Printable Version


+-+ VNY2K - Vietnamese2020
|---+ Tánthành cảicách
+-----+ Topic: Nguyễn Phước Đáng - Bán nguyên âm kép iê, uô, ươ. by Nguyen Phuoc Dang


Author: Nguyen Phuoc Dang posted on 9/1/2007 12:53:08 PM

Nguyễn Phước Đáng

Ai để ý đến chữ quốc ngữ đều biết trong một chữ phải có ít nhứt 1 chánh âm. Ráp bao nhiêu phụ âm vào, mà thiếu chánh âm thì không thành được một chữ để ghi lại một lời nói.

Trong ba chữ tiếng, chuông, thương, mỗi chữ có 2 nguyên âm, iê, uô, ươ. Mỗi cặp nguyên âm đó là chánh âm của 3 chữ tiếng, chuông, thương. Biết vậy, nhưng thuở xưa thầy dạy, chữ quốc ngữ chỉ có 12 nguyên âm a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Nguyên âm là chánh âm trong mỗi chữ quốc ngữ. Không thầy cô nào sắp xếp iê, uô, ươ vào loại nguyên âm, mà chỉ tách rời i, ê, u, ô, ư, ơ ra gọi là nguyên âm mà thôi.

Khoảng năm 1998-1999, tôi đọc được bài “Một số tri thức tương đối mới trong ngữ pháp học Việt Nam” của G/s Nguyễn Đình-Hoà đăng trên tờ Thời Báo ở San Jose. Tôi để ý đến phát kiến mới nầy: iê, uô, ươ được ông Nguyễn Đình-Hoà coi là nguyên âm kép. Tôi rất tâm đắc chuyện nầy, vì trong khi xem xét lại chữ quốc ngữ, tôi không biết xếp iê, uô, ươ vào loại nào.

Có nhiều người, chắc trong số đó cũng có vài nhà ngôn ngữ học, gọi ai, ao, au, eo, ia, oi, ui, ưu, oa, oe, uê… là nguyên âm kép. Tôi không đồng tình, mà coi 2 nguyên âm ghép lại với nhau là vần hợp âm (ai, ao, au, eo, êu, ia, oi, ơi, ôi, ui, ưi,…) hoặc vần hoà âm (oa, oe, uê, uy). Tôi định nghĩa “vần là 2 âm ráp lại để tạo ra một chữ ghi được 1 lời nói. Nếu vần chưa ghi lại lời nói nào thì đem nó ráp với phụ âm phía trước thì sẽ tạo ra được một chữ”.

Tôi không coi iê, uô, ươ là vần, vì iê, uô, ươ không là một chữ ghi được 1 lời nói nào. Iê, uô, ươ cũng không ráp được với bất cứ phụ âm nào phía trước để tạo ra được một chữ. Tiếng Việt không có các chữ nầy: iê, uô, ươ, tiê, muô, ngươ… Mà lúc đó tôi không biết phải xếp iê, uô, ươ vào loại nào. Ông Nguyễn Đình-Hoà đã kéo tôi ra khỏi chỗ vướng mắc đó. Không biết trước ông có ai nêu ra vụ nầy không. Nhờ ông mà tôi nuốt trôi được chỗ nghẹn đó, nên tôi coi phát kiến nầy là của G/s Nguyễn Đình-Hoà.

[tab]Từ đó tôi để tâm xem xét mọi khía cạnh đặc điểm của iê, uô, ươ trong việc tạo chữ quốc ngữ.

[tab]Các giáo sĩ nước ngoài sáng tạo chữ quốc ngữ mượn 23 chữ cái la-tinh và chế thêm 7 chữ cái nữa thành ra số chữ cái quốc ngữ lên tới 29 mẫu tự (chữ mẹ, ký hiệu gốc, sau nầy có người còn gọi là con chữ. Có lẽ ý muốn coi đó là đơn vị nhỏ nhứt của chữ). Hai mươi chín mẫu tự, khá nhiều rồi, mà những người sáng tạo còn thấy chưa đủ tượng trưng cho số mẫu âm (âm căn bản) để tạo chữ viết cho tiếng Việt, nên các ông mới tạo thêm một số mẫu âm kép, nghĩa là ghép 2 mẫu tự lại để tượng trưng cho một mẫu âm mới. Do vậy mà trong chữ quốc ngữ có thêm các mẫu âm kép sau đây: ch, iê, gi, ng, nh, ph, qu, th, tr, uô, ươ.

[tab][Dù các nhà ngôn ngữ có sửa lại là con chữ, là ký tự hoặc dịch ra nôm là chữ cái (chữ mẹ), nhưng tôi vẫn thích từ mẫu tự. Mẫu là mẹ. Mẹ thì sanh con. Hai mươi chín chữ mẹ sanh ra cả hơn 6.000 chữ đơn tiếng Việt. Từ số chữ đơn đó lại sinh ra hằng vạn từ kép tiếng Việt nữa.]

[tab]Iê, uô, ươ là âm kép cả “hình thức” và “nội dung”

[tab]Tám mẫu âm kép ch, gi, ng, nh, ph, qu, th, tr, tuy được gọi là kép theo “hình thức” 2 chữ cái ghép lại, nhưng “nội dung” thì chỉ tạo ra 1 âm trơn, âm phát ra một tiếng mà thôi:

ch tạo ra mẫu âm[tab]chơ,
gi -nt- [tab]giơ,
ng -nt- [tab]ngơ,
nh [tab] -nt- [tab]nhơ…
Riêng 3 mẫu âm iê, uô, ươ cả “hình thức” và nội dung” đều là âm kép, âm phát ra 2 tiếng:
Iê tạo ra mẫu âm i+ê (phát âm ra 2 tiếng i và ê),
Uô -nt- u+ô ( -nt- u và ô),
Ươ -nt- ư+ơ ( -nt- ư và ơ).

Iê, uô, ươ là bán nguyên âm kép.

Xưa kia hầu hết các nhà ngôn ngữ gọi 12 âm sau đây là nguyên âm: a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, i, u, ư, y. Khi cố Giáo sư Nguyễn Đình-Hoà liệt iê, uô, ươ là nguyên âm thì có 15 nguyên âm.
Từ lâu, tôi để ý thấy ă, â chỉ có 2 công dụng tạo chữ thôi: đứng đầu chữ và đứng giữa chữ. Còn các nguyên âm thì có tới 4 công dụng tạo chữ: đứng một mình, đứng đầu, đứng giữa và đứng cuối chữ. Ă, â chỉ có nửa (1/2) công dụng tạo chữ so với nguyên âm, nên tôi coi ă, â là bán nguyên âm.

Xem xét iê, uô, ươ, tôi thấy chúng cũng chỉ có 2 công dụng, đứng đầu chữ và đứng giữa chữ, giống như ă, â, nên tôi coi iê, uô, ươ cũng là bán nguyên âm, nhưng là bán nguyên âm kép.

Điều lý thú lạ lùng là 2 nguyên âm ghép lại đáng lẽ thành siêu nguyên âm (nguyên âm gấp đôi), vậy mà lại trở thành bán nguyên âm (phân nửa nguyên âm)

Tuy là bán nguyên âm kép (phát ra 2 tiếng), nhưng iê, uô, ươ ráp với âm khác để tạo chữ hay tạo vần hợp âm hoặc vần ngược thì lại tạo ra âm trơn (phát ra 1 tiếng) giống như tất cả nguyên âm khác:

Iêc, iết, iên, iêng, iêm, iêu,… mỗi vần chỉ phát ra một tiếng.
Uôc, uôt, uôn, uông, uôm, uôi,… mỗi vần chỉ phát ra một tiếng.
Ươc, ươt, ươn, ương, ươm, ươi,… mỗi vần chỉ phát ra một tiếng.

Nói cách khác, mẫu âm kép iê, uô, ươ biến mất “chất kép” khi chúng ráp với mẫu âm khác để tạo chữ.

Hầu hết khi ráp với mẫu âm khác, iê, uô, ươ biến thành 1 âm riêng khác với 2 âm tạo ra chúng:

iên khác với in, cũng khác với ên;
iêt khác với it, cũng khác với êt;
uôm khác với um, cũng khác với ôm;
uông khác với ung, cũng khác với ông;
ương khác với ưng, cũng khác với ơng (thực tế tiếng Việt không có vần ơng);
ươt khác với ưt, cũng khác với ơt…

Tuy nhiên,

iê ráp với u phát ra tiếng iêu nghe gần giống với tiếng iu;
iê ráp với m phát ra tiếng iêm nghe gần giống với tiếng im;
iê ráp với p phát ra tiếng iêp nghe gần giống với tiếng ip.

Do vậy, nên người ta dễ viết lẫn lộn (sai chính tả) giữa trìu với triều, chim với chiêm, tìm với tiềm, kiếp với kíp…

Vậy, khi ráp với u, m và p thì âm kép iê trở thành gần giống với mẫu âm i.
Uô ráp với i phát ra tiếng uôi nghe gần giống với tiếng ui.

Do vậy, nên dễ viết lẫn lộn giữa tuổi và tủi, cuối và cúi, muối và múi…

Vậy, khi ráp với i thì âm kép uô trở thành gần giống mẫu âm u.

Ươ ráp với i phát ra tiếng ươi nghe gần giống với tiếng ưi;
ươ ráp với u phát ra tiếng ươu nghe gần giống với tiếng ưu.

Do vậy, nên dễ viết lẫn lộn giữa chưởi và chửi, cưởi và cửi, hươu và hưu, rượu và rựu…
Sau cùng mỗi bán nguyên âm kép iê, uô, ươ do 2 nguyên âm ghép lại, vậy nguyên âm nào là chủ âm để đánh dấu thanh?

Điều khá bất ngờ là nguyên âm sau là chủ âm để đánh dấu giọng, mặc dù đôi khi thấy nguyên âm đầu như là chủ âm (như những gì quan sát thấy nêu trên):

Kiếp người, nguồn (sống), hướng thượng. Dấu giọng luôn luôn đánh trên nguyên âm sau.

Kính,

Nguyễn Phước Đáng

End of Printable Version


NOT ALL THE CHINESE RULERS LEARN THE SAME THE LESSONS OF VIETNAM'S HISTORY. LET'S TEACH THEM ANOTHER ONE, A CHINA 911 STYLE!
Flag counter for this page only -- reset 06262011

Diễnđàn cổvũ sửađổi cáchviết ChữViệt2020 mới!
ziendan.net | vny2k.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com
©2002-2024 vny2k.com