đó, đấy là lý do tôi muốn đi. Tôi về Sai Gòn ba tuần lễ, Khambou không thể xa mấy bà vợ của ông ta lâu như thế.” Cô gái Lào lôi ra từ trong cái giỏ xách một bó nhang đưa cho tôi; mắt tròn xoe nhìn, cố gắng tìm kiếm một câu chuyện lờ mờ nào đó trong trí não người đàn ông Việt Nam về cái thưở cô mới chỉ là một đứa trẻ mới chập chững biết đi.

Con đường 13 từ Vietiane xuống Savanakhet, được các công ty cầu đường Việt Nam thầu xây dựng laị với tiền viện trợ cuả chính phủ Nhựt Bổn, khá bằng phẳng, êm ái nhờ những chiếc xe “ben” khai thác gổ của Việt Nam chưa kịp cày nát. Cách cả trăm kilô mét mới có một xóm làng thưa thớt, chiếc Land Rover Discovery chạy bằng diesel chưa đầy ba tuổi, có lúc phóng trên 140km/giờ trên đường hoang vắng không một bóng người, bóng xe. Đứa con gái bảy tuổi bỏ chỗ phiá sau leo lên ngồi ngay trên glove compartment bên cạnh ghế tài xế, nghiêng đầu ôm cổ cha, hát nghêu ngao: “Please find me a home, where the buffalo roam, where the deer and the antelope play...” Hai mẹ con theo cha khắp nơi không một lần thắc mắc; tấm lưng và bờ vai của người đàn ông là chỗ tựa an toàn cho gia đình từ xưa nay, nếu có phải vì thế mà gặp trắc trở hoạn nạn họ cũng chỉ đổ lỗi cho số phận. Ý nghĩ đó làm tôi chột dạ, chuyến hành trình xa xôi, trắc trở naỳ có phải là một sự ích kỷ, liều mạng hay không? Trưa đến chúng tôi dừng xe lại bên một cánh đồng luá nếp đã gặt, trơ gốc rạ, bên một chòi tranh cách đường vaì mươi mét, dựng trên mấy cây cột khẳng khiu, có chiếc thang nhỏ bắc lên cái sàn bằng tre nứa. Bốn bề trống lốc, chỉ có một gian buồng nhỏ vách bằng phênh tre đan vưà đủ chỗ cho một người nằm, bên cạnh một cái bếp phủ tro nguội lạnh. Đứa con gái lôi được từ trên vách xuống một cây cung nhỏ với mấy mủi tên bằng tre vót nhọn mang khoe với mẹ đang loay hoay trải tấm nylon lót chỗ ngồi và bày biện bữa trưa: bánh mì thịt mua ở một tiệm người Việt trên đường Setthathilath, mấy ống nứa cơm nếp ở chợ bản Thong Cang, ít trái vú sữa hái trong vườn trước nhà và vài trái dừa tươi nướng. Đất nước Việt phủ bóng dừa từ bắc miền Trung vào đến Cà Mau nhưng không đâu trái dừa tươi được nướng chín như ở Lào và Thái. Dưới sức nóng cuả lửa than chất dầu và đường từ trong vỏ, trong cơm dừa non ứa ra hoà tan vào nước bên trong tạo một mùi thơm nhè nhẹ của đường cháy và vị béo của dầu trong chất nước thanh thanh. Sau bữa trưa, gió đồng hiu hiu thổi con buồn ngủ rơi vô mắt đứa trẻ; nó nằm dài trên sàn nứa, ngoẹo đầu lên đùi mẹ; khuôn mặt ngây thơ, thanh thản; tay còn nắm chặt lấy chiếc cung tre. Những lúc như thế người mẹ ngồi yên bất động, lâu lâu nhăn mặt xúyt xoa vì mỏi, rồi liếc mắt nhìn người cha trách móc. Nhưng làm thế naò được nếu cái đùi mềm mại cuả người đàn bà là chỗ chọn lựa để tựa đầu của đứa con? Cách tốt nhất để chia sẻ là người cha rón rén đến ngồi ngay sau người đàn bà của mình, đưa tấm lưng cho bà ấy tựa vào. Và đến lượt ông ta phải ngồi yên không nhúc nhích khi nghe được tiếng thở đều đều của vợ; lâu lâu nhăn mặt xuýt xoa cho đỡ mỏi, trong đầu ngân nga “Nắng chia nữa bãi, chiều rồi. Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá sầu...” trong làn gió đồng ngai ngái mùi rạ khô thoang thoảng thổi qua.

Sau hơn ba giờ trên đường quốc lộ 13 dọc theo con sông Mekong và hơn hai giờ nghỉ trưa trong cái chòi canh luá gần bản Na Hine chúng tôi đến Savanakhet. Tối đến, trong một nhà hàng ăn nhỏ sát bờ sông Mekong chúng tôi vừa nhấm nháp món gỏi “lạp”, và mấy con chim mía kẹp que tre nướng than vưà ngắm ánh đèn lấp loáng cuả thành phố Mukdahan bên kia sông thuộc đất Thái. Người Thái nắm gần 70% thương mại cuả Lào nên họ đã bỏ tiền xây hai cây cầu “hữu nghị”, một ở đây, một ở Vientiane để dễ chuyên chở hàng hoá. Trước đây cũng đã có những người Lào liều mạng chèo những chiếc thuyền nhỏ vượt biên qua bờ bên kia. Nhiều người đã bị bắn chết, xác nổi trên sông, nhưng con số ra đi không nhiều có lẽ vì đã không có cải cách ruộng đất và đánh tư sản như ở Việt Nam. Cũng chẳng có nhiều công sở, trường học để phân biệt đối xử ba đời. Trong mười người Lào thì bảy, tám người đã tự trồng trọt, săn bắt kiếm ăn không đợi chính phủ cất công đày ải lên khu kinh tế rừng thiêng nước độc. Địa chủ cuả Lào là những người đi chân trần, tay cầm bó lửa tay cầm nắm lúa. Họ chọn những bãi đất hoang đốt sạch cỏ, đợi mùa mưa đến rải những nắm lúa nếp xuống nền đất sũng nước mà tro than đã hòa thành phân bón. Đến mùa lúa chín họ làm những cái chòi canh thú rừng phá hại, nhân tiện “cải thiện” bữa ăn với những cái cung tên bằng tre. Khi đất trở nên khô cằn họ di chuyển qua những khu vực khác. Một đất nước hơn hai trăm ngàn ki lô mét vuông cho năm triệu dân không có ai là tá điền hay kẻ làm thuê nên không có đối tượng để phát động đấu tranh giai cấp. Tư sản của Lào đa số là những người Việt định cư từ bao đời, họ làm chủ hầu hết các cửa hàng trong chợ và ngoài phố. Rất nhiều người đàn bà trong chợ Savanakhet đều mặc váy, ăn nói nhỏ nhẹ chậm rãi như những người Lào khác nhưng hàng hoá của họ bày bán lại là bánh dày, bánh đúc, bánh cuốn, bánh tét, bánh chưng, chả luạ, chả quế, bún, phở...quê quán của họ là Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh.

Rất sớm sáng hôm sau, khi mặt trời chưa ló dạng chúng tôi đã lên đường. Con gái nằm dài trên băng sau, mẹ đắp cái mền mỏng cho nó tiếp tục lơ mơ ngủ. Con đường 9 nổi tiếng cắt ngang Nam Lào từ đông sang Tây đi thẳng vào thành phố Savanakhet sát bên bờ sông Mê Kông. Từ giao lộ với đường 13 chạy bắc-nam về hướng đông không đến 10km nó bắt đầu phơi bày dấu tích thời gian, và biến cố lịch sử, chứng minh lời Vasna Mangkhaseum đã nói: “Ông không thể đi đường đó về Việt Nam được.” Đứa con gái bảy tuổi mở choàng mắt, bật cười khanh khách khi nó bắt đầu được quăng lên, quăng xuống như đang nhảy trên một cái trampoline. Khi ba bốn tuổi nó cũng đã thích được nhồi tưng tưng như thế trong xe lam trên đường về thăm quê ngoại. Trước mắt tôi là con đường 6 mét bề ngang dày đặc miệng núi lửa tí hon, lỗ chỗ như trên những tấm hình chụp mặt trăng đăng trong tạp chí Thế Giới Tự Do, hay trưng bày trong các phòng thông tin Hoa Kỳ mấy chục năm về trước. Chiếc xe liên tục văng lên cao rồi vục đầu xuống như con bọ hung trên con đường trải đá gồ ghề. Vợ tôi bám chặt vào cái tay nắm trên trần xe, đầy vẻ ngạc nhiên: “Đường như thế này cở bao xa?” Tôi trả lời: “Gần ba trăm cây số!” Bà ta thảng thốt: “Uả, vậy sao?” Trời bắt đầu đổ mưa, không gian mù mịt nước; đồng cỏ, rừng nuí chung quanh bắt đầu nhạt nhoà, phiá trước mắt những ổ trâu, ổ voi bắt đầu ngập nước, một màu đất sét đỏ ối như son môi, chờ khi chiếc xe vục đầu xuống thì bắn tung lên như cảnh tạp chí National Geographic chụp được lúc con cá voi sát thủ tung mình lên trời rồi rơi xuống biển. Chiếc Land Rover giảm tốc độ xuống không quá 15km/giờ. Tôi chợt nhớ đến câu chuyện giữa Randy Manson với John Briston trong bữa cơm tối bảy, tám năm trước lúc tôi và Randy trở về Sài Gòn sau chuyến đi trên đường 14 lên Đồng Xoaì, Bù Đăng, Bù Đốp thăm mấy cánh rừng đồn điền cây khuynh diệp được trồng làm nguyên liệu sản xuất bột giấy - con đường 14 nổi tiếng trong cuộc rút lui thảm khốc từ cao nguyên về đồng bằng của dân và quân đội Miền Nam gần 25 năm trước đó; chiếc Toyota Land Cruiser chạy dầu diesel lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam sau ngày “mở cưả” cũng đã ngóc đầu đầu lên rồi vục đầu xuống trên con đương bị chiến tranh cày nát, đầy uất khí; Randy mô tả bốn giờ đồng hồ cho chuyến hành trình trên dưới 100km bằng một câu ngắn gọn: “We had to negotiate with the road quite hard.” – Chúng tôi đã phải ‘thương lượng’ khá khó khăn với con đường. Cũng như thế, con đường 9 Nam Laò đang im lìm trải ra tước mắt với thử thách và đe doạ. Nó không còn là một phương tiện vô tri mà là thực thể thách thức một cách kiêu mạn, hiên ngang, dữ dội. Chỉ một khoảng cách vài mét trên đó đã là một cuộc ‘thương lượng’ cực nhọc. Tiếng cười khanh khách của con gái không còn vang lên từ phía sau, trên kính chiếu hậu là đứa bé gái ngồi thẳng lưng, tay bấu chặt vào thành ghế, khuôn mặt căng thẳng, ngạc nhiên. Tôi cố gắng đưa xe lên một khoảnh đất khá bằng phằng ở một khúc quanh, rồi dừng lại. Mưa hè vẫn lớn hạt, trời đất còn mù mịt nước nhưng cây cối hai bên đường đã lộ rõ, ướt lướt thướt như những bộ hành dàng hàng ngang nhìn chằm những kẻ xa lạ. Không một bóng nhà, bóng người; một tiếng chó sủa, gà kêu; gần một tiếng đồng hồ không một chiếc xe chạy cùng chiều, ngược chiều. Tôi hỏi: “Đường khó đi như thế này thôi mình quay về, sau này đi máy bay hay tìm đường khác...” Người đàn bà ngần ngừ giây lát, quay lại nhìn con dò hỏi: “Sao con có sợ hay mệt gì không?” Đưá bé nhoẻn miệng cười, lộ bên má phính cái đồng tiền: “Không sao mẹ ơi, nhảy tưng tưng còn hơn đi xe lam, vui lắm.” -“Chỉ còn hơn hai trăm cây số, nếu anh chắc xe không bị gì thì vừa đi, vừa nghỉ; chiều tối cũng đến nơi.” Chiếc Discovery chưa đầy ba tuổi, được chế tạo cho những chuyến safari trên điạ hình thiên nhiên Châu Phi, có lẽ trong việc “thương lượng” với bề mặt chị Hằng thì nó chỉ thua kém những chiếc xe “ben” chở gỗ. Điều lo lắng nhất cuả tôi là những người Mèo bất mãn, ly khai với chế độ. Họ thường phục kích bắn chết lữ hành trên những nơi hoang địa, nhất là nhắm vào người ngoại quốc, một phần để phá hoại ngành du lịch xâm nhập lãnh thổ của họ, phần khác để gây tiếng vang với quốc tế về sự hiện diện và đối kháng của mình. Nhưng những người Mèo đó không ở Nam Lào, xứ sở cuả họ là rừng núi phương Bắc như Vasna đã khẳng định. Một thoáng áy náy trong lòng khi đưa vợ con vào chuyến đi có thể mang lại bất trắc, hiểm nguy; nhưng họ không bao giờ rời tôi nửa bước từ khi đưá bé chào đời. Người đàn bà cứ nhắm mắt theo chồng, miệng không ngừng xác định: “Sống cùng sống, chết cùng chết.”

Mưa bớt hạt, lất phất, rả rích. Trời đã sáng rõ dù không gian vẫn xám xịt. Hơn một giờ “đấu tranh” với con đường tôi đã thành thạo cách lùa những ổ trâu lọt thẳng vào gầm xe, và nghiêng nghiêng bánh trên, bánh dưới ở những ổ voi lớn hơn hai thước. Chiếc xe bớt ngóc đầu lên, vục đầu xuống mà nghiêng qua nghiêng lại, lắc lư như con taù “say sóng” trên biển. Đứa con gái lâu lâu lại bật cười khanh khách, gần một năm nay nó đã quen với những con đường Lào lúc la, lúc lắc như thế này ngay từ ngỏ nhà đến trường Vientiane hơn một cây số mỗi ngaỳ hai bận, sáng đi chiều về.

Sau hơn một giờ nữa, ngoằng ngoèo, chao qua, đảo lại, chúng tôi dừng bên một chòi tranh. Đúng hơn chỉ là một cái sạp nhỏ có lợp mái, trên sàn bày naò dừa, thơm, đu đủ, ổi, xoài rừng còn xanh; trên cái thanh tre ngang sát mái chòi treo lũng lẳng vài nải chuối đã chín. Nhìn mông ra xa, sát bên bìa rừng, cách khoảng một cây số thấp thoáng những nhà sàn, bụi tre, bụi chuối. Tịch nhiên không một bóng người. Con gái tôi khệ nê ôm một trái đu đủ lên, nhìn tôi toét miệng cười, món giải khát ưa chuộng của nó mỗi trưa Lào nắng cháy. Vợ tôi chọn một trái thơm, một nải chuối cau rồi bỏ mấy chục ngàn “kíp” vaò trong một cái lon rỉ sét để bên mấy thứ trái cây. Người “nhà quê” xứ Lào buôn bán như vậy đó, họ không bao giờ ngồi canh ở những cái sập hàng dựng bên đường, ai trả bao nhiêu tùy ý. Chúng tôi có thể lấy đi những trái cây đó mà không trả tiền; không phải vì sợ những con “ma xó” của người Lào như nhiều lần Vasna, cô thư ký, từng khẳng định là bà ngoại của cô ta vẫn “nuôi” khi cô chưa sinh ra đời, nhưng vì sự kính trọng con người và đất nước hiền hoà này; họ mang cho chúng tôi sự bình yên, tình người mà nơi quê nhà chúng đã bị đánh mất.

Mưa đã ngừng hẳn, bầu trời quang đãng và sáng bừng lên dù ánh nắng vẫn chưa xuyên thủng màng mây mù vần vũ. Chiếc Discovery như một con trâu rừng gầm gừ, chồm lên, chồm xuống, nghiêng qua, nghiêng lại dằn xóc những người hành khách trong lòng nó như những que xăm tre trong cái ống được thiện nam, tín nữ xóc lên xóc xuống trước bàn thờ Lăng Ông bên cạnh chợ Bà Chiểu mỗi dịp năm mới. Vợ tôi phải bọc những thứ trái cây mới mua từ cái chòi lá trong mấy cái áo len của hai mẹ con, đặt trong cái xách du lịch đựng quần áo, dằn dưới chân. Con gái tôi tay cầm quả chuối lột vỏ, miêng nhai nhóp nhép, cười thích thú với tài làm xiếc vừa mới học được như kẻ vừa nhảy trampoline vừa ăn xúc xích.

Giữa khua ngày mùng một Tết chúng tôi choàng thức dậy bởi những tiếng súng nổ ầm ỉ từ đâu vọng về. Sáng mai thức dậy, thành phố im lắng, không tiếng xe chạy. Radio cho biết Sài Gòn đang ngập tràn khóí lửa. Đài phát thanh thành phố đưa lời các chỉ huy quân đội kêu goị những quân nhân đang nghỉ Tết phải vào trình diện đơn vị tức thì. Thiên hạ đổ ra đường trước sân nhà nghe ngóng. Hàng xóm kháo nhau ‘phía bên kia’ đã về đến Hội Trường Hoà Bình, đã bắn chết một sĩ quan cấp tá và tuỳ tùng trên đường từ trường Võ Bị ra phố ăn phở đầu năm. Nhà tôi cách Hoà Bình chỉ một con dốc Duy Tân không quá hai trăm mét chim bay. Như kiểm chứng cho lời đồn đó, từ dưới ngã ba trường Việt Anh chiếc Peugeot 405 màu da trời cuả ông bà bác sĩ Vincent chạy khá nhanh ngang chỗ chúng tôi đang đứng, lên dốc Duy Tân, hướng về phía Hoà Bình. Chỉ vài mươi giây sau có tiếng súng nổ chát chúa rồi tiếng xe gầm rú, chiếc Peugeot phóng ào ào xuống trở lại, vút qua mặt chúng tôi, thấp thoáng sau cửa kính bể nát bà Vincent đang hai tay ôm lấy mặt. Mọi người vội chạy vào nhà. “Liêụ họ có tràn xuống đây không?” vợ anh Hải một chốc sau thò đầu ra cửa hỏi vu vơ. “Chắc là không, nhưng phải chờ xem bên ‘mình’ phản ứng ra sao đã.” Tôi trả lời. Khoảng hai giờ chiều, một chiếc Phamtom F4C xuất hiện từ phiá Nam, gầm rú đinh tai nhức óc rồi lao vun vút xuống khu rừng núi hướng Cam Ly. Những cột khói đen bốc lên, sau đó là những tiếng nổ rung rinh mặt đất. Chiếc F4C đảo lại, rồi tiếng đại bác kéo hàng tràng cùng vệt khói bốc ra rung rung dưới cánh máy bay. Khi chiếc Phantom khuất bóng sau cơn quần thảo, thì tiếng động cơ trực thăng xoành xoạch vút qua nái nhà, bay sát trên đường Phan Đình Phùng rồi nghiêng nghiêng nhả những quả rốc-két vun vút xuống phía Hoà Bình. Lúc bay đảo lại, họng đại liên cuả chiếc UH1 gầm lên như bò rống, vỏ đạn đổ xuống mái nhà, xuống mặt đường kêu loảng xoảng. Sau đó phố xá lại rơi vào im lặng. Moị người lại tụ tập trước sân nhà mặt ai cũng đăm chiêu. Bỗng từ phiá nhà đèn, hướng Cam Ly, xuất hiện hàng người tay bồng, tay bế, tay mang, tay xách; mặt mày ngơ ngác, thất sắc; có kẻ băng bó trên đầu, kẻ dưới chân. Người trong xóm tuá ra hỏi han. Đúng lúc đó nó xuất hiện trước mặt tôi từ trong đám chạy loạn. Nhà nó ở trên triền đồi ấp Du Sinh. Tôi đỡ lấy cái cặp sách nặng chĩu trên tay nó, kéo ngồi xuông thềm trước sân nhà. Trên áo quần nó loang lỗ những vết máu. Nó lắc đầu: “Không phaỉ máu cuả tao, máu cuả ông già bà già...chết cả, nhà tao chết cả...” Không giọt nước mắt hay nét bi thương trên khuôn mặt cuả nó. “Tao đang tính chạy tạm lên trại tiếp cư ở chuà Linh Sơn; mai hai mốt, yên yên sẽ quay về lại nhà lấy xác họ.” Tôi lôi nó vaò nhà, đưa lên gác, bỏ cái cặp sách lên bàn và cái ba lô quần áo xuống giường. Mẹ tôi kéo nó ngôì trên “đi văng”, dúi vaò tay nó ly nước trà nóng. Chúng tôi vây chung quanh, im lặng nghe những câu noí ngắt quãng, thẩn thờ cuả nó: “Chúng nó về lúc đêm khuya; quần aó đen, chân mang dép làm bằng vỏ xe, tay cầm súng. Chúng lôi ông già ra sân, tụ tập gia đình chung quanh, đọc bản án. Một tên cầm súng ngắn bắn ngay màng tang. Ông cụ ngã xuống, bà cụ và bọn tao nhào đến. Thằng Khang ăn một báng súng vaò đầu, tao ăn một báng vaò vai. Bà cụ ôm ông già gào khóc, chúng lôi dậy mang nhốt cả vào trong nhà. Suốt đêm chúng nấu ăn, uống trà, cà phê trong bếp và bàn định những gì nghe không rõ. Tất cả đều nói tiếng Quảng Nam, Quảng Ngãi chỉ có một tên noí giọng Bắc nhưng không theo kiểu bọn di cư chúng tao. Sáng ra có tiếng quát, tiếng khóc vang từ những nhà phiá bên kia con rạch, tiếng súng nổ trên Nhà Thờ Du Sinh. Mày biết chỉ có vaì gia đình như bọn tao là Phật Giáo, còn lại là Công Giáo. Gần nhà thờ là khu ký túc xá cuả mấy tay học sinh trong chủng viện hay Don Bosco. Rồi chúng lôi bọn tao ra, xác ông già còn nằm ngay chổ ngã xuống, máu đông cứng trên sân đất. Có mấy người nhà ở dưới con rạch cũng bị lôi lên đó. Bọn chúng giải thích chánh sách và chủ trương cuả giải phóng, tuyên bố đã nổi dậy cả nước và chiếm được toàn bộ Saì Gòn. Những người bị tuyên án, xử bắn là thành phần ác ôn, hợp tác với Mỹ Ngụy. Maỳ biết ông già tao chỉ là taì xế lái xe đổ đất cho hãng thầu RMK làm laị con đường Quốc Lộ 1. Trưa đến chúng tập hợp lại khá đông, trong đó có thằng Thạch vẫn làm thuê cho bà cụ tao trên mấy sào vườn bên bờ con rạch. Nó ăn mặc giống như bọn kia nhưng tay đeo cái băng đỏ. Bây giờ thì tao hiểu tại sao bọn người lạ mặt này có thể lôi từng người chúng không hề biết ra tuyên án, rồì xử bắn. Bọn chúng loanh quanh ở trong khu vực như chờ đơị gì đó. Rồi mấy chiếc phản lực đến, bom nổ, đạn cày khắp nơi. Bọn chúng chạy tán loạn vaò nhà dân, nấp dưới những cái mương nước. Một số chết ngay loạt đạn đầu. Thằng Khang em tao cũng gục ngay trước thềm nhà. Tao lôi bà già chạy được lên “ta luy” đất sau nhà, chui vô đám rừng thông trên đỉnh đồi, bà già yếu chạy không nổi, phaỉ chậm lại. Một số bọn chúng cũng chạy ngược lên, giơ súng bắn loạn xạ. Bà già ngã xuống, mất nửa mãng đầu. Tao lăn vô một hốc cây đổ. Hơn tiếng đồng hồ sau không còn nghe động tĩnh, tao vác bà già quay ngược lại nhà. Bọn nó rút đi đâu mất hết. Tao lôi ông già vaò đặt lên giường, bên cạnh bà già, thằng Khang thì ngay trên cái sập trước nhà. Vớ vội cái balô và cặp sách vở chạy theo bià rừng, ra đường, mò đến đây...”

Mờ tối hôm đó anh Hải bên hàng xóm, con ông bà Hợp Lợi, từ trong Võ Bị lái xe Jeep về. Anh cho biết tiệm ảnh Hồng Châu bên cầu dẫn vô lầu hai chợ bị cháy. Trong đó có hai người bên kia bị bắn chết. Mấy người giải phóng chiếm rạp Hoà Bình đứng trên nóc bắn xuống xe ông bà BS Vincent và ông thiếu tá Th. cũng bị trực thăng bắn nát. Họ chỉ gồm năm, sáu người lọt được vô khu đó. Không có ai sống sót. Suốt đêm vẫn còn nghe thấy tiếng súng ầm ỉ từ phía cây số 4 và khu Du Sinh. Ngaỳ mùng ba Tết moị sinh hoạt đã trở lại bình thường trong thành phố, có tin quân đội đã chiếm lại những nơi bên kia xâm nhập. Toán thanh niên gia đình phật tử đã đến khu số 4 cứu trợ đồng baò chiến nạn, có cả gia đình chín người đều chết khi một quả bom rơi đúng giữa nhà cùng với vaì người bên kia về giải phóng. Nó sốt ruột muốn quay trở lại Du Sinh nhưng mẹ tôi cản lại, dù gì mọi người cũng đã chết, còn mình nó duy nhứt cần phaỉ bảo trọng chờ đến khi biết chắc chiến sự không còn ở nơi đó nữa hãy về. Nhưng chỉ đến khi nghe đài phát thanh loan tin Lê Tự, một gia đình phật tử đi cứu trợ trên cây số 4, chết banh xác vì dẫm phaỉ mìn bên kia gài lại thì nó mới nén lòng chờ. Mùng bốn Tết, khi những người bên kia đã rút hết, tôi chở nó trên chiếc honda dame trở về Du Sinh. Chúng tôi leo lên cái dốc cao, đứng trên triền núi sau nhà nó nhìn xuống, căn nhà đã đổ sập, cháy đen. Những vị sư trong chuà Linh Sơn làm tang lễ cho gia đình nó theo nghi thức Phật Giáo. Nó lưu lại trong nhà tôi vaì tuần lễ sau đó tạm trú với một người bà con ở ấp Thánh Mẫu. Bọn tôi vẫn gặp nhau thường xuyên trên sân trường Trần Hưng Đạo. Tôi chưa bao giờ thấy một giọt nước mắt cuả nó, chỉ một khuôn mặt trầm buồn, ít nói, cặp mắt xa xăm. Tháng bảy năm đó nó đến nhà chơi, cùng nhau ra ngồi trên cà phê Thuỷ Tạ, nhìn xuống mặt nước hồ Xuân Hương phẳng lặng. Nó vưà xong Tú Tài một, tôi chià tay bắt nhè nhẹ, chúc mừng. Nó nói: “Chắc khá lâu mơí gặp lại. Cuối tuần tao xuống Sài Gòn, vô Thủ Đức.” Tôi hỏi: “Maỳ không thể đợi cho xong tú tài hai hay sao?” Nó nhìn trừng vào tôi, trong ánh mắt loé lên những tia lưả trắng sáng: “ĐỂ LÀM GÌ?”

Giửa năm 1969 tôi nhận được thư nó báo tin đã về Lữ Đoàn 2 nhảy dù, đang đóng ở miền Trung. Thư từ lác đác không giúp tôi theo được dấu chân chiến binh cuả nó. Thỉnh thoảng gặp Hạnh, cô nữ sinh Buì Thị Xuân, hỏi tin tức cuả nó thì biết họ vẫn thư từ đều đặn cho nhau, tôi cảm thấy vui vẻ trong lòng. Cuối năm sau, nó xuất hiện trước cưả nhà tôi; cao lớn, rắn chắc hơn trước; da đen đủi nhưng mặt rạng rỡ; vẫn trầm ngâm nhưng ánh mắt không còn xa xôi. Hạnh e thẹn, khép nép sau lưng. Bọn tôi ngồi trong quán cà phê Tùng, sát bên cưả sổ, chỗ trước đây nó vẫn thích để được nhìn chiều xuống trên khu Hoà Bình loang loáng ánh đèn, in bóng gót chân rón rén cuả những nữ sinh trong đồng phục lụa trắng khi mặt đường sủng nước sau cơn mưa. Uống hết tách cà phê, nhìn bàn tay Hạnh âm thầm bấu chặt vào bàn tay nó tôi đứng lên, nói lời chia tay, hẹn ngaỳ gặp lại.

Lá thư cuối cùng cuả nó gởi cho tôi khi trận Hạ Laò đã mở màn. “Tao viết cho maỳ lần naỳ có thể là lần cuối. Lữ Đoàn 1 đã đổ xuống Hạ Laò, đụng độ lớn với cộng quân đã đồn trú ở đó từ bao năm nay; chiến trận ác liệt và đẫm máu. Lữ đoàn cuả tao vưà mới được lệnh vượt biên giới. Mục tiêu có lẽ là đánh chiếm và lục soát con đường 9, tao vội viết cho maỳ vaì hàng trong khi chờ trực thăng chuyển quân. Chiến chinh naò không có lúc dứt cơn máu lưả? khi yên bình có dịp đi trên con đường naỳ maỳ hãy nhớ đến tao. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi? Hãy an ủi Hạnh nếu tao không về. Một lời chia tay bạn cũ.”

Nó đã không trở lại, kể cả cái xác tan nát cuả nó. Trên báo chí sau đó là những tin tức khốc liệt cho cả hai bên, rồi dần dần cũng luị tàn. Chiến thắng hay chiến bại đối với Hạnh là vô nghiã; một lần sau ngaỳ đất nước sụp đổ người con gái đã buông tiếng thở daì: “Cho tôi sống lại một ngày, chỉ một ngaỳ thôi cái thưở xưa đó, rồi chết cũng mãn nguyện...” Cuối năm đó trên một ghế đá vườn Bích Câu bên bờ hồ Xuân Hương vắng vẻ, người ta tìm thấy một cô gái đắp một tấm chăn mỏng, nằm im lìm trong giấc ngủ triền miên, tay nắm chặt ống thuốc đã rỗng không.

Trời lại mưa lất phất, những nỏm nuí đã xuất hiện nhấp nhô từ phiá xa, một màu đen thăm thẳm kỳ bí - rặng Trường Sơn và trong lòng nó là những đèo dốc ngặt nghèo. Bỗng xa xa có bóng người lố nhố bên cạnh một chiếc xe đang đỗ trên đường. Tôi cố dương mắt nhìn kỹ. Người Mèo ư, hay bọn cướp đường? Một dòng điện lạnh toát chạy trong sống lưng. Tay tôi mò xuống bên dưới ghế, cái monopod cuả máy chụp hình bằng nhôm cứng, có đầu nhọn, đã thủ sẵn còn nằm đó. Tôi trả xe về số nhỏ, cái máy diesel turbo vưà gằn vưà hú lớn lên như động cơ xe tăng; nó vưà nghiêng ngã trờ tới tôi vừa chồm lên dán mắt vaò những con người đang đứng chắn ngang mặt đường rồi noí nhỏ cho vợ vưà đủ nghe: “Em và con thắt dây cho chặt, cúi đầu thấp xuống khi nghe anh la lên; anh không ngừng lại và sẽ tông thẳng vaò bất cứ ai chận đường.” Vợ tôi đưa mắt nhìn tôi gật đầu, rồi liếc nhìn ra phiá sau. Con bé bảy tuổi đang toét miệng cười: “Có mấy chú đàng trước kià bố ơi!” -“Ừ, con nhớ cúi đầu xuống cho thấp, vịn tay cho chặt nếu mấy chú chặn xe mình lại...” Con bé ngạc nhiên: “Sao vậy bố?” -“Vì mấy chú đuà kiểu này nguy hiểm lắm, bố mà ngừng xe lại là nó trợt lăn xuống hố...” Con bé gục gặc đầu ra vẻ hiểu, cái răng sún và đồng tiền bên má làm tim cha nó thắt lại.

Bóng dáng ba người lộ dần trên mặt đường - một đàn ông tóc bạc đang dạng chân, dang tay ra vẫy; một đàn bà trong y phục màu trắng đứng sát cạnh chiếc Toyota Landcruise màu kem còn rất mới, bê bết bùn đỏ; một đàn ông trẻ đứng sau xe tay cầm một thanh sắt. Không thấy ai cầm súng, cầm dao; y phục khá trang trọng, chẳng lẽ là cướp đường? Không gian như đọng lại trong một khúc phim quay chậm. Nhận thức cuả bộ não đang mở hết công suất qua cặp mắt trừng trừng nhìn người đàn bà có vẻ mặt lo âu, mệt mõi; đến người đàn ông tóc bạc, bơ phờ, quần áo ướt sủng; rồi xuống mặt đường loang lỗ những mãng dầu nhớt đen thẩm chảy trên mặt nước mưa loang ra những vệt cầu vồng – đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm tím...Ôi, thì ra đám người bị hỏng xe giưã rừng núi hoang vắng, mênh mông...

Tiếng máy chiếc Discovery đang trờ tới một cách dữ dội khiến người đàn ông bị trấn áp, có lúc định luì vaò tránh, rôì lại lưỡng lự tiếp tục đứng giữa đường vẫy tay lia liạ. Tôi vẫn để xe chạy chầm chậm, quay kiếng xuống gọi lớn bằng tiếng Anh: “Who are you? What’s happened?” Họ ngơ ngác nhìn nhau rồi noí vaì câu tiếng Laò, một ngôn ngữ mà tôi chỉ đếm được không quá từ một đến mười. Vợ tôi quay kiếng xe, thò đầu ra: “No English?” -“Bò đạy à!” người đàn bà trả lời. Vợ tôi quay lại nói với tôi: “Họ không biết tiếng Anh.” Bổng nhiên người đàn bà nhảy cẩng, quên cả nước sình văng tung toé lên cái quần tây trắng cuả mình, vổ tay: “Người Việt, người Việt! Họ là người Việt.” Người đàn ông thôi vẫy, tay chỉ vaò ngực, la lớn: “Việt Nam đây, Việt Nam đây!” Tôi ngừng xe bên cạnh họ; người đàn ông trên năm mươi tuổi, tóc bạc, dáng dấp đẩy đà, bệ vệ bước đến phân trần bằng giọng cuả người miền Trung pha âm sắc miền Bắc như hầu hết cán bộ đã từng làm việc, hay trú ngụ ở Hà Nội: “Chúng tôi về Đông Hà nhưng hôm qua xe bị sập lổ trên đường, bể ‘cốp ben”, dâù máy chảy ra hết không thể đi được nưã, xin đồng chí làm ơn cho đi nhờ về Đông Hà.” Người đàn bà nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ lo lắng, chờ đợi. Họ nằm ở đây từ hôm qua, Trường Sơn tối tăm, mưa gió lạnh lẽo hằn trên mặt, trên môi. Tôi trả lời: “Tôi sẽ chở mấy vị về Đông Hà, không khó khăn gì, nhưng chỉ còn hai chỗ trong xe, vị kia chắc phaỉ trùm áo mưa, ngồi bám trên nóc xe.” Cả hai người cười xoà, rạng rỡ : “Không, chúng tôi chỉ xin đi hai người thôi, anh kia là tài xế, sẽ ở lại với xe; tôi về đến Đông Hà sẽ goị xe ngày mai qua kéo về.” Tôi nhìn người đàn ông trẻ tay cầm ‘mỏ lếch’ mặt mày nhếch nhác, đứng tiu ngỉu sau xe; trong lòng cảm thấy ái ngại. Đúng là cảnh: “Hoàng hôn nhật dĩ tà, kim dạ đáo thùy gia?”

Con gái ngồi thu lu giữa hai người lạ, tạm thời mất đi caí không gian mênh mông cố hửu cuả nó ở băng sau trong mọi chuyến hành trình. Hai vị khách cũng cố tình nép sát vaò hông xe cho đưá bé được rộng rãi. Chiếc xe nghiêng qua, lắc lại, chúi lên, chúi xuống một lúc thì khoảng cách chủ khách không thể nào kềm giử được nưả. Qua kiếng chiếu hậu tay người đàn bà đã choàng qua vai đưá trẻ và đầu nó cũng đã ngã vào ngực cuả bà ta, dương mắt nhìn tôi bẻn lẽn cười.

Người đàn bà buông một câu bình phẩm. “Anh thấy người ta lái xe như thế đấy, có đâu như cậu lái xe cuả anh...” Người đàn ông chậc lưỡi phân bua: “Ừ, cái xe mới mua mấy tháng, hơn tỉ bạc. Thằng đó đã cầm lái năm sáu năm nay đâu phaỉ mới mẽ gì. Không ngờ con đường 9 này tệ đến như vậy.” Tôi giải thích: “Bà trách tài xế cũng oan. Chiếc Landcruiser có khoảng cách giưả bánh trước - bánh sau dài; mấy cái hố bom, hố pháo trên đường naỳ lớn quá, khi xe sụp xuống thì gầm xe dễ cấn vaò miệng hố dập bể ‘cốp ben’. Xe cuả tôi nhỏ hơn, gầm xe lại cao dễ luồn lách tránh miệng hố...” Hơn một giờ sau xe đã vô lòng dãy Trường Sơn, trận mưa bất ngờ hai hôm nay gây hậu quả khá rõ ràng, nước đổ trên các sườn nuí xuống thành những dòng thác. Tại nhiều khúc quanh, nhìn ra thung lũng xa xa đã thấy những khoảnh cây đổ ngổn ngang. Khi mưa lâu chân đất ở triền núi bị sủng nước, tụt vỡ hàng mãng làm cây tróc gốc đổ chồng chất lên nhau, cứ thế cuốn xuống chân nuí long trời lỡ đất; người hay thú vật nào không may ở trong khu vưc đó nếu chẳng nát thây đưới các thân cây thì cũng bị vuì sâu dưới bùn. Dân Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh, Nghệ, Tỉnh gọi là ‘sập rừng’.

Bổng chiếc Discovery vục đầu xuống, trước mắt tôi là một hố bom rộng toác, ngập đầy nước được mở banh thêm bởi những bánh xe kéo gỗ khổng lồ cuả những kẻ “đả sơn lâm, đâm hà bá” từ bên bia rặng Trường Sơn qua quậy nát. Một bên hố bị lở, nước tràn ra chảy xuống cái mương bên đường như từ chậu nước bị nghiêng. Tôi ngừng xe lại, mắt quan sát, đo lường. Phiá bên dưới mặt nước đó sâu, cạn thế naò không thể biết rõ; lướt càn xuống có thể va đập gầm xe vô những tảng đá ngầm nổi lên dưới đáy hố do nước mưa baò mòn đất chung quanh, ‘cốp ben’ sẽ bể, nhớt máy thoát ra hết như số phận chiếc landcruiser đang nằm lại phía sau. Tôi tắt máy xe, hơn năm tiếng trên con đường đau khổ naỳ rồi, vợ con tôi và moị người cần nghỉ ngơi, dãn gân, dãn cốt. Mưa dứt hẳn, trời đã quang đãng, những tia nắng vàng xuyên thủng những đám mây dọi lấp lánh trên các tàng lá. Rãnh mương thoát nước hai bên đường vừa hẹp vưà sâu không thể cho xe đi vòng tránh cái hố nước. Tôi trải tấm bạt nylon lên bãi cỏ bên kia mương thoát nước, vợ tôi mang thức ăn mua từ chợ Savanaket và trái cây mua trong cái chòi lá ban sáng bày lên trên, mời moị người cùng tham dự. Hai người khách vui vẻ sà xuống ngồi, có lẽ họ không được ăn gì từ tối hôm qua. Tiếng ve kêu râm ran trong tàng lá, hoà tiếng gió rì raò chung quanh chổ ngồi tạo cảm giác yên bình được thiên nhiên ban tặng. Ông khách đầu bạc phóng tầm mắt nhìn chung quanh rồi buộc miệng: “Không quá một trăm kilô mét nữa là chúng ta đến cảng Lao Bảo. Tôi đã từng ở khu naỳ gần ba mươi năm trước...” Tôi nhìn vào cặp mắt xa xôi cuả ông và bổng trong đầu vang tiếng gầm thét cuả đạn pháo và bom nổ. Tiếng rú cuả phản lực, tiếng cánh quạt trực thăng rầm rập cùng đủ moị thứ súng máy, trung liên, đaị liên dầm dập liên hồi. “Trận Nam Laò tháng 2 năm 71 rất ác liệt ở nơi đây.” Ông ta noí. Tôi hỏi: “Thế ông có tham gia trận đánh lúc đó sao?” Người đàn bà cướp lời: “Lúc đó ông ấy là C trưởng trong sư đoàn 304 có nhiệm vụ baỏ vệ con đường 9. Hiện ông ấy là tổng giám đốc một công ty xây dựng công trình giao thông Miền Trung qua đấu thầu với chính phủ chúng tôi trong dự án làm lại đường 9 từ tiền viện trợ cuả chính phủ Nhật. Đó là lý do tại sao ông ta và tôi hôm nay đi trên con đường naỳ.” Tôi ngạc nhiên: “Vậy bà không phaỉ là người Việt sao?” Bà ta cười vui vẻ: “Tôi là người Việt chứ, nhưng chồng tôi là người Laò...” Người đàn ông tiếp lời: “Chồng chị ấy là Khamsay Souvanouvong...” Tôi hơi sững sờ. Hoá ra bà ta là một công nương đỏ cuả Laò kia đấy. Khamsay là con trai cuả ông hoàng đỏ - Souphanouvong, một trong ba hoàng tử, con vua Lào chủ trương thân cộng sản, được phương Tây bạn tặng cho biệt danh “The Red Prince”. Souphanouvong từng học ở Sai Gòn và Pháp. Quân đội Bắc Việt với quân phục và phù hiệu cuả quân giải phóng Laò đã giúp đảng Phathet chiếm được Vientiane, đưa ông ta lên làm chủ tịch nước Cộng Hoà, Dân Chủ, Nhân Dân Laò. Năm 1975. Khamsay được cử đi du học ở Liên Xô, về nước “trúng” Ủy Viên Trung Ương Đảng Nhân Dân Cách Mạng Laò, giử chức vụ Bộ Trưởng Taì Chánh, phụ trách khối kinh tế quốc doanh cuả chính phủ cộng sản Lào. Tôi hiểu được lý do tại sao người đàn bà naỳ cùng về Việt Nam với ông TGĐ công ty cầu đường đang tham gia đấu thầu làm lại con đường 9 Nam Laò, họ đang trong một vụ làm ăn lớn. Định mệnh naò đun đẩy cho họ lên chiếc xe cuả gia đình tôi đang tìm về một giai đoạn quá khứ đối nghịch với họ? Người đàn ông đăm chiêu nói bâng quơ: “Tại khu vực này chúng tôi đã mất cả trung đoàn, hàng ngàn đồng chí cuả tôi đã ngã xuống tại đây. Ngụy quân, cả Dù và Thiết Giáp ,cũng chết hàng ngàn người...mỗi một tấc đất là một tấc máu...” Ông ta vén ống quần lộ ra một vết theọ dài chạy dọc trên bắp chân. “Một mãnh cối cuả Lữ Đoàn 2 Nhaỷ Dù Ngụy đã taọ ra nó”

Tôi nhảy qua cái mương nước, trở lại con đường, đứng quan sát cái hố bom. Người đàn ông chỉ tay vô phía bên phaỉ vũng nước: “Ta nên đi xuống lối naỳ, phiá bên kia là lối nước chảy thoát ra chắc sâu hơn và đất mềm, có thể lún.” Tôi xắn quần định lội xuống khảo sát, bổng ngước mắt nhìn lên thấy nó đứng đó, phiá bên kia hố bom trong bộ quân phục nhảy dù, đầu đội nón sắt bọc vải rằn ri. Gần ba mươi năm nó vẫn vậy, da sạm nắng bê bết thuốc súng, mắt đăm chiêu. Nó chỉ tay xuống cái hố bom ngập nước ngay bên trái, gần chổ bị lở đất, nước đang tràn ra róc rách. Tôi dụi mắt nhìn kỷ, nó vẫn đứng đó, cười cười nhìn tôi, bộ quân phục tiệp lẫn với bóng cây lá bên đường. Tôi buộc miệng thốt lên: “Maỳ đó sao?” Người đàn ông đáp lại: “Hả, đồng chí noí gì?” Tôi khoác tay: “Không có gì!”. Tiếng cánh quạt trực thăng lại rầm rập vút ngang đầu rồi xa dần, dư âm lắng đọng trong không gian, hoà lẫn tiếng lá rì raò và tiếng nước chảy róc rách; rồi không còn thấy nó đứng đó nữa. Tôi lội xuống chổ nó chỉ, nền đất phủ cát đọng lại khá vững chắc, lội qua bên phaỉ chổ người đàn ông chỉ, mực nước lên quá đầu gối. Tôi kiên nhẫn bước ngăn ngắn dò đẫm khắp đáy hố, rồi chân chạm vào những tảng đá lớn như những caí lu nước, sắc cạnh.... Tôi im lặng quay lại xe, nổ máy, chầm chậm đi xuống phiá bên trái gần chổ bị lở đất, nước ngập lên gần quá bánh xe nhưng nền đất chắc, chiếc Discovery vượt khỏi miệng hố bom, ngóc đầu leo lên mặt đường. Có tiếng vổ tay cuả con gái tôi đang đứng trên bãi cỏ bên kia mương nước. Người đàn ông cõng đứa bé lên, dang chân nhảy qua mương bước lên đường. Moị người lục tục thu dọn và leo lên xe. Tôi mở ‘cốp xe’ lấy bó nhang Vasna mua cho tôi hôm nọ trong tiệm một người Việt bên hông Morning Market ở Vientiane, bật quẹt lưả, đốt ba cây nhang, cắm xuống cạnh một tảng đá bên đường. Chắc chắn cả hai đang đứng ở đâu đây. Hạnh đang khoèo tay, khép nép bên nó miệng cười e lệ như khi hai người xuất hiện trước cưả nhà tôi.

Hơn ba tiếng đồng hồ sau chúng tôi đến được cảng Lao Baỏ, chếch chếch xuống phiá Nam là căn cứ Khe Sanh, rồi A Sao, A Lưới. Sau thủ tục nhập cảnh vaò nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam con đường Lao Bảo – Đông Hà êm ái; con gái tôi không còn bị thẩy tưng tưng trên ghế. Nó ngoẹo đầu, dưạ vào ngực người đàn bà, mắt lim dim - gió lại thổi con buồn ngủ vào mắt đứa bé. Trời đã tối mò khi tôi dừng xe lại trước cổng khách sạn Hữu Nghị trên đường Trần Hưng Đạo, nối dài cuả con đường 9. Chúng tôi bắt tay từ giả, người đàn bà ngập ngừng: “ Ông không ở cùng khách sạn này vơí chúng tôi cho vui? Nhân tiện mời ông bưã cơm tối để tạ ơn.” Tôi trả lời: “Xin hẹn lần khác khi về lại bên Laò. Tôi đã giử phòng khách sạn ở Huế, từ đây vô đó chỉ hơn một tiếng đồng hồ.” Bà ta đưa cho tôi tấm thiệp: “Khi naò làm ăn có chuyện gì rắc rối về thuế má hay thủ tục taì chính, ông cứ goị vaò số naỳ cho Khamsay, tôi sẽ kể cho anh ấy nghe chuyến đi ngaỳ hôm nay.” Tôi cảm ơn. Người đàn ông nắm chặt tay tôi: “Đồng chí thật chu đáo, đi đường còn mang theo nhang để đốt cho người khuất mặt...” Tôi trả lời lặng lẽ: “Tôi đã chuẩn bị từ Vientiane để viếng người bạn thân tử trận trong trận đánh đường 9 Nam Laò năm đó, anh ta là một trung úy thuộc Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù.”

Tôi chưa hề có dịp goị điện thoại cho Khamsay Souphanouvong lần naò khi trở lại Vientiane. Một năm sau truyền thông quốc tế loan baó ông ta đã đưa toàn bộ gia đình đào thoát qua Tân Tây Lan. Chính phủ Công Hoà, Dân Chủ, Nhân Dân Laò ra thông báo ông ta chỉ qua đó chữa bịnh và học thêm về quản trị. Hơn mười năm sau Vasna viết cho tôi ông ta và bà vợ người Việt chưa trở về Lào lần naò, dư luận là ông ta sợ Việt Nam ám sát vì chủ trương thân Nga Xô Viết, chống lại ảnh hưởng cuả Việt Nam thân Trung Hoa đang áp chế đất nước Lào.


Tặng Vasna Mangkhaseum.
Viếng linh hồn người chiến binh có cuộc đời bi tráng cùng cô bạn gái đoản mệnh.

Author: dchph posted on 1/1/2013 11:37:39 AM

(Không rõ tác giả)


Việt, Lào: 2 xứ láng-giềng, cùng loại ngôn-ngữ "Có Dấu". Nhưng nếu tiếng Việt có đủ các Dấu (Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng) thì tiếng Lào chủ-yếu chỉ toàn Dấu Hỏi !

Việt Nam từ khá lâu có 1 thói-quen rất "phản Khoa-học", "phản Ngoại-Ngữ" là cứ khi gặp 1 chữ nước ngoài nào, kể cả tên người ta là bèn phiên-âm sang tiếng Việt. Như vậy khi cần tra-cứu thêm, không biết được chữ gốc viết như thế-nào làm sao tra? Và chính cái người có tên được phiên-âm khi nhìn vào chưa chắc đã nhận ra đó là tên của mình !!

Thậm-chí nhiều khi những danh-từ riêng về địa-danh mà cũng dịch nữa, thí-dụ như tên của 1 sân đá banh rất nổi-tiếng ở Pháp là "Parc Des Princes", báo-chí Việt Nam dịch chính-thức là sân banh "Công-Viên Các Hoàng-Tử" thì kỳ-cục quá! Mà nếu có phiên-âm là Pác Đề Pơ Ranh Xơ cũng chẳng ra làm sao; nếu Bạn tới Paris hỏi thăm đường đi Parc Des Princes mà phát-âm y như vậy, ngay cả viết ra giấy "Pác Đề Pơ Ranh Xơ", thì "Ông Cố Nội" thằng Tây cũng không biết mà chỉ cho Bạn được, chớ đừng nói là hỏi "Công Viên Các Hoàng Tử" !!

Sau đây , mời xem 1 đoạn trên báo Việt Nam nói về những cái tên rất "dễ-thương" của những người bạn Lào "anh em" của chúng ta :

Đoàn đại biểu cấp cao của nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào anh em sang thăm Việt Nam. Thành phần gồm có các Đồng Chí :

- Vay Hẳn Xin Xin Hẳn, Săm Thủng Kêu Van Hỏng, Ôm Phản Lao Ra biển, Say Xỉn Xông Vô Hẻm, Teo Hẳn Mông Bên Phải, Tay Xỏ Mông Thum Thủm, Xà Lỏn Dây Thun Lỏng, Y Hẳn Tay Xin Đểu.

Trong đoàn cấp cao này còn có các nhà báo nổi tiếng như :

- Đang Ỉa Lăn Ra Ngủ, Leo Tủ Ăn Đu Đủ, Ăn Tỏi Xong Bum Bủm.

Và một nữ kí giả lão thành là :

- Cai Hẳn Thôi Không Đẻ.

(Không rõ tác giả)

End of Printable Version


NOT ALL THE CHINESE RULERS LEARN THE SAME THE LESSONS OF VIETNAM'S HISTORY. LET'S TEACH THEM ANOTHER ONE, A CHINA 911 STYLE!
Flag counter for this page only -- reset 06262011

Diễnđàn cổvũ sửađổi cáchviết ChữViệt2020 mới!
ziendan.net | vny2k.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com
©2002-2024 vny2k.com