Back to VNY2K Homepage TRANGNHÀ VNY2K

Sángtác

Mụclục


Những Côngdân Thếgiới Đầutiên

Tácgiả: Andrew Lam


Nhiều người Việt giốngnhư Nguyễn Phương Anh -- sanh ở Việtnam, làmlạitừđầu nơi xứ khác. Họ đã trởthành những côngdân thếgiới đầutiên. Andrew Lam, chủbút của Pacific News Service và là câyviết chuyên về truyệnngắn, đã nóichuyện với vị côngdân thếgiới nầy tại Bangkok và thấyđược vìsao nàng khôngbaogiờ ngừng bước.

BANGKOK -- Cólẽ bạn đã gặp nàng.

Nàng chính là một người phụnữ Việtnam có đôi gòmá cao và chiếc cằmchẻ xinhxắn trên trangbìa của tờ Tạpchí the New York Times khoảng ba năm trướcđây đăng một câuchuyện về Việtkiều -- những người Việt xaxứ về thămlại Việtnam. Nàng bận áođầm Versace, tay nâng cốc martini, đưamắt nhìn ngườibạn hùn mở quán Bar Q nổitiếng ở Sàigòn, là nơi mà ai cũngnhư ai đều cóthể đến.

Hoặc cólẽ bạn đã trôngthấy hình nàng trong quyển "Passage to Vietnam", nửangười trên chỉ bận nịtngực, đeo kínhrâm, dắt chiếc Vespa màu bạc và một tay nắmcổ một chú gà sống -- tấmhình khéttiếng được biếtđến mãi ở Việtnam.

Nguyễn Phương Anh cóthể là mẫu Việtkiều tiêubiểu -- vượtbiên cùngvới giađình, trảiqua cảnh hảihùng trênbiển, làmlạitừđầu ở Mỹ, rồi trởthành dân thịtứ lịchlãm từ nướcngoài trởvề.

Trong haimươi năm qua kểtừkhi nàng rời Việtnam, Phương Anh đãđi hầuhết mọinơi và đã làm đủ mọichuyện. Bạn cóthể tìmthấy nàng trong một làng kibbutz hoặc tại một đámcưới ở Morocco, đùagiỡn với chúvoi Polo ở Nepal, đang duhành ở Peru hoặc đơnthuần là đếnthăm bạnbè thân ở San Francisco hay ở Nữu Ước hoặc Paris.

Phương Anh mang trênngười hai chiếc điệnthoại diđộng -- và hộchiếu của nàng dàycộm như cuốn tiểuthuyết chưa viết về cuộcđời nàng. Nàng nhìnnhận nói:

-- Mình bỏ khôngđược. Nếu mình phải điđâu bấtkể gì đều phải mangtheo nó.

Kểra những người nàng giaodu có đủ hạng nàolà nhàvăn, luậtsư, triệuphú, đầubếp, chủ kháchsạn, nghệsĩ, viênchức Cơquan Phichínhphủ và kểcả mộtvài minhtinh mànbạc. Bạntrai nàng, Matt Dillion có bayđến Việtnam một lần với nàng và cùngnhau ngaodu khắpnước. Gary Trudeau dành nguyên hai tuầnlễ của chươngtrình "Doonesbury" để kểchuyện về nàng. Nàng đã được Peter Arnett Đài CNN phỏngvấn, thamdự lễ đảnthọ của Hoàngthân Sihanouk ở Namv Vang, nghỉhè tại lâuđài của nhàvăn William Shawcross ngoài ngoạiô Luânđôn.

Don Johnson đã ghéngang qua và để lại mẫugiấy ghi câu " Sorry I missed you." Nàng từng dùng cơmtối với Norman Mailer, uống rượu với Walter Cronkite, Norman Schwartzkopf, Gary Hart, Robert DeNiro, với JFK Jr. và Daryl Hannah -- thậtvậy, ainấỵ cũng bận chiếc áothun in hiệu Quán Bar Q khi họ bước xuống phicơ ở Nữu Ước và một tấmhình chụp cảnh nầy đã xuấthiện ở GQ đã tạo thêm sự chúý, rồi cứthế ngườita lại chụphình nàng nhiều hơn nữa -- nàolà Saveur, Romaine, Anabel, National Geographic, Asian Wall Street Journal và nhiều tờbáo khác đều đăng chuyện Phương Anh và Quán Bar Q.

Lạ là ít người biết nàng là ai. Nàng chẳngphải là ngườimẫu -- nàng từchối biếtbao mờimọc. Cũng chẳngphải là một nghệsĩ. Nàng bậtcười nói:

-- Ôi Chúa ơi, mình đâu biết vẽ hay viếtlách hoặc biết chụphình ra tròtrống gì đâu!

Nàng chỉ biết làmăn, đúngvậy, nhưng rất có ít người kinhdoanh nào lại có lắm điều bíẩn nhưvậy. Thựcra không phải thế. Dườngnhư điều đã làm luôicuốn nhiều người đếnvới với người phụnữ nhỏnhắn nầy là một sứcmạnh toảra từ conngười nàng. Thậtvậy, tôi đã quenbiết nàng hơn mười nămnay, và nếu tôi phải chọn một từ??ể diễntả conngười nàng thì từ đó phải là "ganlì". 꼯 font>

Nănngoái, có lần chúngtôi đang ăn hào Phương Anh bỗngchợt thốtlên:

-- Anh biết không, lâu lắm rồi, mình không ăn hào nổi.

-- Sao lại không?

-- Khi mình còn ở trên đảo đó, chỉ có mỗi món hào và dừa để ăn và mình nghĩ nếu mình phải ăn hào nữa chắcchết quá!

Đảo đó -- một trong hàng chụcngàn hònđảo trong quầnđảo Namdương -- là một nơi hoangvắng chotớikhi giađình nàng và hằngtrăm dân tỵnạn Việtnam đắmtàu tới đó vào năm 1979. Trên đảo nầy nàng đã chôncất người chị, chết vì những thươngtích gâynên từ vụ bị bọn hảitặc Thái cưỡnghiếp, cùngvới người anh bị giếtchết khi cố cứu chị nàng.

Tới Mỹ, giađình nàng?hải mất nhiều năm mới thíchnghi được -- mẹ nàng bị khủnghoảng khá lâu -- nhưng cuốicùng rồi họ cũng thíchnghi được với đờisống mới. Anhchị nàng thì anphận, một người họcra làm nhasĩ, một người bán địaốc; nhưng còn Phương Anh trở nên quayquắt và vào năm 1991 đã trởvề lại Việtnam mặcdù chamẹ nàng phảnđối.

Một tay nàng dựng nên một quán bar sangtrọng ở Sàigòn -- từng chiếc ghế, mỗi cáigiá cắm đèncầy, mỗi ngọnđèn đều được thiếtkế theo ýthích của nàng. Và nàng đã tạonên một tiếng vang. Đếnđỗi áoquần nàng mặc đều được giới mệnhphụ Sàigòn bắtchước.

Nhưng nàng nhìnnhận là trong đáylòng nàng, nàng đã quayvề Việtnam là để đốimặt với những quỹsứ. Nàng phải đốidiện với những kẻ đã cưỡngbước nàng cùng giađình bỏ Việtnam rađi -- rồi?ònphải làmviệc với họ -- và cuốicùng cơn phẩnnộ của nàng đã vơiđi rất nhiều, nhưng khôngphải là hết.

Vài năm trướcđây, nghetheo lời thúcdục của mẹ, đề cho quákhứ được yênnghỉ, nàng thuê một chiếc thuyền đi đến hòn đảo đó ở Namdương để hốtxác chị nàng. Khi tìm thấy hòn đảo đó thì phầnmộ của ngườichị đã bị nước cuốntrôi tự baogiờ. Nàng thởdài nói: "Chẳng còn gì cả."

Ngàynay, nàng cóphần mệtmỏi uểoải. Quán bar của nàng đã đóngcửa sáu tháng vì toànhà đang được chỉnhtrang, nhiều người bênnầy đế?đó làmăn nay đã bỏđi vì cuộc khủnghoảng kinhtế, còn nàng thì không chắc là sẽ làmlại nữa không.

-- Tám năm ở Việtnam xem như là đủ, mình còn nhiều thứ ở Châu Ấu và Nữu Ước. Vảlại, mình còn nhiều chuyện phải làm.

Một trong những dựán của nàng -- mua vài món đồcổ ở Ầnđộ cho một người bạn, một quyểnsách nấuăn (loại "sáchmới, những mónăn Việtnam trên khắp thếgiới"), đầutư vào một nhàhàng ở Los Angeles, một kháchsạn ở Nữu Ước -- và nửa lố chuyện khác.

Tôi hỏi nàng vậy chớ đâu là nhà?

Nàng thởdài. Nàng không thích câuhỏi. Ở cái tuổi 34, câu trảlời của nàng hờhững như hồi còn tuổi 24:

-- Cólẽ L.A., giađình mình ở đó. Nhưng chả biết mình thựcsự muốn sống ởđâu? Mình không biết. Cóthề?à Nữu Ước. Cóthể là Luânđôn. Cóthể là San Francisco.

Tôi nghĩ, đây là cáchsống của nàng. Cứ đi mãi để bỏquên quákhứ. Nhiều Việtkiều đã sống như nàng. Sinhra ở Việtnam, bắtđầilạitừđầu ở xứ khác, và thếgiới bỗngnhiên thuhẹp lại như một cái làng nhỏ. Và những người nầỵ trởthành những côngdân thếgiới đầutiên. Gốcgác của họ không còn bị buộc vào đấtnước hoặc nơichốn nào nữa.

Nếu Phương Anh dừngchân đứnglại, nàng sẽ biếnthành một conngười khác.

Nhưng khỏi lo. Tiệcmừng tối Giaothừa với bạnhữu đã được sửasoạn, khoảng 50 người. Nàng mơmàng nhìn về phía dòngsông nói:

-- Bọnmình sẽ gặpnhau tại Luang Prabang, Lào. Bọnmình sẽ cỡivoi vôrừng và đighe xuôitheo dòng Cửulong và uống champagne. Có muốn đi không?

Andrew Lam


Mụclục


Back to VNY2K Homepage
Trởvềlại trangnhà VNY2K

Back to top

Bàivở xin gởivề : dchph (a) yahoo dot com

Copyright © 2003-18. All rights reserved. 

Flag counter for this page only -- reset 06062023