Printable Version


+-+ Tảnmạn
|---+ Vấnnạn của chúngta....
+-----+ Topic: Tảnmạn 2009 by Cuong Nguyen


Author: Cuong Nguyen posted on 2/13/2010 11:43:36 AM

13/3/2009

Thảo Luận Với GS Hồ Ngọc Đại- qua Mạng ChúngTa-Tia sáng

Tôi xin tóm lược lại những điểm chính sau đây và hy vọng quí đọc giả sẽ không
bị hiêu lầm những gì đã trình bày và giải thích:

[list]
[+] Không thể nói là trẻ em 5 (hay ngay cả 3) tuổi là như"tờ giấy trắng" được. Một
sự hiểu nhầm "cưc kỳ nguy hiểm". Nếu nói nhưvậy, thì trẻ em từ 6 tuồi đến 17
tuổi có còn coi nhưlà tờ giấy trắng không? Tôi tin là GS muốn nói trẻ em nếu có
làm gì sai sẽ không chịu trách nhiệm nhưngười lớn thì đúng hơn(?)
[+] Trẻ em tuổi vị thành niên (dưới 18) nếu có sai lầm hay hưhỏng thì "tội" hay chịu
trách nhiệm ít hơn, nhưng không có nghĩa là trẻ em không sai lầm hay hoàn toàn
không có trách nhiệm. Xin lưu ý: Trẻ em không bị kết tội hay ít trách nhiệm hơn,
không có nghĩa là luôn luôn đúng! Ngược lại, nếu có chịu trách nhiệm về việc làm
sai lầm của trẻ con, cũng không có nghĩa là "Nhà trường sai, Thầy giáo sai hay
Người lớn sai"!
[+] Đi sâu vào chi tiết hơn không phải phương pháp giáo dục nào cũng áp dụng tốt
cho tất cả mọi trường hợp. Một phương pháp giáo dục tốt cho xã hôi Âu Mỹ, chưa
chắc đã cho hiệu quả tốt ở VN, bởi hai lý do: 1) Nguồn nhân lưc cũng như tài lưc.
2) Văn hóa hay môi trường xã hội. Cụ thể thí dụ, đa số trẻ em VN do văn hóa ẩm
thưc bị suy dinh dưỡng nên khả năng về trí nhớ rất yếu, nhất là một số HS lại bị
"Bệnh không tập trung chú ý được nhiều" (short-term memory problem ADD -
Attention Deficit Disorder)Nên không thể theo cách học của Mỹ đựoc (không cần
học thuộc lòng nhiều). Ngay cả cho dù thầy giáo VN có phát hiện biết được một
số học trò của mình bị chứng "Nước đổ đầu Vịt, nghe giải bài xong là quên
liền(ADD)" thì cũng không có đủ phương tiên để khắc phục chớ chưa nói đến làm
gì thêm! Đó là lý do cho thấy tại sao các chương trình GD ờ VN khó bỏ chuyện
"Thầy đọc trò chép"là vậy!
[+] Một điều hiểu nhầm "cực kỳ nguy hiểm" nữa là nếu những thề hệ trẻ, thanh thiếu
niên VN ngay từ khi còn 4,5 tuổi mà đầu óc bị nhập tâm coi nhưlà "tờ giấy
trắng", không được huấn luyện cho có ý thức "Trách nhiệm về những việc làm
sai" thì hậu quả khi lớn lên hay trưởng thành sẽ nhưthế nào(?). Thử hỏi nếu các
học sinh 15, 16 tuổi chạy đua xe ngoài phố gây tai nạn chết người, thì có thể nói
là tại vì "Nhà trường, thầy giáo và người lớn" sai, không dạy dỗ tốt, có được
không?

Kính chào và cảm ơn quí báo,

CN

****************************************
1/ 4/2008

Tuy rất ấn tượng với những nhận xét tinh tế của GS Thomas Vallely, nhưng tôi vẫn nghĩ
là những lập luận của ông còn rất nhiều thiếu sót (dù rất thông cảm ông không phải là
người sinh trưởng hay có nguồn gốc VN, nhất là vì lý do tế nhị và ngoaigiao.). Những gì
sau đây tôi nghĩlà ông Valley(?) chưa nói tới:

1-Vấn đề cùa văn hóa "Khổng Mạnh hay Nho giáo", nhưQuân , Sư, Phụ còn quá ảnh
hưởng đến tâm lý của người VN! Chính vì bị văn hóa hành xử giữa "Vua-Tôi" cũng như
là "Thầy-Trò" đã in sâu vào tâm khảm của dân VN quá lâu (2000+ năm), nên không thể
bỏ đi một sớm một chiều được! 10 năm theo nhưông Valley nghĩ chắc là quá chủ quan!

2- Tôi đã nói đến trong thưtrước về vấn đề chữ "Dục" hay Dưỡng dục của từ tiếng VIệt
Giáo-Dục, ông Valley là người nước ngoài và lại ở Mỹ nên chắc không hiểu rõ vấn đề
"suy dinh dưỡng" của các thế hệ trẻ VN đã ảnh hưởng nhưthế nào với tưduy của các SV
hay HS VN! Tôi xin dùng một thí dụ cụ thể cho dễ hiểu: Nếu anh A có nhiều tiền để xây
nhà có được nhiều phòng, thì khi đó anh mới có thể bày ra được nào là phòng ăn, phòng
khách hay phòng ngủ, vv. Ngược lại giả sử anh A nghèo tiền chỉ xây nhà có 2 phòng thì
làm sao mà có được riêng một phòng ăn cho thoải mại. Trí tuệ con người cũng giống
nhưvây. Não bộ sẽ không còn có chổ để những tưduy "challenge" với thầy làm việc
thoải mái! Đơn giản là nhưvây, nhưng hầu nhưcác nhà khoa học về Dinh dưỡng, Thần
kinh, Tâm lý, vv chưa nghiên cứu tới!

Chưa nói đến những "ám ảnh" khác trong văn hóa Việt nhưvăn hóa "thảo luân, tranh cãi"
của dân Việt, hay văn hóa "Không thầy đố mầy làm nên" vv và vv.
Đề nghị xin dùng thêm từ nhưsau:

” Luật An Toàn về Năng lượng Nguyên Tử” Hay đúng hơnlà nên dùng:

"Quy định An Toàn về Năng Lượng Nguyên Tử" (Safety regulations for atomic energy")
Theo tôi, những gì nặng về kỷ thuật thì nên dùng từ "Regulations" thay vì là "Law"

Chúc sức khoẻ,

***************************************8
9/4/2009

T/G Tuối Trè VN,

Đây là một những những tin vui nhất tôi đọc được từ báo mạng ở VN:
....."Dù chương trình lớp 1 được biên soạn cho trẻ chưa biết gì nhưng cuộc đua
này vẫn ngày càng quyết liệt, ngày càng có nhiều người tham gia, số trẻ biết đọc,
biết viết trước khi vào lớp 1 cứ năm sau cao hơn năm trước. Nhiều lớp học nội
thành TP.HCM số trẻ chưa biết đọc có thể đếm trên đầu ngón tay.....".
Điều này khẳng định được một chân lý không hề sai, dù ở bất cứ thời đại và cho
bất cứ dân tộc nào, mà tiền nhân chúng ta đã nói là phải "Nuôi con Ăn Học"!

Đúng vậy chỉ cần:

1) Biết cách cho con "Ăn uống đầy đủ và đúng chất lượng dinh dưỡng"

2) Bắt con (cháu) phải chịu khó "Học hành" cho thật nhiều và thật tốt.

Thì tưnhiên sẽ có ngày "Dân Giàu, Nước Mạnh...." trong một vài thế hệ tới sau .
Thí dụ cụ thể nhưcác nước Hàn, Đài, Sing, Thái, Phi. Mã, vv cách đây hơn 40
năm (gần 2 thế hệ) và rất nhiều các nước tiến bộ khác. Cùng có một kết quả như
nhau!

Chẳng có dân tộc nào thông minh hơn dân tộc nào cả, mà chỉ có trong một
khoảng thời gian nào đó của lịch sử, xã hội này ăn nhiều và được học hành đầy đủ
hơn xã hội kia.

Cách đây hơn 200 năm dân Mỹ hay dân Úc chỉ là những tay tội phạm, cao bồi
mất dạy, thất học và nghèo đói, nô lệ cho một nước Anh (UK) là những ông
thầy(Master) của cả thế giới!

Nếu ngày hôm nay các thế hệ công dân VN biết "hy sinh chịu khổ" để học hành
và mở mang trí tuệ thì chắc chắn những thể hệ 4, 5 sau này sẽ được hưởng giàu
sang phúc đức của tiền nhân.

Ngược lại nhưquí vị đã thấy, đã có biết bao nhiêu thế hệ, hàng triệu dân VN đã
phải hy sinh xương máu trong thế kỷ 20 qua, chỉ vì cách đấy hơn 100 năm các thế
hệ tiền nhân đã không biết cách "hy sinh chịu khổ" để học hỏi thiên hạ.

Nhiều sử gia đã thắc mắc rằng tại sao Dân tộc Chàm, mặc dù có một nền văn
minh về kiến trúc lẫn quân sự mạnh nhưvậy mà lại bị thua văn minh Đại Việt?
Câu trả lời chính xác mà ai cũng có thể kiểm chứng được là :" Dân tộc Chàm chỉ
thiếu có một thứ là : Trường học" hay quốc tử giám nhưcủa Đại Việt !

Xin quí vị lãnh đạo về giáo dục VN chú ý cách giải quyết tốt và rất hiệu quả cho
sự khác biệt về trình độ ở các em HS cùng lớp, là chia ra thành 2 hay 3 lớp có
trình độ khác nhau để dạy. Bằng việc thi trắc nghiệm và chia lớp thì những em HS
quá yếu sẽ được dạy riêng theo một chương trình thích hợp hơn.

Thân Kính Chúc quí vị may mắn và sức khoẻ,

CN

********************************8
14/4/2009

K/G ChungTa.com và quí Sĩ Phu ,Trí Thức VN

Tôi rất thích thú vào trang mạng này để đọc các bài về "Trí Thức" của quí vị học giả hiện
đang ở trong nước. Cách đây gần 2 năm, cũng do những bài viết về Trí thức, tôi rất bức
xúc và có đóng góp một số ý kiến trong bài viết "Trí thức, Khoa bảng và Nhân Tài..." có
đăng trên một vài tờ báo ở nước ngoài và để trên vài bào mạng (vny2k.com, v.v). Tối xin
tóm lược một vài ý kiến chung về Trí thức sau đây và hy vọng sẽ được quí vị đọc tới, như
sau.

Dựa vào định nghĩa của quí vị nêu ra, thì nên văn hoá Khổng Mạnh (của phương Đông)
trước thế kỷ 20, không hề có từ "Trí Thức", mà chỉ có "Quân tử" hay nhẹ hơn là "SĩPhu".
Với định nghỉa của "Quân Tử" thì quí vị có thể gán cho bất cứ tính đạo đức nào sẳn có
của Khổng giáo cũng được, như: Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ. hay vv và vv. Đó là mẫu người
"Toàn Thiện" nhưlà vị "Thánh nhân quân tử"!

Người Nhật tiến bộ sớm, du nhập từ "Intellectual" của phương Tây và "diễn dịch" nghĩa
ra là "Trí thức", rất là chính xác và thực tế. Nghĩa rộng nhất của từ "trí thức" này gồm có
2 điều kiện "Cần và Đủ" là:

1) Người có học (hay khoa bảng nếu có bằng cắp), và:

2) Trí tuệ phải "thường xuyên tỉnh thức" và làm việc để phục vụ cho cộng đồng hay xã
hội.

Cụ thể thí dụ, nếu một vị Bác sĩ chỉ lo làm việc kiếm tiền và tối về nhà chỉ lo cho vợ con
nhà cửa, thì không thể "được coi là trí thức". Ngược lại, một anh ký giả vừa lo viết bài
kiếm tiền nuôi sống vợ con, nhưng cũng từ những bài viết đó, có mục đích để giúp dân
nghèo chống lại những bất công xã hội, cường quyền bạo chúa, độc tài tham nhũng, thì
người ký giả đó vẫn có thể được coi nhưlà một trí thức. Dĩ nhiên, nếu cũng vẫn người ký
giả đó, nhưng về sau lại bị mua chuộng, bẻ cong ngòi bút vì miếng cơm manh áo, thì lại
có thể bị gán cho là "trí thức hèn", nhưng cũng vẫn còn là trí thức!

Tóm lại, nếu theo định nghĩa của phương Tây thì đó là từ "trí thức" nói trên, không phải
đật nặng vấn đề "Đạo đức học" ở đây. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh đến là
Trí tuệ phải "thường xuyên tỉnh thức" để làm viếc.

Đó chính là lý do tại sao quí vị thấy ở các đại học danh tiếng thường yêu cầu một GS
phải có ít nhất là mấy bài báo nghiên cứu trong một năm. Nếu không có đủ, thì xin mời đi
về nhà hay đi chổ khác (Publish or Perish)!

Thành thật cảm ơn và Kính Chào.

****************************
21/4/2009

K/G Thăng Long,

Xây dưng một công trình về nghệ thuật văn hóa là điều nên làm. Tuy nhiên việc xây dựng
tượng thiêng "rùa xanh, rồng vàng " thì không nên, vì 3 lý do:

1) Có thể coi "rùa xanh, rồng vàng " là biểu tượng của quốc gia (National Symbol),
nhưng không nên gián tiếp "Thần thánh hoá" hai con vật rùa và rồng một cách vô lý. Đó
là một hình thức "Bái vật" của các bộ lạc kém văn minh! Chỉ có "Con Người và Trí tuệ"
mới thật sự đáng quý và trân trọng.

2) Về diện "Phong Thuỷ", Rùa Kim Quy thuộc hành Hỏa về phương Nam, Rồng hành
Thủy thuộc phương Bắc, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa. Thủy luôn luôn khắc Hoả!
Trong các tượng đá "Rùa phương Nam" luôn luôn bị đè (còn gọi là bị ếm) bởi rồng
phương Băc! Đây là một cách "Trù ém Phong Thuỷ" thuộc về cạm bẫy văn hoá. Cứ lấy
chuyện mây vị tiến sĩ cưỡi "Ruà quá chậm" trong QTG, thành ra VN không thể tiến
nhanh! Trước 75 miiền Nam xây tượng "Rùa bị Đè" nên khó vươn lên được, vv. Tốt nhất
không nên coi "Ruà Kim Quy" là biểu tượng thiêng liêng của VN!. Đó là một câu chuyện
hoang đường và của sự mất nước vì "thua kém trí tuệ". Xin đừng mắc mưu "Cạm bẫy văn
hóa".

3) Nhiều đọc giả đã góp ý, nên dùng số tiền khá nhiều đó để làm những chuyện thực tế
hơn cho dân nghèo ở Thăng Long-HN.

Thành thật cảm ơn.

********************************************************************
29/5/2009

K/G Chúng Ta,

Tôi xin gởi lại một lần nữa, ý kiến để "Phản biện" lại tất cả các bài viết có cùng một nội
dung giống nhưtrên, và ý kiến này cũng đã được gởi đi nhiều lần tới các báo trong gân
10 năm qua, nhưsau:

* Tất cả những tính xấu kia là tính xấu chung của con người! Ai cũng có hết. Tôi thách
quý vị tác giả chứng minh được là chỉ người VN mới có những tính xấu nói trên(!?)
* Nếu có thể nói được là người VN mình có thể có "nhiều hơn" một số những thói quen
tính xấu náo đó, nhưng tôi cho là nguyên nhân chính cũng là vì "Cái khó nó bó cái khôn"
mà thôi.

* Tất cả những tính xấu đó sẽ mất dần hay không còn nữa, nếu chúng ta có thể giải quyết
một vấn nạn duy nhất là nâng cao "Trí tuệ hay chất xám" cùa dân Việt mình. Làm cách
nào để trong vòng 2, hay 3 thế hệ nữa, Trí tuệ hay chất xám của dân Việt mình vượt lên
bằng hay bỏ xa các dân tộc khác. Tôi đã "hiến kế" và đưa ra phương cách đề nghị "tốt
nhất"phải làm nhưthế nào rồi (Bằng phương pháp dinh dưỡng tối ưu, và tin rằng đó là
cách tốt và dễ nhất nên dùng cho dân Việt mình trong hoàn cảnh hiện nay, nếu muốn).
Tóm tắt lại là xin quý vị tác giả đừng quá phí phạm thì giờ để đi tìm "tật xấu của dân VN"
một cách sai lầm và không có ích lợi gì cả! Nếu muốn làm cho xã hôi VN tốt đẹp hơn, thì
xin quí vị hãy bỏ thì giờ và công sức để hô hào kêu gọi nhà nước cũng nhưnhân dân lo
chú trọng nhiều vào vấn đề giáo dục hay dinh dưỡng để phát triển tối ưu chất xám cho
dân VN.

Thành thật cảm ơn Chúng Ta và xin chuyển giùm ý kiến này đến với quí vị tác giả nói
trên.

CN

****************************************************************
3/6/2009

T/G ChungTa/Anh Trinh Hoàng Huynh,

Thành thật cảm ơn anh đã phản hồi ý kiến. Tôi đồng ý với đa số những nhận xét của anh.
Ấn tượng nhất là một "thắc mắc" của anh đã nêu ra trong bài viết:

"Chúng ta sẽ chú trọng vào dinh dưỡng và giáo dục nhưthế nào trong khi điều kiện kinh
tế không cho phép, và mặt bằng nhận thức của xã hội còn thấp?"

Tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều vế vấn nạn trên, và chính nhờ đó, đã có những ý tưởng
trình bày nhưđã được viết ra...vv! Tóm tắt lại:

* Do vì tài nguyên VN còn nghèo và thiếu hụt, nên dồn nhiều cố gắng vào trong công
việc (hay sứ mạng) nâng cao trí tuệ và chất xám cho nhân dân(đồng nghĩa với nâng cao
chất lượng sản phẩm, thành quả lao động) để giải quyết vấn nạn về "điều kiện kinh tế
không cho phép" hay "thiếu hụt tài nguyên".

* Đa số ai cũng có thể hiểu và làm được, nhưng không phải ai cũng biết cách làm hay
hiểu được "Giải pháp tối ưu". Thí dụ nhỏ về giáo dục. Nêu phải chi cùng một số lượng tài
nguyên để cho ra đời 10 vị TS và 1000 chuyên viên kỹ thuật trong một vạn dân, hay cho
ra 30 vị TS và 500 chuyên viên kt? Chọn cách nào về con số cũng không phải là tốt nhất,
mà cách hay tối ưu là tổng cộng những sản phẩm chất lượng của tổng số các "nhân tài"
nói trên sẽ đóng góp trả lại cho xã hội cao nhất bao nhiêu trong tương lai(?)

* Kinh nghiệm của cả mấy ngàn năm lịch sử đều cho thấy có một mẩu số chung: Không
có một nền văn minh tột đỉnh nào của nhân loại mà người dân trong nước bị nghèo đói và
thiếu ăn, nhất là bị suy dinh dưỡng(tôi sẽ gởi riêng cho anh Huynh những tải liệu bài viết
thảo luận về chuyện suy dinh dưỡng của dân Việt mình trong suốt cả vài trăm năm qua).

Nhưng hầu hết người VIệt mình đều không thấy rõ hay không ý thức được "tầm tác hại
nghiêm trọng" của nó. Chỉ sợ và tiếc rằng những nhà lãnh đạo hay giới trí thức VN vẫn
còn coi thường hay không nhận thấy ra. (Riêng cá nhân tôi, thú thật là chỉ mới thấy rỏ
được "tầm tác hại nghiêm trọng" trong vòng gần 10 năm trở lại đây thôi, nhờ đọc thêm
được những kết quả nghiên cứu của các nhà KH!) Hiểu nhầm nguy hiểm nhất của đa số
(không riêng gì dân VN mình) là ăn uống no đủ sẽ không bị suy dinh dưỡng! (Giống y
hệt nhưcái xe máy có đây đủ xăng dầu để chạy nhưng thiếu "dầu nhớt" làm trơn máy khi
chạy. thì chuyện gì sẽ xảy ra?)

Não bộ con người hay chất xám cũng giống nhưvậy. Tối xin nhân mạnh: Nếu chế độ
dinh dưỡng của dân VN mình không cung cấp đầy đủ các sinh tố và khoáng chất cân thiệt
để phát triển tối ưu chất xám nhiều và nhanh hơn so với các dân tộc khác, thì cho dù có
làm gì trong 10 hay 100 năm nữa, vẫn không thể đuổi kịp các nước láng giềng, vv. sẽ mãi
mãi bị tụt hậu dần (nhưcác nước Phi châu trong hơn 5000 năm qua.)

Thí dụ cụ thể để minh chứng: Quí vị học giả có bao giờ nghĩ là đa số dân Miền Trung
(Nam, từ Bình Định đến Phan Thiết) đều bị chứng "mệt mỏi và lười biếng làm việc hay
tưduy" vào những ngày hè nóng nực (?) mà nguyên nhân do bỏi: 1) Do khí hậu nóng cơ
thể không cân nhiều nhiệt lượng (Calorie) nên ít ăn hay lười ăn (một phần do nghèo). kết
quả cho ra: 2) Cơthể thiếu nhiều các sinh tố B và khoáng chất (nhất là sắt (Iron) nên làm
cho cơthể "suy nhược" không năng nổ linh đông được như người miền Bắc (nhờ khí hậu
mát hơn và các con sông chứa rất nhiều chất sắt như sông Hồng) vv.

Còn rất nhiều nữa nhưng chưa nói hết được vì quá dài dòng. Chi mong quí vị học giả VN
xin chớ coi thường vấn đề "suy dinh dưỡng" của dân VN mình!

Kính chúc sức khoẻ và may mắn.

************************************************************************
24/6/2009

K/G Quý báo/Tác giả,

Tôi rất ngưỡng mộ tài năng của quý vị quản lý Cà Phê Trung Nguyên, và những người đã
đóng góp phần nào trong việc nâng cao vị trí xuất cảng Cà phê của VN vào hàng thứ 2
của thế giới.

Tôi cũng xin thán phục chí hướng và tầm nhìn cao của ông Nguyễn D.L.Vu, khi muốn
xây dựng vùng Buôn Ma Thuột (BMT) hay tỉnh Đắc Lắc thành "Thủ đô Cà Phê của Thế
giới" (?)

Tuy vậy, ngoài những yếu tố văn hóa nhưđã trình bày trong bài viết, có 3 điều cơbản
chính tôi không biết là có đầy đủ chưa, nếu muốn ĐắcLắc (hay VN nói chung) thành
"Thủ đô Cà Phê của Thế giới":

1) Khi du khách ghé "Thủ Đô Cà Phê" thì đa số đều muốn thấy hay thưởng thức đủ mọi
chủng loại cây cà Phê. Vậy thi hiên tại ở BMT hay VN cò trồng đầy đủ đa số các loại Cà
phê, nhất là giống Arabica?

2) Đã là thủ đô cà phê thì phải có đại diện ở khắp nơi trên thế giới hay ít ra tại các thành
phó lớn nhưParis, Bangkok, Tokyo, Los Angeles, vv Ban quản lý cà phê Trung Nguyên
có kế hoạnh thành lập các chi nhánh nhưtrên chưa? It ra là có chương trình phát triển
quán Càphe giống như"Starbuck" ở khắp nơi trên thế giới ?

3) Muốn xứng đáng với danh hiệu Thủ đô Cà Phê của Thế giới thì ít nhất cũng phải thỏa
mản "khẩu vị" thưởng thức của nhiều người, ít nhất là "Năm châu Bốn Bể"! Thí dụ như
khẩu vị cà phê của dân Pháp thì khác với dân Trung Hoa, hay Au châu thì khác với Mỹ
châu, vv. Ban quản tri cùa TN có sẳn một đội ngũ các "chuyên gia cà phê" để sẳn sàng
"Nghiên cứu và phân tích" khẩu vị cà phê của các sắc dân trẹn thế giới chưa?

Chưa hết, ban quản tri cùa TN có sẳn một đội ngũ "Chuyên gia khoa học" sẳn sàng làm
việc nghiên cứu và cho "lai giống DNA" để cho ra đời một chủng loại cà phê "tuyệt hảo
hạng" trong vòng 10 năm nữa không, nếu muốn bảo vệ danh hiệu Thủ đô Cà Phê của Thế
giới?

Tóm lại, một lần nữa, xin nhấn mạnh tới việc "Toàn cầu Hóa" và "Xã hội Thông Minh"
trong thế kỷ 21 này đòi hỏi "Chất Xám" rất nhiều trong tất cả mọi chuyện, kể cả những
việc thường ngày nhưuống Cà phê!

Dù sao tôi vẫn tin rằng thiện chí và ước vọng của ông DNLV và những người có cùng
tâm huyết muốn xây dựng một nước VN giàu mạnh rất xứng đáng được hoan nghênh và
hổ trợ hết mình.

Mong nhà báo chuyển giùm ý kiến này dến với tác giả bài viết.

Kính chúc sức khỏe và thành công.

CN

************************

7/7/2009

Tôi có đọc hầu hết các loạt bài về ông Mác, CNCS và CNXH của SGGP và xin đóng góp
một vài ý kiến tóm tất nhưsau với các tác giả:

Tôi biết là quí vị hiểu rõ sự khác biệt giữa CNCS và CNXH rồi, nhưng hiện nay còn
vướng mắc bởi ngôn từ và hình thức! Tuy nhiên, điều quan trọng đáng nói là quí Ông
Tác giả ( ông Mác ông Mao hay ông Lê) chưa có dịp nghiên cứu kỹ nền triết học Dông
phương, nhất là Dịch lý hay đạo Âm Dương, nên không thấy rõ được sự kết hợp hài hòa
và tuyệt vời giữa CNXH và CNTB. Tóm lại, đó là một sự kết hợp Âm Dương hay cái đạo
hôn nhân tốt đẹp, nếu biết cách quản lý hay biết cách đối xử giữa vơchông.với nhau.
Ngươc lại, sẽ là một "thảm kịch" ly dị vơchông và đưa dến "thù địch" chém giết lẫn
nhau, nhưtrong thời "Chiến tranh lanh" hay "Trí Phú Hào, đào tận gốc, " vv.

Cụ thể thí dụ: Một quốc gia với hai CNXH và CNTB giống nhưngười làm xiếc đi trên
sợi dây cáp treo giữa trời cao, cầm cây sào dài với sức nặng hai bên làm đối trọng để giử
cho thăng bằng, và phải tùy lúc xử dụng sức nặng cả hai bên để không bị rơi xuống đất.
Hay cụ thể hơn giống nhưcái nút vặn của máy điều hòa không khí. Khi nóng thì đẩy sang
bên Trái (lạnh) hay ngược lại khi trời lạnh thì đẩy qua Phải (nóng). Quy luật tất yếu về
xã hội loài người qua Dịch lý là "Âm cần Dương cũng nhưDương Cần Âm" , mất cái nào
thì cái kia cũng sẽ bị tan biến mất luôn. Cả hai cần nhau để tồn tại và phát triển tốt đẹp.

CN

************************************************************************
7/9/2009

K/G Viên Dinh Duỡng,

Tôi thấy câu van trên mang của quý viện "Dinh duỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe"
chua phản ánh dúng tầm quan trong khẩn truong và thiết yếu của phòng chống SDD, nhất
là chua nói ảnh huởng quá nhiều dến sự phát triển trí tuệ cho dân Việt.
Do dó tôi dề nghị xin duợc dổi lại là "Dinh duỡng hợp lý là nền tảng của trí tuệ".

Thành Thật cảm on,

CN

************************
15/9/2009

K/G Quý Báo,

Mặc dù tôi vẫn giữ lập trường cho là vì hoàn cảnh khó khăn lịch sử, đất nước VN chưa
thể và không nên có một thể chế chính trị tự do và dân chủ nhưphương Tây, ít ra là trong
thế hệ này. Nhưng nếu muốn có được một nền dân chủ tốt đẹp cho các thế hệ VN trong
tương lai, thì ngay bây giờ các nhà lảnh đạo VN cần phải có một sự chuẩn bị cụ thể và
tầm nhìn thoáng hơn cho tương lai vài chục năm tới.

Do đó, việc IDS ra đời cách đây hai năm, tuy không nói ra nhưng hầu nhưđa sô người
VN trong cũng nhưngoài nước đều hân hoan và vui mừng đón nhận.

Nhưng chỉ vì một số lý do mà quyết nghị 97 là chính, IDS đã tự giải thể.

Thật là một tin cực kỳ đáng buồn nhất cho VN hiên nay, nhất là trong thời điểm này!

Lý do nhưđã giải thích nhiều lần, chỉ có một phương tiện hữu hiệu nhất để giữ gìn bảo vệ
tổ quốc, làm cho dân giàu ước mạnh, chính là "Trí Tuệ". Nhưng điều quan trọng để phát
huy trí tuệ cho một dân tộc, nhất là cho những thế hệ lãnh đạo VN trong tương lai, là sự
rèn luyện và mài dũa tưduy sáng tạo ngay từ bây giờ. Cụ thể nhưca dao VN thường nói
"Văn ôn, Võ luyện"!

Giống nhưnhững người tập võ muốn cho giỏi thì phải thường xuyên tập luyện "đánh lộn"
với nhau. Những nhà lãnh đạo tương lai của VN muốn thành công trong việc quản lý đát
nước thì cần phải có cơhội để "mài dũa" và "cọ xát" trí tuệ của mình với những "nghịch
cảnh và chống đối" từ bên ngoài! Và nhưđã nói, IDS đã đóng rất tốt vai trò "đối thủ" làm
"phản biện" từ bên ngoài cho các chuyên viên và cố vấn trẻ hiện đang làm việc thưc tập
và huấn luyện trong bộ máy của nhà nước! Ngay cà việc tìm kiếm một thỏa hiệp với IDS
để du di việc hành xử NG 97 cũng không thành công!

Nói đúng hơn, việc IDS vùa mới ra đới chưa tập bước đi vững đươc đã bị chết yểu, cũng
giống nhưcái mầm của hạt giống tốt cho cái cây "Dân Chủ VN", chưa kịp đâm chổi nẩy
mộc thì đã bị chết khô vì thiếu nước. Trong khi VN cần phải có chừng vài chục viện IDS
nhưvậy cho tới năm 2020, thay vì là vài trường "Đại Học Đẳng Cấp Quốc Tế". Bởi vì
theo kinh nghiệm hàng ngàn năm qua của lịch sử thế giới, sẽ không bao giờ có "Đại Học
Đẳng Cấp Quốc Tế", nếu nhưtrong khuôn viên của trường đó không trồng được những
cây cao bóng mát như“IDS”!

IDS đóng cửa là một thất bại nhỏ của nhà nước, nhưng là một mất mát lớn cho tương lai
VN!

Kính Chào

CN

************************************************************************
13/1/2010

K/G Viện Dinh Dưỡng/ Quý Báo,

Tôi vừa tình cờ đọc được trên mạng của Viên Dinh Dưỡng VN đâng bài nghiên cứu và
các thông tin về việc dùng thêm vitamin A cho trẻ em và phụ nữ mang thai!

Tôi thật sự ngạc nhiên và bức xúc vì đã nhiều lần gởi thông tin nói về nhu cầu ưu tiên
cần các Vitamin B cho việc phát triễn não bộ cho trẻ em VN, cũng nhưnhấn mạnh về
những biến chứng nguy hiểm có hại rất nhiều cho sức khỏe của người dân khi xử dụng
quá liều lượng của sinh tố A (Vitamin A-Toxicity đính kèm bài viết tham khảo), nhất là
"lợi bất cập hại" cho trẻ em nếu dùng quá nhiều nhưtheo bản tin của VDD..

Một lần nữa xin quý vị khẩn báo cho các cơquan liện hệ(VDD) để xin cứu xét nghiêm
túc việc xử dụng vitamin A không thật sự ưu tiên cần thiết cho trẻ em VN.

Thành thật cảm ơn

http://viendinhduong.vn/news/vi/119/21/a/

Thiếu Vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt và chương trình
Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam

Cập nhật ngày: 20/11/2009 19:28:04 | Lượt xem: 203

Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Chí Tâm, Hà Huy Khôi

“ Năm 1996 lần đầu tiên phát động "Ngày vi chất dinh dưỡng" thay cho "Ngày uống Vitamin A toàn quốc"
và cho đến nay "Ngày vi chất dinh dưỡng" vẫn đang được duy trì 2 lần/ năm vào dịp 1 và 2 tháng 6 và
tháng 12. Trẻ dưới 12 tháng uống 100.000IU, trẻ 12-26 tháng uống 200.000 IU. Bà mẹ sau khi sinh con
trong vòng 1 tháng được uống 1 liều 200.000 IU. Trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơcao thiếu
vitamin A được bổ sung 1 liều vitamin A.

Năm 1997 do đã cơbản giải quyết tình trạng khô mắt của trẻ, hỗ trợ viên nang Vitamin A của Quốc tế bị
hạn chế, chương trình đã thu hẹp nhóm đối tượng uống Vitamin A từ < 5 tuổi xuống < 3 tuổi (6-36 tháng
tuổi ) và thực hiện cho đến nay….”


Toxicity

Main article: Hypervitaminosis A

Since vitamin A is fat-soluble, disposing of any excesses taken in through diet is much
harder than with water-soluble vitamins B and C, thus vitamin A toxicity may result. This
can lead to nausea, jaundice, irritability, anorexia (not to be confused with anorexia
nervosa, the eating disorder), vomiting, blurry vision, headaches, hairloss, muscle and
abdominal pain and weakness, drowsiness and altered mental status.

Acute toxicity generally occurs at doses of 25,000 IU/kg of body weight, with chronic
toxicity occurring at 4,000 IU/kg of body weight daily for 6–15 months.[24] However,
liver toxicities can occur at levels as low as 15,000 IU per day to 1.4 million IU per
day, with an average daily toxic dose of 120,000 IU per day. In people with renal
failure 4000 IU can cause substantial damage. Additionally, excessive alcohol intake can
increase toxicity. Children can reach toxic levels at 1,500 IU/kg of body weight.[25]


*******************************************

Author: vothiencancan posted on 2/20/2010 10:04:46 PM

TÔI THAY DE TAI NAY CUNG RAT HAY DAY.

End of Printable Version


NOT ALL THE CHINESE RULERS LEARN THE SAME THE LESSONS OF VIETNAM'S HISTORY. LET'S TEACH THEM ANOTHER ONE, A CHINA 911 STYLE!
Flag counter for this page only -- reset 06262011

Diễnđàn cổvũ sửađổi cáchviết ChữViệt2020 mới!
ziendan.net | vny2k.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com
©2002-2023 vny2k.com