Printable Version


+-+ Tìnhyêu và cuộcsống
|---+ Cuộcsống
+-----+ Topic: Tảnmạn về CoVid-19 Vũhán by CuongNguyen


Author: CuongNguyen posted on 4/6/2020 1:26:41 PM

Tácgiả: Nguyễn Cường

Thành ngữ tiếng Việt có câu:"Đất nào, Người đó", hay "Rừng nào, Cọp đó." Ý nói mỗi vùng miền trên trái đất này đều có những sự khác biệt về văn hoá nói chung, cá tính hay đặc thù sinh học nói riêng, phản ánh qua tất cả các loài sinh động vật. Từ con người là sinh vật bậc cao nhất cho đến các loài thú vật, thậm chí ngay đến các loài sinh vật nhỏ nhất là những vi khuẩn độc hại.

Cụ thể, có những loài mãnh thú như rắn hổ mang cực độc hay loài cọp vằn hung dữ chỉ có thể sinh sống trong các vùng nhiệt đới. Nhưng nếu vì lý do gì mà các loài mãnh thú trên phải sống trong các vùng ôn đới, thì chắc chắn sự dũng mãnh và mức độc hại sẽ bị giảm đi rất nhiều, nếu tự thân còn có thể sống sót được.

Ngược lại tương tự, có những loài vi khuẩn chỉ có thể sinh sôi nẩy nở, lan truyền nhanh và trở thành nguy hiểm, làm chết người mau chóng trong các môi trường ôn đới, lạnh và có nhiều sương mù hay băng giá trong mùa Thu-Đông. Trong khi cùng một loài vi khuẩn nói trên, nếu sống trong vùng miền nhiệt đới thì có thể chỉ là loài vi khuẩn độc hại trung bình, không lây lan mau chóng và nguy hiểm chết người.
Hai lý do cơ bản về khoa học giải thích hiện tượng nói trên chính là do nhiệt độ cao ở vùng nhiệt đới có nhiều ánh nắng với các tia tử ngoại sẽ làm suy giảm đi rất nhiều sự tác hại cũng như khả năng bội sinh của các loài vi khuẩn có xuất xứ từ vùng miền ôn đới.

Cụ thể minh chứng cho những gì vừa trình bày nói trên chính là những căn bệnh Cúm (Flu, Influenza) chết chóc, đã và đang xảy ra trên thế giới do các vi rút: COVID-19, SARS, H1N1, v.v. Sẽ không quá sai nếu gọi bệnh Cúm là "Bệnh Ôn Đới". Có thể nói rõ hơn cho dễ hiểu, đó là những căn bệnh Cúm chết chóc, chỉ phát sinh và lây lan nguy hiểm ở các vùng xứ lạnh thuộc miền Ôn đới. Đây không phải là một từ ngữ xa lạ gì, vì thường chúng ta chỉ quen nghe nói về các căn dịch bệnh chết người từ vùng nhiệt đới. Sau đây là những bằng chứng về lịch sử y học của các đại dịch cúm dựa trên thống kê của các tổ chức y khoa thế giới:

Tất cả các đại dịch cúm chết người nhiều nhất trong thiên niên kỷ vừa qua, đều phát sinh từ các vùng ôn đới trở lên, chính xác hơn là nằm trên vĩ tuyến 20°N. Tuy cư dân các vùng nhiệt đới có thể bị lây lan trực tiếp từ người hay thú vật đã mắc bệnh, nhưng mức độ nguy hiểm cuả các vi rút độc hại đã bị giảm xuống nhiều, giống như các vi rút gây bệnh cảm cúm thông thường ở các vùng nhiệt đới. Nên nhớ là các bệnh cảm cúm thông thường hàng năm vẫn có thể gây ra tử vong với con số hàng ngàn hay nhiầu hơn cho những người cao niên, bị bệnh mãn tính hay do cơ thể bị suy yếu vì các bệnh khác.

Cụ thể minh chứng là trong hai trận đại dịch cúm đã lây tới Việt Nam, SARS(2003) và H1N1 (2009), dù chưa chuấn bị phòng ngừa chu đáo như hiện nay, nhưng với con số tử vong lần lượt là 5 và 22, quá nhỏ nếu so với các nước cùng bị lây nhiễm. Hai yếu tố giúp Việt Nam tránh được những tác hại của các con virút cảm cúm nói trên là Nắng và Nóng.

Các nhà nghiên cứu vi trùng học cho biết, các loài virút cảm cúm thuộc họ COVID-19 chỉ có thể phát triển lây lan tốt từ 5-15° C . Nhiệt độ ấm từ 20° C trở lên làm giảm sự phát triển và mức độ lây lan của các con virút cảm cúm đến từ các vùng ôn đới như Vũ Hán. Minh chứng cho thấy tại sao các căn bệnh cúm chỉ xuất hiện vào mùa Đông.

Riêng ánh nắng với các tia tử ngoại có thể tiêu diệt dễ dàng những virút đang đu bám và sinh sôi nẩy nở trên các phân tử nước hay bụi trong không khí, gián tiếp cũng chận đứng hay làm chậm lại mức độ lây lan của bệnh cúm. Sương mù và môi trường khí ẩm làm gia tăng mức độ lây lan nhanh vả cũng chính là yếu tố cực kỳ nguy hiểm. Hai trường hợp có thể kiểm chứng ngay kết quả "Y học lâm sàng" từ hai chiếc siêu du thuyền từng ghé qua Việt Nam trong tháng 1/2020.

Du thuyền ‘World Dreamer’ có ghé qua Nha Trang khoảng hơn nửa ngày, và sau đó về lại Hong Kong thì bị cách ly vì có một số khách Trung Quốc bị phát hiện dương tính với virút COVID-19. Tuy nhiên chỉ sau gần một tuần thỉ được thả ra vỉ tất cả nhân viên và hành khách đều có được xét nghiệm âm tính với virút. Đồng thời và ngược lại, Du thuyền ‘Diamond Princess’ chỉ ghé cảng Tiên sa với vài trăm khách thăm Huế, sau đó lại ghé thăm vài nơi khác, trước khi về và bị cách ly tại cảng Yokohama, Nhật. Điều ngược lại là đến giờ vẫn chưa được thả ra, vì con số khách trên du thuyền bị lây nhiễm đã vượt quá hơn một trăm.
Rõ là có sự khác biệt dễ nhận ra giữa hai con tàu, một bên thì toàn thể khách đều xuống tảu đi thăm Nhatrang với nắng nóng và gió biển, rồi bị cách ly tại nơi có nhiệt độ ấm áp. Trong khi đó thì có đa số khách trên Diamond Princess chọn ở lại tàu, trong những phòng mát lạnh với máy điều hòa, rồi sau cùng con tàu lại bị cách ly tại nơi có sương mù thường xuyên, với nhiệt độ trung bình từ 0-10° C.

Một bằng chứng nữa cho thấy xảy ra ngay tại Nhatrang khi có hai cha con người Trung Quốc có bệnh, đã lây cho cô lễ tân tại một khách sạn. Dù vậy, hiện nay cả ba người đã được chữa khỏi hoàn toàn. Nếu không gian của sự việc xảy ra ở Vũ Hán, thì chắc có thể có hàng chục người kể cả thêm một số nhân viên khách sạn đã bị lây nhiễm, chưa nói có thể giữ được tính mạng của người cha do bệnh tình trở nặng và khó thở khi mới nhập viện.

Sau những yếu tố Thiên-Địa hay Trời-Đất được xem xét nói trên, thì yếu tố Nhân hay con Người vẫn là chính và quan trọng nhất. Thắc mắc là tại sao cơ thể người Việt lại ít bị tác hại nhiều từ các virút cảm cúm độc hại(?). Câu trả lời ngắn gọn và đơn giản là vì người Việt mình thường xuyên hay ăn ‘Phở Bò’! Món ăn truyền thống quốc hồn quốc túy của dân Việt. Nhớ lại thời còn ở trong cư xá sinh viên đi học, bài thuốc từ đàn anh truyền miệng là khi nào bị cảm cúm, chỉ cần ra phố ăn một tô phở Bò với nhiều chanh và ớt, sau vài lần sẽ khỏi. Kết quả cho thấy là công hiệu như ‘Thần Dược’!

Có ai trong chúng ta đã từng thấy con Bò bị bệnh cám cúm, hay cả đàn bò bị dịch cúm hoành hành chưa? Chắc là chưa bao giờ. Các căn bệnh dịch cúm gia cầm hay cúm lợn trên thế giới chưa bao giờ gây ra tác hại cho các loài trâu bò. Cơ cấu sinh lý hoá của giống Bò như thế nào để chống lại virút cúm thì chưa ai biết chắc, nhưng có thể dự đoán là từ trong máu và tận trong xương tuỷ của Bò, có những kháng thể nào đó để chống lại virút cám cúm rất tốt. Người Việt mình thường xuyên ăn Phở Bò được nấu từ xương cốt Bò thì tất nhiên phải hấp thu và có nhiều kháng thể nói trên.

Hy vọng những gì được trình bày ở trên sẽ giúp cho những giới chức có thẩm quyền trong tương lai, nếu có những dịch cúm tương tự xảy ra, sẽ có những quyết định tối ưu, nhằm tránh cho nền kinh tế đang đi lên của Việt Nam những tổn thất không cần thiết!!

Hy vọng những gì vừa nói sẽ theo gió bay đến tâm dịch Vũ Hán để người dân có thêm một ý tưởng tốt chống lại dịch bệnh COVID-19. Biết đâu chỉ một tô súp phở Bò ít tốn kém mỗi ngày có thể giúp cho khỏi bệnh mốt cách thần kỳ(!?)

Cũng hy vọng nếu mọi chuyện tốt đẹp, thì hàng năm, du khách nước ngoài, nhất là Trung Quốc, sẽ tấp nập đi qua du lịch, để được ăn phở Bò truyền thống của Viêt Nam.

Nguyễn Cường

SACTO 2/20

End of Printable Version


NOT ALL THE CHINESE RULERS LEARN THE SAME THE LESSONS OF VIETNAM'S HISTORY. LET'S TEACH THEM ANOTHER ONE, A CHINA 911 STYLE!
Flag counter for this page only -- reset 06262011

Diễnđàn cổvũ sửađổi cáchviết ChữViệt2020 mới!
ziendan.net | vny2k.com | hocthuat.com | sangtac.com | Han-Viet.com
©2002-2023 vny2k.com